Hiển thị các bài đăng có nhãn trên 5 tuổi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trên 5 tuổi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Nếu bạn bỏ qua những lỗi nhỏ cho bé, lâu dần bé sẽ xuất hiện những thói quen nguy hại.

Vì vậy các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyên cha mẹ nên chấn chỉnh những hành vi xấu của bé trước khi nó trở thành một thói quen.


Bé hay nói leo


Bé rất thích “nhại” lại những từ hay cụm từ “nổi bật” từ phía cha mẹ hay người lớn tuổi.


Bạn hãy theo dõi và tìm hiểu xem thời điểm nào thường xuất hiện hành vi nói leo của bé. Chẳng hạn, nếu bé thích nói leo trong khi bạn đang trò chuyện với anh (chị) bé, hãy yêu cầu bé giữ trật tự.


Tốt nhất, bạn nên hướng bé sang 1 họat động khác như đưa cho bé 1 vài món đồ để bé chơi bên cạnh.


Bé “thô bạo” khi chơi

Anh (chị) hay bất kỳ 1 người bạn nào chơi cùng đều trở thành “nạn nhân” khi chơi với bé. Khi tức giận, bé rất dễ nổi loạn bằng cách đập phá đồ chơi hay thường xuyên cãi cọ, cấu véo bạn chơi.


Bạn hãy nhanh chóng trao đổi 1 cách nghiêm túc với bé. Nói với bé rằng: “Con không được xô ngã hay cắn bạn Bống thêm 1 lần nào nữa. Nếu con còn cư xử xấu như vậy, mẹ sẽ phạt con thật nặng”.


Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 1

Bạn cũng cần lưu ý, trông chừng và liên tục nhắc nhở bé trước mỗi lần bé chơi. Nên can thiệp và giải quyết kịp thời nếu bạn phát hiện các cuộc tranh chấp giữa các bé.


Nếu bé tiếp tục nóng giận hoặc xuất hiện các dấu hiệu “thô bạo”, tốt nhất bạn nên nhanh chóng kết thúc cuộc chơi và nói chuyện riêng với bé.


Phớt lờ lời cha mẹ nói


Ở độ tuổi 3-4, bé có xu hướng giả vờ như không nghe thấy lời cha mẹ nhất là khi bạn phê bình về 1 vài tật xấu nào của bé. Bạn nên cẩn thận lưu ý để chắc chắn rằng những lời nhắc nhở của bạn không phải là “gió bay”.


Khi bạn muốn nhắc nhở, hãy đối diện trực tiếp với bé trong 1 cự ly gần. Đảm bảo rằng bé sẽ đưa ra ý kiến của cá nhân bé sau đó, cho dù bé có thực sự đồng ý với bạn hay không.


Tắt hết tivi hoặc yêu cầu bé ngừng chơi sẽ giúp bé tập trung và ghi nhớ lời bạn nói tốt hơn.


Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 2

Bé thích bịa đặt


Qua lời bạn bè của bé ở lớp, bạn biết rằng bé rất thích khoe khoang hay phóng đại sự thật. Nếu chủ nhật tuần trước bạn mua cho bé 1 chiếc ô tô nhựa, bé sẽ “bịa” với các bạn là: “Mẹ tớ mua cho tớ ở tận nước ngòai đấy”… Thói quen này sẽ trở thành nền tảng tiềm ẩn cho tật nói dối ở bé.


Khi phát hiện ra sự thật, bạn hãy nhanh chóng trò chuyện với bé. Nói cho bé biết rằng, nếu nói dối, các bạn sẽ nhanh chóng biết sự thật và không ai còn tin bé nữa.


Bạn có thể kể cho bé nghe câu chuyện về Cậu bé chăn cừu và đàn sói. Nội dung đại ý rằng có 1 cậu bé chăn cừu thích trêu đùa mọi người bằng cách ngày nào cũng kêu lên thật to: “Cứu con với, có chó sói đến”. Mọi người sẽ lo lắng và chạy thật nhanh tới để tìm cách giúp cậu bé. Tuy nhiên, khi biết cậu bé chăn cừu đó đã nói dối, không ai tin cậu bé nữa. Một lần, đột nhiên 1 đàn sói xuất hiện thật sự, cậu bé lại kêu lên “Cứu con với, có chó sói” nhưng chẳng ai tới giúp. Kết cục, lũ sói ngay lập tức ăn thịt hết đàn cừu của cậu bé. Bạn hãy chú ý để bé tự rút ra ý kiến của cá nhân bé sau khi nghe hết câu chuyện.


Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 3

Bé tự ý mở tivi, máy tính


Bạn nên thiết lập 1 số quy tắc nho nhỏ trong gia đình dành riêng cho bé. Chẳng hạn, bé chỉ được phép xem phim họat hình vào những khoảng thời gian cố định nào đó trong ngày. Bạn cũng yêu cầu bé không được bật tivi hay máy vi tính khi chưa được sự đồng ý của cha mẹ.


Nếu bé tiếp tục mắc lỗi, bạn hãy nhanh tay tắt tivi và chỉ bật lại vào thời gian đã quy định. Bạn không nên nhượng bộ khi bé vòi vĩnh hay đòi hỏi muốn xem tivi nhiều hơn.


Bé nhắm mắt khi bạn nhắc nhở

Giống như hành vi bé giả bộ phớt lờ trước những yêu cầu của cha mẹ ở trên, nhiều bé thích nhắm cả hai mắt lại thậm chí dùng tay bịt cả hai tai khi bạn trách mắng. Hành vi này giống như 1 sự chống đối của bé.


Bạn hãy yêu cầu bé giữ đúng tư thế khi trò chuyện. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chi sẻ cho bé biết cảm giác không hài lòng và đề nghị bé chấm dứt những hành động kiểu này.



Bỏ qua bữa sáng, lười suy nghĩ hay ăn uống quá đầy đủ trong một thời gian dài… là những nguyên nhân khiến bé… kém thông minh.
” target=”_blank”>Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Làm đúng theo nguyên tắc và tránh các lỗi thường gặp khi cho con uống nước hoa quả dưới đây sẽ giúp bé nhà bạn hấp thu được các chất dinh dưỡng có trong các loại quả tốt hơn.Cho con uống sữa pha với nước hoa quả


Uống sữa pha với nước hoa quả hoặc vừa uống sữa vừa uống nước hoa quả sẽ làm chất protein có trong sữa sau khi kết hợp với axit trong nước hoa quả sẽ bị kết tủa trong dạ dày, không dễ hấp thu vào cơ thể.


Cho rằng nước ép hoa quả tươi cũng giống nước hoa quả đóng hộp


Trong nước hoa quả đóng hộp, thành phần hoa quả tươi không chiếm hoàn toàn mà còn hương liệu và các chất phụ gia thực phẩm khác nữa. Còn nước ép hoa quả tươi được bạn chế biến tại nhà đảm bảo 100% là nước hoa quả nguyên chất.


Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 1

Chọn nho tím khi cho con uống nước hoa quả lần đầu


Trong nước ép nho tím có nhiều polyphenol có thể ức chế quá trình hấp thu sắt vào cơ thể. Vì vậy, nếu cho bé uống nước nho khi lần đầu uống nước hoa quả có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.


Cho con uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày


Uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa nói chung không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thế nhưng nếu uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày, ngay cả đối với một em bé 5 tuổi, sẽ gây tác hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe của bé.


Uống nước hoa quả thay cho nước lọc


Dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nước hoa quả hoa không thể thay thế hoàn toàn nước đun sôi để nguội. Bạn cần nhắc nhở và cho bé uống nước đun sôi để nguội hàng ngày để có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đối với một số loại hoa quả có vị ngọt đậm, còn cần pha loãng với nước lọc.  


Đã uống nước ép nên không cần ăn hoa quả


Một số loại hoa quả có chứa nhiều cellulose, dù không hấp thụ  được nhưng loại chất này có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi hơn. Ngoài ra, cần phải nghiền, nhai khi ăn hoa quả nên có tác dụng phát triển răng và cơ hàm của bé.


Uống thuốc với nước hoa quả


Một số loại nước ép hoa quả có chứa thành phần hóa học đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc với cơ thể.


Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 2

Nguyên tắc khi cho con uống nước hoa quả

Thời gian: Sau khi bé được tròn một tháng tuổi là đã có thể cho bé uống nước hoa quả. Thời điểm tốt nhất cho bé uống là khoảng một giờ đồng hồ sau khi bé bú bữa chiều. Chú ý không nên trộn lẫn nước hoa quả vào sữa cho bé bú vì làm như vậy sẽ khiến cơ thể bé rất khó hấp thụ chất dinh dưỡng có trong sữa và trái cây.


Số lượng: Khi bắt đầu cho bé tập uống nước hoa quả, mỗi ngày chỉ nên cho bé uống 1 lần với 5 – 10ml nước ép nguyên chất pha loãng với một chút nước ấm. Sau này, khi bé đã lớn hơn, bạn có thể cho bé uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20ml nước hoa quả.


Vệ sinh: Không nên sử dụng nước hoa quả đóng hộp mà dùng hoa quả tươi ép nước là tốt nhất. Hoa quả cần rửa sạch kỹ, gọt vỏ cẩn thận (với loại quả không được vỏ). Các dụng cụ liên quan như bát, thìa, chai, muỗng khuấy, máy ép hoa quả… phải rửa sạch và chần trong nước sôi để tiệt trùng. Nếu không có máy ép hoa quả, bạn có thể dùng thìa và gạc vô trùng để nghiền, lọc lấy nước cốt từ quả.


Quan sát phản ứng cơ thể bé: Khi cho bé uống nước ép của một loại quả, cần quan sát các phản ứng trên cơ thể bé trong 24 giờ đồng hồ như: phân có biến chất không, da có bị nổi mẩn không?… Nếu không có những biểu hiện trên, bạn có thể tiếp tục cho bé uống nước ép từ loại quả đó 7 – 10 ngày, sau đó đổi sang loại quả mới để bé đổi khẩu vị.



Những sai lầm trong chăm sóc và dạy con mà mẹ không biết
Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Đừng quá chú trọng đến những đồ chơi có sẵn, chỉ cần sáng tạo một chút thôi là mẹ và bé có thể vui chơi thỏa thích với những thứ sẵn có trong nhà rồi.1. Đi thăng bằng trên ván


Mẹ hãy tìm một bãi cỏ êm để cho bé chơi trò này nhé! Để thực hiện được trò chơi này, mẹ chỉ cần tận dụng những tấm ván hoặc bất cứ thứ gì đó trải lên thảm cỏ để bé có thể tập bước đi thăng bằng trên đó. Các mẹ cũng có thể sử dụng vải hoặc những đoạn giấy thật dài để trải ra cho con chơi.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 1

Trò chơi này yêu cầu bé phải tập bước đi trên một con đường hẹp để tăng khả năng giữ thăng bằng. Mẹ có thể xếp thành đường thẳng hoặc phức tạp hơn một chút để tăng độ khó cho bé.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 2
2. Nhảy theo yêu cầu

Tận dụng những chiếc đĩa giấy hoặc đơn giản hơn là tờ giấy màu còn lại của tiệc sinh nhật, mẹ hãy gợi ý để con có thể chơi trò chơi này nhé! Chỉ cần để những mảnh giấy sắc màu đó ra và cùng chơi.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 3

Cách chơi đơn giản nhất cho những bé vừa đi vững là yêu cầu con nhảy từng bước một trên những mảnh giấy. Với những bé vững hơn thì mẹ có thể đưa ra yêu cầu như: Con hãy nhảy vào những mảnh giấy màu xanh; Hãy nhảy vào những mảnh giấy màu cam… Nếu bé nhảy sang những mảnh giấy khác so với màu yêu cầu thì bé bị phạm luật.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 4
3. Con đường màu sắc

Bạn cắt những decan nhiều màu sắc và làm thành những con đường như trong hình vẽ. Bạn có thể dán thành đường thẳng, đường cong hay bất cứ hình gì bạn muốn.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 5

Mẹ và bé có hai cách chơi với những con đường màu sắc:


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 6

Để bé đi trên con đường theo màu nhất định.

5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 7
Hoặc cho bé thổi 1 quả bóng đi theo đúng con đường màu sắc nào đó.


4. Ném trúng mục tiêu
Trò chơi này quả thật có hơi bẩn chút xíu nhưng con bạn sẽ thích mê trò đấy! Các bước tiến hành trò chơi như sau:
5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 8
Vẽ những vòng tròn mục tiêu để trẻ có thể ném vào đó.

5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 9
Lấy một ít đất sạch trộn với nước tạo thành một thứ tương tự như bùn để làm vật ném cho bé.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 10


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 11
Khi chơi, bé sẽ ném vào những ô mục tiêu được yêu cầu.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 12


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 13
Tuy sau đó bạn phải dọn dẹp bãi chiến trường khá kinh khủng nhưng được trả giá bằng những nụ cười của con thì cũng thật đáng, phải không nào!?


5. Trò chơi tập rót nước

Nếu hỏi 10 đứa trẻ thì phải có đến 11 đứa thích các trò chơi với nước. Trò chơi này giúp rèn độ khéo léo của đôi bàn tay cho bé và dạy con cách rót nước từ bình ra cốc.


Bạn chỉ cần có một chiếc bình (tốt nhất là bình nhựa để tránh đổ vỡ) và một vài chiếc cốc (tất nhiên cũng nên là cốc nhựa). Để không phải mất công dọn dẹp quá nhiều, bạn nên cho bé chơi trò này ở ngoài sân nhé!


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 14

Ban đầu bé có thể phải rót nước bằng cả hai tay và còn làm đổ ra ngoài. Nhưng dần dần bé sẽ đạt tới kỹ năng chỉ cần rót nước bằng một tay mà thôi. Cho đến khi bé thành thạo thì bạn sẽ không cần phải lấy nước cho con nữa mà hãy để trẻ tự làm.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 15



8 trò chơi phát triển trí thông minh kinh điển với trẻ em quốc tế
5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 16







Nguồn bài viết: AFamily.VN