Hiển thị các bài đăng có nhãn sau khi sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sau khi sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Mai Anh – mẹ Việt đang sống và sinh con ở Úc chia sẻ thêm 18 điều bất cứ người mẹ nào sau khi sinh con cũng muốn biết. 15. Hãy làm theo bản năng của mình. Đôi khi những lời khuyên của người ngoài sẽ không thể áp dụng với bé của bạn. Chỉ bạn mới biết điều gì tốt nhất cho con bạn mà thôi.


16. Tranh thủ ngủ bất cứ khi nào bé ngủ sẽ giúp bạn có năng lượng làm nhiều việc khác.


17. Nên tham gia những lớp học về nuôi con bằng sữa mẹ. Bạn sẽ không băn khoăn mình cho con bú có đúng cách không.


Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P2) 1

18. Điện thoại thông minh giờ đã rất phổ biến. Hãy dùng chúng để ghi lại những cột mốc trong cuộc đời của bé.


19. Lập ra một trang blog, có thể là Facebook cho bé và đăng những hình ảnh, nhớ chú thích ngày chụp bức ảnh đó. Đó là cách lưu giữ tốt nhất những kỉ niệm cho bé.


20. Chiếc máy hút sữa chạy bằng điện đã giúp tôi rất nhiều, đặc biệt là trong những ngày đầu mới từ bệnh viện về. Sử dụng chiếc máy này rất dễ dàng, nhanh chóng, không tốn sức và nhờ nó, sữa về rất nhanh. Tôi đã vắt sữa từ những cữ mà bé không bú rồi để tủ lạnh, đến đêm, chồng tôi có thể hâm lại và cho bé bú thay tôi.


21. Đừng bao giờ tỏ ra mệt mỏi mỗi ngày vì chăm bé, bạn sẽ bị ám ảnh vì điều đó. Tốt hơn hết bạn hãy sắp xếp công việc thật rõ ràng, khoa học và luôn giữ tinh thần vui vẻ.


22. Chuẩn bị sẵn một túi gồm 15 bộ quần áo của bé, 20 chiếc bỉm và giấy ướt. Bạn hãy để sẵn chiếc túi này trong xe phòng trường hợp khẩn cấp bạn phải ra ngoài hoặc khi bạn đang cho bé đi dạo mà thời tiết thay đổi.


23. Tham gia một lớp học về chăm sóc trẻ sơ sinh. Bạn nên biết ngay cả với những người thông minh nhất thì cũng cần phải học những điều cơ bản nhất về chăm sóc trẻ. Ngoài ra, chồng bạn cũng có thể học được nhiều điều từ lớp học này.


24. Tôi có một lời khuyên nhỏ trong việc xử lý khi con khóc. Nếu bạn đã làm mọi thứ: cho ăn, tắm táp sạch sẽ, thay bỉm, quấn chặt mà đứa trẻ vẫn khóc, bạn hãy để bé trong cũi, để 1 mình trong phòng còn bạn thì ra ngoài. Hãy cứ tỉnh táo, mặc kệ tiếng khóc của trẻ trong 5 phút rồi sau đó mới vào dỗ. Bạn sẽ có 5 phút để trấn tĩnh lại tinh thần và dần dần, bé nhà bạn sẽ được rèn luyện không nên quấy khóc nhiều.


Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P2) 2

25. Tôi biết bạn rất mệt mỏi, nhưng hãy tận hưởng quãng thời gian này bằng nụ cười. Bạn cần nhớ sinh con là một điều tuyệt vời và bạn đã sinh ra một thiên thần.


26. Tắc tia sữa rất dễ xảy ra, bạn đừng lo lắng. Bạn nên mát xa bầu ngực dưới làn nước ấm của vòi sen và dùng tay vân vê nhẹ. Bạn cũng có thể làm điều này ngay từ những tháng gần sinh. Máy hút sữa cũng giúp bạn giải quyết vấn đề này.


27. Để bé ợ hơi rất quan trọng, nó giúp bé dễ tiêu hóa hơn, không bị đầy hơi, đau bụng và giảm thiểu việc nôn trớ sữa. Bạn hãy bế bé thẳng ấp vào vai mẹ, vuốt ngược lưng và úp tay vỗ nhẹ vào lưng bé.


28. Trẻ rất hay nằm úp khi ngủ. Hãy nhớ theo dõi và trở mình bé để tránh bé bị ngạt thở – nguyên nhân lớn nhất gây ra chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).


29. Để trẻ bị nóng quá cũng là nguyên nhân thứ 2 của SIDS. Bạn nên nhớ nguyên tắc: mặc cho trẻ nhiều hơn người lớn 1 lớp quần áo. Nếu bạn thấy thoải mái khi mặc quần short với áo phông cộc tay thì em bé chỉ cần mặc 1 bộ quần áo dài thoáng mát.


30. Tiếp xúc da thịt trực tiếp giữa mẹ và bé sẽ giúp tăng sự gắn bó giữa 2 mẹ con, đồng thời đây là cách giữ ấm bé rất tốt.


31. Bạn cần chuẩn bị tinh thần: việc cho con bú sẽ chiếm hầu hết thời gian của bạn. Trong 2 tháng đầu, các cữ bú chỉ cách nhau 2 tiếng vì lượng sữa mỗi lần bé bú rất ít.


32. Làm mẹ là một điều tuyệt vời và dù có cho cả hành tinh này tôi cũng không đánh đổi. Mặc dù vậy, hãy nhớ dành thời gian dù ít ỏi làm điều gì đó cho chính mình. Cho dù đó chỉ là ngâm mình trong bồn tắm, đọc 1 cuốn tạp chí yêu thích hoặc sơn màu móng tay thịnh hành nhất năm nay… Khi bạn không thấy tự tin về chính bản thân mình thì bạn còn chưa được gọi là “nghỉ ngơi”.



Bạn có thể xem thêm phần 1 những điều chia sẻ của mẹ Mai Anh sau khi sinh tại đây.
Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P2) 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Mai Anh – mẹ Việt đang sống và sinh con ở Úc sẽ chia sẻ với các mẹ những kinh nghiệm quý báu để vượt qua những khó khăn sau khi sinh.

Trước khi sinh ra cô con gái bé nhỏ của mình, tôi nghĩ mình đã sẵn sàng cho việc làm mẹ. Tôi nghĩ rằng giặt giũ tất cả quần áo, bày trí căn phòng của bé và đóng gói đầy đủ tã lót, chờ ngày đến bệnh viện là đã đầy đủ. Tuy nhiên, cái cần nhất mà tôi lại thiếu đó là kiến thức của một bà mẹ trẻ. Tôi chủ quan cho rằng đó chỉ như một cuộc dạo chơi ở công viên. Nhưng thật ra đó là một cuộc chạy đua nước rút và tai hại là tôi không xác định được phương hướng trong cuộc chạy ấy.


Sau đây là những điều bạn cần biết  để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh:


1. Những ngày ở bệnh viện, sẽ có rất nhiều bà mẹ mới sinh cùng tình cảnh với bạn: vật lộn với sự đau đớn cơ thể, mệt mỏi với việc chăm bé sơ sinh… Tại sao bạn lại không tâm sự, trò chuyện với họ về những gì đang diễn ra? Điều này sẽ làm mọi người thêm cởi mở và bạn sẽ không cảm thấy cô đơn.


2. Những lời khuyên sản phụ không nên tắm sớm, theo tôi là không đúng. Ở nước ngoài, ngay khi sinh bé 1 ngày, bác sỹ đã khuyên người mẹ nên tắm luôn. Việc tắm rửa hàng ngày là rất cần thiết với bà mẹ sau sinh. Nó khiến bạn sạch sẽ, thoải mái và tràn đầy năng lượng để làm nhiều việc hơn nữa.


3. Ngay từ sớm, hãy dạy trẻ phân biệt ngày và đêm. Nhiều bậc cha mẹ lo ngại ánh sáng của bóng đèn, mặt trời… là quá chói so với mắt trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, lời khuyên hữu ích là nên giữ ánh sáng nhẹ khi em bé ngủ ban ngày và tắt hết đèn khi bé ngủ vào buổi tối. Nhờ đó, bé sớm đi vào quy củ.


Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P1) 1

4. Trầm cảm sau sinh rất dễ xảy ra và đã ảnh hưởng đến nhiều bà mẹ mới sinh trên thế giới. Nếu bạn cảm thấy buồn chán, không còn tin tưởng vào bản thân thì hãy tìm đến nhà tư vấn tâm lý thật sớm. Điều này sẽ giúp những tháng đầu tiên làm mẹ của bạn trở nên “dễ thở” hơn.


5. Luôn thấy rằng những gì mình làm cho con vẫn chưa phải là tốt nhất cũng là một cảm giác tự ti mà bạn sẽ dễ gặp phải và cần sớm loại bỏ.


6. Đừng ngại ngần nhờ chồng của mình. Ban đầu anh ấy có thể rất lo lắng và không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, tin tôi đi, chồng bạn cũng muốn giúp bạn lắm đấy, chỉ tại bạn cứ “Làm sao mà anh làm được.” “Anh sẽ làm con đau mất”… khiến chồng bạn e ngại. Hãy để 2 bố con ở trong phòng, còn bạn yên tâm ra ngoài. Đàn ông không thích bị nhìn ngó khi đang làm việc và rồi bạn sẽ thấy ngạc nhiên về bản năng người bố đấy.


7. Nếu được, hãy hạn chế người thăm hỏi. Lý do là bạn cần được nghỉ ngơi và cũng vì bạn và chồng cần không gian và thời gian riêng. Nên nhớ đó là lý do hoàn toàn chính đáng và cần thiết.


8. Áp lực làm mẹ trong những tuần đầu tiên là rất lớn. Và nếu bạn cần khóc, thì hãy cứ khóc. Tôi đã chọn phòng tắm là nơi xả nỗi buồn của mình. Khóc dưới làn nước ấm của vòi sen sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều sau đó.


9. Hãy chụp ảnh thật nhiều ngay cả khi trông bạn thật bù xù xấu xí. Sau này, khi nhìn lại những bức ảnh đó, bạn sẽ cảm thấy mình đã từng hết lòng vì con và cũng nhờ những bức ảnh đó, đứa trẻ của bạn sẽ thấy biết ơn bạn lắm.


Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P1) 2

10. Luôn quấn chặt bé, để bé thấy yên tâm như vẫn đang trong tử cung của mẹ. Hãy nhờ y tá dạy bạn cách quấn bé, hoặc đơn giản là mua 1 chiếc túi ngủ quấn chặt dành cho bé sơ sinh.


11. Nên tham gia một diễn đàn gồm những người sắp và đang làm mẹ. Bạn cũng có thể tham gia vào nhóm những người đang mang bầu cùng tháng với mình hoặc có con cùng tuổi nhau. Bạn sẽ thấy có nhiều người đồng cảm với mình và dễ dàng chia sẻ.


12. Đừng quên thỉnh thoảng có những cuộc hẹn với chồng. Có con, bạn thường xuyên trong tình trạng mất ngủ, tóc rối, không trang điểm… Nhưng cuối tuần, hãy ăn mặc sạch sẽ, xức một chút nước hoa, trang điểm nhẹ nhàng và hẹn chồng đến một quán cafe lãng mạn. Cuộc hẹn chỉ cần trong một tiếng thôi nhưng vẫn là cần thiết. Chồng bạn cần thấy bạn không chỉ là một người mẹ tốt mà còn là một người vợ đáng yêu.


13. Thường xuyên ra ngoài rất tốt cho sức khỏe và tinh thần của hai mẹ con. Bạn cần trang bị xe đẩy hoặc ghế ngồi ô tô để việc đi dạo của hai mẹ con thuận tiện hơn.


14. Đầu tư vào 1 hệ thống theo dõi đặt ở phòng bé sẽ giúp bạn bớt lo lắng và mệt mỏi hơn rất nhiều. Với hệ thống này, bạn có thể rèn cho trẻ ngủ 1 mình ngay từ khi bé mới sinh. Bạn không cần nơm nớp, đang đêm chạy vào phòng bé liên tục để kiểm tra. 



Những bức ảnh xúc động về thân hình “xập xệ” của phụ nữ sau khi sinh
Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P1) 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN