Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh nghiệm nuôi con. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh nghiệm nuôi con. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Giáo sư tâm lý học người Mỹ sẽ lý giải cho các mẹ vì sao không bao giờ nên nói những điều này với con.

Nhiều lúc nóng giận, bạn có thể buột miệng nói với con những câu như “Con thật là hư” hay “Nhanh lên, không mẹ bỏ con lại đấy”… Bé sẽ tưởng những lời bạn nói là thật và trở nên sợ hãi. Điều này có thể sẽ gây rối nhiễu tâm lý, thậm chí khiến bé tự ti, mặc cảm với chính bản thân mình.


1. “Sao con không thông minh như anh (chị) con chứ”


Nếu bạn có thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu kỉnh, khó chịu. Giáo sư tâm lý Joe Elliott (Đại học tổng hợp Durham – Hoa Kỳ) khẳng định: “Nếu bạn cố gắng so sánh khiếm khuyết của bé với ưu điểm của các bé khác, bé sẽ nghĩ rằng bản thân mình không bao giờ khắc phục được những yếu điểm đó và không thể trở nên hoàn thiện trong mắt bạn được. Khi đã bị tổn thương, thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa”.


Gợi ý dành cho bạn: Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình thông minh, giỏi giang, ngoan ngoãn tuy nhiên bạn nên học cách chấp nhận thực tế rằng, mỗi bé là một cá thể độc lập. Thay vì so sánh hoặc tỏ ra thất vọng, bạn nên khuyến khích để bé có thể tiến bộ trong khả năng của bé.


2. “Con chờ bố về mà hỏi”

Bé sẽ rất vui nếu được bạn bỏ chút thời gian chơi đồ hàng cùng hoặc bé cũng thích thú muốn khoe bức tranh mới vẽ cho bạn, những lúc ấy, bạn thường gạt đi và bảo: “Con chờ bố về đã, mẹ đang bận”.


Giáo sư Joe chia sẻ tiếp: “Thái độ bất hợp tác này của bạn có thể khiến bé căng thẳng. Bé sẽ nghĩ bạn không còn yêu bé nữa. Thêm vào đó, nếu chồng bạn trở về nhà trong tình trạng mệt mỏi, anh ấy dễ cáu gắt khi bị bé làm phiền. Khi ấy, bé sẽ càng trở nên buồn chán và xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực hơn”.


Gợi ý dành cho bạn: Dù bạn có bận bịu đến mấy, cũng không nên dồn hết trách nhiệm chăm nom bé lên vai người bạn đời. Bạn nên vui vẻ thông báo để bé hiểu rằng, bạn đang dở việc, lát nữa bạn có thể trò chuyện, vui chơi hay xem tranh của bé sau.


14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con 1

3. “Con không nhanh chân lên, mẹ sẽ bỏ con lại đấy”

Với các bé, nỗi sợ hãi lớn nhất là bị cha mẹ bỏ rơi. Đây có thể là câu nói khi bạn muốn thúc giục bé nhưng bé lại tỏ ra sợ hãi thực sự. Joe nói: “Bé sẽ chỉ nhanh chân trong lần đầu bị bạn giục giã, những lần sau, bé sẽ phát hiện ra rằng bạn chỉ ‘nói chơi’, câu hù dọa này của bạn sẽ mất tác dụng”.


Gợi ý dành cho bạn: Nếu muốn bé ghi nhớ và nhanh nhẹn hơn, tốt nhất, bạn có thể đưa ra cho bé vài lời cảnh báo. Nói với bé rằng “Đã đến lúc mẹ con mình phải về nhà rồi” đồng thời dắt tay bé bước theo bạn.


4. “Con thật hư”


Bạn nghĩ nói vậy sẽ giúp bé kiểm soát hành vi của mình và tự sửa chữa những hành vi xấu. Nhưng “thực tế, câu nói này của bạn chỉ khiến bé tin rằng bé hư thật mà thôi” – GS. Joe giải thích.


Gợi ý dành cho bạn: Thay vì nói “Con hư thế” bạn có thể nhẹ nhàng “Mẹ không bằng lòng khi con cư xử như vậy”. Sau đó, bạn có thể gợi ý bé cách thực hiện những hành vi tốt hơn.


5. “Sao con không bao giờ làm theo lời mẹ dặn”

Câu hỏi ngược này của bạn khiến bé có cảm giác lo sợ. Có thể bé đã làm theo những chỉ dẫn của bạn trước đó nhưng kết quả không được như mong muốn.


Gợi ý dành cho bạn: Chỉ rõ cho bé thấy những hành vi sai bé cần sửa chữa thay vì bạn trách mắng bé một cách chung chung như thế. Bạn có thể nhấn mạnh lại những điều bạn yêu cầu bé làm để bé ghi nhớ hơn nữa.


6. “Nếu con không ngoan, mẹ sẽ gọi ma (quỷ) bắt con đi đấy”


Giáo sư Joe khẳng định: “Xét ở một chừng mực nhất định, việc dọa nạt bé cũng mang đến một kết quả tốt tuy nhiên nếu bạn lấy ma quỷ hay những hình ảnh rùng rợn để nói với bé, bé sẽ dễ gặp phải ác mộng khi đi ngủ”. Thay vào đó, nhiều bé sẽ xuất hiện tật nói dối khi mắc lỗi nhằm thoát khỏi sự dọa nạt từ cha mẹ.


Gợi ý dành cho bạn: Những lúc bạn muốn chứng tỏ “quyền lực” của mình với bé, bạn có thể nghiêm mặt lại và lên cao giọng để nhắc nhở bé phải thực hiện một công việc nào đó. Khi biết đây là điều phải hoàn thành, bé sẽ tự giác làm theo đúng yêu cầu của bạn.


7. “Dễ vậy mà con cũng không biết à”


Một trong những cách tệ nhất bạn có thể khiến bé lo lắng là mắng mỏ, chê bai bé. Điều này khiến cho bé cảm thấy sợ hãi, không dám hỏi thêm bạn điều gì nữa vì sợ bạn nổi giận.


Gợi ý dành cho bạn: Bạn nên bình tĩnh chỉ dẫn bé làm lại từ đầu. Khuyến khích để bé tập trung hoàn thành từng phần việc nhỏ một, từ việc dễ đến việc khó, từ những việc đơn giản đến những phần việc phức tạp hơn. Không nên cười chê, chế nhạo nếu chẳng may bé không tự mình làm được. Thay vào đó, bạn nên tạo không khí vui vẻ để bé không bị căng thẳng khi bạn hướng dẫn bé làm một việc nào đó.


8. “Ước gì mẹ chưa bao giờ sinh ra con”


Bé sẽ tin rằng, bạn không muốn làm mẹ của bé thực sự. Thậm chí, nhiều bé sẽ không bao giờ quên được câu nói này của bạn. Hậu quả: Bé sẽ thiếu tự tin vào bản thân mình và luôn hoài nghi “Mẹ không yêu mình”.


Gợi ý dành cho bạn: Nếu bạn có thói quen phàn nàn những câu tương tự khi tức giận bé, tốt nhất, bạn nên nhanh chóng ra ngoài, đợi đến khi bình tĩnh trở lại, bạn có thể trao đổi với bé về những điều bạn chưa hài lòng sau.


9. “Ra ngoài kia xem tivi đi, đừng ở đây hỏi này hỏi nọ nữa”


Có 2 cái hại sau lời nói này:


- Thứ nhất, thời gian tới, bé sẽ khép mình lại, không muốn chia sẻ ý kiến vì lo sợ bạn nổi giận.


- Thứ hai, việc xem tivi ngoài tầm kiểm soát, trên 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày, bé có xu hướng dễ cáu kỉnh, rối loạn tinh thần, khó ngủ…


10. “Ước gì bạn Bin là con mẹ thì tốt quá”


Bin là người bạn thân thiết của bé và có thể đây chỉ là một câu đùa hay câu nói trong lúc bạn giận vì bé hư. Bé sẽ bị tổn thương bởi suy nghĩ: “Mẹ ghét mình, mẹ chỉ yêu bạn Bin thôi”. Từ đó, bé sẽ trở nên mặc cảm, tự tin, so bì, ghen tỵ với bạn Bin.


14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con 2

11. “Con đừng có giống hệt bố như thế, lôi thôi, bẩn thỉu…”

Việc chỉ trích, kể tội xấu của chồng trước mặt bé không mang lại bất kỳ lợi ích nào. Bạn có thể nhắc nhở để bé biết cách thu xếp gọn gàng đồ chơi nhưng tuyệt đối không nên so sánh bé với bất kỳ người thân nào, nhất là với bố. Phản ứng của bé trong tình huống này là dần trở nên ghét bố hoặc bắt chước tính xấu của bố.


12. “Ngu quá! Mẹ đã dạy bao lần mà sao vẫn không biết ngồi bô hả?”


Không phải bé nào cũng ghi nhớ và thực hiện theo đúng các thao tác vệ sinh khi ngồi bô. Phần lớn các bé đến tuổi đi học vẫn cần người lớn giúp đỡ sau mỗi lần đi đại tiện, tiểu tiện. Cho nên, bạn cáu giận với bé như thế sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Nếu muốn bé tiến bộ, bạn nên kiên trì, nhẫn nại và thường xuyên ở bên cạnh để hướng dẫn bé cách “ngồi bô” hiệu quả.


13. “Ồ, được thôi, con cứ ăn nhiều vào cho béo ú lên”

Bé không thể hiểu hết ý nghĩa cảnh báo của bạn với câu nói này. Vì vậy, bạn nên tránh ngôn từ “mát mẻ” khi giao tiếp với bé. Tốt nhất, bạn nên nhẹ nhàng hướng dẫn để bé biết cách chọn lựa đồ ăn tốt cho sức khỏe và tránh xa những loại thực phẩm không an toàn, có thể gây nên tình trạng béo phì…


14. “Có ăn không thì bảo, con mà không ăn là mẹ khâu mồm đấy”


Nếu bạn cứ tiếp tục dọa nạt bé như vậy, bé sẽ bị ức chế tâm lý, cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngoài ra, bạn đã xây dựng ở bé một nối sợ vô hình về ma quỷ. Điều này chỉ khiến bé thêm nhút nhát, e dè, ngại hòa nhập với thế giới xung quanh mà thôi.



Nếu bạn nghĩ rằng tiền bạc, tình dục hay cái chết… là những vấn đề không cần thiết phải dạy con thì bạn đã hoàn toàn sai lầm rồi đấy! Dưới đây 6 điều bằng mọi giá cha mẹ đều phải nói với con.
” target=”_blank”>14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Mát-xa bụng mang lại rất nhiều lợi ích cho bé yêu: ngoài việc giúp cơ thể của bé được cứng cáp, tinh thần thoải mái, còn có tác dụng lớn trong việc chống táo bón, kích thích tuần hoàn và tiêu hóa của bé.



Ai cũng biết mát-xa là sợi dây vô hình gắn kết mẹ và bé sơ sinh. Đó được coi như là một trong những liệu pháp đơn giản nhưng vô cùng tốt đối với sức khỏe của em bé. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng mát-xa có thể giúp bé phát triển và có những ứng xử tốt hơn trong cuộc sống sau này.


Mát-xa mang lại rất nhiều lợi ích cho bé như: giúp bé có nhịp thở đều đặn nhẹ nhàng hơn, thúc đẩy kích thích sự tăng trưởng, đặc biệt đối với sự phát triển của não bộ, nâng cao sự phát triển của hệ thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé, giúp bé thư giãn, giảm các cơn co thắt đào thải phân xu, giảm nhanh đau bụng, táo bón…


Mát-xa là một phương pháp rất tốt cho sức khỏe bé yêu và mát-xa bụng nói riêng cũng vậy, những động tác tưởng chừng như vô cùng đơn giản dưới đây ngoài tác dụng giúp cơ thể bé nhỏ của bé được cứng cáp, tinh thần thoải mái, còn có tác dụng lớn trong việc chống táo bón, kích thích tuần hoàn và tiêu hóa của bé.


Y tá trưởng chuyên khoa Nhi Nguyễn Thị Mến (bệnh viện Việt Pháp) chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình trong vấn đề này như sau:


Chuẩn bị mát-xa cho bé:


Mẹ bé có thể mát-xa cho bé ngay từ khi con mới chào đời. Mát xa mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 4 phút. Trong thời tiết giá lạnh như hiện nay, bạn cần chuẩn bị cho bé một phòng ấm vừa đủ, không khí trong lành, thoáng nhưng kín gió. Trong lúc bạn tiến hành những động tác mát-xa này, bạn có thể bật cho bé nghe những giai điệu du dương: nhạc Chopin, Mozart, Beethoven, dân ca Việt Nam… để bé có thể thả lỏng cơ thể. Lưu ý: Nếu như bé không hào hứng, bé có biểu hiện mệt, muốn ngủ, quấy, bạn có thể tạm dừng hoạt động này chờ tới lúc khác.




Bác sĩ hướng dẫn cách mát-xa giúp bé táo bón đi tiêu tức thì 1

Nên mát-xa cho bé trong phòng kín gió



Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị khăn bông sạch cho bé nằm lên và khăn quấn bé sau khi mát-xa xong, dầu mát xa Baby oil.


Chuyên gia Nguyễn Thị Mến chia sẻ: Một điều không phải mẹ nào cũng biết đó là khi bé bị đầy bụng, chướng hơi do bú sữa bò sớm, mẹ dùng kháng sinh, hoa quả, ăn nhiều đồ chua, thì một hình thức rất đơn giản đó là người mẹ cần cho bé nằm sấp. Nằm sấp cũng khiến bé được ép bụng giúp hơi được đẩy ra ngoài dễ dàng, khiến bụng bé mềm hơn, đỡ bị trướng như trước.


Chuyên gia khuyên cha mẹ cần ăn mặc thoải mái, đảm bảo móng tay đã được cắt ngắn, tay không đeo trang sức dễ khiến da bé bị trầy xước.


Nhiều bà mẹ có chia sẽ những lo lắng của mình rằng khi mát xa cho bé sơ sinh sẽ khiến rốn bé bị đau, chuyên gia Mến cho rằng đây là quan điểm sai lầm, không có khoa học bởi rốn không chứa dây thần kinh vì vậy không có cảm giác đau.


Bên cạnh đó, nhiều người chia sẻ rằng không nên mát-xa nhiều hay dùng kem hỗ trợ giúp bé đi tiêu, họ bảo làm vậy bé sẽ bị quen dạ, nhưng chuyên gia khẳng định không có chuyện đó. Bé không đi tiêu được, cha mẹ cần giúp bé, sự giúp đỡ này sẽ giúp bé bớt khó chịu, dần dần bé sẽ biết cách đi tiêu sao cho đúng.



Những bước mát-xa:


Cho bé nằm sấp cũng khiến bụng bé đỡ trướng và kích thích bé đi tiêu được tốt hơn. Dùng hai tay từ từ nhẹ nhàng vuốt dọc từ đầu bé tới lưng bé. Làm đi làm lại động tác này 20 lần.



Bác sĩ hướng dẫn cách mát-xa giúp bé táo bón đi tiêu tức thì 2
Xoa lưng bé thành những hình tròn để giúp bé bớt cảm giác đau bụng

Bác sĩ hướng dẫn cách mát-xa giúp bé táo bón đi tiêu tức thì 3





Đặt bé nằm ngửa trên mặt đệm phẳng cứng. Bạn mát-xa bụng con bằng cách xoa nhẹ nhàng từ phải qua trái, cách này giúp bé giảm đau bụng và phòng tránh đầy hơi. Chuyên gia Mến nhấn mạnh, bé được mát-xa thường xuyên sẽ kích thích cơ cổ nâng đầu sớm, cơ vai cơ ngực hoạt động bé sẽ sớm biết lẫy, ngồi, bò, giúp bé cử động tốt, sẽ tăng khả năng hoạt động nhanh sau này. Bé sẽ có thân hình săn chắc, dẻo dai, mạnh khỏe hơn. Mát-xa thường xuyên giúp tiêu hóa nhanh hơn vì làm tăng nhu động ruột, làm tăng cảm giác thèm ăn của trẻ giúp bé lên cân tốt và chóng lớn.


Bác sĩ hướng dẫn cách mát-xa giúp bé táo bón đi tiêu tức thì 4




Tay xoa nhẹ nhàng quanh vùng rốn bé. Đặt hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay bạn cạnh rốn bé ấn nhẹ nhàng xoay vòng và tiếp tục ấn nhưng nhẹ hơn, trượt ngón tay xung quanh rốn nhẹ nhàng và lặp lại.



Bác sĩ hướng dẫn cách mát-xa giúp bé táo bón đi tiêu tức thì 5
Sau khi được mát-xa, bé sẽ thấy vô cùng thoải mái và đi tiêu được một cách dễ dàng.


Bác sĩ hướng dẫn cách mát-xa giúp bé táo bón đi tiêu tức thì 6






Mẹ biết không, mát-xa giúp bé sảng khoái, khỏe mạnh và còn là một trong những cách giúp bé phát triển thông minh vượt trội đấy!

Bác sĩ hướng dẫn cách mát-xa giúp bé táo bón đi tiêu tức thì 7

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Mai Anh – mẹ Việt đang sống và sinh con ở Úc chia sẻ thêm 18 điều bất cứ người mẹ nào sau khi sinh con cũng muốn biết. 15. Hãy làm theo bản năng của mình. Đôi khi những lời khuyên của người ngoài sẽ không thể áp dụng với bé của bạn. Chỉ bạn mới biết điều gì tốt nhất cho con bạn mà thôi.


16. Tranh thủ ngủ bất cứ khi nào bé ngủ sẽ giúp bạn có năng lượng làm nhiều việc khác.


17. Nên tham gia những lớp học về nuôi con bằng sữa mẹ. Bạn sẽ không băn khoăn mình cho con bú có đúng cách không.


Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P2) 1

18. Điện thoại thông minh giờ đã rất phổ biến. Hãy dùng chúng để ghi lại những cột mốc trong cuộc đời của bé.


19. Lập ra một trang blog, có thể là Facebook cho bé và đăng những hình ảnh, nhớ chú thích ngày chụp bức ảnh đó. Đó là cách lưu giữ tốt nhất những kỉ niệm cho bé.


20. Chiếc máy hút sữa chạy bằng điện đã giúp tôi rất nhiều, đặc biệt là trong những ngày đầu mới từ bệnh viện về. Sử dụng chiếc máy này rất dễ dàng, nhanh chóng, không tốn sức và nhờ nó, sữa về rất nhanh. Tôi đã vắt sữa từ những cữ mà bé không bú rồi để tủ lạnh, đến đêm, chồng tôi có thể hâm lại và cho bé bú thay tôi.


21. Đừng bao giờ tỏ ra mệt mỏi mỗi ngày vì chăm bé, bạn sẽ bị ám ảnh vì điều đó. Tốt hơn hết bạn hãy sắp xếp công việc thật rõ ràng, khoa học và luôn giữ tinh thần vui vẻ.


22. Chuẩn bị sẵn một túi gồm 15 bộ quần áo của bé, 20 chiếc bỉm và giấy ướt. Bạn hãy để sẵn chiếc túi này trong xe phòng trường hợp khẩn cấp bạn phải ra ngoài hoặc khi bạn đang cho bé đi dạo mà thời tiết thay đổi.


23. Tham gia một lớp học về chăm sóc trẻ sơ sinh. Bạn nên biết ngay cả với những người thông minh nhất thì cũng cần phải học những điều cơ bản nhất về chăm sóc trẻ. Ngoài ra, chồng bạn cũng có thể học được nhiều điều từ lớp học này.


24. Tôi có một lời khuyên nhỏ trong việc xử lý khi con khóc. Nếu bạn đã làm mọi thứ: cho ăn, tắm táp sạch sẽ, thay bỉm, quấn chặt mà đứa trẻ vẫn khóc, bạn hãy để bé trong cũi, để 1 mình trong phòng còn bạn thì ra ngoài. Hãy cứ tỉnh táo, mặc kệ tiếng khóc của trẻ trong 5 phút rồi sau đó mới vào dỗ. Bạn sẽ có 5 phút để trấn tĩnh lại tinh thần và dần dần, bé nhà bạn sẽ được rèn luyện không nên quấy khóc nhiều.


Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P2) 2

25. Tôi biết bạn rất mệt mỏi, nhưng hãy tận hưởng quãng thời gian này bằng nụ cười. Bạn cần nhớ sinh con là một điều tuyệt vời và bạn đã sinh ra một thiên thần.


26. Tắc tia sữa rất dễ xảy ra, bạn đừng lo lắng. Bạn nên mát xa bầu ngực dưới làn nước ấm của vòi sen và dùng tay vân vê nhẹ. Bạn cũng có thể làm điều này ngay từ những tháng gần sinh. Máy hút sữa cũng giúp bạn giải quyết vấn đề này.


27. Để bé ợ hơi rất quan trọng, nó giúp bé dễ tiêu hóa hơn, không bị đầy hơi, đau bụng và giảm thiểu việc nôn trớ sữa. Bạn hãy bế bé thẳng ấp vào vai mẹ, vuốt ngược lưng và úp tay vỗ nhẹ vào lưng bé.


28. Trẻ rất hay nằm úp khi ngủ. Hãy nhớ theo dõi và trở mình bé để tránh bé bị ngạt thở – nguyên nhân lớn nhất gây ra chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).


29. Để trẻ bị nóng quá cũng là nguyên nhân thứ 2 của SIDS. Bạn nên nhớ nguyên tắc: mặc cho trẻ nhiều hơn người lớn 1 lớp quần áo. Nếu bạn thấy thoải mái khi mặc quần short với áo phông cộc tay thì em bé chỉ cần mặc 1 bộ quần áo dài thoáng mát.


30. Tiếp xúc da thịt trực tiếp giữa mẹ và bé sẽ giúp tăng sự gắn bó giữa 2 mẹ con, đồng thời đây là cách giữ ấm bé rất tốt.


31. Bạn cần chuẩn bị tinh thần: việc cho con bú sẽ chiếm hầu hết thời gian của bạn. Trong 2 tháng đầu, các cữ bú chỉ cách nhau 2 tiếng vì lượng sữa mỗi lần bé bú rất ít.


32. Làm mẹ là một điều tuyệt vời và dù có cho cả hành tinh này tôi cũng không đánh đổi. Mặc dù vậy, hãy nhớ dành thời gian dù ít ỏi làm điều gì đó cho chính mình. Cho dù đó chỉ là ngâm mình trong bồn tắm, đọc 1 cuốn tạp chí yêu thích hoặc sơn màu móng tay thịnh hành nhất năm nay… Khi bạn không thấy tự tin về chính bản thân mình thì bạn còn chưa được gọi là “nghỉ ngơi”.



Bạn có thể xem thêm phần 1 những điều chia sẻ của mẹ Mai Anh sau khi sinh tại đây.
Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P2) 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Mai Anh – mẹ Việt đang sống và sinh con ở Úc sẽ chia sẻ với các mẹ những kinh nghiệm quý báu để vượt qua những khó khăn sau khi sinh.

Trước khi sinh ra cô con gái bé nhỏ của mình, tôi nghĩ mình đã sẵn sàng cho việc làm mẹ. Tôi nghĩ rằng giặt giũ tất cả quần áo, bày trí căn phòng của bé và đóng gói đầy đủ tã lót, chờ ngày đến bệnh viện là đã đầy đủ. Tuy nhiên, cái cần nhất mà tôi lại thiếu đó là kiến thức của một bà mẹ trẻ. Tôi chủ quan cho rằng đó chỉ như một cuộc dạo chơi ở công viên. Nhưng thật ra đó là một cuộc chạy đua nước rút và tai hại là tôi không xác định được phương hướng trong cuộc chạy ấy.


Sau đây là những điều bạn cần biết  để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh:


1. Những ngày ở bệnh viện, sẽ có rất nhiều bà mẹ mới sinh cùng tình cảnh với bạn: vật lộn với sự đau đớn cơ thể, mệt mỏi với việc chăm bé sơ sinh… Tại sao bạn lại không tâm sự, trò chuyện với họ về những gì đang diễn ra? Điều này sẽ làm mọi người thêm cởi mở và bạn sẽ không cảm thấy cô đơn.


2. Những lời khuyên sản phụ không nên tắm sớm, theo tôi là không đúng. Ở nước ngoài, ngay khi sinh bé 1 ngày, bác sỹ đã khuyên người mẹ nên tắm luôn. Việc tắm rửa hàng ngày là rất cần thiết với bà mẹ sau sinh. Nó khiến bạn sạch sẽ, thoải mái và tràn đầy năng lượng để làm nhiều việc hơn nữa.


3. Ngay từ sớm, hãy dạy trẻ phân biệt ngày và đêm. Nhiều bậc cha mẹ lo ngại ánh sáng của bóng đèn, mặt trời… là quá chói so với mắt trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, lời khuyên hữu ích là nên giữ ánh sáng nhẹ khi em bé ngủ ban ngày và tắt hết đèn khi bé ngủ vào buổi tối. Nhờ đó, bé sớm đi vào quy củ.


Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P1) 1

4. Trầm cảm sau sinh rất dễ xảy ra và đã ảnh hưởng đến nhiều bà mẹ mới sinh trên thế giới. Nếu bạn cảm thấy buồn chán, không còn tin tưởng vào bản thân thì hãy tìm đến nhà tư vấn tâm lý thật sớm. Điều này sẽ giúp những tháng đầu tiên làm mẹ của bạn trở nên “dễ thở” hơn.


5. Luôn thấy rằng những gì mình làm cho con vẫn chưa phải là tốt nhất cũng là một cảm giác tự ti mà bạn sẽ dễ gặp phải và cần sớm loại bỏ.


6. Đừng ngại ngần nhờ chồng của mình. Ban đầu anh ấy có thể rất lo lắng và không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, tin tôi đi, chồng bạn cũng muốn giúp bạn lắm đấy, chỉ tại bạn cứ “Làm sao mà anh làm được.” “Anh sẽ làm con đau mất”… khiến chồng bạn e ngại. Hãy để 2 bố con ở trong phòng, còn bạn yên tâm ra ngoài. Đàn ông không thích bị nhìn ngó khi đang làm việc và rồi bạn sẽ thấy ngạc nhiên về bản năng người bố đấy.


7. Nếu được, hãy hạn chế người thăm hỏi. Lý do là bạn cần được nghỉ ngơi và cũng vì bạn và chồng cần không gian và thời gian riêng. Nên nhớ đó là lý do hoàn toàn chính đáng và cần thiết.


8. Áp lực làm mẹ trong những tuần đầu tiên là rất lớn. Và nếu bạn cần khóc, thì hãy cứ khóc. Tôi đã chọn phòng tắm là nơi xả nỗi buồn của mình. Khóc dưới làn nước ấm của vòi sen sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều sau đó.


9. Hãy chụp ảnh thật nhiều ngay cả khi trông bạn thật bù xù xấu xí. Sau này, khi nhìn lại những bức ảnh đó, bạn sẽ cảm thấy mình đã từng hết lòng vì con và cũng nhờ những bức ảnh đó, đứa trẻ của bạn sẽ thấy biết ơn bạn lắm.


Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P1) 2

10. Luôn quấn chặt bé, để bé thấy yên tâm như vẫn đang trong tử cung của mẹ. Hãy nhờ y tá dạy bạn cách quấn bé, hoặc đơn giản là mua 1 chiếc túi ngủ quấn chặt dành cho bé sơ sinh.


11. Nên tham gia một diễn đàn gồm những người sắp và đang làm mẹ. Bạn cũng có thể tham gia vào nhóm những người đang mang bầu cùng tháng với mình hoặc có con cùng tuổi nhau. Bạn sẽ thấy có nhiều người đồng cảm với mình và dễ dàng chia sẻ.


12. Đừng quên thỉnh thoảng có những cuộc hẹn với chồng. Có con, bạn thường xuyên trong tình trạng mất ngủ, tóc rối, không trang điểm… Nhưng cuối tuần, hãy ăn mặc sạch sẽ, xức một chút nước hoa, trang điểm nhẹ nhàng và hẹn chồng đến một quán cafe lãng mạn. Cuộc hẹn chỉ cần trong một tiếng thôi nhưng vẫn là cần thiết. Chồng bạn cần thấy bạn không chỉ là một người mẹ tốt mà còn là một người vợ đáng yêu.


13. Thường xuyên ra ngoài rất tốt cho sức khỏe và tinh thần của hai mẹ con. Bạn cần trang bị xe đẩy hoặc ghế ngồi ô tô để việc đi dạo của hai mẹ con thuận tiện hơn.


14. Đầu tư vào 1 hệ thống theo dõi đặt ở phòng bé sẽ giúp bạn bớt lo lắng và mệt mỏi hơn rất nhiều. Với hệ thống này, bạn có thể rèn cho trẻ ngủ 1 mình ngay từ khi bé mới sinh. Bạn không cần nơm nớp, đang đêm chạy vào phòng bé liên tục để kiểm tra. 



Những bức ảnh xúc động về thân hình “xập xệ” của phụ nữ sau khi sinh
Để “sống sót” trong những tuần đầu sau khi sinh (P1) 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Đôi khi, cha mẹ đã tẩm bổ cho bé nhiều mà bé vẫn còi cọc. Nguyên nhân có thể do bạn chăm con chưa khoa học.Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Hàng ngày vẫn có rất nhiều bà mẹ đưa con đến khám than vãn rằng dù rất chăm con nhưng không hiểu sao bé vẫn còi, mãi không chịu lên cân”.


Nếu con bạn là một trong những trường hợp trên thì mẹ hãy “kiểm điểm” lại bản thân xem có mắc những lỗi sau khi chăm con không nhé!


1. Trộn sữa vào nhiều loại nước


Nhiều cha mẹ lo bé không uống đủ sữa nên quyết định trộn sữa công thức vào nước quả, nước khoáng, nước rau… cho bé.


Thực tế: Sữa bán trên thị trường đã được nhà sản xuất cân bằng thành phần dinh dưỡng. Nếu trộn sữa lung tung, bé có thể bị tiêu chảy. Hoặc dẫn tới tình trạng lãng phí. Chẳng hạn, nếu đem sữa công thức pha với nước khoáng sẽ dẫn tới việc thừa hàm lượng chất khoáng vì bản thân chất khoáng có trong nước khoáng đã khá cao.


Vì thế, chỉ nên pha sữa công thức với nước lọc (ấm) thông thường.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 1

2. Nghiện khoai tây, carrot

Một số cha mẹ cho rằng, hai loại củ này dồi dào dinh dưỡng, nên cho bé ăn nhiều.


Thực tế: Khoai tây, carrot thuộc nhóm “thức ăn có đường”. Luợng đường trong đó cao hơn trong các loại rau xanh. Nếu cho ăn nhiều, bé sẽ hấp thu quá lượng đường cho phép. Vì thế, món nào cũng nên cho bé ăn điều độ, không nên lạm dụng.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 2

3. Hầm xương lấy nước


Nhiều người mẹ chịu khó hầm xương, lấy nước để nấu bột (cháo) cho con. Họ nghĩ, nước xương chứa nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn tốt hơn cả thịt nạc.


Thực tế: Nước xương chỉ có vị ngọt và thơm. Protein thường bị giữ lại trong thịt và xương. Vì thế, bé cần được ăn cả phần thịt và phần nước để ngăn ngừa thiếu chất.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 3

4. Mua cháo dinh dưỡng cho con ăn


Không ít cha mẹ mua cháo bán sẵn ngoài hàng (hoặc cho bé ra hàng) ăn cháo. Nhiều cha mẹ ưa chuộng cháo dinh dưỡng (nutritious porridge) trong quá trình nuôi con.


Thực tế: Khá nhiều bé ăn cháo “vỉa hè” không lên cân tốt vì cháo loại này không đủ chất cho bé. Một số bé phải nhập viện do nôn trớ hay tiêu chảy vì những sản phẩm được quảng cáo là “cháo dinh dưỡng”. Cha mẹ nên tránh những sản phẩm cháo dành cho bé không rõ nguồn gốc. Nếu không, nên mua cháo trắng mang về nấu lại rồi thêm dầu, trứng… vào cháo trước khi cho bé ăn.



Cho dù bạn chưa hay đã có kinh nghiệm làm mẹ thì những lời khuyên sau đây vẫn rất bổ ích.
4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Điều được không ít cha mẹ quan tâm là làm sao để xay thịt thật mịn, không bị vón cục (dính vào nhau) và khiến bé dễ nuốt.Dưới đây là tổng hợp chia sẻ của nhiều người mẹ khi nấu thịt cho con:


- “Trước tiên, tôi chọn một miếng thịt tươi, ngon, lọc bỏ bì và mỡ. Sau đó, luộc thịt liu riu trên lửa nhỏ. Khi thịt đã chín, tôi dùng dao băm nhỏ hoặc cho vào cối xay thịt để thịt thật mịn. Nếu dùng dao băm thì cần dùng rây để lọc những cục thịt to. Lúc đầu chỉ nên cho bé ăn nửa thìa cafe thịt băm nhỏ mịn.


Tiếp tục, hòa thịt với một ít nước để thịt tan đều trong nước, không còn đóng cục. Nếu muốn mịn tiếp, hãy cho thịt hòa với nước vào máy xay sinh tố rồi cho rau vào xay cùng. Cuối cùng, bạn sẽ có hỗn hợp thịt – rau xanh sền sệt như sinh tố, rất mịn. Ngoài ra, hỗn hợp này còn đảm bảo bé có đủ chất đạm và chất xơ”, mẹ cu Bin (Định Công, Hà Nội) chia sẻ.


- “Khi bé lớn hơn, ăn được thức ăn có cục lổn nhổn (chẳng hạn, khi bé ăn cháo hạt), bạn có thể xay thịt sống ở cối khô (của máy xay sinh tố). Khi cháo chín nhừ thì cho thịt vào, đảo đều và chờ sôi là được. Thịt có những cục nhỏ nhưng bé vẫn ăn được. Nếu thịt nhiều bã (nhiều cục to), có thể cho cả cháo có thịt vào máy xay. Độ mịn hay thô là tùy bạn”, mẹ bé Sóc (Kim Ngưu, Hà Nội) cho biết.


- “Tôi nhận thấy cách xay thịt sống rồi cho vào nồi cháo đang sôi thì thịt mịn và mềm hơn. Tuy nhiên, thịt nấu chín rồi xay thì thường thơm hơn và có khi bé sẽ thích cách này hơn”, chị Thủy – bà mẹ 2 con chia sẻ kinh nghiệm của mình.


- “Tôi thường xay thịt và rau, củ lẫn khi cả hai loại đó đều còn sống. Khi cháo chín, đổ hỗn hợp kia vào, chờ sôi lại là rau và thịt chín ngay. Nếu bé ăn được thức ăn cục rồi thì không cần dùng máy xay sinh tố, cối xay thịt hay rây nữa, cứ băm nhỏ thịt và rau cho bé là xong”, chị Nga (Hoàng Cầu) đang có con trong độ tuổi ăn dặm cho biết.


- “Tôi thường dùng cách hấp thịt bò (tránh hao hụt vitamin có trong thịt). Sau đó, cho thịt bò đã hấp chín vào máy xay (hoặc có thể băm nhuyễn thịt bò. Nếu băm nhuyễn nên dùng rây, rây lại thịt để thịt không còn những cục bã). Tiếp đến, tôi nấu thịt bò với bột và cháo của bé theo cách thông thường, tức là chờ khi bột hoặc cháo của bé đã chín là bạn đổ thịt và rau xanh băm nhuyễn vào nồi cháo hoặc bột, chờ nồi bột của bé sôi lại là được. Thịt bò nấu cùng carrot, súp lơ xanh, đậu đũa (đậu que), khoai tây, cần tây, ớt ngọt… thì rất thơm ngon lại bổ dưỡng”, mẹ bé Thùy Linh (Hà Đông) chia sẻ kinh nghiệm quý báu của mình.


Nếu các mẹ có kinh nghiệm gì về việc chế biến thịt ăn dặm sao cho không vón cục mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng. Hãy tham gia chủ đề ăn dặm trên Aforum tại đây nhé!



Nghe thì có vẻ đơn giản, bạn nghĩ rằng chỉ cần nghiền hoặc xay nhuyễn là xong? Làm rau củ nghiền cho bé đôi khi lại có thể phức tạp hơn một chút đấy!
Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm xay thịt mịn, nhuyễn cho bé 1

Nguồn bài viết: AFamily.VN