Hiển thị các bài đăng có nhãn cham soc be. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cham soc be. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

  1. Sữa cho trẻ dưới 1 tuổi:

  2. Sữa dành cho trẻ sanh non nhẹ cân: nếu trẻ có cân nặng dưới 2.500g, bạn nên sử dụng nhóm sữa này để nuôi trẻ.

– Chứa protein, vitamin và khoáng chất cao phù hợp cho trẻ sanh non.



– Năng lượng cao hơn so với sữa bình thường (0,7-0,75Kcal/ml so với 0,67Kcal/ml)


Ngoài ra , ở những nước đã phát triển còn có dạng sữa mẹ đóng hộp được bổ sung thêm vi chất.


  1. Sữa công thức dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi:

– Loại sữa này phù hợp cho trẻ sơ sinh (có cân nặng lúc sanh trên 2.500g) tới sáu tháng tuổi vì dễ tiêu hóa và có tỉ lệ canxi/photpho = 2:1, tỉ lệ này tối ưu cho thận của trẻ nhỏ và tăng cường hấp thụ canxi.


– Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khi trẻ bú được 150ml/kg cân nặng/ngày.


  1. Sữa dành cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Trẻ sau 6 tháng tuổi cần được cho ăn giặm đa dạng với đầy đủ bốn nhóm thực phẩm gồm chất béo, tinh bột, đạm, rau và trái cây. Sự tăng cân của trẻ không còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sữa như trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trẻ chỉ cần bú 500-800ml sữa/ngày là đủ, phụ thuộc vào cân nặng hiện tại của trẻ.


  1. Sữa dành cho trẻ trên 1 tuổi

Có thể chia ra loại trên 3 tuổi và trên 6 tuổi do tùy theo nhu cầu ưu tiên chất dinh dưỡng theo lứa tuổi như nhiều canxi hơn, nhiều chất giúp tăng cường chống nhiễm khuẩn hơn, nhưng nói chung thì tương đối không khác nhau nhiều và sự lựa chọn không cần chặt chẽ quá do trẻ còn ăn thêm nhiều thực phẩm khác nữa. Trẻ cần uống khoảng 300-500ml sữa/ngày.


III. Nhóm sữa dành cho các nhu cầu đặc biệt


  1. Nhóm không có đường lactose:

Nhóm sữa này thường dùng cho trẻ có ruột bị kích thích, đầy hơi, tiêu lỏng do nhạy cảm với đường lactose. Dựa vào nguồn đạm có trong sữa, nhóm này được phân làm hai loại: Gốc động vật và Gốc thực vật.


  1. Sữa thủy phân:

Sữa không chứa đường lactose và protein sữa bò đã bị thủy phân nên dễ tiêu hóa dùng cho trẻ bị dị ứng sữa bò: Nutramigen, Pregestimil và Alimentum. Ngoài ra, có thể dùng cho trẻ từ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống bất cứ loại gì hoặc uống sữa bị đau bụng, không dung nạp được thức ăn do tiêu chảy nặng kéo dài, bệnh lý mổ cắt ruột nhiều, suy dinh dưỡng dạng teo đét.


Nếu gia đình bạn có tiền căn dị ứng thức ăn hoặc trẻ bị dị ứng sữa bò, bạn nên chọn sữa đậu nành hoặc sữa thủy phân nếu trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Tuy nhiên cũng có một số trẻ dị ứng sữa bò có phản ứng dị ứng chéo với sữa đậu nành.


  1. Sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản:

Một số sữa công thức có bổ sung thêm tinh bột gạo (ví dụ như Enfamil AR), hoặc bổ sung thêm chất gôm thiên nhiên có đặc tính làm đặc sữa giúp giảm nôn và nuôi dưỡng các vi khuẩn có ích trong ruột, làm tăng thể tích và độ dẻo của phân, ngăn ngừa táo bón và các cơn đau co thắt (ví dụ như Frisolac Comfort).


  1. Nhóm sữa không chất béo:

Sữa không chất béo chứa ít năng lượng và không chứa cholesterol thường được sử dụng cho đối tượng có nhu cầu canxi nhưng không muốn tăng cân hoặc cần kiêng chất béo như trong bệnh lý rối loạn chuyển hóa lipid, cholesterol cao, tiểu đường hoặc do kém hấp thu chất béo như bệnh lý gan mật, tiêu hóa.


Khi đã chọn xong loại sữa, bạn cần chú ý những vấn đề sau:


– Xem thời gian sử dụng trên nhãn sữa.


– Pha chế sữa đúng theo hướng dẫn được ghi trên nhãn sữa vì nếu pha sữa đặc có thể dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải và tổn thương thận của trẻ, ngược lại nếu pha sữa lỏng sẽ làm trẻ ảnh hưởng sự tăng trưởng của trẻ và có thể gây suy dinh dưỡng.


– Phải rửa tay trước khi cầm vào bình sữa và khi cho trẻ bú.


– Cần tiệt trùng bình sữa trước khi pha chế.


– Sau khi trẻ đã bú xong nên đổ bỏ phần sữa còn thừa lại vì vi trùng trong nước bọt của trẻ sẽ sống và tăng sinh trong phần sữa đó.


Không nên:


– Ủ hoặc để tủ lạnh sữa đã được pha mà không sử dụng ngay.


– Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì nhiệt độ của sữa có thể rất cao mặc dầu bình sữa khi bạn chạm vào không nóng.


– Dùng nước rau để pha sữa.

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Những biểu hiện của trí tuệ thông qua sự kết hợp hữu cơ của trí tuệ ngôn ngữ, tư duy vận động thân thể, tư duy logic toán học, trí tuệ không gian, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ giao tiếp và trí tuệ tự nhiên…chứng tỏ bé có một tư duy tốt .
Trong giai đoạn này, bố mẹ sẽ được chứng kiến nhiều thứ đầu tiền của trẻ: bước đi đầu tiên, nói những từ đầu tiên, nỗ lực tự lập đầu tiên…vậy để hoàn chỉnh trí tuệ cho bé cha mẹ nên tham khảo bài viết dưới đây.



1.Khả năng tư duy

Tư duy của trẻ nhỏ bắt đầu phát sinh ở thời kỳ này. Đặc điểm chủ yếu về tư duy của trẻ từ 1 đến 3 tuổi là nó hành động theo trực giác, tức là khi mắt có cảm nhận với sự vật nào đó thì trẻ tự có hành động gắn liền ngay, tư duy được thực hiện qua các thao tác vì vậy để phát triển tư duy , phát triển trí tuệ của trẻ bố mẹ cần để ý kỹ hành động , cử chỉ , lời nói ..

2..Khả năng tập trung

Ở độ tuổi này sẽ bắt đầu hình thành nơi trẻ mầm mống của “chú ý có ý thức”.

Còn “chú ý vô thức” đã có tiến bộ vượt bậc. Điều đó giúp bé có thể tập trung chú ý trong thời gian dài vào một vật gì đó. Chỉ chú tâm vào trò chơi đó mà không lưu tâm, chú ý đến lời nói và hành động của người xung quanh.

Trẻ có thể chơi một mình với đồ chơi khoảng 30 phút, sau khi chơi chán thì sẽ ném đồ chơi đó đi.
3 . Tưởng tượng

Thời kỳ 12-18 tháng, hình thái ban đầu của tưởng tượng xuất hiện. Tưởng tượng là từ dùng để chỉ một hoạt động tổng hợp, phân tích có tính sáng tạo từ một biểu hiện có sẵn.


4.Ghi nhớ

Trí nhớ của trẻ cũng phát triển tốt hơn. Ký ức non nớt giúp trẻ có thể nhớ được một vài bài thơ, câu chuyện đơn giản, ngắn gọn.

Thực ra đối với trẻ, cái dễ nhớ nhất vẫn là những ấn tượng mạnh mẽ hoặc những sự thể mang đậm màu sắc tình cảm.

Thông thường, một sự việc nào đó chỉ được ghi nhớ trong vài ngày có thể chục ngày hoặc không lưu lại ấn tượng gì cả.

5.Vận động

Nhiều trẻ có thể tập đi được từ khi tròn 12 tháng nhưng cũng có nhiều trẻ chậm hơn.

Trẻ 15 tháng chập chững đi không cần trợ giúp, biết đẩy xe, đứng lên, ngồi xuống, chơi xếp gỗ đơn giản.

18 tháng, hầu hết các trẻ đều biết đi, thậm chí cả biết chạy. Trẻ đã có thể vịn leo cầu thang, chơi chung trò chơi trong nhà có tổ chức như nắm đuôi áo nhau chơi trò “đoàn tàu tí hon”.

Khi khả năng giữ thăng bằng và phối hợp động tác đã nhuần nhuyễn, bé sẽ học cách đi giật lùi, tập chạy.

Trẻ cũng phát triển tốt hơn các kỹ năng vận động tinh tế và phối hợp: có thể cầm bút chì, vẽ nguyệch ngoạc lên giấy, xếp chồng các khối gỗ từ loại nhỏ đến to, có thể cầm thìa múc đồ ăn.

6.Ngôn ngữ

Vốn từ vựng phát triển rất nhanh, trẻ có thể hiểu và nói các từ đơn thậm chí những câu đơn giản như gọi bố mẹ, diễn đạt yêu cầu, chào khách.

Nếu được chỉ bảo, trẻ sẽ nhanh chóng nắm được tên các đồ vật, phân biệt được to nhỏ, khoảng cách, nông sâu, có khái niệm về thời gian.


Trẻ đã bắt đầu có thể phân loại các đồ vật vào các nhóm. Ví dụ như: bé biết con gà và con vịt giống nhau là cùng có cánh và lông. Trẻ cũng có ý niệm về sự sở hữu, ví dụ nhận biết được áo của bố, áo của mình, giầy của mẹ...

Lúc này, trẻ thường thích thú với các trò chơi “giả vờ”, đặc biệt là “giả vờ” nói chuyện trên điện thoại. Bố mẹ sẽ có dịp quan sát con của mình cầm điện thoại lên và nói bập bẹ như có người ở đầu dây bên kia thật.

Một vài lí do thời tiết xấu như mưa to , quá nóng nực dễ làm trẻ ốm nên bạn phải để trẻ chơi đùa trong nhà nhưng lại không muốn trẻ lãng phí cả ngày ngồi trước tivi. Vậy thì hãy thử cùng bé chơi những trò chơi lành mạnh dưới đây để cho bé không cảm thấy nhàm chán nhé!



1. Tổ chức dã ngoại trong nhà

Chỉ cần trải một mảnh vải hoặc khăn trải bàn trên sàn nhà, bày đồ ăn thật đẹp và ngồi xuống thưởng thức là bạn đã có một chuyến picnic trong nhà đáng nhớ cho bé. Bạn cũng có thể nhờ bé cùng chuẩn bị đồ ăn để vừa dạy cho bé những kỹ năng cần thiết vừa gắn bó sâu sắc hơn tình cảm gia đình.

2. Cùng trẻ “xây nhà”

“Xây nhà” là một trò chơi rất thú vị giúp bạn rèn cho trẻ tính kiên nhẫn và sự sáng tạo. Hãy để bé chơi ở bất cứ góc nào trong phòng khách hay phòng ngủ có khoảng không gian đủ rộng hay việc sắp xếp nhà cửa theo cách của bé cũng là trò chơi thú vị . Với một vài thùng các-tông, đệm, gối tựa hay bất cứ món đồ nào trong nhà là bạn đã tạo ra được những giây phút vui vẻ bên con rồi đấy. Ban đầu bạn có thể giúp trẻ làm quen với trò chơi nhưng sau đấy hãy để bé tự xây dựng những pháo đài, những ngôi nhà của riêng mình nhé.

3. Đọc sách

Đọc sách là một hoạt động rất bổ ích và đơn giản mà bé có thể thực hiện ngay trong nhà. Bạn có thể tìm cho bé những cuốn truyện ngụ ngôn về những nhân vật mà bé yêu thích. Mỗi độ tuổi đều có những quyển sách phù hợp, vì vậy hãy cho trẻ kết thân với sách càng sớm càng tốt. Điều này cũng giúp bé tránh xa được thói quen nghiện xem tivi trong những ngày rảnh rỗi mà lại giúp bé phát triển kỹ năng đọc và hiểu .

4. Chơi đất nặn

Những thỏi đất nặn đầy màu sắc và dễ dàng tạo hình luôn có sức hút đặc biệt với các bé , đặc biệt hơn nữa là trò chơi này còn giúp bé nhà mình phát triển trí tuệ , giúp bé sáng tạo hơn . Vậy thì tại sao bạn không cùng bé nhào nặn chúng thành những hình khối, những con vật thật đáng yêu nhỉ. Tuy vậy, nhớ nhắc bé rửa tay sau khi nặn đất để giữ vệ sinh thật sạch nhé.

5.Mở nhà hàng

Chuẩn bị tạp dề, xoong chảo, thìa dĩa và một số thực phẩm đồ chơi để giúp bé mở một nhà hàng của riêng mình. Sau đó hãy trở thành thực khách để bé phục vụ và nấu ăn cho bạn. Bạn cũng có thể để bé rủ thêm một vài người bạn hàng xóm sang chơi cùng để cửa hàng được “đông khách” nhé.


6. Làm đồ thủ công

Một hoạt động vui vẻ khác mà trẻ có thể chơi ở nhà là làm đồ thủ công. Trò chơi này giúp kích thích sự sáng tạo và khuyến khích trẻ quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật. Có rất nhiều sản phẩm thủ công phù hợp với độ tuổi của các bé. Đối với các bé nhỏ bạn có thể hướng dẫn bé vẽ tranh, tô màu, cắt dán giấy… Với các bé lớn hơn, bé có thể may vá, lắp ráp mô hình hay chế tạo đồ vật từ phế liệu.

7.  Bowling

Bowling là một hoạt động gây hứng thú không chỉ cho người lớn mà với cả trẻ em. Giữ lại lõi giấy toilet hoặc những vỏ chai, vỏ lon để làm “nguyên liệu” cho trò chơi này. Sau đó, hãy cùng bé lăn bóng và thi xem ai làm đổ nhiều chai hơn nhé.