Hiển thị các bài đăng có nhãn xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, ăn vạ là một dấu hiệu phát triển tích cực, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng.


Các chuyên gia đồng ý rằng, nguyên nhân ăn vạ ở bé là do bé thất vọng. Bé mới biết đi có bộ não phát triển tốt, đủ để biết những gì bé muốn và những gì bé đang cảm thấy. Tuy nhiên bé chưa đủ kỹ năng ngôn ngữ để bộc lộ nỗi thất vọng này.


Bé mới biết đi cũng chưa hiểu lý do sự việc hoặc hậu quả mà bé để lại sau cơn ăn vạ. Bé có xu hướng hành động mà không suy nghĩ về những gì sẽ xảy tới tiếp theo. Một khi bé giận dữ, bé không biết cách làm thế nào để tự thoát ra. Tức là bé chưa có kỹ năng quản lý tức giận.


Chia sẻ cách ứng phó từ một số người mẹ


- “Tôi sử dụng hình phạt khi con ăn vạ nhưng tôi đã nhận ra, cách này không hiệu quả với con tôi. Bé càng chống đối “điên cuồng” thì tôi càng nghĩ đang bị con thách thức nên dễ mất bình tĩnh hơn. Điều quan trọng là cha mẹ phải cực kỳ bình tĩnh khi con nổi đóa. Bé ăn vạ có thể do quá mệt và buồn ngủ. Khi đó, nếu vỗ về dỗ con ngủ thì mọi chuyện sẽ ổn (chị Hương, mẹ của bé Rêu, 3 tuổi).


- “Tôi đã thử nhiều cách ứng phó với cơn ăn vạ của con và tôi chọn cách bỏ qua cư xử chưa ngoan, ca ngợi và tặng thưởng khi bé ngoan là hữu ích hơn cả. Tôi cố gắng để không bao giờ đánh con vì tôi nghĩ, nếu đánh con lần này thì hẳn nhiên sẽ có lần khác.


Tôi nghĩ điều quan trọng là tìm hiểu điều gì làm bé mè nheo. Trong trường hợp của con tôi, nguyên nhân chính là khi bé mệt, ốm… Còn khi bé vui vẻ, khỏe mạnh thì bé cực kỳ dễ chịu” (chị Mai Anh, mẹ của bé Linh, 5 tuổi).


Mẹ hãy mừng khi con biết... ăn vạ 1

Ăn vạ là bình thường, tự nhiên và lành mạnh ở bé. (Ảnh minh họa)

“Chiến thuật” phòng chống


Hầu hết các bé đều la hét, lăn bò khóc lóc nhiều lần trong giai đoạn 1-5 tuổi. Cơn ăn vạ có thể gây ra hoặc bùng nổ nặng hơn bởi các yếu tố thực tế như mệt mỏi, đói. Đó là lý do vì sao nhiều bé ăn vạ vào cuối ngày hoặc trước giờ ngủ trưa. Cho bé đi ngủ hoặc ăn nhẹ có thể là cách hiệu quả nhất để “gìn giữ hòa bình”.


Nếu bạn có thể chỉ cho bé một việc khác giúp bé phân tâm thì nên làm. Bé dễ bị mất tập trung và vì thế, cơn giận dữ cũng qua mau.


Khi cơn ăn vạ chấm dứt


Khoảng 4 hoặc 5 tuổi, kỹ năng ngôn ngữ, hiểu biết giúp bé nhận ra rằng, có những cách thể hiện tốt hơn để có những gì bé muốn. Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, ăn vạ là một dấu hiệu phát triển tích cực, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng.


Gợi ý ứng xử từ nhà tâm lý học trẻ em Angharad Rudkin: Bạn phải thực sự bình tĩnh khi bé bắt đầu ăn vạ. Mặc dù tất nhiên chuyện này nói dễ hơn làm. Bé đang ở trong trạng thái cảm xúc dễ bị kích thích. Bởi vậy, nếu bạn cũng nóng nảy thì chỉ làm cơn thịnh nộ của cả hai mẹ con bùng cháy. Nếu bạn muốn nhắc nhở, hãy chờ cho tới khi bé bình tĩnh, sau đó bạn nói với bé những chuyện xảy ra, một cách nghiêm khắc nhưng không đổ lỗi.


Vài lưu ý cha mẹ cần nhớ:


- Ăn vạ là bình thường, tự nhiên và lành mạnh ở bé. Bé ăn vạ vì bé chưa biết cách tự giải tỏa cơn giận.


- Nó là bình thường khi bạn bực bội nhưng hữu ích hơn, nếu bạn tránh đổ lên đầu con những cảm xúc tiêu cực ấy.


- Hãy thử những “chiến thuật” sau theo thứ tự: phân tâm, bỏ qua và đi ra chỗ khác. Hãy giữ bình tĩnh. Cúi xuống ngang tầm mắt của bé và nói thật nghiêm túc: “Bao giờ con hết la khóc thì mẹ sẽ quay lại”.


- Đừng nhượng bộ đòi hỏi của bé vì bé sẽ chọn cách này cho những đòi hỏi tiếp theo.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Khi thấy hàng loạt báo đưa tin việc trường mầm non tư thục Phương Anh hành hạ trẻ, tôi tự nhủ lòng sẽ không đọc, không xem. Những tin tức như thế này khiến tôi thật sự sợ hãi.

Nhưng rồi tôi lại quyết định xem và viết những dòng này. Những đứa bé đó, không thân thuộc, không họ hàng gì với tôi cả và tôi chưa gặp mặt chúng bao giờ. Nhưng khi xem clip, tôi đã khóc và thấy xót xa vô cùng. Chúng ta đang làm gì vậy? Không cần nói tới những điều to tát như là “trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước” hãy nghĩ đến điều đơn gian giản nhất: “trẻ là người mang đến hạnh phúc cho chúng ta”.  Cái hạnh phúc mà không có bất kỳ món quà, bất kỳ phương tiện giải trí, bất kỳ tài sản nào có thể sánh kịp.


Chúng ta cứ đi nói, đi làm những cái vĩ mô, quản lý những chuyện đại sự, tầm quan trọng quốc gia nhưng lại bỏ quên đi chúng. Một trường mầm non hành hạ trẻ trong một thời gian dài, người dân xung quanh biết đó, nhưng sao giờ mới phát hiện? Chính quyền địa phương ở đâu? Cơ quan quản lý đang làm gì? Còn bố mẹ, bố mẹ đã làm gì? Có ai hỏi chúng là hôm nay đi học thế nào, vui không, có nghe chúng kể chúng bị hành hạ ra sao không? Trong số chúng có những bé đã được 3 tuổi cơ mà.


Người phản ánh tình trạng này là người dân khu vực xung quanh, trong khi người thân của trẻ lại không hề hay biết. Chúng ta ngủ quên hết rồi. Hay gánh nặng cơm áo, gạo tiền, ước mơ cho con có cuộc sống đầy đủ đã khiến ta quên. Có đó, bố mẹ kiếm nhiều tiền, trẻ có thể có vật chất tốt hơn nhưng những tổn thương tinh thần thế này thì ai bù đắp được. Trẻ mới mười mấy tháng thì có thể quên, nhưng đối với trẻ trên 3 tuổi liệu trẻ có thể quên những hình ảnh đó không? Giáo dục có vấn đề từ gốc như thế này thì sẽ không khó hiểu khi trẻ ngày càng có xu hướng bạo lực và vấn đề về tâm thần?


Tâm sự tận đáy lòng của một bà mẹ khi xem clip bé bị bạo hành 1
Ảnh minh họa.

Chúng ta thấy rất bức xúc, rất phẫn nộ. Thậm chí chúng ta nói rằng: gặp trường hợp con mình hoặc cháu mình thì sẽ làm thế này thế kia. Hoặc chúng ta tự an ủi mình rằng: may mà nơi gửi con mình không có tình trạng đó? Hoặc có suy nghĩ rằng “trường đó đa phần là con công nhân, có tiền thì gửi con vào trường quốc tế cho an toàn”. Nhưng chắc chắn chúng ta không dám khẳng định 100% rằng con mình hoàn toàn an toàn và phát triển lành mạnh tại trường học. Xin đừng xem rằng đó là trường hợp của người khác mà hay nghĩ rằng đó là chuyện không của riêng ai, rằng bản thân chúng ta hoàn toàn có thể gặp phải.


Khi tin tức về bảo mẫu làm chết trẻ 18 tháng tuổi (tôi không dám dùng từ mà báo chí vẫn dùng, vì thấy quá xót xa), tôi thấy nhiều người nhận định rằng bảo mẫu đó có gương mặt rất dữ dằn, ác cảm. Nhưng bảo mẫu ở trường mầm non Phương Anh (cái tên trường nghe thật đẹp nhưng những con người làm nên nó thì thật tệ) rõ ràng có gương mặt hiền lành, dễ nhìn nhưng sao lại có thể làm những việc dã man như vậy.


Nhìn cô bảo mẫu đánh, tát, bóp cổ, dí đầu các bé mà tôi lạnh người. Cô ta hành động nhanh như một cái máy, không chút cảm xúc. Đành rằng trẻ hư, trẻ nghịch thì đòn roi cũng một phần nào có thể giúp trẻ hạn chế. Nhưng chỉ ăn thôi (mà cho ăn kiểu như của họ thì người lớn còn chết khiếp nói chi là trẻ) mà bị đánh dã man thì không thể chấp nhận được. Họ không giữ trẻ mà họ đang giết trẻ. Một cách rất tàn nhẫn!


Ngày nào cũng có, ngày nào cũng xảy ra những chuyện hành hạ trẻ nhỏ. Mức độ và cấp độ ngày càng khiến xã hội phẫn nộ. Nhưng chúng ta lại chưa thể làm gì cho trẻ? Phải chăng đến lúc chúng ta nên hành động, nên dành cho trẻ những gì mà chúng đáng có.


Người thân của các bé, nếu có điều kiện nên để trẻ cứng cáp, hiểu biết nhất định thì mới gửi trẻ. Trường hợp vì hoàn cảnh phải gửi trẻ sớm, nên thường xuyên theo dõi, quan tâm trẻ. Nếu có thể hãy dạy trẻ những kỹ năng cần thiết, giúp trẻ có thể phản ánh lại những gì đã gặp ở trường, ở điểm giữ trẻ.


Cơ quan chức năng cần siết chặt chẽ hơn quy định về mở trường mầm non, điểm giữ trẻ. Cần theo sát, quản lý và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, đặc biệt là các điểm giữ trẻ gia đình, tự phát. Trình độ của người giữ trẻ cũng là điều cần quy định rõ ràng và có sự quản lý sát sao. Tôi thấy pháp luật quy định rất khắt khe đối với việc thành lập doanh nghiệp trong những ngành nghề như trò chơi có thưởng, khách sạn, phân phối… nhưng đối với cái nghề trọng đại là “chăm sóc trẻ” này thì dường như họ bỏ quên. Đừng để mất trâu rồi mới làm chuồng. Hậu quả của giáo dục, tôi nghĩ nó lớn và nguy hiểm hơn nhiều so với những hậu quả về kinh tế, tài chính.


Khi thời gian nghỉ thai sản được nâng từ 4 tháng đến 6 tháng, nhiều người khấp khởi mừng. Riêng tôi, tôi chỉ thấy đó là hạt muối bỏ biển. Chuyên gia, bác sĩ thì cho rằng 3 tuổi trở lên trẻ mới cứng cáp, lứa tuổi đó là phù hợp nhất để trẻ đi học, xa gia đình. Nhưng mẹ chỉ được nghỉ chăm con đến 6 tháng, chẳng phải là đang thiếu một con số quá xa so với khoa học.


Nếu không thể cho phụ nữ được nghỉ chăm con nhiều hơn thì xin hãy cố gắng quản lý tốt việc chăm trẻ của các trường, các điểm giữ trẻ. Cứ như thế này thì phụ nữ Việt Nam sẽ mãi nằm trong cái vòng lẩn quẩn “gửi con sớm thì lo lắng, ở nhà chăm con thì mất việc” và rồi lại hối hận, thấy đau lòng khi không may con mình rơi vào trường hợp bị hành hạ, đánh đập.


Chúng tôi – những người mẹ, phải làm gì đây để bảo vệ con mình. Tôi nghĩ đây là nỗi đau không của riêng ai và cần được xã hội quan tâm, nhìn nhận đúng đắn hơn.



Các chuyên gia tâm lý sẽ chỉ ra một vài dấu hiệu cho thấy con bạn có thể bị bạo hành ở trường.
Tâm sự tận đáy lòng của một bà mẹ khi xem clip bé bị bạo hành 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN