Hiển thị các bài đăng có nhãn chia sẻ kinh nghiệm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chia sẻ kinh nghiệm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Nhà chỉ có hai mẹ con, bạn thì đang bận với việc nội trợ, bé (4, 5 tuổi) lại luôn miệng: “Mẹ ơi, con buồn lắm, mẹ chơi với con đi!”.

Lúc này, bạn cần tìm cho bé một số hoạt động để mình rảnh rang làm việc của mình và dưới đây là một số gợi ý:


1. Sắp xếp nhà cửa


Bạn có thể hướng dẫn cho con cách thu dọn phòng riêng của bé. Gợi ý rằng, bé có thể sắp xếp và trang trí phòng theo ý thích. Sau đó, bạn sẽ quay lại kiểm tra kết quả và tặng cho bé một phần thưởng xứng đáng.


Tốt nhất, bạn có thể chuẩn bị một chậu nước, một chiếc khăn và động viên bé lau bàn ghế, giường tủ, sàn nhà… Bạn nên động viên để bé hào hứng với công việc này.


2. Mời bạn của bé đến nhà


Nếu bé có một vài người bạn cùng độ tuổi sinh sống gần nhà, bạn có thể gọi điện mời bạn của bé đến nhà chơi. Bé sẽ hào hứng vui chơi cùng bạn bè và không ở bên cạnh làm phiền bạn nữa.


8 cách để không bị bé làm phiền khi đang bận việc 1

3. Những âm thanh vui vẻ


Bật cho bé nghe một câu chuyện trên radio dành cho thiếu nhi hoặc bạn có thể mở một chiếc đĩa có những bài hát vui vẻ bé yêu thích.


Bạn chỉ nên mở đài hoặc đĩa CD chứ không phải tivi hay máy vi tính. Vì nếu bạn phải làm việc nhà trong một thời gian dài sẽ khó kiểm soát được thời gian bé xem tivi.


Tiếp đến, bạn có thể đưa cho bé giấy và bút màu để bé vẽ lại tranh theo nội dung của câu chuyện hay bài hát mà bé vừa nghe được.


4. Chơi dựng lều


Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một chiếc chiếu cũ: Uốn cong một mép chiếu vào tường và dùng chăn chặn một bên mép chiếu còn lại. Lúc này chiếc chiếu đã tạo thành một lỗ hổng giống như một chiếc lều nhỏ để bé có thể chui ra chui vào đùa nghịch.


Bạn có thể mang cho bé chút đồ chơi, ít đồ ăn nhẹ để bé sử dụng trong lều.


5. Đạp xe


Nếu nhà bạn có phòng rộng, bạn có thể cho bé đạp xe lòng vòng quanh nhà. Để bé thú vị hơn, bạn có thể cho bé vào vai người giao hàng, chằng hạn nhờ bé chờ chiếc cốc từ phòng khách sang phòng bếp…


8 cách để không bị bé làm phiền khi đang bận việc 2

6. Sáng tạo với hoa quả


Trước hết, bạn có thể cắt lát những miếng dưa chuột, táo, dâu tây… sau đó, xếp những lát hoa quả này ra đĩa và đưa cho bé. Hướng dẫn bé bày đặt và trang trí những lát hoa quả này thành hình bông hoa hay hình mặt trời hay bất kỳ một mẫu hình nào khiến bé thích thú.


Nếu không bạn cũng có thể kiếm một vài vỏ trứng, rửa sạch và cho bé vẽ hình mặt hề lên đó.


7. Truy tìm kho báu


Bạn cất giấu một đồ vật mà bé yêu thích như đồ chơi hay một quyến sách. Tiếp đến, bạn vẽ một sơ đồ minh họa để bé tự biết cách tìm kho báu – đồ vật ấy.


Để bé bất ngờ và hứng thú, bạn có thể vẽ bản đồ chỉ dẫn hơi rắc rối một chút. Ví dụ, muốn đến được “kho báu” bé phải tìm đủ 2 chiếc “chìa khóa” – là hai đồ chơi khác được giấu trong nhà.


Bạn cũng có thể chọn tờ giấy cũ, xé mép để vẽ bản đồ cho có vẻ “thần bí” như trong những câu chuyện bé đã được nghe.


8. Nhà thiết kế thời trang


Đưa cho bé một ít vải vụn, vài cô búp bê, một cái kéo nhỏ vài cái bút màu và hướng dẫn bé cắt áo váy cho búp bê. Trò chơi này rất được các bé gái ưa chuộng; tuy nhiên, nếu là bé trai, bạn có thể khuyến khích bé vẽ áo cho siêu nhân.


Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm một cuốn tạp chí thời trang và dạy bé cắt, ghép tranh, tạo ra những bộ váy áo mới theo ý thích của bé.


Lưu ý: Chọn loại kéo thủ công dành cho bé và luôn để mắt đến con.



5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm
” target=”_blank”>8 cách để không bị bé làm phiền khi đang bận việc 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Cuộc trò chuyện thú vị về cách chăm sóc dáng sau sinh và chăm sóc con với BTV – Á hậu Thụy Vân sẽ mang đến góc nhìn mới về nữ BTV xinh đẹp, thông minh của Bản tin tài chính này.


Nhiều người bảo Thụy Vân là người phụ nữ may mắn sở hữu một gia đình hạnh phúc viên mãn, chị khiêm tốn bảo: “Nói hạnh phúc viên mãn thì chưa dám vì cuộc đời còn dài lắm”. Hiện tại, nữ biên tập viên (BTV) xinh đẹp này luôn cố gắng phấn đấu hết mình cho công việc, gia đình đặc biệt là chăm sóc con – bé Tony hơn 1 tuổi của mình. Với chị, con khỏe, gia đình hạnh phúc, vui vẻ là những điều quan trọng nhất.


Hơn 1 tháng sau sinh, giảm gần 10 cân


Với một người phụ nữ từng đoạt giải Á hậu, hiện là một BTV bận rộn của Đài truyền hình, cuộc sống của Vân từ khi có con sẽ ít nhiều bị thay đổi. Sự thay đổi đó như thế nào?


Đó là sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, Vân sống trách nhiệm hơn, trước đây dành thời gian nhiều cho bản thân thì bây giờ là gia đình, đặc biệt là cậu nhóc ở nhà. Các cụ vẫn dạy “có con là non việc”, Vân nghĩ dù công việc nào hay ở địa vị nào cũng vậy, phụ nữ khi có con rồi thì hầu như thời gian ngoài công việc là dành cho con đặc biệt khi con còn nhỏ. Với công việc như Vân thường xuyên có những chuyến công tác thì cũng phải tạm dừng lại vì tự nhủ khi nào bé cứng cáp rồi mẹ mới đi xa được. 


Á hậu Thụy Vân: Giảm 10kg sau sinh chỉ trong vòng một tháng rưỡi 1
Cân nặng khi mang bầu và sau sinh là vấn đề đã có lúc khiến Vân đau đầu.


Người ta vẫn thường nói một trong những yếu tố làm nên sự thành công trong công việc, đặc biệt là những người luôn phải đứng trước ống kính máy quay như bạn là có một vóc dáng gọn gàng, đường cong quyến rũ, Vân nghĩ sao về vấn đề này?



Bất cứ trong lĩnh vực nào để thành công, Vân nghĩ đó là thần thái toát ra từ sự thông minh và tự tin của cô gái. Điều đó sẽ giúp cô ấy hoàn hảo mà không cần các chỉ số đường cong hoàn hảo. Tuy nhiên đúng như bạn nói, thời điểm sau khi sinh con, mình bối rối lo lắng vô cùng khi không biết đối diện với công việc thế nào với thân hình tăng những 20 cân của mình (cười).


Và Thụy Vân đã đối diện với điều này như thế nào?


Vân thuộc tạng người khó giảm cân nhưng đúng là vì áp lực công việc mà mình phải dùng ý chí để quyết tâm thực hiện mọi chế độ. Vân vẫn còn nhớ như in 9/12/2012, mình được ban biên tập của chương trình Chìa khóa thành công mời dẫn chương trình. Đây là gameshow Vân đã bỏ lỡ do việc sinh bé, Vân lo lắm vì lúc đó mình đang 70 cân, trong khi ngày 20/1/2013 đã ghi hình 4 trận đầu tiên rồi. Vân tự hỏi liệu trong 1,5 tháng có đủ sức giảm tới 10 cân để ít nhất không quá béo như bây giờ không (cười). Vân đề nghị được 1 ngày suy nghĩ, tham khảo ý kiến bố mẹ, bạn thân, tham

khảo các phương thức giảm béo, Vân quyết định nhận lời.


Á hậu Thụy Vân: Giảm 10kg sau sinh chỉ trong vòng một tháng rưỡi 2


“Suốt quãng thời gian đó mình ngày nào cũng tới spa để chăm sóc, kết hợp với chế độ ăn kiêng, tập thể dục”, Vân chia sẻ.

Suốt quãng thời gian đó mình ngày nào cũng tới spa để chăm sóc, kết

hợp với chế độ ăn kiêng, tập thể dục. Thật  may mắn, sau tháng rưỡi,

mình đã giảm được gần 10 cân. Điều này đã giúp mình lấy lại chút tự tin

để lên hình cho kịp dù trông vẫn béo khủng khiếp (cười).


Tuy

nhiên, dù có tham gia phương pháp nào, điều quan trọng nhất mình mong

muốn là cách giảm cân đó phải tuyệt đối an toàn, thật tự nhiên, không

ảnh hưởng đến sức khỏe. Thể dục là một bí quyết rất tuyệt vời mà mình nhận thấy. Đi bộ

nhanh, tập gym mỗi ngày khiến cơ thể mình được nhẹ nhõm, tinh thần thư

thái, tự tin.

Đi làm sớm, áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân, chắc hẳn điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới nguồn sữa cho Tony?



Để không ảnh hưởng quá nhiều đến chế độ nuôi con

bằng sữa mẹ, mình được các bác sĩ khuyên dùng một thực đơn dinh dưỡng

không ăn kiêng quá mức, một thực đơn cân đối lại tỉ lệ dinh dưỡng cho

hợp lý. Tuy nhiên, Vân thì cứ ăn thì sữa mới về nhiều, nên bé Tony chỉ được bú sữa mẹ

hoàn toàn 3 tháng đầu tiên, tháng tiếp theo Vân phải ăn chế độ nên mức

độ bú sữa mẹ bị giảm khá nhiều. Trộm vía bé cứng cáp, ngoan ngoãn.
Á hậu Thụy Vân: Giảm 10kg sau sinh chỉ trong vòng một tháng rưỡi 3



Là một bà mẹ nhẹ nhàng, kiên nhẫn trong cách dạy con


Tony hiện tại đã 1 tuổi, tính cách của bé như thế nào vậy? 



Tony trộm vía cũng là em bé có cá tính riêng, bạn ý hay cười nhưng cũng khá kiêu, mọi người ở nhà vẫn gọi tắt là “Ny kiêu căng”. Bạn ý chỉ cười với ai quen hoặc thân thiện, đùa với bạn í, còn với người không quen, có bảo gì cũng chỉ chào rồi lờ đi không cười. Thực ra bố mẹ sinh con, trời sinh tính, Tony cũng khá bướng bỉnh nhưng biết nghe lời, hiểu chuyện nên cái gì hướng dẫn hoặc giới thiệu cho bạn là lần sau bạn sẽ nhớ ngay, như là không sờ vào ổ điện, không nghịch các bức tượng trong nhà, không được xem ti vi gần mà phải ngồi chỗ quy định… 


Mình thường vẫn hay kiên nhẫn giảng giải cho Tony những lúc bạn ý chú ý nhất. Trẻ con hay bị xao lãng và không để ý lời mình nói, nhưng trong những lúc chơi, Vân nói chuyện và chỉ thường xuyên là tự động Tony nắm bắt được. Thực ra trẻ con bây giờ dinh dưỡng đầy đủ, nhiều phương tiện rèn luyện nên cũng nhanh nhạy hơn thế hệ Vân ngày xưa. Để kể về con chắc hầu hết các ông bố bà mẹ đều kể không hết mất. Thụy Vân cũng là người yêu chiều bé, với những gì không nên Vân thường kiên nhẫn giảng giải, có thể tới 20 lần cũng được nhưng nếu sau đó bé vẫn bướng bỉnh không nghe lời, Vân chỉ cần nói to, lắc đầu và kiên quyết là bạn í không bao giờ tái phạm nữa (trộm vía).


Á hậu Thụy Vân: Giảm 10kg sau sinh chỉ trong vòng một tháng rưỡi 4
Tony là một cậu bé rất có cá tính


Sự nhẹ nhàng, kiên nhẫn trong từng hành động dạy con, nhất là với những bà mẹ bận rộn, không phải bà mẹ nào cũng làm được như bạn, bí quyết của bạn là gì?


Mình tham khảo thông tin từ nhiều nguồn: ý kiến của mọi người, đọc sách báo, thậm chí gặp các chuyên gia tâm lý trẻ em để đúc rút ra được nhiều điều. Mình thấy sự nhẹ nhàng, kiên nhẫn với con khiến con tiếp thu nhanh nhất, với tâm trạng thoải mái nhất, bạn ấy biết cách quan sát sự vật, cảm xúc con người, cảm thụ âm nhạc, học qua tranh vẽ. Thêm vào đó, mình rất hay hát cho con nghe. Tất nhiên mỗi giai đoạn, trẻ con cần những phương pháp khác nhau nhưng Vân nhớ như in câu nói của một chuyên gia là với trẻ con ăn cũng là chơi, tắm cũng là chơi và học cũng là chơi, quan trọng khơi gợi sự hứng thú với các con, kích thích trí não trẻ con phát triển, không nên gò ép để ăn hay học trở thành nỗi ám ảnh. Thực lòng Vân cũng phải cố gắng nhiều để không dùng kỳ vọng của mình áp đặt lên con trẻ.
Á hậu Thụy Vân: Giảm 10kg sau sinh chỉ trong vòng một tháng rưỡi 5

Được biết anh xã bạn là một doanh nhân rất bận rộn, vậy vợ chồng bạn phân chia trong việc chăm sóc, dạy dỗ các con như thế nào?


Bình

thường, việc chăm sóc Tony do Vân đảm nhận, ba Tony khá bận bịu nên chỉ

đỡ đần được phần nào thôi. Nhưng trộm vía Tony  lớn rồi, bắt đầu hiểu

chuyện, lại thích chơi với ba và thích ba dạy cái này cái kia, nên ba

nhận ngay nhiệm vụ dạy học. Theo mình, để một đứa trẻ lớn lên, phát

triển toàn diện, rất cần sự chung tay, chia sẻ của cả ba và mẹ. Đặc biệt

Vân được ông bà nội ngoại giúp đỡ nhiều, nên Tony luôn cảm thấy tình

yêu của cả gia đình.


Cảm ơn Thụy Vận về những chia sẻ rất thú vị này!





Cuộc thi PHỤ NỮ CHUẨN 10


Phụ nữ chuẩn 10 là cuộc thi do aFamily tổ chức với mục đích tôn vinh sự cầu tiến của phụ nữ Việt. 


  • Chủ đề cuộc thi: chia

    sẻ về những thay đổi trong cuộc sống (của mình hoặc những người phụ nữ

    xung quanh). Sự thay đổi đó có thể là những điều hết sức bình thường như

    cách vun vén gia đình, công việc nội trợ, niềm đam mê cá nhân… những

    thay đổi nhỏ nhưng mang lại giá trị tốt đẹp.

  • Gửi bài dự thi tại địa chỉ:http://phunuchuan10.afamily.vn/

  • Giải thưởng:

Giải tuần: 12 giải cho 4 tuần (mỗi tuần ba giải)
03 bài viết được hay nhất trong tuần:

  • 01 Giải Nhất: 2.000.000đ tiền mặt + 01 tháng sử dụng bột giặt Ariel (tương đương 03 gói 800g bột giặt Ariel)

  • 02 Giải Nhì: 1.000.000đ tiền mặt + 01 tháng sử dụng bột giặt Ariel (tương đương 03 gói 800g bột giặt Ariel)

Giải chung cuộc: 5.000.000Đ tiền mặt + 03 tháng sử dụng bột giặt Ariel (tương đương 09 gói 800g bột giặt Ariel)











Tập thể dục, cho con bú và vô vàn những bí quyết khác được chính mẹ đẻ truyền lại đã giúp cô nàng hot girl sang chảnh này lấy lại vóc dáng thon gọn thời con gái.

Á hậu Thụy Vân: Giảm 10kg sau sinh chỉ trong vòng một tháng rưỡi 6

Phụ nữ chuẩn 10 – Cuộc thi tôn vinh sự cầu tiến của phụ nữ Việt
” target=”_blank”>Á hậu Thụy Vân: Giảm 10kg sau sinh chỉ trong vòng một tháng rưỡi 7


Nguồn bài viết: AFamily.VN

Nếu bạn bỏ qua những lỗi nhỏ cho bé, lâu dần bé sẽ xuất hiện những thói quen nguy hại.

Vì vậy các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyên cha mẹ nên chấn chỉnh những hành vi xấu của bé trước khi nó trở thành một thói quen.


Bé hay nói leo


Bé rất thích “nhại” lại những từ hay cụm từ “nổi bật” từ phía cha mẹ hay người lớn tuổi.


Bạn hãy theo dõi và tìm hiểu xem thời điểm nào thường xuất hiện hành vi nói leo của bé. Chẳng hạn, nếu bé thích nói leo trong khi bạn đang trò chuyện với anh (chị) bé, hãy yêu cầu bé giữ trật tự.


Tốt nhất, bạn nên hướng bé sang 1 họat động khác như đưa cho bé 1 vài món đồ để bé chơi bên cạnh.


Bé “thô bạo” khi chơi

Anh (chị) hay bất kỳ 1 người bạn nào chơi cùng đều trở thành “nạn nhân” khi chơi với bé. Khi tức giận, bé rất dễ nổi loạn bằng cách đập phá đồ chơi hay thường xuyên cãi cọ, cấu véo bạn chơi.


Bạn hãy nhanh chóng trao đổi 1 cách nghiêm túc với bé. Nói với bé rằng: “Con không được xô ngã hay cắn bạn Bống thêm 1 lần nào nữa. Nếu con còn cư xử xấu như vậy, mẹ sẽ phạt con thật nặng”.


Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 1

Bạn cũng cần lưu ý, trông chừng và liên tục nhắc nhở bé trước mỗi lần bé chơi. Nên can thiệp và giải quyết kịp thời nếu bạn phát hiện các cuộc tranh chấp giữa các bé.


Nếu bé tiếp tục nóng giận hoặc xuất hiện các dấu hiệu “thô bạo”, tốt nhất bạn nên nhanh chóng kết thúc cuộc chơi và nói chuyện riêng với bé.


Phớt lờ lời cha mẹ nói


Ở độ tuổi 3-4, bé có xu hướng giả vờ như không nghe thấy lời cha mẹ nhất là khi bạn phê bình về 1 vài tật xấu nào của bé. Bạn nên cẩn thận lưu ý để chắc chắn rằng những lời nhắc nhở của bạn không phải là “gió bay”.


Khi bạn muốn nhắc nhở, hãy đối diện trực tiếp với bé trong 1 cự ly gần. Đảm bảo rằng bé sẽ đưa ra ý kiến của cá nhân bé sau đó, cho dù bé có thực sự đồng ý với bạn hay không.


Tắt hết tivi hoặc yêu cầu bé ngừng chơi sẽ giúp bé tập trung và ghi nhớ lời bạn nói tốt hơn.


Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 2

Bé thích bịa đặt


Qua lời bạn bè của bé ở lớp, bạn biết rằng bé rất thích khoe khoang hay phóng đại sự thật. Nếu chủ nhật tuần trước bạn mua cho bé 1 chiếc ô tô nhựa, bé sẽ “bịa” với các bạn là: “Mẹ tớ mua cho tớ ở tận nước ngòai đấy”… Thói quen này sẽ trở thành nền tảng tiềm ẩn cho tật nói dối ở bé.


Khi phát hiện ra sự thật, bạn hãy nhanh chóng trò chuyện với bé. Nói cho bé biết rằng, nếu nói dối, các bạn sẽ nhanh chóng biết sự thật và không ai còn tin bé nữa.


Bạn có thể kể cho bé nghe câu chuyện về Cậu bé chăn cừu và đàn sói. Nội dung đại ý rằng có 1 cậu bé chăn cừu thích trêu đùa mọi người bằng cách ngày nào cũng kêu lên thật to: “Cứu con với, có chó sói đến”. Mọi người sẽ lo lắng và chạy thật nhanh tới để tìm cách giúp cậu bé. Tuy nhiên, khi biết cậu bé chăn cừu đó đã nói dối, không ai tin cậu bé nữa. Một lần, đột nhiên 1 đàn sói xuất hiện thật sự, cậu bé lại kêu lên “Cứu con với, có chó sói” nhưng chẳng ai tới giúp. Kết cục, lũ sói ngay lập tức ăn thịt hết đàn cừu của cậu bé. Bạn hãy chú ý để bé tự rút ra ý kiến của cá nhân bé sau khi nghe hết câu chuyện.


Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 3

Bé tự ý mở tivi, máy tính


Bạn nên thiết lập 1 số quy tắc nho nhỏ trong gia đình dành riêng cho bé. Chẳng hạn, bé chỉ được phép xem phim họat hình vào những khoảng thời gian cố định nào đó trong ngày. Bạn cũng yêu cầu bé không được bật tivi hay máy vi tính khi chưa được sự đồng ý của cha mẹ.


Nếu bé tiếp tục mắc lỗi, bạn hãy nhanh tay tắt tivi và chỉ bật lại vào thời gian đã quy định. Bạn không nên nhượng bộ khi bé vòi vĩnh hay đòi hỏi muốn xem tivi nhiều hơn.


Bé nhắm mắt khi bạn nhắc nhở

Giống như hành vi bé giả bộ phớt lờ trước những yêu cầu của cha mẹ ở trên, nhiều bé thích nhắm cả hai mắt lại thậm chí dùng tay bịt cả hai tai khi bạn trách mắng. Hành vi này giống như 1 sự chống đối của bé.


Bạn hãy yêu cầu bé giữ đúng tư thế khi trò chuyện. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chi sẻ cho bé biết cảm giác không hài lòng và đề nghị bé chấm dứt những hành động kiểu này.



Bỏ qua bữa sáng, lười suy nghĩ hay ăn uống quá đầy đủ trong một thời gian dài… là những nguyên nhân khiến bé… kém thông minh.
” target=”_blank”>Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Khi chưa có con, bạn có thể đến phòng tập gym hay đi shopping sau mỗi buổi chiều. Nhưng chỉ đến khi làm mẹ, bạn mới biết những điều này thật đáng quý.

Mẹ bé Na – một phụ nữ đã trải qua 2 năm làm mẹ sẽ chia sẻ với các mẹ những vất vả và hạnh phúc khi có con nhỏ.


1. Từ khi có bé Na, tôi đã không thể có thời gian đến phòng tập gym, bể bơi, chồng tôi thì không còn tham gia nhiều trận bóng đá với bạn bè. Chỉ khi bé bắt đầu đi học mẫu giáo, chúng tôi mới có thể có 1 chút thời gian dành cho sở thích của mình.


2. Tôi đã phải thay đổi thói quen đến thư viện bằng việc tranh thủ đọc ebook vào giờ ăn trưa. Không còn có thời gian để tìm cuốn tiểu thuyết mình thích trong hàng trăm đầu sách tại thư viện và đàng hoàng ngồi một chỗ yên tĩnh với tách trà và đọc cuốn sách dày mấy trăm trang như trước nữa.


Những điều tôi cảm thấy tiếc nuối khi làm mẹ 1

3. Bạn cũng không thể lượn lờ mấy tiếng đồng hồ tại các cửa hàng quần áo, mỹ phẩm, thậm chí đi chợ cũng phải nhanh nhanh để về với con. Tôi đành chọn giải pháp mua sắm online. Dù rằng có những rủi ro như việc tôi đặt hàng một chiếc áo, vì không được thử đồ nên khi mang đến, có thể tôi không ưng ý và trả lại, và lúc đó người mua hàng phải chịu phí vận chuyển. Tuy nhiên, tôi vẫn thấy mua sắm online khá là tiện lợi và không mất nhiều thời gian, công sức, đặc biệt phù hợp với người có con nhỏ.


4. Hồi nhỏ, bé Na hay quấy khóc, khi lớn hơn chút thì bé bi bô cả ngày. Hoặc muốn mẹ mở nhạc để nhảy nhót. Hoặc là bé không ngừng hỏi mẹ: Cái gì? Tại sao? Rất hiếm khi tôi có được khoảng thời gian yên tĩnh cho chính mình.


5. Từ khi làm mẹ, tôi càng trân trọng những gì bố mẹ đã làm cho mình. Tôi luôn tự hỏi làm thế nào họ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này khi mà hồi đó, không có các trung tâm vui chơi cho trẻ nhỏ, các chương trình ti vi dành cho thiếu nhi và các thiết bị công nghệ giúp trẻ có thể chơi 1 mình trong khi bạn làm công việc của mình.


Những điều tôi cảm thấy tiếc nuối khi làm mẹ 2

6. Trước đây, tôi rất thích ăn pizza. Tuy nhiên, có bé Na, tôi phải từ bỏ dần sở thích đó vì đồ ăn nhanh không tốt cho người đang mang thai, cho con bú và không tốt cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, bé Na khá quậy khi đến nhà hàng, bé cứ đòi ôm về những chiếc bánh pizza đầy màu sắc.


7. Nỗi sợ hãi cũng trở thành điều “đáng quý” khi bạn trở thành cha mẹ. Bản năng làm mẹ, làm cha khiến bạn trở nên dũng cảm hơn để bảo vệ con mình.


8. Những khoảng thời gian riêng tư của 2 vợ chồng trở nên rất hiếm hoi kể từ khi chúng tôi có thành viên thứ 3. Tôi luôn nhớ nguyên tắc được nhiều cuốn cẩm nang gia đình nhắc đến, đó là: Đừng quên hẹn hò với chồng ngay cả khi bạn có con nhỏ. Tôi rất nhớ và rất muốn thực hiện điều đó, tuy nhiên, rất nhiều ngày thứ 7, chủ nhật, chúng tôi chỉ ở nhà nghỉ ngơi sau khi đã có 1 tuần đi làm, chăm con mệt mỏi.


Mặc dù vậy, tôi và chồng vẫn thấy có con là một điều hạnh phúc, một món quà từ thượng đế. Bé Na khiến chúng tôi trở nên sống có trách nhiệm, yêu thương nhau hơn, và tất nhiên là có rất nhiều tiếng cười.



Nuôi con là cả một hành trình gian khổ. Và có những sự thật sẽ không bao giờ bạn biết được khi chưa làm mẹ.
Những điều tôi cảm thấy tiếc nuối khi làm mẹ 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, ăn vạ là một dấu hiệu phát triển tích cực, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng. Các chuyên gia đồng ý rằng, nguyên nhân ăn vạ ở bé là do bé thất vọng. Bé mới biết đi có bộ não phát triển tốt, đủ để biết những gì bé muốn và những gì bé đang cảm thấy. Tuy nhiên bé chưa đủ kỹ năng ngôn ngữ để bộc lộ nỗi thất vọng này.


Bé mới biết đi cũng chưa hiểu lý do sự việc hoặc hậu quả mà bé để lại sau cơn ăn vạ. Bé có xu hướng hành động mà không suy nghĩ về những gì sẽ xảy tới tiếp theo. Một khi bé giận dữ, bé không biết cách làm thế nào để tự thoát ra. Tức là bé chưa có kỹ năng quản lý tức giận.


Chia sẻ cách ứng phó từ một số người mẹ


- “Tôi sử dụng hình phạt khi con ăn vạ nhưng tôi đã nhận ra, cách này không hiệu quả với con tôi. Bé càng chống đối “điên cuồng” thì tôi càng nghĩ đang bị con thách thức nên dễ mất bình tĩnh hơn. Điều quan trọng là cha mẹ phải cực kỳ bình tĩnh khi con nổi đóa. Bé ăn vạ có thể do quá mệt và buồn ngủ. Khi đó, nếu vỗ về dỗ con ngủ thì mọi chuyện sẽ ổn (chị Hương, mẹ của bé Rêu, 3 tuổi).


- “Tôi đã thử nhiều cách ứng phó với cơn ăn vạ của con và tôi chọn cách bỏ qua cư xử chưa ngoan, ca ngợi và tặng thưởng khi bé ngoan là hữu ích hơn cả. Tôi cố gắng để không bao giờ đánh con vì tôi nghĩ, nếu đánh con lần này thì hẳn nhiên sẽ có lần khác.


Tôi nghĩ điều quan trọng là tìm hiểu điều gì làm bé mè nheo. Trong trường hợp của con tôi, nguyên nhân chính là khi bé mệt, ốm… Còn khi bé vui vẻ, khỏe mạnh thì bé cực kỳ dễ chịu” (chị Mai Anh, mẹ của bé Linh, 5 tuổi).


Mẹ hãy mừng khi con biết... ăn vạ 1
Ăn vạ là bình thường, tự nhiên và lành mạnh ở bé. (Ảnh minh họa)

“Chiến thuật” phòng chống


Hầu hết các bé đều la hét, lăn bò khóc lóc nhiều lần trong giai đoạn 1-5 tuổi. Cơn ăn vạ có thể gây ra hoặc bùng nổ nặng hơn bởi các yếu tố thực tế như mệt mỏi, đói. Đó là lý do vì sao nhiều bé ăn vạ vào cuối ngày hoặc trước giờ ngủ trưa. Cho bé đi ngủ hoặc ăn nhẹ có thể là cách hiệu quả nhất để “gìn giữ hòa bình”.


Nếu bạn có thể chỉ cho bé một việc khác giúp bé phân tâm thì nên làm. Bé dễ bị mất tập trung và vì thế, cơn giận dữ cũng qua mau.


Khi cơn ăn vạ chấm dứt


Khoảng 4 hoặc 5 tuổi, kỹ năng ngôn ngữ, hiểu biết giúp bé nhận ra rằng, có những cách thể hiện tốt hơn để có những gì bé muốn. Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, ăn vạ là một dấu hiệu phát triển tích cực, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng.


Gợi ý ứng xử từ nhà tâm lý học trẻ em Angharad Rudkin: Bạn phải thực sự bình tĩnh khi bé bắt đầu ăn vạ. Mặc dù tất nhiên chuyện này nói dễ hơn làm. Bé đang ở trong trạng thái cảm xúc dễ bị kích thích. Bởi vậy, nếu bạn cũng nóng nảy thì chỉ làm cơn thịnh nộ của cả hai mẹ con bùng cháy. Nếu bạn muốn nhắc nhở, hãy chờ cho tới khi bé bình tĩnh, sau đó bạn nói với bé những chuyện xảy ra, một cách nghiêm khắc nhưng không đổ lỗi.


Vài lưu ý cha mẹ cần nhớ:


- Ăn vạ là bình thường, tự nhiên và lành mạnh ở bé. Bé ăn vạ vì bé chưa biết cách tự giải tỏa cơn giận.


- Nó là bình thường khi bạn bực bội nhưng hữu ích hơn, nếu bạn tránh đổ lên đầu con những cảm xúc tiêu cực ấy.


- Hãy thử những “chiến thuật” sau theo thứ tự: phân tâm, bỏ qua và đi ra chỗ khác. Hãy giữ bình tĩnh. Cúi xuống ngang tầm mắt của bé và nói thật nghiêm túc: “Bao giờ con hết la khóc thì mẹ sẽ quay lại”.


- Đừng nhượng bộ đòi hỏi của bé vì bé sẽ chọn cách này cho những đòi hỏi tiếp theo.



Những chiêu ăn vạ của bé ở chốn đông người mẹ nên biết.
Mẹ hãy mừng khi con biết... ăn vạ 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Mai Anh – mẹ Việt đang sống và sinh con ở Úc chia sẻ thêm 18 điều bất cứ người mẹ nào sau khi sinh con cũng muốn biết. 15. Hãy làm theo bản năng của mình. Đôi khi những lời khuyên của người ngoài sẽ không thể áp dụng với bé của bạn. Chỉ bạn mới biết điều gì tốt nhất cho con bạn mà thôi.


16. Tranh thủ ngủ bất cứ khi nào bé ngủ sẽ giúp bạn có năng lượng làm nhiều việc khác.


17. Nên tham gia những lớp học về nuôi con bằng sữa mẹ. Bạn sẽ không băn khoăn mình cho con bú có đúng cách không.


Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P2) 1

18. Điện thoại thông minh giờ đã rất phổ biến. Hãy dùng chúng để ghi lại những cột mốc trong cuộc đời của bé.


19. Lập ra một trang blog, có thể là Facebook cho bé và đăng những hình ảnh, nhớ chú thích ngày chụp bức ảnh đó. Đó là cách lưu giữ tốt nhất những kỉ niệm cho bé.


20. Chiếc máy hút sữa chạy bằng điện đã giúp tôi rất nhiều, đặc biệt là trong những ngày đầu mới từ bệnh viện về. Sử dụng chiếc máy này rất dễ dàng, nhanh chóng, không tốn sức và nhờ nó, sữa về rất nhanh. Tôi đã vắt sữa từ những cữ mà bé không bú rồi để tủ lạnh, đến đêm, chồng tôi có thể hâm lại và cho bé bú thay tôi.


21. Đừng bao giờ tỏ ra mệt mỏi mỗi ngày vì chăm bé, bạn sẽ bị ám ảnh vì điều đó. Tốt hơn hết bạn hãy sắp xếp công việc thật rõ ràng, khoa học và luôn giữ tinh thần vui vẻ.


22. Chuẩn bị sẵn một túi gồm 15 bộ quần áo của bé, 20 chiếc bỉm và giấy ướt. Bạn hãy để sẵn chiếc túi này trong xe phòng trường hợp khẩn cấp bạn phải ra ngoài hoặc khi bạn đang cho bé đi dạo mà thời tiết thay đổi.


23. Tham gia một lớp học về chăm sóc trẻ sơ sinh. Bạn nên biết ngay cả với những người thông minh nhất thì cũng cần phải học những điều cơ bản nhất về chăm sóc trẻ. Ngoài ra, chồng bạn cũng có thể học được nhiều điều từ lớp học này.


24. Tôi có một lời khuyên nhỏ trong việc xử lý khi con khóc. Nếu bạn đã làm mọi thứ: cho ăn, tắm táp sạch sẽ, thay bỉm, quấn chặt mà đứa trẻ vẫn khóc, bạn hãy để bé trong cũi, để 1 mình trong phòng còn bạn thì ra ngoài. Hãy cứ tỉnh táo, mặc kệ tiếng khóc của trẻ trong 5 phút rồi sau đó mới vào dỗ. Bạn sẽ có 5 phút để trấn tĩnh lại tinh thần và dần dần, bé nhà bạn sẽ được rèn luyện không nên quấy khóc nhiều.


Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P2) 2

25. Tôi biết bạn rất mệt mỏi, nhưng hãy tận hưởng quãng thời gian này bằng nụ cười. Bạn cần nhớ sinh con là một điều tuyệt vời và bạn đã sinh ra một thiên thần.


26. Tắc tia sữa rất dễ xảy ra, bạn đừng lo lắng. Bạn nên mát xa bầu ngực dưới làn nước ấm của vòi sen và dùng tay vân vê nhẹ. Bạn cũng có thể làm điều này ngay từ những tháng gần sinh. Máy hút sữa cũng giúp bạn giải quyết vấn đề này.


27. Để bé ợ hơi rất quan trọng, nó giúp bé dễ tiêu hóa hơn, không bị đầy hơi, đau bụng và giảm thiểu việc nôn trớ sữa. Bạn hãy bế bé thẳng ấp vào vai mẹ, vuốt ngược lưng và úp tay vỗ nhẹ vào lưng bé.


28. Trẻ rất hay nằm úp khi ngủ. Hãy nhớ theo dõi và trở mình bé để tránh bé bị ngạt thở – nguyên nhân lớn nhất gây ra chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).


29. Để trẻ bị nóng quá cũng là nguyên nhân thứ 2 của SIDS. Bạn nên nhớ nguyên tắc: mặc cho trẻ nhiều hơn người lớn 1 lớp quần áo. Nếu bạn thấy thoải mái khi mặc quần short với áo phông cộc tay thì em bé chỉ cần mặc 1 bộ quần áo dài thoáng mát.


30. Tiếp xúc da thịt trực tiếp giữa mẹ và bé sẽ giúp tăng sự gắn bó giữa 2 mẹ con, đồng thời đây là cách giữ ấm bé rất tốt.


31. Bạn cần chuẩn bị tinh thần: việc cho con bú sẽ chiếm hầu hết thời gian của bạn. Trong 2 tháng đầu, các cữ bú chỉ cách nhau 2 tiếng vì lượng sữa mỗi lần bé bú rất ít.


32. Làm mẹ là một điều tuyệt vời và dù có cho cả hành tinh này tôi cũng không đánh đổi. Mặc dù vậy, hãy nhớ dành thời gian dù ít ỏi làm điều gì đó cho chính mình. Cho dù đó chỉ là ngâm mình trong bồn tắm, đọc 1 cuốn tạp chí yêu thích hoặc sơn màu móng tay thịnh hành nhất năm nay… Khi bạn không thấy tự tin về chính bản thân mình thì bạn còn chưa được gọi là “nghỉ ngơi”.



Bạn có thể xem thêm phần 1 những điều chia sẻ của mẹ Mai Anh sau khi sinh tại đây.
Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P2) 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Mai Anh – mẹ Việt đang sống và sinh con ở Úc sẽ chia sẻ với các mẹ những kinh nghiệm quý báu để vượt qua những khó khăn sau khi sinh.

Trước khi sinh ra cô con gái bé nhỏ của mình, tôi nghĩ mình đã sẵn sàng cho việc làm mẹ. Tôi nghĩ rằng giặt giũ tất cả quần áo, bày trí căn phòng của bé và đóng gói đầy đủ tã lót, chờ ngày đến bệnh viện là đã đầy đủ. Tuy nhiên, cái cần nhất mà tôi lại thiếu đó là kiến thức của một bà mẹ trẻ. Tôi chủ quan cho rằng đó chỉ như một cuộc dạo chơi ở công viên. Nhưng thật ra đó là một cuộc chạy đua nước rút và tai hại là tôi không xác định được phương hướng trong cuộc chạy ấy.


Sau đây là những điều bạn cần biết  để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh:


1. Những ngày ở bệnh viện, sẽ có rất nhiều bà mẹ mới sinh cùng tình cảnh với bạn: vật lộn với sự đau đớn cơ thể, mệt mỏi với việc chăm bé sơ sinh… Tại sao bạn lại không tâm sự, trò chuyện với họ về những gì đang diễn ra? Điều này sẽ làm mọi người thêm cởi mở và bạn sẽ không cảm thấy cô đơn.


2. Những lời khuyên sản phụ không nên tắm sớm, theo tôi là không đúng. Ở nước ngoài, ngay khi sinh bé 1 ngày, bác sỹ đã khuyên người mẹ nên tắm luôn. Việc tắm rửa hàng ngày là rất cần thiết với bà mẹ sau sinh. Nó khiến bạn sạch sẽ, thoải mái và tràn đầy năng lượng để làm nhiều việc hơn nữa.


3. Ngay từ sớm, hãy dạy trẻ phân biệt ngày và đêm. Nhiều bậc cha mẹ lo ngại ánh sáng của bóng đèn, mặt trời… là quá chói so với mắt trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, lời khuyên hữu ích là nên giữ ánh sáng nhẹ khi em bé ngủ ban ngày và tắt hết đèn khi bé ngủ vào buổi tối. Nhờ đó, bé sớm đi vào quy củ.


Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P1) 1

4. Trầm cảm sau sinh rất dễ xảy ra và đã ảnh hưởng đến nhiều bà mẹ mới sinh trên thế giới. Nếu bạn cảm thấy buồn chán, không còn tin tưởng vào bản thân thì hãy tìm đến nhà tư vấn tâm lý thật sớm. Điều này sẽ giúp những tháng đầu tiên làm mẹ của bạn trở nên “dễ thở” hơn.


5. Luôn thấy rằng những gì mình làm cho con vẫn chưa phải là tốt nhất cũng là một cảm giác tự ti mà bạn sẽ dễ gặp phải và cần sớm loại bỏ.


6. Đừng ngại ngần nhờ chồng của mình. Ban đầu anh ấy có thể rất lo lắng và không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, tin tôi đi, chồng bạn cũng muốn giúp bạn lắm đấy, chỉ tại bạn cứ “Làm sao mà anh làm được.” “Anh sẽ làm con đau mất”… khiến chồng bạn e ngại. Hãy để 2 bố con ở trong phòng, còn bạn yên tâm ra ngoài. Đàn ông không thích bị nhìn ngó khi đang làm việc và rồi bạn sẽ thấy ngạc nhiên về bản năng người bố đấy.


7. Nếu được, hãy hạn chế người thăm hỏi. Lý do là bạn cần được nghỉ ngơi và cũng vì bạn và chồng cần không gian và thời gian riêng. Nên nhớ đó là lý do hoàn toàn chính đáng và cần thiết.


8. Áp lực làm mẹ trong những tuần đầu tiên là rất lớn. Và nếu bạn cần khóc, thì hãy cứ khóc. Tôi đã chọn phòng tắm là nơi xả nỗi buồn của mình. Khóc dưới làn nước ấm của vòi sen sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều sau đó.


9. Hãy chụp ảnh thật nhiều ngay cả khi trông bạn thật bù xù xấu xí. Sau này, khi nhìn lại những bức ảnh đó, bạn sẽ cảm thấy mình đã từng hết lòng vì con và cũng nhờ những bức ảnh đó, đứa trẻ của bạn sẽ thấy biết ơn bạn lắm.


Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P1) 2

10. Luôn quấn chặt bé, để bé thấy yên tâm như vẫn đang trong tử cung của mẹ. Hãy nhờ y tá dạy bạn cách quấn bé, hoặc đơn giản là mua 1 chiếc túi ngủ quấn chặt dành cho bé sơ sinh.


11. Nên tham gia một diễn đàn gồm những người sắp và đang làm mẹ. Bạn cũng có thể tham gia vào nhóm những người đang mang bầu cùng tháng với mình hoặc có con cùng tuổi nhau. Bạn sẽ thấy có nhiều người đồng cảm với mình và dễ dàng chia sẻ.


12. Đừng quên thỉnh thoảng có những cuộc hẹn với chồng. Có con, bạn thường xuyên trong tình trạng mất ngủ, tóc rối, không trang điểm… Nhưng cuối tuần, hãy ăn mặc sạch sẽ, xức một chút nước hoa, trang điểm nhẹ nhàng và hẹn chồng đến một quán cafe lãng mạn. Cuộc hẹn chỉ cần trong một tiếng thôi nhưng vẫn là cần thiết. Chồng bạn cần thấy bạn không chỉ là một người mẹ tốt mà còn là một người vợ đáng yêu.


13. Thường xuyên ra ngoài rất tốt cho sức khỏe và tinh thần của hai mẹ con. Bạn cần trang bị xe đẩy hoặc ghế ngồi ô tô để việc đi dạo của hai mẹ con thuận tiện hơn.


14. Đầu tư vào 1 hệ thống theo dõi đặt ở phòng bé sẽ giúp bạn bớt lo lắng và mệt mỏi hơn rất nhiều. Với hệ thống này, bạn có thể rèn cho trẻ ngủ 1 mình ngay từ khi bé mới sinh. Bạn không cần nơm nớp, đang đêm chạy vào phòng bé liên tục để kiểm tra. 



Những bức ảnh xúc động về thân hình “xập xệ” của phụ nữ sau khi sinh
Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P1) 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Bé Mon tuy mới 18 tháng tuổi nhưng đã nói được khá nhiều. Mẹ Mon đã có bí quyết gì để dạy con biết nói sớm?

Con trai mình hiện được 18 tháng và bé nói khá tốt. Bé có thể nhớ và nói chính xác tên của mọi người trong nhà, tên của bé. Bé có thể gọi tên được nhiều đồ vật, các con vật, có thể đếm từ 1 đến 10, đọc ca dao tục ngữ và hát một bài hát ngắn khoảng 5, 6 câu.


Tất nhiên mình không cho là con mình thông minh hay hoạt khẩu vì nhiều bé còn hơn thế nữa. Nhưng mình cũng gặp nhiều bà mẹ tâm sự rằng con họ đã 2 tuổi nhưng không nói được nhiều hoặc có bé mười mấy tháng nhưng chưa gọi được ba, mẹ rành rọt. Vì vậy mình hi vọng bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cũng như mẹo nhỏ để giúp các mẹ trong việc tập nói cho con.


1. Hãy để bé sống trong môi trường “có tiếng nói”


Một đứa trẻ khó có thể nói được nhiều được tốt nếu sống trong môi trường “không có tiếng nói”. Môi trường ở đây trước hết là ở những người trong gia đình bé. Đặc biệt là người chịu trách nhiệm chăm sóc chính cho bé.


Điều này không có nghĩa là buộc bạn phải nói cả ngày, nói thật nhiều mà là nói có chủ đích. Bạn nói trước hết để bé có khái niệm về từ được sử dụng. Thứ hai, bạn nói để cho bé nhớ. Để làm được điều này, bạn cần lặp lại từ được nói nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Ví dụ: khi cho bé tắm, khi rửa tay cho bé, khi cho bé uống nước, bạn chỉ nước và nói “nước”, dù bé có thể chưa nói được nhưng bé đã hình thành khái niệm thế nào là nước và nước dùng để làm gì.


Mẹ Mon chia sẻ kinh nghiệm quý báu giúp con biết nói sớm 1
Bé Mon đáng yêu khi được 6 tháng tuổi.

2. Thời điểm tập nói


Chúng ta thường cho rằng để cho trẻ tập cười, tập lật, tập ngồi rồi mới tập nói. Điều này không đúng. Trẻ có thể tập nói từ khi trong bụng mẹ. Khi mang thai, mẹ và bố cần thường xuyên trò chuyện với bé, bé có thể chưa nói được nhưng bé có thể nhớ giọng nói của bố mẹ và đã có khái niệm cơ bản về giao tiếp.


Sau khi bé chào đời, chúng ta có thể trò chuyện với bé. Điều này giúp gắn kết tình cảm với bé, khiến bé vui và hơn nữa giúp bé thực hành được những gì bé học được khi trong bụng mẹ.


Tuy nhiên bạn cần sử dụng từ ngữ cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Đối với một bé bắt đầu tập nói, nếu bạn nói “đèn đang sáng”, “nước đang chảy”, “con mèo bắt chuột” thì chẳng khác nào là bài toán khó. Ban đầu bạn nên tập cho bé nói với các từ đơn và dễ nói như “ba, bà, bé”. Khi bé đã nói được từ đơn, bạn bắt đầu “nâng cấp” lên một tí là nói hai từ, ba từ. Cứ thế bạn nâng dần số lượng và sự phức tạp của từ lên.


3. Phương pháp tập nói


- Trò chuyện với bé là phương pháp hiệu quả cho việc này. Nhưng trò chuyện với bé cũng là một nghệ thuật. Cần nói chậm rãi, âm lượng vừa phải và theo dõi phản ứng của bé. Bạn cần xác định bé có nghe được bạn nói không, bé có đáp ứng lại không, bé có hiểu không?


- Ngoài ra, hát ru và nghe nhạc cũng giúp bé phát triển ngôn ngữ. Khi bé có thể nói được bốn đến năm từ là lúc bạn có thể dạy bé hát những bài hát có từ đơn giản, dễ phát âm. Bắt đầu với một, hai câu hát; sau đó nâng dần số lượng và độ phức tạp lên.


- Đọc sách, báo và kể truyện. Bạn đừng cho rằng trẻ nhỏ không biết đọc và không hứng thú với việc đọc. Thật ra khi trẻ được hai tháng tuổi hoặc khi bàn tay trẻ trở nên linh hoạt hơn, việc đọc sách báo có tác dụng rất tốt trong việc phát triển ngôn ngữ, trí tuệ và cả vận động của bé.


Con trai tôi khi hai tháng rưỡi đã rất chăm chú khi mẹ lật từng trang báo mẹ và bé, bé cũng biết ngước nhìn và theo dõi những con vật trong truyện cổ tích. Sách, báo và truyện cũng là cách rất tốt khi bạn muốn dạy cho con khái niệm về đồ vật, động vật. Bạn có thể chỉ vào con mèo trong câu truyện và nói với con là “mèo”. Việc lặp đi lặp lại sẽ hình thành trong bé hình ảnh một con mèo là như thế nào mà không cần bạn phải miêu tả kiểu như mèo có bốn chân, có ria mép.


- Dạy bé đếm và học ca dao, tục ngữ cũng là một phương pháp tốt cho việc tập nói. Tất nhiên chúng ta không bắt bé phải ngồi vào bàn, rồi học như học sinh mà dạy bé một cách có ứng biến. Trước khi bé ngủ, kể chuyện cho bé nghe: bạn lồng vào câu chuyện nhưng tình tiết như có một, hai, ba con heo…


Khi mát xa cho bé, bạn vuốt ve ngón tay, ngón chân bé và đếm: một, hai, ba… Khi cùng bé chơi ở những khu vực có hồ nước, suối; bạn có thể dạy bé nói câu tục ngữ đơn giản như “nước chảy đá mòn”.


Tất nhiên là bất kỳ từ nào bạn muốn bé nói, muốn dạy bé; bạn cần lặp đi lặp lại cho bé nhớ, nói từ đơn giản đến phức tạp và phải phù hợp với giai đoạn phát triển của bé.


Mẹ Mon chia sẻ kinh nghiệm quý báu giúp con biết nói sớm 2
Mon đi chơi biển.

- Phương pháp mà mình rất tâm đắc và áp dụng nhiều đó là “nghe, nói và sờ”. Những gì bé được học, được tập – bạn phải cho bé thực hành. Trẻ không thể có khái niệm và nhớ tốt nếu chưa được tận mắt, tận tay biết đó là gì. Ví dụ bạn muốn bé nói được từ “con chó”; bạn có thể bắt đầu cho bé khái niệm thông qua tranh ảnh, sách báo, truyền hình nhưng sau đó nếu có điều kiện bạn nên cho bé thấy con chó thực là như thế nào.


Đối với những vật vô hại, bạn nên cho bé sờ, ngửi, nếm nếu có thể. Ví dụ tốt trong trường hợp này là quả mít. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên là chỉ cần ngửi thấy mùi thơm của quả mít, bé có thể nhận ra ngay và nói “mít”. Đây là phương pháp không chỉ phát triển về ngôn ngữ mà còn giúp rất ích trong việc phát triển trí tuệ, hình thành nên kỹ năng của bé về khướu giác, xúc giác và vị giác.


- Giao tiếp với người khác. Người khác ở đây chính là những người không phải là người thân thuộc của bé. Bé có thể cho rằng bạn quá “quen mặt” với bé nên bạn có thể hiểu được bé dù bé diễn đạt còn kém, thậm chí bé có thể lười nói với bạn. Nhưng với một người khác lần đầu tiếp xúc, để diễn đạt bé có thể vận dụng “mọi công lực” có thể. Như vậy sẽ giúp bé phát triển tốt khả năng nói, suy nghĩ và trở nên dạn dĩ hơn trong giao tiếp. Điều này không có nghĩa là mẹ hoặc người thân sẽ thỏa hiệp với bé khi bé lười nói, không thích nói.


Bé cho rằng chỉ cần bé chỉ con búp bê, chiếc xe hơi là mẹ có thể lao ngay tới và lấy nó cho bé. Nếu bạn làm vậy, bạn đã thỏa hiệp. Khi bé đã có thể nói được thì bạn cần buộc bé nói để bé nhớ và nói tốt hơn. Mẹ phải giả vờ như không hiểu, hỏi lại bé rằng: Con muốn lấy gì?, khi đó buộc lòng bé phải nói.


- Xem ti vi. Mình thấy rất nhiều người cho rằng để trẻ xem ti vi sẽ khiến trẻ chậm nói vì giao tiếp chỉ một chiều. Điều này chỉ đúng nếu bạn cho trẻ xem ti vi một cách thụ động.  Ngược lại nếu bạn cho trẻ xem ti vi với chương trình phù hợp, ngồi bên cạnh và trò chuyện, bàn luận cùng bé thì sẽ giúp bé nói tốt hơn.


Hình ảnh trên ti vi sẽ cho bé một khái niệm đầy sống động về từ được học. Ví dụ như: con voi thế nào, to lớn ra sao, âm thanh nó phát ra thế nào? Điều này bạn khó mà diễn tả cho bé và khó mà cho bé thấy trên thực tế.


Trên đây là một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ mà mình lượm lặt được trong quá trình tập nói cho con. Hi vọng có thể giúp các mẹ tham khảo để giúp bé yêu nói tốt hơn!
     


                      
20 ký hiệu mẹ nên dạy con khi bé chưa biết nói
Mẹ Mon chia sẻ kinh nghiệm quý báu giúp con biết nói sớm 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN