Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ thông minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ thông minh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Vì vậy việc cho con ăn chất béo hợp lý là điều các mẹ nên quan tâm trong chế độ dinh dưỡng của bé.


Vai trò của chất béo


Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ.


Mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic cần thiết cho cơ thể.


Cách cho ăn đồ béo để con thông minh hơn 1


Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.


Vì sao phải cho con ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật?


Bác sĩ dinh dưỡng Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Dầu thực vật hay mỡ động vật đều do chất béo cấu thành nhưng chúng có sự khác biệt. Trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no có ích cho cơ thể bé. Nhưng dầu thực vật lại rất ít hoặc hầu như không có axit arachidonic – một axit béo không no cần thiết và có nhiều vai trò quan trọng. Loại axit này lại được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật.


Bên cạnh đó, chất béo của dầu thực vật là do axit không bão hòa tổ hợp thành, còn thịt mỡ là loại “chất béo nguy hiểm”. Nếu cho bé sử dụng nhiều mỡ động vật dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch hoặc béo phì.


Khi chuẩn bị bữa, các bà mẹ thường băn khoăn chọn sử dụng dầu thực vật hay mỡ động vật. Cách tốt nhất nếu bạn muốn bổ sung chất béo trong khẩu phần ăn của bé là một bữa nấu dầu, bữa kia chuyển đổi sang nấu mỡ”.


Cách cho ăn đồ béo để con thông minh hơn 2


Sử dụng dầu/ mỡ trong bữa ăn của bé như thế nào là hợp lý?


Bác sĩ Hải cho biết thêm: Các mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật nên là 70% và 30%.


Một số cách thêm dầu/ mỡ đơn giản như sau, các mẹ có thể tham khảo:


Dầu ăn


Các món ăn hoặc cháo đã nấu chín, bắc khỏi bếp, mẹ có thể trộn một vài thìa dầu ăn/ dầu mè/ dầu oliu vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé.


Sốt Mayone


Đây cũng là một giải pháp thêm chất béo vào bữa ăn của con. Trong 100g sốt mayone có 79g cất béo. Khi cho con ăn sốt bánh mỳ hoặc rau trộn, mẹ có thể trộn mayone nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.


Bơ đậu phộng


Trong 100g đậu phộng, có 50g chất béo. Mẹ có thể phết bơ đậu phộng lên bánh mỳ cho con ăn sáng. Nhưng theo khuyến cáo, mỗi tuần, bé chỉ nên ăn 2 lần bơ đậu phộng.


Cách cho ăn đồ béo để con thông minh hơn 3


Phô mai


Trong 100g phô mai có 33g chất béo. Mẹ có thể cho bé ăn một miếng phô mai vào bữa ăn nhẹ buổi chiều, hoặc sẽ cho bé ăn bánh mỳ quết phô mai cũng rất tốt.


Sinh tố bơ


Trong 100g thịt trái bơ, có chứa 17g chất béo. Chất béo trong trái bơ rất tốt cho sức khỏe của bé. Mỗi ngày, mẹ cho bé ăn một cốc sinh tố bơ nhỏ, sẽ rất tốt cho bé.


Những lưu ý khi cho con ăn dầu/ mỡ


Không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã rán và có mùi cháy khét: Dầu mỡ khi đã qua chế biến vừa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng vừa dễ bị nhiễm khuẩn.


Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn rán (hoặc quay) bán sẵn ngoài hàng hay ngoài vỉa hè: Các loại thức ăn như bánh rán, bánh khoai, bánh chuối, gà quay, vịt quay… không đảm bảo vệ sinh và dĩ nhiên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của bé.


Không mua các loại mỡ cân đóng gói sẵn ngoài chợ: Tốt nhất, bạn nên chọn mua và sơ chế mỡ động vật từ mỡ lợn tươi sống.


Nguồn bài viết: Báo NgoiSao.VN

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Cùng “check” xem bé của mẹ có các dấu hiệu thông minh bẩm sinh không nhé.


Các ông bố bà mẹ, khi sinh con ra, điều mong muốn đầu tiên, đó là mong con được lành lặn khỏe mạnh. Nhưng khi đã đón trên tay đứa con lành lặn khỏe mạnh, ta lại mong ước nhiều hơn. Mong con được thông minh, vượt trội ngay từ tấm bé, từ khi còn ẵm ngửa trên tay mẹ.


Trẻ sơ sinh và não bộ của bé vẫn là chủ đề rất hấp dẫn và đầy tò mò không chỉ với bố mẹ mà còn với cả các nhà khoa học. Nhiều đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã bộc lộ những tố chất thông minh vượt trội. Biết được khả năng của con mình, không phải để khoe mẽ hay ganh đua mà quan trọng hơn, ta cần biết để có hướng phát triển và tạo điều kiện giáo dục thích hợp cho trẻ.


Mẹ hãy tìm hiểu những dấu hiệu trẻ sơ sinh thông minh này và xem bé liệu có thông minh không nhé


Số liệu thực tế


Không phải tất cả những đứa trẻ biết nói sớm, biết đi sớm đều thông minh nhưng có một sự thật không thể chối cãi, đó là trẻ nhận thức tốt và sớm hơn bạn bè cùng tuổi, đương nhiên thể hiện sự phát triển tốt hơn của não bộ. Một cuộc khảo sát gần đây được tiến hành trên 241 trẻ em có điểm IQ từ 160 đến 237 cho thấy hồi còn là trẻ sơ sinh:


- 94% các bé đều cực kỳ hiếu động.


- 94% có khả năng tập trung lâu.


- 91% có khả năng nói sớm.


- 60% đạt được các kỹ năng vận động như lẫy, bò, đứng, đi…sớm vượt tiêu chuẩn.


- 48.9% có khả năng thuận cả hai tay tại một số thời điểm phát triển.


- 37% có một người bạn tưởng tượng trong trí não.


- Thời điểm nói được từ đầu tiên thường vào lúc 9 tháng.


- Thời điểm biết đọc thường trước 4 tuổi.


Thêm những dấu hiệu khác


Trẻ thông minh thường hay quấy khóc


Bố mẹ của những bé hay khóc có thể bực mình, khó chịu, mệt mỏi, cảm thấy bản thân “đen đủi” nên con hay khóc quấy. Tuy nhiên, sẽ an ủi rất nhiều nếu mẹ biết được rằng, khóc quấy cũng là một biểu hiện của trẻ thông minh. Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của trẻ sơ sinh thông minh, đó la lúc nào cũng cần sự kích thích. Và nếu không nhận được đủ sự kích thích cần thiết, hậu quả sẽ là khóc liên tục.


Một đứa trẻ nếu đã được ăn no và thay bỉm mà vẫn khóc nhưng khi được kích thích, thay đổi hoạt cảnh lại nín. Đó là biểu hiện của sự thông minh. Trẻ thông minh thường chán phải nhìn mãi một thứ. Vậy nhưng bé sơ sinh chỉ biết nằm ngửa và nhìn mãi một khung cảnh, điều đó khiến bé cảm thấy buồn chán.


Muốn biết con khóc vì bệnh hay vì thông minh, mẹ có thể bế thử bé đi xung quanh, cho bé xem những khung cảnh mới, những khuôn mặt mới, đồ vật mới. Nếu con ngừng khóc, đó là dấu hiệu trẻ thông minh. Bố mẹ của những em bé có IQ cao cũng thừa nhận, khi con còn bé, họ thường phải bế con đi loanh quanh 20 phút một lần để dỗ con nín khóc.


Trẻ thông minh rất “thù dai nhớ lâu”


Dấu hiệu này nghe có vẻ mơ hồ nhưng thực ra lại biểu hiện bằng những biểu hiện rất đơn giản của bé:


- Thông thường, trẻ sơ sinh thường ít nhớ lại được những gì mình đã trải qua. Vậy nhưng những bé thông minh, có não bộ phát triển sớm thường tỏ ra: nhớ mặt người quen rất sớm. Điều này khiến bé sớm nảy sinh tâm lý bám mẹ, bám bà và sợ người lạ.


- Thêm một cách nhận biết nữa: Nếu bé đang cầm đồ vật mà mẹ lấy, bé khóc và biết đòi từ khi mới 5,6 tháng và đến 10,11 tháng thì thậm chí còn biết lật chăn tìm đồ mẹ giấu. Chứng tỏ con có trí nhớ rất tốt.


Trẻ thông minh “cả thèm chóng chán”


Theo một khảo sát, khi cho các bé từ 9-12 tháng tuổi lựa chọn giữa một món đồ chơi quen thuộc và đồ mới, chúng sẽ có xu hướng cầm đồ chơi lạ. Thông tin thú vị đúc kết được từ khảo sát này đó là: những đứa trẻ thông minh thường luôn cần những thông tin mới để tiếp nhận và nhanh chán những thông tin cũ được lặp lại ngày qua ngày. Nhu cầu học tập nảy sinh từ tấm bé chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ thông minh sáng dạ sau này.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN