Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ biếng ăn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ biếng ăn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Bác sĩ Lê Thị Hải cho biết: “Hầu hết các bé đều có giai đoạn biếng ăn. Vì vậy cha mẹ chỉ cần thực sự lo lắng nếu bé có các biểu hiện sau”.

Cùng tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân vào những giai đoạn biếng ăn nghiêm trọng của bé. Qua đó, giúp cha mẹ xác định xem có cần lo ngại về bé hay không.


Khi biếng ăn của bé là vấn đề


Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Có những bé biếng ăn tùy vào từng giai đoạn. Do đó khi chuyện biếng ăn của bé thực sự là một vấn đề cần lo lắng nếu có biểu hiện sau”:


- Cha mẹ lo lượng thức ăn hàng ngày không đáp ứng về nhu cầu năng lượng cho bé.


- Bạn phải chuẩn bị đồ ăn vặt thay thế vì bữa chính của bé còn nguyên.


- Bạn phải bổ sung vitamin cho bé.


- Bé hay bị ốm, bạn nghi ngờ là do bé ăn uống thiếu chất vì lười ăn.


- Bé có các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng như giảm cân, mệt mỏi, khó ngủ, táo bón hoặc hiếu động thái quá…


Nguyên nhân


Có nhiều lý do khiến bé bỏ bữa:


- Dùng kháng sinh có thể làm đảo lộn các vi sinh vật đường ruột, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng ở bé.


- Không dung nạp thực phẩm gây đau, chướng bụng và khiến bé không muốn ăn.


- Mọc răng hay bị cảm có thể làm bé không thấy hứng thú ăn uống.


- Táo bón gây đầy bụng có thể làm bé khó chịu, trốn tránh bữa ăn.


- Một bé tự kỷ có thể gặp những rắc rối về ăn uống.


- Bé lo lắng hoặc bị căng thẳng sẽ dẫn tới mất cảm giác ngon miệng khi ăn.


Một số điều mẹ có con cực kỳ biếng ăn rất muốn biết 1
Hầu hết các bé đều có giai đoạn biếng ăn. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu cha mẹ không cần lo lắng

Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:


- Bé có khỏe mạnh với đôi mắt sáng và làn da mịn màng?


- Bé có đi tiêu và đi tiểu đều đặn?


- Bé vẫn đủ năng lượng để vui chơi?


- Bé vẫn tăng cân và cân nặng của bé ở trong ngưỡng chuẩn?


- Bé có chịu ăn một vài món, cho dù bạn muốn bé ăn uống phong phú hơn?


Nếu đáp án cho phần lớn các câu hỏi trên là “có” thì chuyện lười ăn ở bé chưa gây hại tới sức khỏe của bé. Nếu bạn còn lo ngại, nên ghi lại lịch ăn uống của bé trong một tuần. Bạn có thể nhận ra rằng, bé ăn nhiều hơn bạn nghĩ.


Tuy nhiên nếu bé cực kỳ lười ăn, ví dụ ăn rất ít và kén ăn trong một thời gian dài, bé từ chối hầu như mọi món kể cả những món trước kia bé rất thích hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở sức khỏe, hành vi của bé… thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các cách để cải thiện chuyện ăn uống của bé hoặc nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thuốc.



Với những bà mẹ đang đau đầu vì con biếng ăn, có thể đây sẽ là giải pháp tuyệt vời.
” target=”_blank”>Một số điều mẹ có con cực kỳ biếng ăn rất muốn biết 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Việc làm thế nào để giúp con ăn ngon miệng, làm thế nào để con hào hứng với những bữa ăn luôn là câu hỏi đặt ra cho mỗi bà mẹ. 10 bước nhỏ sau đây sẽ giúp con bạn thoát khỏi tình trạng biếng ăn.


1. Mở rộng thực đơn cho con


Bạn đừng áp dụng một cách máy móc những thực đơn cho trẻ được giới thiệu trong các cuốn sách hướng dẫn hay các bài chia sẻ. Bởi mỗi đứa trẻ lại có một nhu cầu, một sở thích và khẩu vị khác nhau nên không thể áp dụng hoàn toàn từ đứa trẻ này sang đứa trẻ kia. Hãy giới thiệu với con những món ăn mà con thích ngay từ đầu, bên cạnh đó mẹ nên chế biến đồ ăn theo nhiều cách khác nhau đã đa dạng hóa bữa ăn của con. Điều này sẽ giúp cho chính bạn không bị rơi vào lối mòn những thực đơn dinh dưỡng cho con mình.

 

2. Hãy đưa con đi mua thực phẩm cùng bạn




Đây là cách vô cùng hiệu quả, bởi khi bạn đưa con đi cùng, cho con được phép lựa chọn bạn sẽ hiểu rõ hơn sở thích của con. Đồng thời qua đó bạn cũng có thể dạy con đâu là nhóm thực phẩm tốt đâu là nhóm thực phẩm không tốt cho con. Đọc to thành phần dinh dưỡng trong các loại thực phẩm đóng gói cũng là cách giúp con có thêm kiến thức về dinh dưỡng sau này. Nên nhớ rằng thói quen tốt của con phải bắt đầu từ chính thói quen tốt của bạn.

 

3. Cho con tham gia vào việc lên thực đơn


Hãy để con được quyết định hay đóng góp ý kiến vào chính thực đơn của gia đình mình. Hôm nay nên ăn món gì? Khi nào thì ăn thực phẩm này? v.v… Việc để con sắp xếp và đưa ra thực đơn cho gia đình mình sẽ giúp con hào hứng và thấy được vai trò của con là “vô cùng quan trọng”. Khi đó con sẽ lại càng hào hứng với mỗi bữa ăn hơn bao giờ hết.

 

4. Phân công nhiệm vụ trong bếp




Tùy từng độ tuổi mà bạn có thể phân công con làm những việc trong bếp, cùng bạn chuẩn bị bữa tối cho cả gia đình. Trẻ con rất mong muốn được người lớn ghi nhận những đóng góp của mình chính vì vậy khi được thực hiện nhiệm vụ này con sẽ thấy mình được đề cao, mình cũng góp phần vào việc tổ chức bữa cơm cho gia đình. Kết quả là con sẽ ăn ngon miệng hơn.

 

5. Thử kết hợp những thực phẩm mới với thực phẩm đã quen thuộc


Bằng cách này sẽ giúp bạn kiểm nghiệm việc con có hào hứng với một loại thực phẩm mới hay không. Đừng quá vội vàng trong việc áp dụng những thực đơn mới hoàn toàn cho con điều đó hết sức sai lầm. Thử nghiệm dần dần, từng bước một khi thấy con đã quen và thấy ngon miệng với những thực phẩm đó sẽ là lúc bạn tăng phần ăn đó lên nhiều hơn.

 

6. Truyền cho con tình yêu nấu nướng



 

Khi có tình yêu với việc nấu nướng nó sẽ giúp lan tỏa tình yêu sang các món ăn và khi đó việc lo lắng con biếng ăn chẳng còn là vấn đề nữa. Tập cho con bằng cách cùng con chơi những trò chơi liên quan tới bếp núc, những bộ đồ nấu bếp nho nhỏ và cùng giả vờ nấu nướng với con sẽ khiến con vô cùng thích thú đấy!

 


7. Dạy con những điều cơ bản


Việc rửa tay trước khi ăn hay việc rau củ quả phải rửa sạch trước khi chế biến, rau muống phải nhặt như thế nào? Khoai tây muốn nấu chín phải gọt vỏ ra sao? Tất cả những điều này sẽ giúp con làm quen với từng hành động cụ thể có liên quan tới bữa ăn cũng sẽ góp phần làm con thấy hào hứng mỗi khi bữa ăn đến.



8. Tự tay trồng các loại rau củ




Nếu có điều kiện, hãy cho phép con cùng trồng một loại rau củ gì đó trong vườn nhà hoặc trong một khoảng đất trống. Không cần cầu kỳ, chỉ là con có thể chứng kiến sự phát triển của các loại cây cũng sẽ giúp con hứng thú với các bữa ăn hơn rất nhiều. 

 

9. Dành cho con những món ăn tươi

 

Thanh vì dùng các thực phẩm đóng hộp hãy để con ăn nhiều các loại rau củ tươi, các loại ngũ cốc nguyên cám thay vì đã tinh luyện điều này không chỉ giúp sáng tạo ra nhiều món ăn khác nhau mà đồng thời cũng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho con. 

 

10. Đưa con đi thăm nơi trực tiếp sản xuất ra các loại thực phẩm


Viêc đưa con đến thăm các cánh đồng lúa, hay nông trường bò sữa, hay trang trại nuôi gà… tất cả để con hiểu hơn về quy trình có được các loại thực phẩm con sử dụng hàng ngày ra sao. Nó sẽ giúp con có cái nhìn cụ thể hơn về thực phẩm và thấy trân trọng những thực phẩm con được ăn hàng ngày.


Những chất mẹ cần bổ sung khi trẻ biếng ăn



Nguồn bài viết: AFamily.VN