Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm con. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm con. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Một trong những mẹo chữa nấc cho bé là mẹ hãy ấn nhẹ tay vào vùng mạch (chỗ nổi gân) trên cổ tay bé trong vòng 30 giây.


Một số bé bị nấc 1-3 lần mỗi năm trong khi một số bé khác bị nấc liên tục. Không ít bé đột nhiên tái phát nấc sau một thời gian dài. Nếu bé bị nấc quá nhiều, bạn nên đưa bé đi khám. Nấc quá mức sẽ gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của bé như làm gián đoạn giấc ngủ, bữa ăn hoặc khiến bé ngại ngùng khi vui chơi cùng các bạn.


Bạn có thể thử vài gợi ý sau để giúp bé nhanh hết nấc:


- Càng lớn, tần suất bị nấc ở bé càng giảm dần.


- Các bé trai có xu hướng bị nấc nhiều hơn các bé gái.


- Bạn nên cho bé uống từng ngụm nước lọc nhỏ một cách chậm rãi.


- Bạn cù nhẹ vào người bé.


Một vài mẹo giúp bé nhanh hết nấc 1


- Bạn kể một câu chuyện vui khiến bé bật cười thích thú.


- Bạn hướng dẫn bé cách nín thở trong khoảng thời gian mà bé có thể chịu đựng được.


- Bạn đặt một thứ có vị ngọt, chẳng hạn, một thìa đường ở mặt sau lưỡi của bé.


- Bạn đặt ngón trỏ vào trong tai của bé, khẽ ngọ nguậy.


- Bạn ấn nhẹ tay vào vùng mạch (chỗ nổi gân) trên cổ tay bé trong vòng 30 giây.


Phòng tránh nấc cho bé


- Nếu ăn quá nhanh, bé cũng có thể bị nấc. Nguyên nhân là do khi ăn nhanh, lượng không khí sẽ không đủ lưu thông cùng với thức ăn trong khoang miệng.


- Bạn cũng không nên để bé ăn quá no. Nấc có thể là dấu hiệu thông báo hệ tiêu hóa không thể dung nạp thêm thức ăn.


- Những món ăn nhiều gia vị cũng khiến bé dễ bị nấc. Thực phẩm cay, nóng tác động đến lớp da bên ngoài thực quản, dạ dày, nhất là khi bé chưa từng ăn đồ ăn có tính chất cay, nóng trước đó.


- Đồ uống chứa chất kích thích cũng có thể làm bé bị nấc.


Nguồn bài viết: Báo NgoiSao.VN

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Khi trẻ bị sốt, các mẹ cần có phương pháp chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách, cần hạ sốt cho bé khi bé bị sốt cao để tránh hiện tượngị co giật.

Bên cạnh sốt do mọc răng, virus… thì thời tiết chuyển mùa, mưa nhiều, trong đó ngấm mưa là một trong những nguyên nhân gây nên những cơn sốt cho trẻ.


5 bước an toàn để hạ sốt cho bé một cách hiệu quả 1

Tuy nhiên, trẻ bị sốt với những nguyên nhân nào thì việc chăm sóc trẻ thật tốt là điều hết sức cần thiết. Trước khi đưa trẻ đi viện, trẻ sốt nhẹ, hay chưa nghiêm trọng đến mức đi viện thì phụ huynh cần phải nắm được những yêu cầu chăm sóc cho trẻ tại nhà để trẻ nhanh chóng hạ cơn sốt.




Clip hướng dẫn 5 bước hạ sốt hiệu quả cho con.


Bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, khi trẻ vừa bị sốt, bạn cần nhanh chóng thực hiện những biện pháp sau nhằm giúp thân nhiệt của trẻ được giảm bớt: tìm nơi thoáng mát để trẻ nằm; nới rộng quần áo của trẻ, không ủ cho trẻ bằng các loại chăn hay gối; sau khi cho trẻ nằm nghỉ nơi thoáng mát thì các mẹ sẽ hạ sốt cho trẻ.


Hạ sốt cho trẻ có thể bằng nhiều cách như uống thuốc, chườm mát cho trẻ bằng khăn ướt. Thường xuyên lau khô mồ hôi cho trẻ. Tuy nhiên, bạn hãy tìm mọi cách hạ sốt cho con trước khi cần dùng đến thuốc, như lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, bẹn… bằng nước ấm ở nơi kín gió, không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng. Khi sốt, trẻ rất khát và đau họng.



Các mẹ hãy tham khảo 10 lời khuyên dưới đây của các chuyên gia y tế hàng đầu của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ khi dùng thuốc cho con.
” target=”_blank”>5 bước an toàn để hạ sốt cho bé một cách hiệu quả 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Mai Anh – một bà mẹ 3 con năng động và được đánh giá cao trong công việc. Tuy nhiên, sau khi sinh đứa con thứ 3, chị đã quyết định nghỉ việc ở nhà chăm con.
Dưới đây là 7 lời khuyên của một phụ nữ từng trải dành cho những mẹ có ý định tương tự.

Khi cô con gái thứ ba của tôi – bé Sóc ra đời cũng là lúc tôi quyết định nộp đơn xin thôi việc tại công ty cũ. Mọi người đều rất ngạc nhiên, ngay cả chồng tôi. Phải nói thêm rằng, sự nghiệp của tôi lúc đó rất tốt. Tôi được đánh giá cao về năng lực. Mọi người đều chờ đợi tôi trở về tiếp tục cống hiến và hứa hẹn một vị trí cao trong công ty sẽ sớm thuộc về tôi.


Tuy nhiên, tôi đã lựa chọn gác lại tất cả và ở nhà chăm sóc, dạy dỗ cho những thiên thần của mình.


Chỉ 10 phút sau khi tôi trở về từ công ty để báo cáo thôi việc, tôi đã cho 3 đứa nhóc của mình đến công viên, vui đùa với chúng trên bãi cỏ xanh mượt, dưới ánh nắng chan hòa và hít thở không khí trong lành. Tôi thực sự thoải mái với quyết định của mình. Cho đến nay, đã 8 tháng kể từ đó, có những lúc vui có những lúc buồn, nhưng trên tất cả, tôi vẫn thấy mình đã làm đúng.



Có những lúc tôi ước gì mình đang ở công sở…

Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ những điều thật nhất mà mình đã trải qua cho những bà mẹ có ý định ở nhà chăm con.


1. Tôi coi nhà mình là công ty và chăm con là một công việc. Cũng có những mục tiêu, deadline tôi phải đạt được. Điều này khiến tôi trở nên nghiêm túc ngay cả khi tôi ở nhà.


2. Tôi rèn cho mình việc đừng có quá cầu toàn.


3. Ở nhà chăm con có thể nói là một việc đầy tính thách thức với cảm xúc của bạn. Bạn sẽ học được nhiều thứ, tính kiên trì, nhẫn nại khi dành 12 tiếng đồng hồ để cố gắng trả lời những câu hỏi vì sao của 1 đứa bé 3 tuổi.


4. Tôi đã từng thề thốt rằng: Không được để bản thân buông xuôi. Tuy nhiên, áp lực, sự chán nản đã khiến tôi đôi khi rơi vào tình trạng đó. Nhưng may mắn thay, những lúc như vậy, tôi đều ngâm mình trong bồn tắm nước nóng và điều đó giúp tôi cân bằng trở lại.


5. Đôi khi, tôi ước giá mình đừng bỏ việc, giá mà bây giờ mình đang ở chốn công sở.


6. Ngay cả khi đêm xuống và bố của những đứa bé ở nhà thì người mẹ cũng dường như không được nghỉ ngơi. Đến 3 giờ sáng, con tôi vẫn mếu máo đến tìm mẹ vì chúng vừa gặp ác mộng.



… nhưng khi ngồi nghĩ lại, tôi thấy mình rất hạnh phúc khi được chứng kiến mọi sự kiện trong tuổi thơ của con.

7. Ở nhà chăm con – đó là một sự lựa chọn không hề dễ dàng. Điều đó chứng tỏ bạn rất dũng cảm và yêu con rất nhiều. Tuy nhiên, tôi đã có cơ hội nuôi và dạy con đúng như cách mình muốn, gần gũi với chúng và chứng kiến được mọi sự kiện trong tuổi thơ của chúng. Tôi biết mọi khó khăn sẽ qua và quãng thời gian này sẽ trở thành phần đẹp nhất trong cuộc đời tôi.



Những chuyện buồn khi ở nhà chăm con
” target=”_blank”>

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Những bữa ăn nhẹ của bé rất quan trọng cho dù con bạn đang ở bất cứ độ tuổi nào. Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt có thể dùng trong bữa phụ cho bé 3-5 tuổi.
Chuối: 3 loại đường thiên nhiên trong chuối là Sucrore, Flucore, Glucose kết hợp với chất xơ có khả năng làm gia tăng năng lượng tức thời cho cơ thể bé.


So với táo, chuối có hàm lượng chất đạm cao gấp 4, vitamin A và chất sắt gấp 5 lần, với các chất khoáng khác được coi là gấp đôi.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 1
Chuối có khả năng làm tăng năng lượng tức thời cho bé.

Ngoài ra, chuối có hàm lượng Kali cao, rất có ích cho tim và cơ bắp. Cho nên, chuối là giải pháp tích cực cho bữa ăn nhẹ của bé mỗi ngày.


Tuy nhiên, chuối chứa rất nhiều nguyên tố Magiê nên không tốt cho bé khi bụng đói.


Táo: Táo cung cấp các loại Vitamin A, C, E… và giúp bé phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp. Chất xơ trong táo cũng giúp bé ngừa được táo bón.


Bạn có thể chế biến táo thành những món bé yêu thích như bánh táo, sinh tố, táo trộn sữa…


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 2
Mẹ nên cho bé ăn táo trước bữa chính khoảng 10 phút để tăng cảm giác ngon miệng.

Để hấp thu được nhiều Vitamin và tăng cảm giác ngon miệng, bạn có thể cho bé ăn táo trước bữa ăn chính khoảng 10 phút.


Trứng luộc: Trứng gà là một lọai thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu Protein, trong lòng đỏ có chứa một lượng phong phú Vitamin A, D, B2.


Dù vậy, ăn nhiều trứng gà lại không phải là tốt vì khi các dưỡng chất không được hấp thu hết sẽ gây rối loạn tiêu hóa.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 3
Không nên cho bé ăn trứng quá nhiều, với bé 3-5 tuổi 1 tuần ăn 3-4 quả.

Sữa chua ít chất béo: Sữa chua ít chất béo chứa nhiều Canxi, Protein.  Nhờ vi khuẩn lactic nên sữa chua rất tốt cho đường ruột, dạ dày và tiêu hóa nói chung.


Bánh quy: Bánh quy là thực phẩm vô cùng tiện lợi của cho bé. Nguyên liệu chủ yếu của bánh quy là bột mỳ, đường, chất béo thực vật…


Tuy nhiên, bé ăn nhiều đồ ngọt nhất là về ban đêm lại là thủ phạm gây sâu răng và các bệnh về răng miệng.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 4

Nước ép trái cây: Nước ép trái cây cung cấp nhiều Vitamin nhất là Vitamin C làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong một số loại trái cây còn chứa nhiều Canxi, Kali…


Nước ép trái cây cũng rất có ích cho những bé thường xuyên bị táo bón. Bạn có thể dự trữ sẵn nước uống trái cây không đường trong tủ lạnh cho bé.


Sữa tươi: Mỗi ngày bé cần khoảng 500ml tương đương với 2 hộp sữa tươi để tăng trưởng và phát triển.


Sữa tươi chứa một nguồn dưỡng chất dồi dào Protein, Vitamin D, Canxi, sắt, kẽm, DHA… giúp bé phát triển trí não và khỏe mạnh.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 5

Bánh mì và ngũ cốc: Hai loại thực phẩm này cung cấp nhiều khoáng chất và Vitamin cộng với hàm lượng tinh bột có sẵn. Bạn có thể cho bé sử dụng bánh mì, bánh ngọt hay ngũ cốc đóng gói đều rất vệ sinh và tiện lợi.


Lưu ý: Bạn chỉ nên cho bé ăn nhẹ, tránh để ảnh hưởng đến các bữa chính trong ngày.



Cùng theo chân một mẹ Việt ở Tokyo đến lớp học cách chế biến bữa phụ cho bé do chuyên gia dinh dưỡng người Nhật hướng dẫn nhé!
” target=”_blank”>Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 6

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Nếu con bạn có biểu hiện kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh và làn da xanh… thì rất có thể bé đang bị thiếu máu.
Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu


Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây của trẻ.


Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.


Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to…


Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.


Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 1

Bổ sung chất sắt cho bé


Thông thường, bé mới tập đi cần 7mg sắt mỗi ngày. Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hemoglobin (sắc tố đỏ chứa oxy có trong máu), và myoglobin (sắc tố chứa oxy có trong cơ). Thiếu  sắt có thể dẫn đến thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, suy yếu, chóng mặt hoa mắt, cáu gắt, da dẻ xanh xao, môi khô… Sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của não.


Cần lưu ý rằng sự khác biệt giữa chất sắt có trong thực vật và chất sắt có trong động vật. Sắt Heme – loại chất sắt có trong động vật như thịt, cá, tôm, cua, nghêu, sò, thịt các loại gia cầm… dễ hấp thụ đối với cơ thể. Nhưng loại chất sắt cơ thể cần lại không phải là Heme mà là một loại khác có trong các loại rau  màu xanh đậm, đậu và các loại hoa quả sấy khô…(lòng đỏ trứng cũng chứa chất sắc, hầu hết là chất sắc thực vật).


Bạn có thể tăng cường thêm chất sắt thực vật bằng cách cho bé ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt Heme. Thực phẩm giàu vi-ta-min C như các loại rau quả nước cam, cam, dâu Tây, tiêu đỏ, đu đủ, bông cải xanh, nho, dưa lưới, xoài, cà chua và khoai tây cũng có thể giúp tăng cường chất sắc thực vật..


Một số nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất cho bé:


¼ tách rau biển (bao gồm các loại tảo, rong biển)


1/3 tách bột ngũ cốc pha sẵn: 4.5mg


1/3 tách bột yến mạch pha sẵn: 4mg


¼ tách sữa đậu nành: 2.2mg


Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 2

¼ chén thịt heo, đậu nướng và nước sốt cà chua: 2mg


¼ tách đậu xanh


28g thịt thái lát nướng: 1mg


28g tôm: 9mg


½ bánh mì hamburger loại vừa (khoảng 43g): 9mg


¼ tách đậu đen: 9mg


1 thìa súp mầm lúa mì: 5mg


¼ chén đậu phụ: 9mg (lượng dưỡng chất sẽ khác nhau tùy vào từng loại đậu phụ.)


½ quả trứng lớn: 3mg


28g thịt ức gà: 2mg


Lưu ý: Số mg sẽ thay đổi tùy vào dụng cụ đo lường, chất lượng thực phẩm và nhãn hàng…



Thiếu máu ở bé và 5 nguyên nhân thường gặp
” target=”_blank”>Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Vũ Phương Thảo (29 tuổi, Hà Nội) là một người phụ nữ năng động Ngoài công việc truyền thông, chị còn nổi tiếng trên cộng đồng mạng bởi những “chiêu” chăm con liều lĩnh của mình.

















Profile:


Tên mẹ: Vũ Phương Thảo



Tên bé lớn: Nguyễn Vũ Minh Hà – tên ở nhà Thỏ – sinh năm 2010


Tên bé út: Nguyễn Vũ Minh Ngọc – tên ở nhà Cáo – sinh năm 2012

















Khác với quan điểm của đại đa số các bà mẹ là cần mềm mỏng với con nhỏ nhưng chị Thảo sẵn sàng dạy con bằng nước mắt và roi vọt nếu cần thiết. Ngay từ khi kết hôn và có bầu bé Thỏ, vợ chồng chị đã xác định là sẽ “Không ông bà – Không giúp việc” để cả hai cùng cố gắng vì gia đình nhỏ.
Hiện tại, bé Thỏ đã 38 tháng, đang trong giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 3”. Chị bảo, bé khá bướng bỉnh và ngang ngạnh, tuy nhiên lại rất tình cảm, nhường nhịn và có chút nhút nhát. Ở tuổi này bé bắt đầu hình thành tính cách khá rõ ràng: yêu/ ghét – mà không để người lớn áp đặt như khi còn bé, do đó với Thỏ, chị phải tập trung dạy nhiều hơn là nuôi như thời kỳ trước đây.


Bé Cáo mới 13 tháng, đang trong giai đoạn học ăn, học nói, tập đi, tập chạy, mọi thứ đều rất mới mẻ và thú vị đối với bé. Tính cách Cáo mạnh mẽ và kín đáo hơn chị, nhưng cũng ghê gớm, sắc sảo hơn.


Bà mẹ liều lĩnh từng dùng kim đâm vào đầu ngón tay con 1
Gia đình chị Phương Thảo.


Bà mẹ liều lĩnh từng dùng kim đâm vào đầu ngón tay con 2
Hai bé Thỏ (phải) và Cáo (trái).




Hai bé tuổi sát nhau như vậy, chắc bạn phải “luôn chân luôn tay” chứ?


Cũng không hẳn, vì mình rèn con “tự phục vụ” từ sớm nên bản thân cũng không quá tải. Bạn Thỏ biết tự xúc ăn từ lúc 15 tháng, giờ bé tự đánh răng, rửa mặt, đi giày dép, khoác ba lô đi học mỗi sáng, bé luôn có khả năng sáng tạo trò chơi, tự ăn, tự ngủ, mà không cần bố mẹ… Bé Cáo 13 tháng cũng tự ăn một vài đồ mềm như sữa chua, phô mai… Khi ăn, bé tự ngồi ghế ăn. Bé ăn 1 mình và tự hút nước trong bình khi khát. Các bé cũng tự chơi trong khi mẹ bận nấu cơm, dọn dẹp, dù đôi lúc cũng tranh giành, cãi vã.


Bà mẹ liều lĩnh từng dùng kim đâm vào đầu ngón tay con 3
Ai gặp cũng phải bất ngờ về độ độc lập của hai bé.

Bạn rèn kỹ năng này cho hai bé có vất vả không?

Cũng có chút chút, nhưng sau thì rất nhàn. Ví dụ, trong việc cho con ăn, mình để con tự ăn, con được phép bốc thức ăn, nếm thử khi còn nhỏ (từ 10-15 tháng) và phải tự xúc khi trên 15 tháng. Các bé làm rơi thức ăn trên quần áo, di trên nền nhà, bàn ăn… nhiều khi đi dọn còn mệt hơn rất nhiều so với việc ngồi xúc cho con, nhưng mình muốn con được tự lập, được thưởng thức đồ ăn theo cách con muốn.


Trong việc cho con ngủ, mình hạn chế ôm ấp (dù trong lúc chơi, lúc học – mình rất hay tranh thủ ôm con, nói yêu con thật nhiều để con luôn cảm nhận được tình cảm gia đình), hạn chế xoa lưng, hát ru, bế bồng – vì nhà chật nên các con chưa có điều kiện ngủ riêng nhưng luôn nằm ở những góc riêng, tự ôm gối và ngủ.



Ngoài ra, mình còn dạy các con làm việc nhà. Bạn Thỏ từ lúc 2 tuổi, luôn được làm việc nhà cùng mẹ, dù đó là việc gì. Mẹ nấu cơm, bạn sẽ rửa rau (dù sau đó, bạn ướt từ đầu tới chân, mẹ phải dọn nhà, lau nhà, tắm cho bạn, và cả nhà phải ăn rau nát), mẹ quét nhà thì bạn vác giẻ theo lau (dù không ít lần bạn ngã vì trơn, nhà lau bẩn hơn cả chưa lau), mẹ làm bánh thì bạn ấy nhào bột (mất ½ số lượng bột rơi vãi lung tung, hoặc bột đổi màu vì tay bạn vày vò…) nhưng bước qua các giai đoạn bạn nghịch, phá, chơi, thì giờ bạn Thỏ đã giúp được mẹ khá nhiều việc. 


Hiện tại bạn Thỏ có thể nhặt rau, vo gạo cho mẹ, dọn nhà, dọn đồ chơi, cho quần áo bẩn vào máy giặt, cùng mẹ dọn mâm, rửa bát, xếp bát, giúp mẹ vứt rác, lấy bỉm, lấy đồ ăn cho em, giúp mẹ trông em khi mẹ bận… nói chung Thỏ là 1 trợ thủ đắc lực không thể thiếu của mình.



Theo bạn, điều quan trọng nhất để rèn cho bé tính tự lập và chia sẻ việc nhà với cha mẹ là gì?


Để con tự lập và cùng chia sẻ việc nhà với mẹ, theo mình, mẹ phải học cách kiên nhẫn. Không còn cách nào khác ngoài việc mẹ phải kiên trì dọn dẹp hậu quả mỗi khi con thực hiện công việc thì ít và bày bừa, làm bẩn thì nhiều. Sau một vài lần hướng dẫn con làm, và 5 – 7 lần dọn cho con, cứ kiên trì, sẽ đến lúc con làm được nhiều việc thực sự giúp đỡ mẹ!


Bà mẹ liều lĩnh từng dùng kim đâm vào đầu ngón tay con 4
Là người bận rộn nhưng Thảo luôn ưu tiên gia đình là số 1.


Hai nàng công chúa đều còn nhỏ, chắc tị nạnh nhau ghê lắm, phải không Thảo?


Có chứ, nhưng với cả hai bé, tiêu chí của mình bao giờ cũng là công bằng, vì hai con chỉ cách nhau 25 tháng, Thỏ phải làm chị quá sớm và Cáo có chị quá nhỏ tuổi nên cả hai con phải chia sẻ với nhau rất nhiều thứ và nhiều nhất là sự chăm sóc của mẹ.

Làm sao để bạn luôn đảm bảo tính công bằng đó?


Công bằng không có nghĩa là ngang như nhau. Với mình, công bằng là lớn phải biết nhường nhịn và bé không được đành hanh.


Khi chịThỏ đánh và giằng đồ chơi của Cáo. Mình làm lại điều đó với Thỏ, để con hiểu: “Con lớn hơn em, con đánh được em, thì mẹ lớn hơn con, cũng sẽ đánh con như thế. Con có đau không? Con đau thì em cũng đau”. Ngược lại, khi em Cáo đành hanh, đánh chị, em cũng bị mẹ phạt.


Bạn không nghĩ rằng con quá nhỏ để hiểu điều đó? Và như vậy là hơi khắt khe với bé? Có thể cũng những phương pháp khác mềm mỏng hơn cơ mà. “Kỷ luật không nước mắt” chẳng hạn?



Mình nghĩ mỗi bà mẹ đều có 1 phương pháp riêng phù hợp với từng bé, rất khó để có một công thức chung cho tất cả các bé, vì các con là những cá tính khác nhau, nhưng thể chất và tinh thần khác nhau. Mình luôn cố gắng học hỏi các phương pháp và thử nghiệm với các con, xem phản ứng tích cực hay tiêu cực để điều chỉnh.


Bà mẹ liều lĩnh từng dùng kim đâm vào đầu ngón tay con 5
Tổ ấm của nhà Thỏ Cáo

Mình ủng hộ “dạy con không nước mắt” nhưng vẫn phải có nước mắt khi cần thiết. Mình nhớ, có lần con nghịch điện, dù tất cả các ổ điện con có thể với tới mình đều đã bịt kín, mình đã dặn con nhiều lần, nhưng khi đó bé hơn 2 tuổi, tò mò vô cùng, cứ cố cậy cái bịt điện ra – mình không ngần ngại lấy 1 cây kim, châm vào ngón tay bé, 1 giọt máy chảy xuống – bé rất khóc to – mẹ đẻ mình lúc đó đang qua chơi, bà sợ quá, chay ra định ôm cháu, nhưng mình cản ngay: “Bà để con dạy cháu, nếu không lần sau cháu sẽ nghịch điện tiếp, thì đâu chỉ là chảy máu tay, mà còn có thể mất tính mạng”.

Với mình, đòn roi không phải là cách để dạy con, nhưng là công cụ khi cần để con hiểu, khi con làm sai, đặc biệt với những trường hợp nguy hiểm (như nghịch điện, leo trèo lan can,…) thì con phải bị phạt. Những việc mình làm cứ từ từ, vừa thực hiện vừa nghiệm lại xem nên duy trì hay thay đổi.


Từ chuyện này, mình cũng mang tiếng “dã man” trong nhà (Cười). Cũng may, về sau, bé không bao giờ còn sờ vào những ổ điện nữa.



Bà mẹ liều lĩnh từng dùng kim đâm vào đầu ngón tay con 6

Tất cả những chia sẻ đó có lẽ bạn có thể hiểu được rằng, mình đã có những lúc mệt mỏi vô cùng vì phương pháp dạy con khác với quan niệm các cụ nhiều. Nhưng rất may mắn là ông xã mình thì yêu con vô cùng, rất chịu khó học, đọc sách, báo về phương pháp dạy con. Anh rất thích chơi với con, dù rằng toàn phải chơi các trò nấu ăn, búp bê rất con gái. Có thể nói anh là 1 người bố khá chuẩn mực, hết giờ làm là về đón con, chơi với con cho vợ nấu cơm, dọn mâm bát và đôi khi rửa bát giúp vợ khi vợ mệt, rồi lại cùng vợ chơi với con, học với con buổi tối. 



Cảm ơn những chia sẻ rất thú vị và đáng yêu của mẹ Thỏ Cáo!






Cùng nghe Hoàng My – giáo viên dạy đàn piano chia sẻ cách dạy con

Bà mẹ liều lĩnh từng dùng kim đâm vào đầu ngón tay con 7

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Đôi khi, cha mẹ đã tẩm bổ cho bé nhiều mà bé vẫn còi cọc. Nguyên nhân có thể do bạn chăm con chưa khoa học.Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Hàng ngày vẫn có rất nhiều bà mẹ đưa con đến khám than vãn rằng dù rất chăm con nhưng không hiểu sao bé vẫn còi, mãi không chịu lên cân”.


Nếu con bạn là một trong những trường hợp trên thì mẹ hãy “kiểm điểm” lại bản thân xem có mắc những lỗi sau khi chăm con không nhé!


1. Trộn sữa vào nhiều loại nước


Nhiều cha mẹ lo bé không uống đủ sữa nên quyết định trộn sữa công thức vào nước quả, nước khoáng, nước rau… cho bé.


Thực tế: Sữa bán trên thị trường đã được nhà sản xuất cân bằng thành phần dinh dưỡng. Nếu trộn sữa lung tung, bé có thể bị tiêu chảy. Hoặc dẫn tới tình trạng lãng phí. Chẳng hạn, nếu đem sữa công thức pha với nước khoáng sẽ dẫn tới việc thừa hàm lượng chất khoáng vì bản thân chất khoáng có trong nước khoáng đã khá cao.


Vì thế, chỉ nên pha sữa công thức với nước lọc (ấm) thông thường.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 1

2. Nghiện khoai tây, carrot

Một số cha mẹ cho rằng, hai loại củ này dồi dào dinh dưỡng, nên cho bé ăn nhiều.


Thực tế: Khoai tây, carrot thuộc nhóm “thức ăn có đường”. Luợng đường trong đó cao hơn trong các loại rau xanh. Nếu cho ăn nhiều, bé sẽ hấp thu quá lượng đường cho phép. Vì thế, món nào cũng nên cho bé ăn điều độ, không nên lạm dụng.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 2

3. Hầm xương lấy nước


Nhiều người mẹ chịu khó hầm xương, lấy nước để nấu bột (cháo) cho con. Họ nghĩ, nước xương chứa nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn tốt hơn cả thịt nạc.


Thực tế: Nước xương chỉ có vị ngọt và thơm. Protein thường bị giữ lại trong thịt và xương. Vì thế, bé cần được ăn cả phần thịt và phần nước để ngăn ngừa thiếu chất.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 3

4. Mua cháo dinh dưỡng cho con ăn


Không ít cha mẹ mua cháo bán sẵn ngoài hàng (hoặc cho bé ra hàng) ăn cháo. Nhiều cha mẹ ưa chuộng cháo dinh dưỡng (nutritious porridge) trong quá trình nuôi con.


Thực tế: Khá nhiều bé ăn cháo “vỉa hè” không lên cân tốt vì cháo loại này không đủ chất cho bé. Một số bé phải nhập viện do nôn trớ hay tiêu chảy vì những sản phẩm được quảng cáo là “cháo dinh dưỡng”. Cha mẹ nên tránh những sản phẩm cháo dành cho bé không rõ nguồn gốc. Nếu không, nên mua cháo trắng mang về nấu lại rồi thêm dầu, trứng… vào cháo trước khi cho bé ăn.



Cho dù bạn chưa hay đã có kinh nghiệm làm mẹ thì những lời khuyên sau đây vẫn rất bổ ích.
4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Vẫn là nét vẽ đậm chất Kawa Chan, những bức tranh đánh dấu sự trở lại của tác giả truyện tranh “Nhật ký của mẹ” là câu chuyện về cậu con trai bé bỏng có cái tên đáng yêu Đậu Đậu.Nếu bạn đã từng là fan ruột của Kawa Chan – tác giả bộ truyện tranh Nhật ký của mẹ với những câu chuyện hài hước và đánh trúng tâm lý của tất cả bà bầu thì tôi dám chắc rằng những hình ảnh đầu tiên về cậu con trai đáng yêu cũng sẽ khiến bạn “nghiêng ngả”.


Vẫn là nét vẽ đậm chất Kawa Chan, những bức tranh đánh dấu sự trở lại của bà mẹ trẻ là câu chuyện về cậu con trai bé bỏng có cái tên đáng yêu Đậu Đậu.


Tác giả bộ truyện tranh được hàng nghìn cư dân mạng yêu thích này cho biết: “Nếu có thể, sang năm tôi sẽ cho ra in bộ truyện tranh này. Hy vọng những người yêu mến vẫn đón nhận tôi nồng nhiệt”.








Bạn có thể xem lại những bức tranh của tác giả Kawa Chan về thời kỳ mang bầu tại đây.

Nguồn bài viết: AFamily.VN