Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ ăn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ ăn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Những năm gần đây, váng sữa đang trở thành mặt hàng khá phổ biến với người tiêu dùng Việt, đặc biệt với nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ đây có thể xem là sản phẩm không thể thiếu.


Nắm bắt được tâm lí thích hàng ngoại và nuôi con theo ý kiến số đông của các bà mẹ, trên thị trường gần đây xuất hiện nhiều loại váng sữa và chúng đang được quảng cáo thổi phồng về giá trị cũng như hiệu quả. Phần lớn các loại váng sữa đều được người bán hàng giới thiệu là có hàm lượng vitamin, khoáng chất cao, phong phú, tuy nhiên trên nhãn của hầu hết các sản phẩm này lại không ghi cụ thể hàm lượng từng loại.


Thực tế cũng cho thấy không ít người tiêu dùng vẫn thường xuyên mua và sử dụng váng sữa mà bản thân vẫn băn khoăn về giá trị mà loại thực phẩm bổ sung này có thể mang lại.


Nguy hại khi cho trẻ ăn nhiều váng sữa 1

  

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc mua các loại váng sữa mà không tìm hiểu kĩ nguồn gốc, thành phần đã là một thiếu sót của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhiều mẹ còn có xu hướng ép con ăn quá mức cần thiết. Điều này có thể sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến thói quen ăn cũng như sức khỏe của trẻ sau này.


TS. Nguyễn Đức Minh, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học, cho biết, xét về khẩu phần dinh dưỡng, nhìn chung các thành phần chất trong váng sữa không cân đối. Váng sữa không phải là thực phẩm độc hại nhưng không hề tốt cho trẻ khi ăn quá nhiều. Lí do là khi trẻ đã ăn một lượng năng lượng như vậy thì cơ hội để trẻ ăn những thực phẩm khác đầy đủ dinh dưỡng hơn sẽ giảm.


Hơn nữa, thói quen ăn uống được hình thành, ảnh hưởng trong cả quá trình dài từ gia đình, xã hội và đời sống hàng ngày của một cá thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, từ lúc còn nhỏ nếu để trẻ hay dùng nước có ga, ăn thật ngọt, thật béo thì thói quen đó thường đồng tồn với trẻ, cứ thế đó là những yếu tố liên quan đến mô hình bệnh tật sau này của cá thể cũng như của cộng đồng. Cụ thể là các bệnh mãn tính không lây, bệnh được gây ra bởi các chất béo như: huyết áp, tim mạch, tiểu đường, thậm chí là loãng xương do tiêu thụ nhiều chất béo.


Vì vây, các chuyên gia cũng khuyến cáo các bà mẹ nên kiểm soát cân nặng của con để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, không nên nghĩ cứ ăn nhiều váng sữa là con sẽ béo tốt, khỏe mạnh. Thông thường trẻ từ 6 tháng có thể sử dụng váng sữa hằng ngày. Tuy nhiên, những trẻ 6 -12 tháng chỉ nên dùng từ một nửa đến một hộp váng sữa mỗi ngày. Còn trẻ trên lớn hơn có thể nâng khẩu phần ăn tùy theo khả năng hấp thụ, nhưng không nên nhiều hơn 2 hộp mỗi ngày. Với những trẻ béo phì, phụ huynh cũng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm váng sữa vào thực đơn mỗi ngày cho con.


Theo Thuỳ Minh

Vnmedia

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Cách cho trẻ ăn và thời điểm ăn ảnh hưởng lớn đến tác dụng của sữa chua.


Sữa chua từ lâu vốn rất được các bà các mẹ tin dùng cho con vì cho rằng sữa chua tốt, hỗ trợ tiêu hóa, tăng canxi và lại rất lành cho trẻ. Món ăn tưởng chừng đơn giản và quen thuộc nhưng nếu không biết cách, mẹ có thể sẽ làm mất hoàn toàn giá trị dinh dưỡng của sữa chua. Ăn thế nào mới là “chuẩn”? Xin liệt kê những lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua cho bé


Ăn sữa chua không nên ăn buổi tối


Nhiều chị em đến tối là không muốn cho trẻ ăn sữa chua nữa vì nghĩ rằng tối rồi ăn sữa chua con không hấp thụ được gì, lại phí tiền. Thực ra đây là suy nghĩ rất sai lầm. Không cho trẻ ăn sữa chua buổi tối là mẹ đã bỏ qua “thời điểm vàng” giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua.


Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ.


Lý do: Từ buổi tối đến nửa đêm là thời điểm hàm lượng canxi của cơ thể bé đạt mức thấp nhất nên rất có lợi cho sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Cũng trong thời điểm này, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của trẻ ít hơn. Ngoài ra, nếu uống sữa chua trong trạng thái đói nó rất dễ dàng kích thích đường tiêu hóa, khiến dinh dưỡng trong sữa chua chưa kịp hấp thụ hết đã bị bài tiết ra ngoài. Ăn sữa chua sau bữa ăn sẽ giảm kích thích, khiến sữa chua trong dạ dày được hấp thụ một cách từ từ hơn.


Lời khuyên: Mẹ nên lưu ý khi dùng sữa chua vào buổi tối thì cần vệ sinh miệng cho bé sau khi uống hay ăn. Vì sữa chua và các chất có tính axit trong sữa có thể gây hại cho răng trẻ.


5 Lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua 1

Buổi tối là thời điểm cơ thể trẻ hấp thụ được nhiều canxi từ sữa chua nhất (ảnh minh họa)

Sữa chua càng đặc càng tốt


Hầu hết các bà mẹ tin rằng sữa chua đặc hơn thì tốt hơn. Nhưng trên thực tế sữa chua cô đặc thường được bổ sung với các chất như phân lân tinh bột hydroxypropyl, pectin, gelatin đó không tốt cho sức khỏe của trẻ. Trừ những hộp sữa chua mẹ tự làm cho con thì khái niệm sữa chua càng đặc càng tốt là sai lầm.


Sữa chua cứ chưa mở nắp thì để bao lâu cũng được


Một sai lầm rất lớn của các bà mẹ, đó là tùy tiện ra hàng tạp hóa hay đi siêu thị bỏ vài hộp sữa chua vào giỏ mà quên mất không xem Hạn sử dụng của sữa chua. Đặc biệt, có nhiều mẹ nghĩ sữa chua dưới đáy ghi hạn sử dụng dài, chưa mở nắp thì để bao lâu cũng được nên mua cả chục hộp về cho con ăn dần. Tuy nhiên trên thực tế, sữa chua mua về có thể sử dụng trong 2 tuần nhưng để tốt nhất cho trẻ, mẹ chỉ nên để sữa chua trong vòng 1 tuần.


Theo một chuyên gia trong ngành hóa thực phẩm, người tiêu dùng cần bảo quản sữa chua ở nhiệt độ 6-8 độ C. Để trong môi trường nhiệt độ bình thường, sản phẩm sẽ bị lỏng sau khoảng 30-60 phút, tùy thời tiết. Nếu để ở bên ngoài lâu quá, thì chất lượng sữa chua sẽ bị ảnh hưởng, mùi hương không thơm như ban đầu, vị chua nhiều, trạng thái lỏng, vữa…, vì vậy không nên dùng. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế lắc, nghiêng hộp mà chưa có ý định ăn để tránh phá vỡ cấu trúc, làm hỏng sữa chua.


5 Lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua 2

Mua sữa chua mẹ nên lưu ý chọn hộp có Ngày sản xuất gần nhất cho con (ảnh minh họa)

Ăn sữa chua ấm cho con đỡ đau họng


Khi lấy sữa chua từ tủ lạnh, nhiều mẹ thường cho vào lò vi sóng để làm nóng sữa chua hoặc khi lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh thì ngay lập tức nhúng vào nước sôi để ngâm nhằm mục đích tránh con bị đau họng khi ăn. Đó là thói quen sai lầm bởi khi làm nóng, vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị giết chết, từ đó làm mất tác dụng của sản phẩm và khẩu vị, giá trị dinh dưỡng cũng giảm đi. Để tránh lạnh, buốt, các mẹ có thể lấy sữa chua ra để ở nhiệt độ thường khoảng 10-15 phút hoặc có thể ngâm vào nước ấm theo công thức 2 sôi 1 lạnh, rồi trộn để nhiệt độ sữa chua đồng đều trước khi cho bé ăn.


Sữa chua hộp và sữa chua nước là như nhau


Hiện nay trên thị trường, ngoài những loại sữa chua lên men từ sữa nguyên chất được đóng hộp dạng dẻo còn có rất nhiều những loại sữa chua dạng nước được gọi với cái tên thông dụng là “sữa uống lên men”. Sữa chua dạng nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản… Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ.


Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Hoa quả thì tốt nhưng mẹ cho bé ăn không đúng cách cũng khiến hoa quả mất chất.


Hoa quả có rất nhiều vitamin, trẻ ăn hoa quả rất tốt cho sức khoẻ…bất cứ bà mẹ nào cũng biết điều đó. Hầu hết chúng ta đều rất háo hức đợi đến khi con biết ăn dặm để cho con ăn những thìa hoa quả đầu tiên trong đời. Hoa quả có vị ngọt, thơm tự nhiên nên trẻ rất dễ ăn và rất thích ăn. Tuy nhiên, nếu cho con ăn không đúng cách, mẹ sẽ khiến bao công sức của mình…”đổ song đổ bể’.


Dưới đây là những lỗi sai “kinh điển” của các bậc cha mẹ


Cho con ăn hoa quả để “tráng miệng” sau bữa ăn


Đây là một trong những lỗi sai rất phổ biến của mẹ Việt, bắt đầu từ nhu cầu ăn mặn xong thường cần có đồ ngọt ngọt để tráng miệng và đổi vị. Tuy nhiên, mẹ nên ghi nhớ: Hoa quả chỉ nên được ăn với một cái dạ dày “rỗng”, tức là trước đó, trẻ chưa từng được ăn gì.


Cứ tưởng tượng, khi bé vừa ăn xong bát cháo lớn, mẹ cho con ăn them chút chuối. Hai thìa chuối đáng lẽ ra đã có thể đi thẳng vào ruột và được cơ thể hấp thụ. Vậy nhưng bát cháo lớn còn đang trong dạ dày đã cản trở chúng. Thêm vào đó, hoa quả vào ruột sẽ sản sinh ra axit. Các axit này sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong “bát cháo” đang ở dạ dày bé, đồng thời gây ra đầy bụng, khó tiêu.


Hẳn mẹ còn nhớ cảm giác vừa ăn tối xong mà ăn một quả chuối, ta sẽ “có hứng” đi toilet ngay lập tức. Đó là vì axit trong chuối ở dạ dày đã khiến bữa ăn bị “hỏng” và cơ thể muốn tống chúng ra ngoài.


Đừng để điều đó xảy ra tương tự với bé.


Lời khuyên hợp lý nhất, đó là cho trẻ ăn hoa quả vào bữa chiều hoặc 30 phút trước khi mẹ dự định cho bé ăn bất cứ thứ gì.


Ép hoa quả lấy nước uống cho được nhiều


Ăn nguyên quả quít thì trẻ chỉ ăn được 1 nhưng nếu ép lấy nước không, trẻ có thể ăn được 2,3 quả một lúc. Thêm vào đó, vì nước ép tiện lợi nên nhiều bà mẹ lựa chọn cho con uống nước ép hoa quả.


Thực tế, một số loại nước ép hoa quả đóng hộp trên thị trường có 100% là hoá chất tổng hợp. Nhưng kể cả khi mẹ đảm bảo chỉ ép cho con uống hoa quả tươi, đó vẫn là một ý tưởng không hay.


Hoa quả ép, chẳng khác gì nước có vị hoa quả, nhưng tất cả các chất có lợi đều đã bị vứt đi. Không có chất xơ, không có một số vitamin chỉ có trên màng và cũng không có cơ hội cho bé luyện tập khả năng nhai. Vì vậy nếu được, mẹ hãy thử làm bằng tay: bơ dầm, dưa hấu dầm, chuối nạo và quít miếng…Thay vì cho vào máy xay và xay nhuyễn hết chúng lên thành một hỗn hợp nước lõng bõng.


Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 1

Trẻ ăn nguyên quả sẽ tốt hơn ép lấy nước (ảnh minh họa)

Trộn lẫn vài loại hoa quả cho con ăn một lúc


Cũng vẫn một lỗi khá phổ biến của mẹ Việt: Kết hợp hai ba loại hoa quả vào chung một bát rồi xay nhuyễn hoặc dầm ra để xúc cho trẻ ăn. Ăn hoa quả trộn lẫn có thể làm hại hệ tiêu hoá non nớt của trẻ. Chúng không những kết hợp với nhau tạo nên một lượng đường khổng lồ mà còn khiến trẻ bị lẫn vị và mất đi khả năng phân biệt từng loại hoa quả với từng vị khác nhau.


Ăn hoa quả trước khi đi ngủ


Trẻ ăn hoa quả trước khi đi ngủ có thể khiến bé tỉnh táo của mức vì đầy bụng, từ đó dẫn đến mất ngủ.


Ăn cam quít ngay trước và sau khi bú sữa


Trong vòng 1 giờ, không nên để bé cùng ăn sữa và cam, quýt. Chất chua (acid) trong loại hoa quả này, khi gặp protein trong sữa có thể bị ngưng động, kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình cơ thể bé hấp thụ chất dinh dưỡng từ cam, quýt.


Mua hoa quả xanh về dấm cho chín dần


Ngày nay, vì lý do an toàn thực phẩm, lại sợ trẻ ăn phải hoa quả bị ngâm thuốc giục chín, rất nhiều chị em tỏ ra chuộng phương pháp mua hoa quả xanh về rồi để tự chín trong nhà. Tuy nhiên, trừ những trường hợp bất khả kháng, ta vẫn nên để hoa quả được chín tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời. Hoa quả chín nhờ sự quang hợp ánh nắng mặt trời sẽ có hàm lượng vitamin cao và bổ dưỡng hơn.


Mẹ có thể tham khảo bảng sau:


Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 2

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 3

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 4

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 5

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 6

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 7

Cho con ăn quá nhiều hoa quả

Hoa quả ngon, ngọt nên trẻ con rất thích. Một số chị em vì thấy con ăn “tì tì”, lại nghĩ hoa quả lành nên mặc sức để bé ăn mà không cần hạn chế. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Trẻ ăn quá nhiều hoa quả có nguy cơ dẫn đến tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.


Trẻ ăn quá nhiều chuối có thể dẫn đến các trường hợp như ghê miệng, buồn nôn. Trẻ ăn quá nhiều dưa hấu có thể dẫn đến lạnh bụng, đau bụng. Ăn quá nhièu vải, mít có thể bị nóng trong. Ăn nhiều ổi, hồng có thể bị táo bón…

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Hoa quả thì tốt nhưng mẹ cho bé ăn không đúng cách cũng khiến hoa quả mất chất.


Hoa quả có rất nhiều vitamin, trẻ ăn hoa quả rất tốt cho sức khoẻ…bất cứ bà mẹ nào cũng biết điều đó. Hầu hết chúng ta đều rất háo hức đợi đến khi con biết ăn dặm để cho con ăn những thìa hoa quả đầu tiên trong đời. Hoa quả có vị ngọt, thơm tự nhiên nên trẻ rất dễ ăn và rất thích ăn. Tuy nhiên, nếu cho con ăn không đúng cách, mẹ sẽ khiến bao công sức của mình…”đổ song đổ bể’.


Dưới đây là những lỗi sai “kinh điển” của các bậc cha mẹ


Cho con ăn hoa quả để “tráng miệng” sau bữa ăn


Đây là một trong những lỗi sai rất phổ biến của mẹ Việt, bắt đầu từ nhu cầu ăn mặn xong thường cần có đồ ngọt ngọt để tráng miệng và đổi vị. Tuy nhiên, mẹ nên ghi nhớ: Hoa quả chỉ nên được ăn với một cái dạ dày “rỗng”, tức là trước đó, trẻ chưa từng được ăn gì.


Cứ tưởng tượng, khi bé vừa ăn xong bát cháo lớn, mẹ cho con ăn them chút chuối. Hai thìa chuối đáng lẽ ra đã có thể đi thẳng vào ruột và được cơ thể hấp thụ. Vậy nhưng bát cháo lớn còn đang trong dạ dày đã cản trở chúng. Thêm vào đó, hoa quả vào ruột sẽ sản sinh ra axit. Các axit này sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong “bát cháo” đang ở dạ dày bé, đồng thời gây ra đầy bụng, khó tiêu.


Hẳn mẹ còn nhớ cảm giác vừa ăn tối xong mà ăn một quả chuối, ta sẽ “có hứng” đi toilet ngay lập tức. Đó là vì axit trong chuối ở dạ dày đã khiến bữa ăn bị “hỏng” và cơ thể muốn tống chúng ra ngoài.


Đừng để điều đó xảy ra tương tự với bé.


Lời khuyên hợp lý nhất, đó là cho trẻ ăn hoa quả vào bữa chiều hoặc 30 phút trước khi mẹ dự định cho bé ăn bất cứ thứ gì.


Ép hoa quả lấy nước uống cho được nhiều


Ăn nguyên quả quít thì trẻ chỉ ăn được 1 nhưng nếu ép lấy nước không, trẻ có thể ăn được 2,3 quả một lúc. Thêm vào đó, vì nước ép tiện lợi nên nhiều bà mẹ lựa chọn cho con uống nước ép hoa quả.


Thực tế, một số loại nước ép hoa quả đóng hộp trên thị trường có 100% là hoá chất tổng hợp. Nhưng kể cả khi mẹ đảm bảo chỉ ép cho con uống hoa quả tươi, đó vẫn là một ý tưởng không hay.


Hoa quả ép, chẳng khác gì nước có vị hoa quả, nhưng tất cả các chất có lợi đều đã bị vứt đi. Không có chất xơ, không có một số vitamin chỉ có trên màng và cũng không có cơ hội cho bé luyện tập khả năng nhai. Vì vậy nếu được, mẹ hãy thử làm bằng tay: bơ dầm, dưa hấu dầm, chuối nạo và quít miếng…Thay vì cho vào máy xay và xay nhuyễn hết chúng lên thành một hỗn hợp nước lõng bõng.


Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 1

Trẻ ăn nguyên quả sẽ tốt hơn ép lấy nước (ảnh minh họa)

Trộn lẫn vài loại hoa quả cho con ăn một lúc


Cũng vẫn một lỗi khá phổ biến của mẹ Việt: Kết hợp hai ba loại hoa quả vào chung một bát rồi xay nhuyễn hoặc dầm ra để xúc cho trẻ ăn. Ăn hoa quả trộn lẫn có thể làm hại hệ tiêu hoá non nớt của trẻ. Chúng không những kết hợp với nhau tạo nên một lượng đường khổng lồ mà còn khiến trẻ bị lẫn vị và mất đi khả năng phân biệt từng loại hoa quả với từng vị khác nhau.


Ăn hoa quả trước khi đi ngủ


Trẻ ăn hoa quả trước khi đi ngủ có thể khiến bé tỉnh táo của mức vì đầy bụng, từ đó dẫn đến mất ngủ.


Ăn cam quít ngay trước và sau khi bú sữa


Trong vòng 1 giờ, không nên để bé cùng ăn sữa và cam, quýt. Chất chua (acid) trong loại hoa quả này, khi gặp protein trong sữa có thể bị ngưng động, kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình cơ thể bé hấp thụ chất dinh dưỡng từ cam, quýt.


Mua hoa quả xanh về dấm cho chín dần


Ngày nay, vì lý do an toàn thực phẩm, lại sợ trẻ ăn phải hoa quả bị ngâm thuốc giục chín, rất nhiều chị em tỏ ra chuộng phương pháp mua hoa quả xanh về rồi để tự chín trong nhà. Tuy nhiên, trừ những trường hợp bất khả kháng, ta vẫn nên để hoa quả được chín tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời. Hoa quả chín nhờ sự quang hợp ánh nắng mặt trời sẽ có hàm lượng vitamin cao và bổ dưỡng hơn.


Mẹ có thể tham khảo bảng sau:


Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 2

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 3

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 4

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 5

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 6

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 7

Cho con ăn quá nhiều hoa quả

Hoa quả ngon, ngọt nên trẻ con rất thích. Một số chị em vì thấy con ăn “tì tì”, lại nghĩ hoa quả lành nên mặc sức để bé ăn mà không cần hạn chế. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Trẻ ăn quá nhiều hoa quả có nguy cơ dẫn đến tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.


Trẻ ăn quá nhiều chuối có thể dẫn đến các trường hợp như ghê miệng, buồn nôn. Trẻ ăn quá nhiều dưa hấu có thể dẫn đến lạnh bụng, đau bụng. Ăn quá nhièu vải, mít có thể bị nóng trong. Ăn nhiều ổi, hồng có thể bị táo bón…

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN