Hiển thị các bài đăng có nhãn bí quyết của mẹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bí quyết của mẹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Cuộc trò chuyện thú vị về cách chăm sóc dáng sau sinh và chăm sóc con với BTV – Á hậu Thụy Vân sẽ mang đến góc nhìn mới về nữ BTV xinh đẹp, thông minh của Bản tin tài chính này.


Nhiều người bảo Thụy Vân là người phụ nữ may mắn sở hữu một gia đình hạnh phúc viên mãn, chị khiêm tốn bảo: “Nói hạnh phúc viên mãn thì chưa dám vì cuộc đời còn dài lắm”. Hiện tại, nữ biên tập viên (BTV) xinh đẹp này luôn cố gắng phấn đấu hết mình cho công việc, gia đình đặc biệt là chăm sóc con – bé Tony hơn 1 tuổi của mình. Với chị, con khỏe, gia đình hạnh phúc, vui vẻ là những điều quan trọng nhất.


Hơn 1 tháng sau sinh, giảm gần 10 cân


Với một người phụ nữ từng đoạt giải Á hậu, hiện là một BTV bận rộn của Đài truyền hình, cuộc sống của Vân từ khi có con sẽ ít nhiều bị thay đổi. Sự thay đổi đó như thế nào?


Đó là sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, Vân sống trách nhiệm hơn, trước đây dành thời gian nhiều cho bản thân thì bây giờ là gia đình, đặc biệt là cậu nhóc ở nhà. Các cụ vẫn dạy “có con là non việc”, Vân nghĩ dù công việc nào hay ở địa vị nào cũng vậy, phụ nữ khi có con rồi thì hầu như thời gian ngoài công việc là dành cho con đặc biệt khi con còn nhỏ. Với công việc như Vân thường xuyên có những chuyến công tác thì cũng phải tạm dừng lại vì tự nhủ khi nào bé cứng cáp rồi mẹ mới đi xa được. 


Á hậu Thụy Vân: Giảm 10kg sau sinh chỉ trong vòng một tháng rưỡi 1
Cân nặng khi mang bầu và sau sinh là vấn đề đã có lúc khiến Vân đau đầu.


Người ta vẫn thường nói một trong những yếu tố làm nên sự thành công trong công việc, đặc biệt là những người luôn phải đứng trước ống kính máy quay như bạn là có một vóc dáng gọn gàng, đường cong quyến rũ, Vân nghĩ sao về vấn đề này?



Bất cứ trong lĩnh vực nào để thành công, Vân nghĩ đó là thần thái toát ra từ sự thông minh và tự tin của cô gái. Điều đó sẽ giúp cô ấy hoàn hảo mà không cần các chỉ số đường cong hoàn hảo. Tuy nhiên đúng như bạn nói, thời điểm sau khi sinh con, mình bối rối lo lắng vô cùng khi không biết đối diện với công việc thế nào với thân hình tăng những 20 cân của mình (cười).


Và Thụy Vân đã đối diện với điều này như thế nào?


Vân thuộc tạng người khó giảm cân nhưng đúng là vì áp lực công việc mà mình phải dùng ý chí để quyết tâm thực hiện mọi chế độ. Vân vẫn còn nhớ như in 9/12/2012, mình được ban biên tập của chương trình Chìa khóa thành công mời dẫn chương trình. Đây là gameshow Vân đã bỏ lỡ do việc sinh bé, Vân lo lắm vì lúc đó mình đang 70 cân, trong khi ngày 20/1/2013 đã ghi hình 4 trận đầu tiên rồi. Vân tự hỏi liệu trong 1,5 tháng có đủ sức giảm tới 10 cân để ít nhất không quá béo như bây giờ không (cười). Vân đề nghị được 1 ngày suy nghĩ, tham khảo ý kiến bố mẹ, bạn thân, tham

khảo các phương thức giảm béo, Vân quyết định nhận lời.


Á hậu Thụy Vân: Giảm 10kg sau sinh chỉ trong vòng một tháng rưỡi 2


“Suốt quãng thời gian đó mình ngày nào cũng tới spa để chăm sóc, kết hợp với chế độ ăn kiêng, tập thể dục”, Vân chia sẻ.

Suốt quãng thời gian đó mình ngày nào cũng tới spa để chăm sóc, kết

hợp với chế độ ăn kiêng, tập thể dục. Thật  may mắn, sau tháng rưỡi,

mình đã giảm được gần 10 cân. Điều này đã giúp mình lấy lại chút tự tin

để lên hình cho kịp dù trông vẫn béo khủng khiếp (cười).


Tuy

nhiên, dù có tham gia phương pháp nào, điều quan trọng nhất mình mong

muốn là cách giảm cân đó phải tuyệt đối an toàn, thật tự nhiên, không

ảnh hưởng đến sức khỏe. Thể dục là một bí quyết rất tuyệt vời mà mình nhận thấy. Đi bộ

nhanh, tập gym mỗi ngày khiến cơ thể mình được nhẹ nhõm, tinh thần thư

thái, tự tin.

Đi làm sớm, áp dụng chế độ ăn kiêng giảm cân, chắc hẳn điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới nguồn sữa cho Tony?



Để không ảnh hưởng quá nhiều đến chế độ nuôi con

bằng sữa mẹ, mình được các bác sĩ khuyên dùng một thực đơn dinh dưỡng

không ăn kiêng quá mức, một thực đơn cân đối lại tỉ lệ dinh dưỡng cho

hợp lý. Tuy nhiên, Vân thì cứ ăn thì sữa mới về nhiều, nên bé Tony chỉ được bú sữa mẹ

hoàn toàn 3 tháng đầu tiên, tháng tiếp theo Vân phải ăn chế độ nên mức

độ bú sữa mẹ bị giảm khá nhiều. Trộm vía bé cứng cáp, ngoan ngoãn.
Á hậu Thụy Vân: Giảm 10kg sau sinh chỉ trong vòng một tháng rưỡi 3



Là một bà mẹ nhẹ nhàng, kiên nhẫn trong cách dạy con


Tony hiện tại đã 1 tuổi, tính cách của bé như thế nào vậy? 



Tony trộm vía cũng là em bé có cá tính riêng, bạn ý hay cười nhưng cũng khá kiêu, mọi người ở nhà vẫn gọi tắt là “Ny kiêu căng”. Bạn ý chỉ cười với ai quen hoặc thân thiện, đùa với bạn í, còn với người không quen, có bảo gì cũng chỉ chào rồi lờ đi không cười. Thực ra bố mẹ sinh con, trời sinh tính, Tony cũng khá bướng bỉnh nhưng biết nghe lời, hiểu chuyện nên cái gì hướng dẫn hoặc giới thiệu cho bạn là lần sau bạn sẽ nhớ ngay, như là không sờ vào ổ điện, không nghịch các bức tượng trong nhà, không được xem ti vi gần mà phải ngồi chỗ quy định… 


Mình thường vẫn hay kiên nhẫn giảng giải cho Tony những lúc bạn ý chú ý nhất. Trẻ con hay bị xao lãng và không để ý lời mình nói, nhưng trong những lúc chơi, Vân nói chuyện và chỉ thường xuyên là tự động Tony nắm bắt được. Thực ra trẻ con bây giờ dinh dưỡng đầy đủ, nhiều phương tiện rèn luyện nên cũng nhanh nhạy hơn thế hệ Vân ngày xưa. Để kể về con chắc hầu hết các ông bố bà mẹ đều kể không hết mất. Thụy Vân cũng là người yêu chiều bé, với những gì không nên Vân thường kiên nhẫn giảng giải, có thể tới 20 lần cũng được nhưng nếu sau đó bé vẫn bướng bỉnh không nghe lời, Vân chỉ cần nói to, lắc đầu và kiên quyết là bạn í không bao giờ tái phạm nữa (trộm vía).


Á hậu Thụy Vân: Giảm 10kg sau sinh chỉ trong vòng một tháng rưỡi 4
Tony là một cậu bé rất có cá tính


Sự nhẹ nhàng, kiên nhẫn trong từng hành động dạy con, nhất là với những bà mẹ bận rộn, không phải bà mẹ nào cũng làm được như bạn, bí quyết của bạn là gì?


Mình tham khảo thông tin từ nhiều nguồn: ý kiến của mọi người, đọc sách báo, thậm chí gặp các chuyên gia tâm lý trẻ em để đúc rút ra được nhiều điều. Mình thấy sự nhẹ nhàng, kiên nhẫn với con khiến con tiếp thu nhanh nhất, với tâm trạng thoải mái nhất, bạn ấy biết cách quan sát sự vật, cảm xúc con người, cảm thụ âm nhạc, học qua tranh vẽ. Thêm vào đó, mình rất hay hát cho con nghe. Tất nhiên mỗi giai đoạn, trẻ con cần những phương pháp khác nhau nhưng Vân nhớ như in câu nói của một chuyên gia là với trẻ con ăn cũng là chơi, tắm cũng là chơi và học cũng là chơi, quan trọng khơi gợi sự hứng thú với các con, kích thích trí não trẻ con phát triển, không nên gò ép để ăn hay học trở thành nỗi ám ảnh. Thực lòng Vân cũng phải cố gắng nhiều để không dùng kỳ vọng của mình áp đặt lên con trẻ.
Á hậu Thụy Vân: Giảm 10kg sau sinh chỉ trong vòng một tháng rưỡi 5

Được biết anh xã bạn là một doanh nhân rất bận rộn, vậy vợ chồng bạn phân chia trong việc chăm sóc, dạy dỗ các con như thế nào?


Bình

thường, việc chăm sóc Tony do Vân đảm nhận, ba Tony khá bận bịu nên chỉ

đỡ đần được phần nào thôi. Nhưng trộm vía Tony  lớn rồi, bắt đầu hiểu

chuyện, lại thích chơi với ba và thích ba dạy cái này cái kia, nên ba

nhận ngay nhiệm vụ dạy học. Theo mình, để một đứa trẻ lớn lên, phát

triển toàn diện, rất cần sự chung tay, chia sẻ của cả ba và mẹ. Đặc biệt

Vân được ông bà nội ngoại giúp đỡ nhiều, nên Tony luôn cảm thấy tình

yêu của cả gia đình.


Cảm ơn Thụy Vận về những chia sẻ rất thú vị này!





Cuộc thi PHỤ NỮ CHUẨN 10


Phụ nữ chuẩn 10 là cuộc thi do aFamily tổ chức với mục đích tôn vinh sự cầu tiến của phụ nữ Việt. 


  • Chủ đề cuộc thi: chia

    sẻ về những thay đổi trong cuộc sống (của mình hoặc những người phụ nữ

    xung quanh). Sự thay đổi đó có thể là những điều hết sức bình thường như

    cách vun vén gia đình, công việc nội trợ, niềm đam mê cá nhân… những

    thay đổi nhỏ nhưng mang lại giá trị tốt đẹp.

  • Gửi bài dự thi tại địa chỉ:http://phunuchuan10.afamily.vn/

  • Giải thưởng:

Giải tuần: 12 giải cho 4 tuần (mỗi tuần ba giải)
03 bài viết được hay nhất trong tuần:

  • 01 Giải Nhất: 2.000.000đ tiền mặt + 01 tháng sử dụng bột giặt Ariel (tương đương 03 gói 800g bột giặt Ariel)

  • 02 Giải Nhì: 1.000.000đ tiền mặt + 01 tháng sử dụng bột giặt Ariel (tương đương 03 gói 800g bột giặt Ariel)

Giải chung cuộc: 5.000.000Đ tiền mặt + 03 tháng sử dụng bột giặt Ariel (tương đương 09 gói 800g bột giặt Ariel)











Tập thể dục, cho con bú và vô vàn những bí quyết khác được chính mẹ đẻ truyền lại đã giúp cô nàng hot girl sang chảnh này lấy lại vóc dáng thon gọn thời con gái.

Á hậu Thụy Vân: Giảm 10kg sau sinh chỉ trong vòng một tháng rưỡi 6

Phụ nữ chuẩn 10 – Cuộc thi tôn vinh sự cầu tiến của phụ nữ Việt
” target=”_blank”>Á hậu Thụy Vân: Giảm 10kg sau sinh chỉ trong vòng một tháng rưỡi 7


Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Hầu như mọi bé đều không trung thực ở một số thời điểm nào đó. Là một người mẹ, bạn sẽ làm gì trong tình huống này? Cùng tham khảo câu chuyện của một người mẹ khi có con nói dối và lời khuyên ứng xử từ chuyên gia như sau:


Câu chuyện của một người mẹ

Tuần trước khi vào phòng của con gái, tôi phát hiện những dòng bút bi màu xanh đầy trên tường nhà. Khi tôi hỏi: “Có phải con vẽ bậy không?”, bé nói là “Không phải con. Hôm trước anh Tôm (anh họ của bé) vẽ đấy”. Khi thấy tôi to tiếng: “Không phải con thì ai vào đây? Từ tuần trước tới giờ, anh Tôm có sang chơi đâu”, bé nhà tôi có vẻ im lặng đôi chút nhưng vẫn chối. Tôi phát hiện chiếc bút bi rơi dưới chân ghế, cạnh chiếc bàn của bé. Bởi thế nên không còn nghi ngờ gì nữa, chính bé là “thủ phạm”.


Mãi tới lần thứ tư, khi tôi hỏi và trấn an là nếu con chịu nói thật, mẹ sẽ không phạt con thì bé mới nhận là đã vẽ lên tường. Tôi giải thích là tôi không hài lòng với hành động của bé, rằng nếu bé vẽ bậy thì khi mẹ hỏi, bé phải nhận lỗi ngay.


Sau chuyện này, tôi tự hỏi liệu mình dạy con thế đã đúng chưa? Làm sao để bé không nói dối thường xuyên?


3 điều giáo sư tâm lý học khuyên cha mẹ nên làm khi con nói dối 1

Lý do bé nói dối


Victoria Talwar (Giáo sư tâm lý học phát triển tại Đại học McGill ở Montreal và là một chuyên gia hàng đầu về trẻ em) giải thích rằng, nói dối ở bé tuổi mầm non là dấu hiệu cho thấy, bé đã có suy nghĩ, hiểu biết riêng. Rõ ràng, nói dối buộc bé phải tư duy. Tức là khi nói dối bé phải nghĩ ra lý do nào đó để bao biện sao cho người bên cạnh tin được hoặc bé tự bịa ra một câu chuyện nào đó nghe có vẻ logic.


3 điều cha mẹ nên làm


1. Làm gương: Trong cuộc sống có vô vàn tình huống cha mẹ nói dối (vì lý do này hay lý do khác) và điều đó ảnh hưởng tới bé. Ví dụ có ai đó gọi điện cho bạn nhưng vì không muốn nghe nên bạn nhắn chồng: “Bảo em không có nhà nhé”… Nhớ là các bé sẽ “hấp thu” từ cha mẹ kể cả những chuyện nhỏ nhất.


2. Nói chuyện: Cha mẹ nên trò chuyện với con ngay từ khi còn nhỏ về tầm quan trọng của việc nói sự thật. Khi nói điều gì với bé, bạn nên thành thật với con và nhấn mạnh, bạn cũng muốn con luôn thành thật với mẹ.


3. Khen thưởng: Hãy khen thưởng khi bé trung thực. Nghiên cứu của Talwar chỉ ra rằng, hình phạt nghiêm khắc từ cha mẹ chỉ làm tính dối trá tăng lên. Bởi thế đừng bao giờ nặng tay với hình phạt dành cho con.



Bạn buồn lòng vì gần đây con hay nói dối nhưng đã bao giờ bạn thử tìm hiểu xem vì sao con lại hay nói dối chưa?
3 điều giáo sư tâm lý học khuyên cha mẹ nên làm khi con nói dối 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Bé Mon tuy mới 18 tháng tuổi nhưng đã nói được khá nhiều. Mẹ Mon đã có bí quyết gì để dạy con biết nói sớm?

Con trai mình hiện được 18 tháng và bé nói khá tốt. Bé có thể nhớ và nói chính xác tên của mọi người trong nhà, tên của bé. Bé có thể gọi tên được nhiều đồ vật, các con vật, có thể đếm từ 1 đến 10, đọc ca dao tục ngữ và hát một bài hát ngắn khoảng 5, 6 câu.


Tất nhiên mình không cho là con mình thông minh hay hoạt khẩu vì nhiều bé còn hơn thế nữa. Nhưng mình cũng gặp nhiều bà mẹ tâm sự rằng con họ đã 2 tuổi nhưng không nói được nhiều hoặc có bé mười mấy tháng nhưng chưa gọi được ba, mẹ rành rọt. Vì vậy mình hi vọng bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cũng như mẹo nhỏ để giúp các mẹ trong việc tập nói cho con.


1. Hãy để bé sống trong môi trường “có tiếng nói”


Một đứa trẻ khó có thể nói được nhiều được tốt nếu sống trong môi trường “không có tiếng nói”. Môi trường ở đây trước hết là ở những người trong gia đình bé. Đặc biệt là người chịu trách nhiệm chăm sóc chính cho bé.


Điều này không có nghĩa là buộc bạn phải nói cả ngày, nói thật nhiều mà là nói có chủ đích. Bạn nói trước hết để bé có khái niệm về từ được sử dụng. Thứ hai, bạn nói để cho bé nhớ. Để làm được điều này, bạn cần lặp lại từ được nói nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Ví dụ: khi cho bé tắm, khi rửa tay cho bé, khi cho bé uống nước, bạn chỉ nước và nói “nước”, dù bé có thể chưa nói được nhưng bé đã hình thành khái niệm thế nào là nước và nước dùng để làm gì.


Mẹ Mon chia sẻ kinh nghiệm quý báu giúp con biết nói sớm 1
Bé Mon đáng yêu khi được 6 tháng tuổi.

2. Thời điểm tập nói


Chúng ta thường cho rằng để cho trẻ tập cười, tập lật, tập ngồi rồi mới tập nói. Điều này không đúng. Trẻ có thể tập nói từ khi trong bụng mẹ. Khi mang thai, mẹ và bố cần thường xuyên trò chuyện với bé, bé có thể chưa nói được nhưng bé có thể nhớ giọng nói của bố mẹ và đã có khái niệm cơ bản về giao tiếp.


Sau khi bé chào đời, chúng ta có thể trò chuyện với bé. Điều này giúp gắn kết tình cảm với bé, khiến bé vui và hơn nữa giúp bé thực hành được những gì bé học được khi trong bụng mẹ.


Tuy nhiên bạn cần sử dụng từ ngữ cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Đối với một bé bắt đầu tập nói, nếu bạn nói “đèn đang sáng”, “nước đang chảy”, “con mèo bắt chuột” thì chẳng khác nào là bài toán khó. Ban đầu bạn nên tập cho bé nói với các từ đơn và dễ nói như “ba, bà, bé”. Khi bé đã nói được từ đơn, bạn bắt đầu “nâng cấp” lên một tí là nói hai từ, ba từ. Cứ thế bạn nâng dần số lượng và sự phức tạp của từ lên.


3. Phương pháp tập nói


- Trò chuyện với bé là phương pháp hiệu quả cho việc này. Nhưng trò chuyện với bé cũng là một nghệ thuật. Cần nói chậm rãi, âm lượng vừa phải và theo dõi phản ứng của bé. Bạn cần xác định bé có nghe được bạn nói không, bé có đáp ứng lại không, bé có hiểu không?


- Ngoài ra, hát ru và nghe nhạc cũng giúp bé phát triển ngôn ngữ. Khi bé có thể nói được bốn đến năm từ là lúc bạn có thể dạy bé hát những bài hát có từ đơn giản, dễ phát âm. Bắt đầu với một, hai câu hát; sau đó nâng dần số lượng và độ phức tạp lên.


- Đọc sách, báo và kể truyện. Bạn đừng cho rằng trẻ nhỏ không biết đọc và không hứng thú với việc đọc. Thật ra khi trẻ được hai tháng tuổi hoặc khi bàn tay trẻ trở nên linh hoạt hơn, việc đọc sách báo có tác dụng rất tốt trong việc phát triển ngôn ngữ, trí tuệ và cả vận động của bé.


Con trai tôi khi hai tháng rưỡi đã rất chăm chú khi mẹ lật từng trang báo mẹ và bé, bé cũng biết ngước nhìn và theo dõi những con vật trong truyện cổ tích. Sách, báo và truyện cũng là cách rất tốt khi bạn muốn dạy cho con khái niệm về đồ vật, động vật. Bạn có thể chỉ vào con mèo trong câu truyện và nói với con là “mèo”. Việc lặp đi lặp lại sẽ hình thành trong bé hình ảnh một con mèo là như thế nào mà không cần bạn phải miêu tả kiểu như mèo có bốn chân, có ria mép.


- Dạy bé đếm và học ca dao, tục ngữ cũng là một phương pháp tốt cho việc tập nói. Tất nhiên chúng ta không bắt bé phải ngồi vào bàn, rồi học như học sinh mà dạy bé một cách có ứng biến. Trước khi bé ngủ, kể chuyện cho bé nghe: bạn lồng vào câu chuyện nhưng tình tiết như có một, hai, ba con heo…


Khi mát xa cho bé, bạn vuốt ve ngón tay, ngón chân bé và đếm: một, hai, ba… Khi cùng bé chơi ở những khu vực có hồ nước, suối; bạn có thể dạy bé nói câu tục ngữ đơn giản như “nước chảy đá mòn”.


Tất nhiên là bất kỳ từ nào bạn muốn bé nói, muốn dạy bé; bạn cần lặp đi lặp lại cho bé nhớ, nói từ đơn giản đến phức tạp và phải phù hợp với giai đoạn phát triển của bé.


Mẹ Mon chia sẻ kinh nghiệm quý báu giúp con biết nói sớm 2
Mon đi chơi biển.

- Phương pháp mà mình rất tâm đắc và áp dụng nhiều đó là “nghe, nói và sờ”. Những gì bé được học, được tập – bạn phải cho bé thực hành. Trẻ không thể có khái niệm và nhớ tốt nếu chưa được tận mắt, tận tay biết đó là gì. Ví dụ bạn muốn bé nói được từ “con chó”; bạn có thể bắt đầu cho bé khái niệm thông qua tranh ảnh, sách báo, truyền hình nhưng sau đó nếu có điều kiện bạn nên cho bé thấy con chó thực là như thế nào.


Đối với những vật vô hại, bạn nên cho bé sờ, ngửi, nếm nếu có thể. Ví dụ tốt trong trường hợp này là quả mít. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên là chỉ cần ngửi thấy mùi thơm của quả mít, bé có thể nhận ra ngay và nói “mít”. Đây là phương pháp không chỉ phát triển về ngôn ngữ mà còn giúp rất ích trong việc phát triển trí tuệ, hình thành nên kỹ năng của bé về khướu giác, xúc giác và vị giác.


- Giao tiếp với người khác. Người khác ở đây chính là những người không phải là người thân thuộc của bé. Bé có thể cho rằng bạn quá “quen mặt” với bé nên bạn có thể hiểu được bé dù bé diễn đạt còn kém, thậm chí bé có thể lười nói với bạn. Nhưng với một người khác lần đầu tiếp xúc, để diễn đạt bé có thể vận dụng “mọi công lực” có thể. Như vậy sẽ giúp bé phát triển tốt khả năng nói, suy nghĩ và trở nên dạn dĩ hơn trong giao tiếp. Điều này không có nghĩa là mẹ hoặc người thân sẽ thỏa hiệp với bé khi bé lười nói, không thích nói.


Bé cho rằng chỉ cần bé chỉ con búp bê, chiếc xe hơi là mẹ có thể lao ngay tới và lấy nó cho bé. Nếu bạn làm vậy, bạn đã thỏa hiệp. Khi bé đã có thể nói được thì bạn cần buộc bé nói để bé nhớ và nói tốt hơn. Mẹ phải giả vờ như không hiểu, hỏi lại bé rằng: Con muốn lấy gì?, khi đó buộc lòng bé phải nói.


- Xem ti vi. Mình thấy rất nhiều người cho rằng để trẻ xem ti vi sẽ khiến trẻ chậm nói vì giao tiếp chỉ một chiều. Điều này chỉ đúng nếu bạn cho trẻ xem ti vi một cách thụ động.  Ngược lại nếu bạn cho trẻ xem ti vi với chương trình phù hợp, ngồi bên cạnh và trò chuyện, bàn luận cùng bé thì sẽ giúp bé nói tốt hơn.


Hình ảnh trên ti vi sẽ cho bé một khái niệm đầy sống động về từ được học. Ví dụ như: con voi thế nào, to lớn ra sao, âm thanh nó phát ra thế nào? Điều này bạn khó mà diễn tả cho bé và khó mà cho bé thấy trên thực tế.


Trên đây là một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ mà mình lượm lặt được trong quá trình tập nói cho con. Hi vọng có thể giúp các mẹ tham khảo để giúp bé yêu nói tốt hơn!
     


                      
20 ký hiệu mẹ nên dạy con khi bé chưa biết nói
Mẹ Mon chia sẻ kinh nghiệm quý báu giúp con biết nói sớm 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Là vợ của chàng diễn viên điển trai và đào hoa bậc nhất showbiz Việt, Mạc Anh Thư luôn thể hiện là một người phụ nữ nhẹ nhàng, dịu dàng, vì con, vì gia đình.

Mạc Anh Thư và Huy Khánh đang sống với nhau rất hạnh phúc trong tổ ấm của mình, nơi có một cô con gái xinh xắn và dễ thương. Tổ ấm nhỏ chính là điểm tựa vững chắc để Anh Thư quyết định dành trọn vẹn thời gian rảnh của mình cho gia đình. Sau khi sinh con, Mạc Anh Thư cho biết, cô thấy mình trưởng thành, bao dung, đằm thắm hơn, trở nên hòa đồng và đặc biệt là luôn suy nghĩ tích cực.






Tên bố: Huy Khánh



Nghề nghiệp: Diễn viên, MC



Tên mẹ: Mạc Anh Thư



Nghề nghiệp: Diễn viên, người mẫu



Tên bé: Cát, 19 tháng tuổi




Nghe Mạc Anh Thư kể chuyện lần đầu làm mẹ 1
Sau khi sinh con, Anh Thư nhanh chóng lấy lại vóc dáng.



Chào Anh Thư, trông bạn chẳng khác mấy so với thời con gái, bí quyết nào giúp bạn giữ được vóc dáng sau khi sinh như vậy?



Thư tăng 16 cân trong thời gian mang bầu và sinh Cát, sau đó mình xuống cân cũng rất nhanh. Thú thực mình không có bí quyết gì hay có ý nghĩ cố gắng giảm cân bởi bản thân mình bận rộn chăm con chẳng còn thời gian nghĩ cho mình. Suy nghĩ thường trực đó là làm thế nào để mẹ có nhiều sữa cho con bú. Lúc đó, mình ăn uống cũng nhiều chất lắm nhưng không biết sao cân vẫn xuống rất nhanh. Mình nghĩ một phần do cơ địa, một phần do cho con bú mẹ hoàn toàn.


Một lý do nữa, đó là bởi có con lần đầu, kinh nghiệm chưa nhiều nên hầu như mọi thắc mắc mình đều dành thời gian hỏi anh chị đi trước hoặc bác Google. Vì thế, nhiều khi đang nằm với con, trong đầu chợt nghĩ ra những câu hỏi như: “Vì sao con khóc, vì sao con không chịu ti mẹ”, Thư ngay lập tức sẽ dậy và tìm hiểu ngay.  


Thời gian đó, ngoài việc chăm em bé, Thư luôn dán mắt vào màn hình máy tính để tìm hiểu những kiến thức về trẻ nhỏ, chăm sóc trẻ nhỏ. Có lẽ vậy nên tới giờ lưng Thư rất hay đau và mắt kém đi trông thấy.


Nghe Mạc Anh Thư kể chuyện lần đầu làm mẹ 2
Ba Khánh và bé Cát.

Nghe Mạc Anh Thư kể chuyện lần đầu làm mẹ 3

Hay tìm hiểu thông tin như vậy, bạn có bị “loạn đao pháp” không?
Không đâu. Thông tin có nhiều nhưng mình cũng chọn lọc lắm. Mình thường xuyên dành thời gian rảnh lên những trang tin về cách nuôi dạy trẻ của người Mỹ để tham khảo. Mình rất thích cách dạy của họ, họ luôn tôn trọng quyền tự do và sự lựa chọn của đứa trẻ cũng như tập cho bé cách tự lập và tự chịu trách nhiệm với quyết định, hành động của mình ngay từ nhỏ. Chứ không như đa số tâm lý người mình hay quan niệm bé còn nhỏ, chưa hiểu gì.
Ngoài ra, mình luôn học tập mẹ mình trong cách chăm sóc, nuôi dạy con. Mình luôn quan sát, rút kinh nghiệm từ chính mình từ những gì nhìn thấy về những người xung quanh trong cách nuôi dạy con, cái nào nên, cái nào không nên.

Bạn nói rõ hơn về phương pháp bạn dạy con đi!



Thư rất yêu con nhưng Thư mong muốn con mình tự lập. Mình muốn dạy con không bao giờ ỷ lại vào người thân. Muốn vậy, cha mẹ không cưng chiều quá đáng. Bên cạnh đó, Thư luôn tạo điều kiện để con tự khám phá cuộc sống xung quanh. Điều này giúp con dạ dĩ hơn rất nhiều. Chẳng hạn, nhà mình thường đưa Cát đến những nơi đông người, đùa giỡn, múa hát. Chính vì vậy mỗi khi được ra đường là bé rất vui, bé không hề sợ người lạ dù là lần đầu gặp.

Ngoài công việc chính, Thư còn kinh doanh thêm vài mặt hàng. Khi có hàng về là bé lại chạy ra lục lọi, Thư mặc kệ bé nghịch ngợm với mọi thứ. Tuổi này bé hay bắt chước nên mỗi khi thấy mình làm gì là bé để ý rồi làm theo, có lần bé lấy cục phô mai bôi đầy lên mặt vì thấy bà ngoại thoa kem dưỡng da.


Bố mẹ Thư lúc nào cũng nhẹ nhàng, bảo ban một cách  tận tâm để mình hiểu. Mình áp dụng điều này với con. Mình nghĩ mình muốn người lớn đối xử với mình thế nào thì hãy mang mong muốn đó đối xử với con là điều tốt nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng được như ý mình, vì tính cách của một đứa trẻ được hình thành ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường gia đình bé sinh sống, mà gia đình thì có nhiều người nên đôi khi sẽ có nhiều sự ảnh hưởng khác nhau. Thư chỉ cố gắng làm sao luôn nhẹ nhàng, hạn chế tối đa việc đánh mắng mà vẫn làm bé biết nghe lời. Mình cho rằng sự đánh mắng sẽ tạo nên cho con mình một tính cách nóng nảy và bạo lực.




Nghe Mạc Anh Thư kể chuyện lần đầu làm mẹ 4


Gia đình nhỏ của Anh Thư – Huy Khánh

Nhưng có vẻ Thư chú trọng dạy con nhiều hơn nuôi thì phải. Bé Cát có vẻ hơi còi?




Ấy, không phải mình tự hào đâu, nhưng bé Cát “chắc” lắm đó. Cát đã ngừng ti Mẹ lúc gần 10 tháng, vì có thời gian bé rất lười ăn, lười bú. Thêm vào đó, thời điểm này sữa của Thư cũng đã trong. Mình lo không đủ chất cho con nên ngừng cho Cát ti mẹ mà chuyển cho con sang uống sữa ngoài.


Cát từ nhỏ đã lười ăn nhưng hiện tại thì trộm vía khá hơn, bé thích uống sữa và đã biết tự đòi sữa khi thèm lúc 15 tháng. Tuy bé không được bụ bẫm và to con nhưng trộm vía cứng cáp, có lẽ do từ nhỏ đã “bụi đời” sớm. Lúc Cát được hơn 5 tháng, vợ chồng mình bắt đầu cho bé đi chơi xa và từ nhỏ mình cũng không quá chăm chút cho bé 1 cách thái quá nên dường như bé có sức đề kháng khá tốt, ít ốm.


Nghe Mạc Anh Thư kể chuyện lần đầu làm mẹ 5



Nghe Mạc Anh Thư kể chuyện lần đầu làm mẹ 6


Vậy anh Khánh có chia sẻ việc chăm con với Thư không?



Có mỗi điểm này, Thư tự nhận mình không hiện đại cho lắm (cười). Với mình, việc chăm con là việc của phụ nữ từ xưa rồi mà. Huống chi bây giờ anh ấy quá bận rộn nên không có thời gian chăm sóc con cái là chuyện dễ hiểu, vả lại anh ấy tin vào cách chăm và dạy con của Thư nên không xen vào dù có thời gian, có thể coi đây cũng là 1 lý do rất hợp lý khi anh ấy lười (cười). Thường thì anh Khánh chỉ chơi đùa với con khi rảnh rỗi. Anh là một ông bố yêu con, chiều con nên có lẽ vì vậy mà Cát quấn bố hơn là mẹ.


Nếu được tự nhận, Thư nghĩ mình là một người mẹ như thế nào?



Với Thư, con và anh Khánh là hai điều quan trọng nhất suốt cuộc đời, và đó cũng là điều để Thư nhìn và phấn đấu. Từ khi có Cát, Thư thấy minh mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn, trách nhiệm với bản thân và hành động hơn. Nếu được tự nhận, Thư chỉ nghĩ mình là một người mẹ hết lòng với con như bao bà mẹ khác.


Cảm ơn Thư về những chia sẻ rất thú vị. Chúc tổ ấm nhỏ bé của bạn mãi mãi hạnh phúc!








Tham khảo tuyệt chiêu dạy bé với kỷ luật không nước mắt của mẹ Hoàng Nguyên.

Nghe Mạc Anh Thư kể chuyện lần đầu làm mẹ 7


Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Vũ Phương Thảo (29 tuổi, Hà Nội) là một người phụ nữ năng động Ngoài công việc truyền thông, chị còn nổi tiếng trên cộng đồng mạng bởi những “chiêu” chăm con liều lĩnh của mình.

















Profile:


Tên mẹ: Vũ Phương Thảo



Tên bé lớn: Nguyễn Vũ Minh Hà – tên ở nhà Thỏ – sinh năm 2010


Tên bé út: Nguyễn Vũ Minh Ngọc – tên ở nhà Cáo – sinh năm 2012

















Khác với quan điểm của đại đa số các bà mẹ là cần mềm mỏng với con nhỏ nhưng chị Thảo sẵn sàng dạy con bằng nước mắt và roi vọt nếu cần thiết. Ngay từ khi kết hôn và có bầu bé Thỏ, vợ chồng chị đã xác định là sẽ “Không ông bà – Không giúp việc” để cả hai cùng cố gắng vì gia đình nhỏ.
Hiện tại, bé Thỏ đã 38 tháng, đang trong giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 3”. Chị bảo, bé khá bướng bỉnh và ngang ngạnh, tuy nhiên lại rất tình cảm, nhường nhịn và có chút nhút nhát. Ở tuổi này bé bắt đầu hình thành tính cách khá rõ ràng: yêu/ ghét – mà không để người lớn áp đặt như khi còn bé, do đó với Thỏ, chị phải tập trung dạy nhiều hơn là nuôi như thời kỳ trước đây.


Bé Cáo mới 13 tháng, đang trong giai đoạn học ăn, học nói, tập đi, tập chạy, mọi thứ đều rất mới mẻ và thú vị đối với bé. Tính cách Cáo mạnh mẽ và kín đáo hơn chị, nhưng cũng ghê gớm, sắc sảo hơn.


Bà mẹ liều lĩnh từng dùng kim đâm vào đầu ngón tay con 1
Gia đình chị Phương Thảo.


Bà mẹ liều lĩnh từng dùng kim đâm vào đầu ngón tay con 2
Hai bé Thỏ (phải) và Cáo (trái).




Hai bé tuổi sát nhau như vậy, chắc bạn phải “luôn chân luôn tay” chứ?


Cũng không hẳn, vì mình rèn con “tự phục vụ” từ sớm nên bản thân cũng không quá tải. Bạn Thỏ biết tự xúc ăn từ lúc 15 tháng, giờ bé tự đánh răng, rửa mặt, đi giày dép, khoác ba lô đi học mỗi sáng, bé luôn có khả năng sáng tạo trò chơi, tự ăn, tự ngủ, mà không cần bố mẹ… Bé Cáo 13 tháng cũng tự ăn một vài đồ mềm như sữa chua, phô mai… Khi ăn, bé tự ngồi ghế ăn. Bé ăn 1 mình và tự hút nước trong bình khi khát. Các bé cũng tự chơi trong khi mẹ bận nấu cơm, dọn dẹp, dù đôi lúc cũng tranh giành, cãi vã.


Bà mẹ liều lĩnh từng dùng kim đâm vào đầu ngón tay con 3
Ai gặp cũng phải bất ngờ về độ độc lập của hai bé.

Bạn rèn kỹ năng này cho hai bé có vất vả không?

Cũng có chút chút, nhưng sau thì rất nhàn. Ví dụ, trong việc cho con ăn, mình để con tự ăn, con được phép bốc thức ăn, nếm thử khi còn nhỏ (từ 10-15 tháng) và phải tự xúc khi trên 15 tháng. Các bé làm rơi thức ăn trên quần áo, di trên nền nhà, bàn ăn… nhiều khi đi dọn còn mệt hơn rất nhiều so với việc ngồi xúc cho con, nhưng mình muốn con được tự lập, được thưởng thức đồ ăn theo cách con muốn.


Trong việc cho con ngủ, mình hạn chế ôm ấp (dù trong lúc chơi, lúc học – mình rất hay tranh thủ ôm con, nói yêu con thật nhiều để con luôn cảm nhận được tình cảm gia đình), hạn chế xoa lưng, hát ru, bế bồng – vì nhà chật nên các con chưa có điều kiện ngủ riêng nhưng luôn nằm ở những góc riêng, tự ôm gối và ngủ.



Ngoài ra, mình còn dạy các con làm việc nhà. Bạn Thỏ từ lúc 2 tuổi, luôn được làm việc nhà cùng mẹ, dù đó là việc gì. Mẹ nấu cơm, bạn sẽ rửa rau (dù sau đó, bạn ướt từ đầu tới chân, mẹ phải dọn nhà, lau nhà, tắm cho bạn, và cả nhà phải ăn rau nát), mẹ quét nhà thì bạn vác giẻ theo lau (dù không ít lần bạn ngã vì trơn, nhà lau bẩn hơn cả chưa lau), mẹ làm bánh thì bạn ấy nhào bột (mất ½ số lượng bột rơi vãi lung tung, hoặc bột đổi màu vì tay bạn vày vò…) nhưng bước qua các giai đoạn bạn nghịch, phá, chơi, thì giờ bạn Thỏ đã giúp được mẹ khá nhiều việc. 


Hiện tại bạn Thỏ có thể nhặt rau, vo gạo cho mẹ, dọn nhà, dọn đồ chơi, cho quần áo bẩn vào máy giặt, cùng mẹ dọn mâm, rửa bát, xếp bát, giúp mẹ vứt rác, lấy bỉm, lấy đồ ăn cho em, giúp mẹ trông em khi mẹ bận… nói chung Thỏ là 1 trợ thủ đắc lực không thể thiếu của mình.



Theo bạn, điều quan trọng nhất để rèn cho bé tính tự lập và chia sẻ việc nhà với cha mẹ là gì?


Để con tự lập và cùng chia sẻ việc nhà với mẹ, theo mình, mẹ phải học cách kiên nhẫn. Không còn cách nào khác ngoài việc mẹ phải kiên trì dọn dẹp hậu quả mỗi khi con thực hiện công việc thì ít và bày bừa, làm bẩn thì nhiều. Sau một vài lần hướng dẫn con làm, và 5 – 7 lần dọn cho con, cứ kiên trì, sẽ đến lúc con làm được nhiều việc thực sự giúp đỡ mẹ!


Bà mẹ liều lĩnh từng dùng kim đâm vào đầu ngón tay con 4
Là người bận rộn nhưng Thảo luôn ưu tiên gia đình là số 1.


Hai nàng công chúa đều còn nhỏ, chắc tị nạnh nhau ghê lắm, phải không Thảo?


Có chứ, nhưng với cả hai bé, tiêu chí của mình bao giờ cũng là công bằng, vì hai con chỉ cách nhau 25 tháng, Thỏ phải làm chị quá sớm và Cáo có chị quá nhỏ tuổi nên cả hai con phải chia sẻ với nhau rất nhiều thứ và nhiều nhất là sự chăm sóc của mẹ.

Làm sao để bạn luôn đảm bảo tính công bằng đó?


Công bằng không có nghĩa là ngang như nhau. Với mình, công bằng là lớn phải biết nhường nhịn và bé không được đành hanh.


Khi chịThỏ đánh và giằng đồ chơi của Cáo. Mình làm lại điều đó với Thỏ, để con hiểu: “Con lớn hơn em, con đánh được em, thì mẹ lớn hơn con, cũng sẽ đánh con như thế. Con có đau không? Con đau thì em cũng đau”. Ngược lại, khi em Cáo đành hanh, đánh chị, em cũng bị mẹ phạt.


Bạn không nghĩ rằng con quá nhỏ để hiểu điều đó? Và như vậy là hơi khắt khe với bé? Có thể cũng những phương pháp khác mềm mỏng hơn cơ mà. “Kỷ luật không nước mắt” chẳng hạn?



Mình nghĩ mỗi bà mẹ đều có 1 phương pháp riêng phù hợp với từng bé, rất khó để có một công thức chung cho tất cả các bé, vì các con là những cá tính khác nhau, nhưng thể chất và tinh thần khác nhau. Mình luôn cố gắng học hỏi các phương pháp và thử nghiệm với các con, xem phản ứng tích cực hay tiêu cực để điều chỉnh.


Bà mẹ liều lĩnh từng dùng kim đâm vào đầu ngón tay con 5
Tổ ấm của nhà Thỏ Cáo

Mình ủng hộ “dạy con không nước mắt” nhưng vẫn phải có nước mắt khi cần thiết. Mình nhớ, có lần con nghịch điện, dù tất cả các ổ điện con có thể với tới mình đều đã bịt kín, mình đã dặn con nhiều lần, nhưng khi đó bé hơn 2 tuổi, tò mò vô cùng, cứ cố cậy cái bịt điện ra – mình không ngần ngại lấy 1 cây kim, châm vào ngón tay bé, 1 giọt máy chảy xuống – bé rất khóc to – mẹ đẻ mình lúc đó đang qua chơi, bà sợ quá, chay ra định ôm cháu, nhưng mình cản ngay: “Bà để con dạy cháu, nếu không lần sau cháu sẽ nghịch điện tiếp, thì đâu chỉ là chảy máu tay, mà còn có thể mất tính mạng”.

Với mình, đòn roi không phải là cách để dạy con, nhưng là công cụ khi cần để con hiểu, khi con làm sai, đặc biệt với những trường hợp nguy hiểm (như nghịch điện, leo trèo lan can,…) thì con phải bị phạt. Những việc mình làm cứ từ từ, vừa thực hiện vừa nghiệm lại xem nên duy trì hay thay đổi.


Từ chuyện này, mình cũng mang tiếng “dã man” trong nhà (Cười). Cũng may, về sau, bé không bao giờ còn sờ vào những ổ điện nữa.



Bà mẹ liều lĩnh từng dùng kim đâm vào đầu ngón tay con 6

Tất cả những chia sẻ đó có lẽ bạn có thể hiểu được rằng, mình đã có những lúc mệt mỏi vô cùng vì phương pháp dạy con khác với quan niệm các cụ nhiều. Nhưng rất may mắn là ông xã mình thì yêu con vô cùng, rất chịu khó học, đọc sách, báo về phương pháp dạy con. Anh rất thích chơi với con, dù rằng toàn phải chơi các trò nấu ăn, búp bê rất con gái. Có thể nói anh là 1 người bố khá chuẩn mực, hết giờ làm là về đón con, chơi với con cho vợ nấu cơm, dọn mâm bát và đôi khi rửa bát giúp vợ khi vợ mệt, rồi lại cùng vợ chơi với con, học với con buổi tối. 



Cảm ơn những chia sẻ rất thú vị và đáng yêu của mẹ Thỏ Cáo!






Cùng nghe Hoàng My – giáo viên dạy đàn piano chia sẻ cách dạy con

Bà mẹ liều lĩnh từng dùng kim đâm vào đầu ngón tay con 7

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Một trong những cách dạy con ngoan là cha mẹ cần biết nói chuyện với bé. Cách bạn giao tiếp với con cũng chính là thói quen bé dùng để nói chuyện với người khác.Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn dạy con biết vâng lời:


1. “Khi nào… thì”


“Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”. Từ “khi nào” ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ “nếu”.


2. “Chân trước, miệng sau”


Thay vì đứng ở xa, hét lên: “Tắt tivi đi Mít, đến giờ cơm rồi”, bạn có thể đi vào căn phòng nơi bé đang xem tivi, tham gia với sở thích của bé trong vài phút. Sau đó, thương lượng để bé tắt tivi, đứng dậy ăn cơm. Được mẹ tâm lý sẽ giúp bé thích làm theo yêu cầu của mẹ mà ít chống đối hơn.


3. Hãy cho bé lựa chọn

“Con thích thay đồ ngủ hay đánh răng trước” hoặc “Con thích mũ màu đỏ hay mũ màu xanh?”.


4. Đừng hỏi khó


Bé càng ít tuổi thì yêu cầu của mẹ phải càng ngắn và đơn giản. Hãy xem xét mức độ hiểu biết của bé nhà bạn dựa trên độ tuổi. Ví dụ, lỗi phổ biến của cha mẹ là hỏi bé 3 tuổi: “Sao con làm thế?” (đôi khi người lớn còn không thể biết vì sao). Thay vào đó, hãy hỏi: “Kể cho mẹ xem con đã làm gì?”.


5. Trực tiếp


Trước khi bạn yêu cầu bé làm việc gì, bạn hãy ngồi xổm để tầm mắt của mẹ ngang với tầm mắt của bé. Như thế, bạn mới thu hút được sự chú ý của con. Đồng thời, cách này còn giúp bé tập trung vào những điều mẹ sắp nói. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn con bằng ánh mắt giận dữ vì như thế, bé sẽ sợ hãi tới mức chẳng dám nhìn vào mắt mẹ.


13 cách nói để con nghe lời răm rắp 1
Bé từ 3 tuổi đều tiếp thu tốt những gì bạn đề nghị nhưng bạn vẫn cần nhắc nhở bé. (Ảnh minh họa)

6. Gọi tên


Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên; chẳng hạn: “Ben, lấy hộ mẹ cái cốc”.


7. Nguyên tắc từng câu một


Nghĩa là bạn chỉ nên yêu cầu con làm một việc một lúc. Bạn càng “dông dài” với các yêu cầu, bé nhà bạn càng có xu hướng “giả điếc”. Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện.
 
8. Hãy đơn giản


Cần sử dụng câu ngắn với ngôn ngữ mà bé hiểu được. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé. Khi nói với bé, bạn cần chắc là bé đã hiểu rõ.


9. Để bé nhắc lại yêu cầu của mẹ


Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.


10. Đưa lợi ích để bé không từ chối


Bạn có thể phải cãi cọ với bé 2-3 tuổi nhà mình về việc chọn quần áo nhưng nếu bạn gợi ý: “Con mặc áo dài tay này vào và mẹ con mình sẽ ra ngoài chơi” thì mọi chuyện sẽ khác. Đưa ra lợi ích cho bé khiến yêu cầu của mẹ có sức nặng hơn. Đó là lý do bé không muốn từ chối mẹ.
 
11. Hãy tích cực


Thay vì nói: “Không làm ồn ở đây”, bạn có thể gợi ý: “Con hãy về phòng mình vui chơi đi”.


12. Bắt đầu “chỉ thị” của bạn với “mẹ muốn”


Thay vì “Bỏ con dao xuống”, hãy nói “Mẹ muốn con bỏ dao xuống”; thay vì: “Hãy cho Sam mượn đồ chơi”, bạn nói: “Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi”. Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.


13. Sử dùng “Khi con… mẹ cảm thấy… bởi vì…”


Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”.



Làm sao để con không còn giả vờ như không nghe thấy những gì cha mẹ nói mà thay vào đó là “mẹ nói nghe luôn”? Dưới đây là 6 ý tưởng tuyệt vời giúp con luôn nghe lời.
13 cách nói để con nghe lời răm rắp 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN