Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2014

Ngày sinh con luôn là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng đầy khó khăn. Đối với những bà mẹ lần đầu vượt cạn, khó khăn lại càng trăm bề. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng về dấu hiệu sắp sinh ,cả về vật chất, tinh thần cùng với sự hỗ trợ từ phía người thân, đặc biệt là chồng, việc sinh nở sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.



Dưới đây là một số kinh nghiệm sinh nở , cách chăm sóc phụ nữ sau sinh cũng quan trọng như việc chăm sóc em bé của bạn .


Vật dụng cần thiết khi bước vào phòng sinh


– Mẹ cần sắp xếp mọi thứ sẵn sàng trước ngày dự sinh khoảng một tháng. Tất cả những giấy tờ tùy thân và hồ sơ theo dõi thai như: sỏ khám thai, thẻ bảo hiểm, chứng minh thư, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn… photo sẵn để thuận tiện cho việc làm thủ tục tại bệnh viện , sắm đồ sơ sinh cho em bé .


– Chuẩn bị túi đồ đi sinh: Áo dài tay, tất, nịt bụng, khăn nhỏ loại mềm để vệ sinh đầu vú trước khi cho bé bú, bông gòn nhét tai (tránh bị ù tai sau sinh), ống hút sữa. Còn một thứ quan trọng nữa mà nhiều chị em không để ý, đó là loại áo ngực để cho bé bú nơi đông người. Nó có một chỗ bật ra, vừa đủ cho bé bú rất kín đáo, giúp bà mẹ trẻ không ngại ngùng nơi đông người.


– Vật dụng chuẩn bị đồ sơ sinh cho em bé gồm: Khăn choàng có mũ trên đầu, tấm đắp, tấm lót chống thấm, một số áo quần, tã, que gòn vô trùng để làm vệ sinh cho trẻ mỗi khi tắm xong, gạc vô trùng, băng rốn vô trùng, bao tay, bao chân (nên dùng loại chất liệu mềm, thoáng). Áo cho bé nên dùng loại khuy bấm hoặc cột dây để mặc vào nhanh hơn khi tắm bé xong; không dùng áo cài khuy dễ làm cấn da non của trẻ. Nên chọn loại áo chui đầu, cài một bên. Nếu có ô chụp, nên dùng loại có khóa an toàn để tránh nguy hiểm cho bé…


Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng


– Chuẩn bị về tinh thần cho thai phụ là yếu tố rất cần thiết. Nên trấn an tinh thần cho mẹ bầu, nhất là bà mẹ trẻ mới sinh con lần đầu tiên, bởi tâm lý chị em rất lo sợ khi chuẩn bị mang thai, chuẩn bị vượt cạn. Không nên nói chuyện đau đớn trong sinh đẻ với họ, vì sẽ làm gia tăng sự lo lắng, ảnh hưởng đến cuộc sinh.


– Để mẹ trẻ bớt đi một nỗi lo lắng về tài chính trong thời kỳ thai sản, cả hai vợ chồng cần lên kế hoạch chi tiêu và ngân sách dành cho việc sinh nở và nuôi con từ trước khi có dự định sinh em bé. Việc lên kế hoạch rõ ràng sẽ giúp tinh thần mẹ bầu thoải mái hơn đôi chút khi không phải lo nghĩ về tiền bạc sinh con.


 


– Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ nên tắm gội sạch sẽ sau đó đến bệnh viện chờ sinh. Việc vệ sinh, tắm gội là vô cùng quan trọng vì trong quá trình sinh đẻ thai phụ sẽ ra rất nhiều mồ hôi, nếu cơ thể không sạch sẽ gây rất nhiều khó chịu cho chính bạn và những người xung quanh.


Dấu hiệu sắp sinh  


– Đau bụng,


– Gò tử cung,


– Cơn gò đều đặn (khoảng 5 phút gò một lần, hay 10 phút 3 lần), liên tục trong vòng 1 giờ


– Ra dịch ối


– Thai đạp ít đi


Không nên lo lắng mà vào viện sớm quá, để rồi nằm chờ lâu vẫn chưa sinh, đâm ra sốt ruột


Chăm sóc sau sinh


1 .Chăm sóc bầu vú


Càng về cuối giai đoạn mang thai bầu vú bắt đầu có nhiều sữa, không nên nặn vú bởi nó gây tác động đến quá trình phát triển của thai nhi, phát sinh những biến chứng gây đẻ non.


Sau khi sinh khoảng 3 ngày, phụ nữ bắt đầu có sữa chất lượng, nếu bị cứng, tắc thì khi trẻ bú sẽ hết dần. Để giảm đau, nên massage bầu vú, tắm vòi hoa sen, dùng đèn hồng ngoại chiếu kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.


Phương án nuôi con bằng sữa mẹ được người ta tuyên truyền không chỉ tốt cho sản phụ mà còn tốt cho cả đứa trẻ và cũng là phương án giúp cơ thể người mẹ nhanh chóng bình phục, cả về thể chất lẫn về trạng thái tinh thần.


2 .Chăm sóc vùng kín


Để giúp dạ con nhanh trở lại bình thường thì nên giữ vệ sinh tốt âm đạo, đi đứng nhẹ nhàng. Kết quả, sau 20 ngày đến 1 tháng dạ con sẽ trở lại bình thường.


Chăm sóc vùng kín rất đa dạng như giữ gìn vệ sinh, đeo băng, thay băng, giữ gìn âm đạo luôn sạch và khô, ngoài ra cũng nên tăng cường  hoạt động, không nên nằm nhiều, luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng, tăng cường thực phẩm giàu chât xơ để tránh táo bón…


Sau khi sinh có thể tắm gội bình thường, không nên tắm ngâm mình dưới ao hồ hoặc trong bồn tắm, nên nghỉ ngơi thích hợp.


3 .Một số cách giúp bình phục nhanh sau khi sinh


– Nghỉ ngơi đầy đủ:


Do bị tổn thất nhiều năng lượng nên việc nghỉ ngơi sau khi sinh ở phụ nữ đóng vai trò quan trọng, tốt cả cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, nhất là những bà mẹ trẻ sinh con lần đầu.


Trong thời gian nghỉ ngơi, được mọi người quan tâm hỏi thăm là liệu pháp tinh thần tốt, giúp sản phụ khỏe và hồi phục nhanh.


– Ăn uống khoa học:


Ăn uống khoa học sau khi sinh rất đa dạng như ăn nhiều rau xanh hoa quả, thực phẩm giàu protein như thịt, pho mát, thực phẩm dạng bột, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ để chống táo bón, uống nhiều nước để tăng cường sữa.


Tuy nhiên cần hạn chế dùng đồ uống kích thích như chè, cà phê, coca, rượu bia, tăng cường nước hoa quả, chè dược thảo, sữa.


– Chú ý đến các vết mổ:


Những người phải mổ khi sinh hoặc phải qua thủ thuật chích cửa mình thì phải giữ vệ sinh để tránh viêm nhiễm, đặc biệt là phải thường xuyên vệ sinh, lau khô để tránh nhiễm trùng.


Một khi xuất hiện hiện tượng sưng tấy, rỉ máu phải đi thăm khám bác sĩ.


– Phụ nữ sau khi sinh nên tập các bài thể dạo nhẹ nhàng:


Những bài tập thể thao này sẽ giúp co khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh bị són tiểu sau này, trường hợp bị táo bón có thể chườm nước nóng, tắm nước nóng, massage vùng xương mu, massage vùng bụng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét