Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Những biểu hiện của trí tuệ thông qua sự kết hợp hữu cơ của trí tuệ ngôn ngữ, tư duy vận động thân thể, tư duy logic toán học, trí tuệ không gian, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ giao tiếp và trí tuệ tự nhiên…chứng tỏ bé có một tư duy tốt .
Trong giai đoạn này, bố mẹ sẽ được chứng kiến nhiều thứ đầu tiền của trẻ: bước đi đầu tiên, nói những từ đầu tiên, nỗ lực tự lập đầu tiên…vậy để hoàn chỉnh trí tuệ cho bé cha mẹ nên tham khảo bài viết dưới đây.



1.Khả năng tư duy

Tư duy của trẻ nhỏ bắt đầu phát sinh ở thời kỳ này. Đặc điểm chủ yếu về tư duy của trẻ từ 1 đến 3 tuổi là nó hành động theo trực giác, tức là khi mắt có cảm nhận với sự vật nào đó thì trẻ tự có hành động gắn liền ngay, tư duy được thực hiện qua các thao tác vì vậy để phát triển tư duy , phát triển trí tuệ của trẻ bố mẹ cần để ý kỹ hành động , cử chỉ , lời nói ..

2..Khả năng tập trung

Ở độ tuổi này sẽ bắt đầu hình thành nơi trẻ mầm mống của “chú ý có ý thức”.

Còn “chú ý vô thức” đã có tiến bộ vượt bậc. Điều đó giúp bé có thể tập trung chú ý trong thời gian dài vào một vật gì đó. Chỉ chú tâm vào trò chơi đó mà không lưu tâm, chú ý đến lời nói và hành động của người xung quanh.

Trẻ có thể chơi một mình với đồ chơi khoảng 30 phút, sau khi chơi chán thì sẽ ném đồ chơi đó đi.
3 . Tưởng tượng

Thời kỳ 12-18 tháng, hình thái ban đầu của tưởng tượng xuất hiện. Tưởng tượng là từ dùng để chỉ một hoạt động tổng hợp, phân tích có tính sáng tạo từ một biểu hiện có sẵn.


4.Ghi nhớ

Trí nhớ của trẻ cũng phát triển tốt hơn. Ký ức non nớt giúp trẻ có thể nhớ được một vài bài thơ, câu chuyện đơn giản, ngắn gọn.

Thực ra đối với trẻ, cái dễ nhớ nhất vẫn là những ấn tượng mạnh mẽ hoặc những sự thể mang đậm màu sắc tình cảm.

Thông thường, một sự việc nào đó chỉ được ghi nhớ trong vài ngày có thể chục ngày hoặc không lưu lại ấn tượng gì cả.

5.Vận động

Nhiều trẻ có thể tập đi được từ khi tròn 12 tháng nhưng cũng có nhiều trẻ chậm hơn.

Trẻ 15 tháng chập chững đi không cần trợ giúp, biết đẩy xe, đứng lên, ngồi xuống, chơi xếp gỗ đơn giản.

18 tháng, hầu hết các trẻ đều biết đi, thậm chí cả biết chạy. Trẻ đã có thể vịn leo cầu thang, chơi chung trò chơi trong nhà có tổ chức như nắm đuôi áo nhau chơi trò “đoàn tàu tí hon”.

Khi khả năng giữ thăng bằng và phối hợp động tác đã nhuần nhuyễn, bé sẽ học cách đi giật lùi, tập chạy.

Trẻ cũng phát triển tốt hơn các kỹ năng vận động tinh tế và phối hợp: có thể cầm bút chì, vẽ nguyệch ngoạc lên giấy, xếp chồng các khối gỗ từ loại nhỏ đến to, có thể cầm thìa múc đồ ăn.

6.Ngôn ngữ

Vốn từ vựng phát triển rất nhanh, trẻ có thể hiểu và nói các từ đơn thậm chí những câu đơn giản như gọi bố mẹ, diễn đạt yêu cầu, chào khách.

Nếu được chỉ bảo, trẻ sẽ nhanh chóng nắm được tên các đồ vật, phân biệt được to nhỏ, khoảng cách, nông sâu, có khái niệm về thời gian.


Trẻ đã bắt đầu có thể phân loại các đồ vật vào các nhóm. Ví dụ như: bé biết con gà và con vịt giống nhau là cùng có cánh và lông. Trẻ cũng có ý niệm về sự sở hữu, ví dụ nhận biết được áo của bố, áo của mình, giầy của mẹ...

Lúc này, trẻ thường thích thú với các trò chơi “giả vờ”, đặc biệt là “giả vờ” nói chuyện trên điện thoại. Bố mẹ sẽ có dịp quan sát con của mình cầm điện thoại lên và nói bập bẹ như có người ở đầu dây bên kia thật.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét