Hiển thị các bài đăng có nhãn uống sữa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn uống sữa. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Làm đúng theo nguyên tắc và tránh các lỗi thường gặp khi cho con uống nước hoa quả dưới đây sẽ giúp bé nhà bạn hấp thu được các chất dinh dưỡng có trong các loại quả tốt hơn.


Cho con uống sữa pha với nước hoa quả


Uống sữa pha với nước hoa quả hoặc vừa uống sữa vừa uống nước hoa quả sẽ làm chất protein có trong sữa sau khi kết hợp với axit trong nước hoa quả sẽ bị kết tủa trong dạ dày, không dễ hấp thu vào cơ thể.


Cho rằng nước ép hoa quả tươi cũng giống nước hoa quả đóng hộp


Trong nước hoa quả đóng hộp, thành phần hoa quả tươi không chiếm hoàn toàn mà còn hương liệu và các chất phụ gia thực phẩm khác nữa. Còn nước ép hoa quả tươi được bạn chế biến tại nhà đảm bảo 100% là nước hoa quả nguyên chất.


Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 1
Chọn nho tím khi cho con uống nước hoa quả lần đầu


Trong nước ép nho tím có nhiều polyphenol có thể ức chế quá trình hấp thu sắt vào cơ thể. Vì vậy, nếu cho bé uống nước nho khi lần đầu uống nước hoa quả có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.


Cho con uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày


Uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa nói chung không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thế nhưng nếu uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày, ngay cả đối với một em bé 5 tuổi, sẽ gây tác hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe của bé.


Uống nước hoa quả thay cho nước lọc


Dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nước hoa quả hoa không thể thay thế hoàn toàn nước đun sôi để nguội. Bạn cần nhắc nhở và cho bé uống nước đun sôi để nguội hàng ngày để có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đối với một số loại hoa quả có vị ngọt đậm, còn cần pha loãng với nước lọc.


Đã uống nước ép nên không cần ăn hoa quả


Một số loại hoa quả có chứa nhiều cellulose, dù không hấp thụ được nhưng loại chất này có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi hơn. Ngoài ra, cần phải nghiền, nhai khi ăn hoa quả nên có tác dụng phát triển răng và cơ hàm của bé.


Uống thuốc với nước hoa quả


Một số loại nước ép hoa quả có chứa thành phần hóa học đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc với cơ thể.


Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 2
Nguyên tắc khi cho con uống nước hoa quả


Thời gian: Sau khi bé được tròn một tháng tuổi là đã có thể cho bé uống nước hoa quả. Thời điểm tốt nhất cho bé uống là khoảng một giờ đồng hồ sau khi bé bú bữa chiều. Chú ý không nên trộn lẫn nước hoa quả vào sữa cho bé bú vì làm như vậy sẽ khiến cơ thể bé rất khó hấp thụ chất dinh dưỡng có trong sữa và trái cây.


Số lượng: Khi bắt đầu cho bé tập uống nước hoa quả, mỗi ngày chỉ nên cho bé uống 1 lần với 5 – 10ml nước ép nguyên chất pha loãng với một chút nước ấm. Sau này, khi bé đã lớn hơn, bạn có thể cho bé uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20ml nước hoa quả.


Vệ sinh: Không nên sử dụng nước hoa quả đóng hộp mà dùng hoa quả tươi ép nước là tốt nhất. Hoa quả cần rửa sạch kỹ, gọt vỏ cẩn thận (với loại quả không được vỏ). Các dụng cụ liên quan như bát, thìa, chai, muỗng khuấy, máy ép hoa quả… phải rửa sạch và chần trong nước sôi để tiệt trùng. Nếu không có máy ép hoa quả, bạn có thể dùng thìa và gạc vô trùng để nghiền, lọc lấy nước cốt từ quả.


Quan sát phản ứng cơ thể bé: Khi cho bé uống nước ép của một loại quả, cần quan sát các phản ứng trên cơ thể bé trong 24 giờ đồng hồ như: phân có biến chất không, da có bị nổi mẩn không?… Nếu không có những biểu hiện trên, bạn có thể tiếp tục cho bé uống nước ép từ loại quả đó 7 – 10 ngày, sau đó đổi sang loại quả mới để bé đổi khẩu vị.

 

Theo Pháp luật xã hội 

 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Một người mẹ thừa cân thắc mắc, liệu có thể vẫn dùng sữa ít béo trong thai kỳ được không?


1. Một thai phụ băn khoăn: “Tôi đang mang thai nhưng không uống được sữa bà bầu. Liệu tôi uống sữa thường thì có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai không?”


Sữa bà bầu thường được các hãng sản xuất bổ sung nhiều chất cần thiết cho mẹ và bé như canxi, sắt, axit folic, các loại vitamin… Đây cũng là những chất dễ bị thiếu hụt khi bạn mang thai.


Ngoài ra, sữa bà bầu cũng được bổ sung Omega3, Omega6, DHA, ARA… – chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của bộ não thai nhi.


Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, bạn không sử dụng được sữa bà bầu thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Nguồn dưỡng chất có trong sữa bà bầu thì cũng hiện diện trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày như:


- Thực phẩm giàu canxi: tôm, cá; các loại sữa bình thường…


- Thực phẩm giàu sắt: thịt, gan động vật…


- Thực phẩm giàu Omega3, Omega6, DHA: các loại cá biển, cá nước ngọt…


Thắc mắc của thai phụ xung quanh việc uống sữa bầu 1

Do đó, nếu bạn ăn uống đa dạng, cân bằng thì vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.

Nếu muốn bổ sung canxi, axit folic, sắt… bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thật cẩn thận. Bạn không nên tự ý dùng thuốc, kể cả đó là những loại thuốc bổ. Vì nếu quá liều, chúng sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.


2. “Tôi thừa cân nên thường dùng sữa ít béo. Bây giờ, tôi đang mang thai, liệu tôi có nên chuyển sang dùng sữa bà bầu?”


Bạn không nhất thiết phải chuyển sang sữa bà bầu. Tuy nhiên, để tránh bị thiếu hụt canxi khi mang thai, bạn nên uống sữa như bình thường mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại thức ăn giàu canxi là sữa chua, phômai, sữa đậu nành, nước hoa quả…


So với sữa ít béo, sữa bình thường (bao gồm cả sữa bà bầu) thường chứa hàm lượng chất béo cao hơn. Bác sĩ khuyến cáo, bạn không nên tiêu thụ quá 30% chất béo trong tổng số dinh dưỡng mà bạn ăn hàng ngày. Hơn nữa, việc ăn nhiều chất béo cũng không có lợi cho bà bầu.

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Một người mẹ thừa cân thắc mắc, liệu có thể vẫn dùng sữa ít béo trong thai kỳ được không?
1. Một thai phụ băn khoăn: “Tôi đang mang thai nhưng không uống được sữa bà bầu. Liệu tôi uống sữa thường thì có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai không?”


Sữa bà bầu thường được các hãng sản xuất bổ sung nhiều chất cần thiết cho mẹ và bé như canxi, sắt, axit folic, các loại vitamin… Đây cũng là những chất dễ bị thiếu hụt khi bạn mang thai.


Ngoài ra, sữa bà bầu cũng được bổ sung Omega3, Omega6, DHA, ARA… – chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của bộ não thai nhi.


Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, bạn không sử dụng được sữa bà bầu thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Nguồn dưỡng chất có trong sữa bà bầu thì cũng hiện diện trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày như:


- Thực phẩm giàu canxi: tôm, cá; các loại sữa bình thường…


- Thực phẩm giàu sắt: thịt, gan động vật…


- Thực phẩm giàu Omega3, Omega6, DHA: các loại cá biển, cá nước ngọt…


Thắc mắc của thai phụ xung quanh việc uống sữa bầu 1

Do đó, nếu bạn ăn uống đa dạng, cân bằng thì vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.


Nếu muốn bổ sung canxi, axit folic, sắt… bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thật cẩn thận. Bạn không nên tự ý dùng thuốc, kể cả đó là những loại thuốc bổ. Vì nếu quá liều, chúng sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.


2. “Tôi thừa cân nên thường dùng sữa ít béo. Bây giờ, tôi đang mang thai, liệu tôi có nên chuyển sang dùng sữa bà bầu?”


Bạn không nhất thiết phải chuyển sang sữa bà bầu. Tuy nhiên, để tránh bị thiếu hụt canxi khi mang thai, bạn nên uống sữa như bình thường mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại thức ăn giàu canxi là sữa chua, phômai, sữa đậu nành, nước hoa quả…


So với sữa ít béo, sữa bình thường (bao gồm cả sữa bà bầu) thường chứa hàm lượng chất béo cao hơn. Bác sĩ khuyến cáo, bạn không nên tiêu thụ quá 30% chất béo trong tổng số dinh dưỡng mà bạn ăn hàng ngày. Hơn nữa, việc ăn nhiều chất béo cũng không có lợi cho bà bầu.



Hình ảnh chân thực về tư thế ngủ của các gia đình có bà mẹ đang mang thai
Thắc mắc của thai phụ xung quanh việc uống sữa bầu 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Nếu bé không thích một món nào đó không có nghĩa là mẹ chịu “đầu hàng” và không bao giờ cho con ăn món đó. Hãy học cách các bà mẹ thông minh xử lý những vấn đề này nhé!


Bé không thích ăn rau


Nên cho bé thử nhiều loại rau khác nhau. Có một số bé không thích loại rau này, cha mẹ có thể thay thế bằng loại rau khác. Nếu bé không thích dưa chuột, có thể cho bé thử ăn bí đao… Nên chuẩn bị 3 bữa chính trong ngày cho bé với ít nhất một món rau. Có thể chế biến rau thành những món có màu sắc và hương vị hấp dẫn để thu hút bé.


Cha mẹ cũng có thể làm gương cho bé vì thái độ tích cực của bố mẹ sẽ ảnh hưởng tốt đến bé. Bạn nên tránh tỏ ra chán ghét một loại thức ăn nào. Nên ăn uống đa dạng trước mặt bé.



Làm gương là cách tốt nhất để trẻ ăn đa dạng thực phẩm. (Ảnh minh họa)

Bé không ăn cá


Các bé thường không thích cá bởi 3 lý do:


- Một là do chứng lười ăn. Không chỉ lười ăn cá, bé còn không hứng thú với những món khác.


- Thứ hai, bé nhầm tưởng rằng, cá cũng giống như thịt bò hay thịt lợn. Dễ bị giắt răng nên sợ không dám ăn.


- Thứ ba, do ảnh hưởng bởi các thành viên khác trong gia đình. Bố mẹ không thích ăn cá nên bé cũng lười ăn theo.


Vì thế, hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân bé lười ăn cá để có cách khắc phục hiệu quả. Chẳng hạn, với bé lười ăn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng về những loại thuốc uống kích thích bé ham ăn hơn hoặc thuốc có tác dụng củng cố chức năng đường ruột cho bé.


Khi nấu nướng, bạn không nên cho nhiều dầu (mỡ), gia vị, gừng, tỏi khiến món ăn có mùi khó chịu, bé không ăn được.


Khi bé lười uống sữa


Các bé không hào hứng với sữa có thể do 2 lý do:


- Thứ nhất, sữa có mùi “gây”.


- Thứ hai, bé hay bị nôn trớ khi uống sữa.


Sữa chua trộn chung với hoa quả (mùa nào quả ấy) là cách đặc biệt để bé vừa thích sữa, vừa thích quả tươi.


Có thể bé thích sữa ấm hơn sữa lạnh. Tránh cho bé uống sữa lạnh. Sữa ấm tốt cho hệ tiêu hóa của bé hơn sữa lạnh. Vào mùa hè, bạn có thể bảo quản sữa tươi và sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh cho bé. Tuy nhiên, trước khi cho bé ăn, nên để sữa ra ngoài một lát để sữa không còn quá lạnh.



Mẹ cũng cần có một vài mẹo đối với bé kén ăn. (Ảnh minh họa)

Khi bé không thích hoa quả


Nhiều cha mẹ than phiền rằng, bé nhà mình không chịu ăn hoa quả. Có thể do cách cho ăn của cha mẹ chưa hợp lý. Một số bé không thích chuối và táo nhưng lại thích nho, dâu tây, dưa. Một số bé khác lại ưa chuộng mùi vị của nước cam, nước xoài hay nước dưa hấu hơn so với ăn xoài, dưa…


Nếu bé ngán quả tươi, có thể trộn hoa quả với sữa, xay nhuyễn và chế tạo thành nhiều món sinh tố thơm ngon.


Bé không thích trứng


Đa dạng món trứng sẽ khiến món ăn này có hương vị lôi cuốn. Với món trứng dành cho bé, bạn có thể luộc, hấp, rán với bánh mỳ, làm sữa trứng, làm bánh quy, cháo trứng cà chua, hấp trứng với nấm rơm…


Theo PLXH


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN