Hiển thị các bài đăng có nhãn thuc don cho be. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuc don cho be. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Ăn dặm giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thói quen ăn uống của trẻ sau này. Có nhiều cách ăn dặm cho bé, tuy nhiên mẹ đã biết cách cho trẻ ăn dặm chưa? Hãy lựa chọn đúng đắn nhé bởi ăn dặm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn định hướng tới việc ăn uống sau này ở trẻ.



Trong thời kì cho con ăn dặm quan trọng không phải chỉ vì cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển thể chất của bé mà chúng còn giúp bé làm quen với thế giới ẩm thực muôn màu muôn vẻ.


1. Thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào?


Thực phẩm để tập ăn cần đơn giản, dễ làm. Bạn đừng chú ý đến thành phần dinh dưỡng vội vì điều quan trọng lúc này là tập cách ăn, giúp bé quen với độ đặc, vị thức ăn mới và ăn bằng thìa thay vì bú mút. Các thức ăn đầu tiên có thể là:


- Chuối hoặc đu đủ, xoài chín mềm nạo bằng thìa.


- Một miếng khoai lang hoặc khoai tây nhỏ nấu chín mềm, tán nhuyễn, trộn với vài thìa sữa mẹ hoặc loại sữa bò bé đang bú.


- Một thìa bột ăn liền của trẻ em pha loãng với nước ấm hoặc sữa, 1 thìa nước cơm hòa với sữa.


- Tán nhuyễn vài thìa bí đỏ, bí xanh từ nồi canh gia đình.


Đầu tiên, cần chọn một trong các thứ trên cho bé nếm thử từng chút một. Nếu bé chịu ăn, có thể tăng dần lên 1-3 thìa nhỏ. Nên tập lúc bé đói; sau đó vẫn cho bú bình thường đến khi đủ no.


Khi bé đã quen với thức ăn đầu tiên, hãy cho bé nếm loại mới với cách như trên. Dần dần, bé sẽ quen với nhiều mùi vị, độ đặc khác nhau của thức ăn. Nên tập từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt rồi đặc hơn để bé dần dần thích nghi. Mỗi loại thức ăn mới cần tập trong 3-5 ngày mới chuyển sang thức khác. Thời gian này đủ để bé làm quen với thực phẩm, giúp mẹ phát hiện ra loại thức ăn gây dị ứng cho trẻ để loại trừ.


Cách chế biến bột ăn dặm cho bé


Để đảm bảo trẻ hấp thụ đủ chất dinh dưỡng mà luôn cảm thấy ngon miệng, khi chế biến món ăn mẹ cần chú ý một vài điểm sau:


- Ða dạng các loại thực phẩm: điều này sẽ tránh gây nhàm chán cho trẻ trong các bữa ăn. Khuyến khích mẹ nên chọn những loại đồ ăn mà trẻ thích.


- Thức ăn cho trẻ phải mềm, dễ tiêu, tránh những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…


- Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…


Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.


Mẹ chú ý khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ phải đảm bảo an toàn vệ sinh. Hệ miễn dịch của trẻ em còn yếu dễ nhiễm bệnh vậy nên đồ ăn phải sạch, tươi, khâu chế biến phải được đảm bảo.


Thực đơn ăn dặm như thế nào cho đủ chất?


Thực phẩm trong thiên nhiên được phân thành 4 nhóm dinh dưỡng chính: chất bột đường (gạo, bún, mì, bánh phở), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, tào phớ), rau và trái cây.


Khẩu phần ăn dặm của bé phải có cả 4 nhóm thực phẩm trên thì mới đủ chất (trừ giai đoạn đầu chỉ ăn dặm với 1 loại thực phẩm). Với nửa bát bột hay cháo (khoảng 100 ml), cần cho thêm chất đạm, rau củ (đều băm nhuyễn), dầu ăn (hay mỡ nước), mỗi thứ 1 thìa canh.


Bé phải được cho ăn cả phần cái (phần xác) của thực phẩm thì mới nhận được đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, các thực phẩm cần được xắt nhỏ, băm nhuyễn và nấu chín. Nên nấu bữa nào ăn bữa đó; thay đổi món thường xuyên cho bé. Giữa các bữa ăn, bạn nên cho bé uống thêm 50-100 ml nước trái cây hoặc trái cây tán nhuyễn để cung cấp thêm các loại sinh tố cần thiết.


 

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Cách nấu cháo lươn cho bé rất đơn giản, có rất nhiều món cháo được chế biến từ lươn như : cháo lươn khoai môn, cháo lươn cà rốt, cháo lươn bí đỏ….


Như các bạn đã biết cháo lươn rất mát và bổ, là món ăn thích hợp cho những bé bị suy dinh dưỡng , không những thế để trả lời cho câu hỏi của nhiều mẹ ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu thì cháo lươn là lựa chọn tốt nhất . Nhưng làm thế nào để lươn đảm bảo sạch sẽ mà không lo sợ khi chế biến. Các bạn hãy chăm sóc trẻ bằng việc bắt tay vào làm hai món cháo lươn sau nhé.


Cách chọn mua và sơ chế lươn


Các mẹ chọn con từ 1 đến 1,3 kg màu vàng, đuôi dài là loại lươn ngon, sau đó cho lươn vào nồi to cho một nắm muối hoặc nửa bát giấm ròi chặt vung để lươn quẫy và ra hết nhớt.


Một số me không muốn cho bé ăn phần da lươn thì dội nước sôi vào rồi dung tay chà sát nhẹ da lươn sẽ bong ra hết nhé.


Sau khi rửa sạch lươn các mẹ cho lươn vào nồi và luộc chín (hoặc hấp chín) với một miếng gừng hoặc nghệ để khử mùi tanh nhé. Khi lươn đã chín bạn gỡ bỏ phần ruột, giữ lại phần tiết để nấu cháo vì tiết lươn rất bổ.


Cách nấu cháo lươn cho bé ngon, bổ


Cháo lươn bí đỏ


Chuẩn bị :


- 20g bột gạo,


- 20g bí đỏ băm nhuyễn,


- 10g hạt sen hấp chín tán nhuyễn,


- 10g thịt lươn băm nhuyễn,


- dầu ăn, hạt nêm.


Hành động:


Các mẹ cho lươn, bí đỏ vào 250ml nước khuấy đều cho tan, bắc lê bếp nấu chín , sau đó nhấc xuống để nguội bớt(khoảng 2 phút).


Tiếp theo các mẹ cho bột gạo và hạt sen tán nhuyễn vào khuấy đều cho cháo mịn, cho dầu ăn vào khuấy đều lại lần nữa. Để bớt nguội và cho bé dùng.



Bí đỏ và lươn đều là những thực phẩm có chứa rất nhiều dưỡng chất bổ dưỡng, các nhóm vitamin và chất xơ. Bí đỏ còn được xem là thức ăn phát triển trí tuệ, giúp bé tăng trưởng khỏe mạnh.


Cháo lươn cà rốt


Chuẩn bị :

- 25g gạo tẻ


- 10g thịt lươn


- 20g cà rốt băm nhuyễn


- 1,5 thìa dầu ăn


- nước mắm, muối iốt.


Hành động:


Bạn nhặt sạch gạo vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài. Nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc. Trong lúc nấu cháo các bạn tranh thủ sơ chế lươn nhé. Bạn gỡ thịt lươn và xé nhỏ ra.


Bạn cho thêm vào cháo cà rốt trên với 100ml nước sau đó bắc nên bếp nấu sôi, nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, khuấy đều tay và nấu thêm khoảng 7~10 phút. Sau đó cho lươn vào đảo đều.


Để cháo hơi nguội khoảng 2p rồi tiếp tục cho thêm 1,5 thìa súp dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.


Hy vọng với 2 cách nấu cháo lươn cho bé trên các mẹ có thể thêm vào thực đơn tuần của bé. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển kỹ năng của bé để các mẹ chăm sóc bé tốt hơn tránh các bệnh trẻ em.


 

Món ăn được kết hợp giữa sữa và bí đỏ, vừa tốt cho sức khỏe vừa tạo được cảm giác lạ miệng, kích thích vị giác ở trẻ, giúp các bé thích thú khi được ăn nhất là trong thời kì cho con ăn dặm của các mẹ …Để trẻ yêu thích loại thực phẩm này hơn mẹ hãy biến tấu trái bí đỏ trong các món ăn thơm ngon như bột ăn dặm bí đỏ và súp kem bí đỏ cá hồi. Món ăn này phù hợp với thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi.



Giá trị dinh dưỡng của bí đỏ.


Bí đỏ chứa hàm chứa chất xơ, xenluyo và đường tự nhiên không gây béo phì và tốt cho hệ tiêu hóa. Sử dụng bí đỏ thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất sắt, kẽm đẩy nhanh quá trình tạo máu và huyết tố cầu, phòng ngừa thiếu máu và xơ vữa động mạch.


Các chất khác như beta carotene, gluxit, protit, tirozin, fitin, axit salixilic, các axit béo và các nguyên tố vi lượng khác trong bí ngô cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Cho trẻ ăn bí đỏ mỗi tuần sẽ giúp tăng trưởng chiều cao, tốt cho tiêu hoá và giúp trẻ phát triển trí tuệ hơn. Bạn có thể kết hợp bí đỏ với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để có món ăn thơm ngon cho vào thực đơn ăn dặm của trẻ.


Món súp kem bí đỏ cá hồi:


Nguyên liệu:


Bí đỏ: 50g


Cá hồi filê: 50g


Nước dùng: 200ml (nếu không có thì dùng nước lã cũng được )


Kem tươi (hoặc thay bằng váng sữa, hoặc phômai bò cười cũng được)


Cách làm:


Bí đỏ hấp chín (hấp nguyên miếng), dùng thìa dầm cho nát ra (hoặc thái nhỏ rồi cho vào nước dùng đun cho chín mềm), rồi thả cá hồi đã thái nhỏ (thái hạt lựu) vào.


Cho thêm 1 chút nước mắm cho thơm rồi bắc ra cho kem tươi vào, khuấy đều, rồi cho bé thưởng thức.


Nguyên liệu:


Bột gạo: 4 muỗng canh gạt


Sữa bột ( loại bé đang dùng): 8 muỗng gạt


Nước sạch: 1 chén


Bí đỏ đã luộc chín, tán nhuyễn: 1 muỗng canh


Dầu Ôliu cho bé: 1 muỗng canh


Cách thực hiện:


Bước 1: Lấy 1 chén nước sạch đổ vào nồi. Đong 4 muỗng canh (gạt ngang) bột gạo và 8 muỗng gạt (có sẵn trong hộp sữa) sữa bột đổ vào nồi. Quậy tan. Bắc lên bếp, khuấy. Bột sôi thì bắc xuống.


Bước 2: Tập cho bé ăn (vài muỗng).Sau vài ngày bé đã quen với bột, cho thêm vào nồi bột 1 muỗng canh dầu ăn.


Chúc các mẹ thành công !

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Thực đơn ăn dặm cho bé cũng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bởi vậy mà mẹ cần xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm hợp lí và khoa học để không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như cản trở quá trình cho con ăn dặm .



1. Đỗ xanh nấu chưa chín


Đỗ xanh là món nhiều dinh dưỡng cho bé nhưng khi cho bé ăn, mẹ cần phải nấu chín đỗ xanh. Đỗ xanh nấu chưa chín có chứa saponin và lectins, saponin, có thể gây xuất huyết và ngộ độc cho bé.


2. Trứng gà chưa nấu chín kỹ


Trứng gà là thực phẩm ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ. Mẹ nhớ chế biến trứng thật chín bởi trứng gà nấu chưa chín kỹ có chứa nhiều vi khuẩn, gây bệnh cho bé. Ngoài ra, bé ăn trứng gà nấu chưa chín kỹ sẽ làm cản trở hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.


3. Cà chua xanh


Chứa trong mình chất độc solanine, bé ăn cà chua xanh có thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn… Với cà chua xanh sống, lượng chất độc càng lớn nên mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn.


4. Khoai tây mọc mầm


Khoai tây mọc mầm không chỉ có độc cho trẻ em mà cho cả người lớn. Khoai tây mọc mầm có chứa độc chất solamine, kích thích đến hệ thần kinh trung ương của bé. Bé ăn phải khoai tây mọc mầm có dấu hiệu bị tiêu chảy, nặng hơn là suy hô hấp. Bởi thế, mẹ tuyệt đối nên loại bỏ khoai tây đã mọc mầm khi chế biến món ăn cho bé.


5. Cá nóc


Cá nóc chứa một chất cực độc là tetrodotoxin, có thể gây suy hô hấp, tử vong nhanh cho người lớn, chưa nói tới các bé. Đã có rất nhiều vụ ngộ độc cá nóc dẫn tới tử vong ở nước ta.


6. Cá ngừ nấu chưa chín kỹ


Bé ăn cá ngừ chưa chín kỹ có thể bị hội chứng chậm phát triển trẻ em. Bé bị ngộ độc các ngừ nấu chưa chín kỹ có dấu hiệu ban đầu là tiêu chảy; dấu hiệu nặng hơn là mù mắt. Bởi thế, khi chế biến món cá này cho con, mẹ cần đặc biệt chú ý phải nấu thật chín.


7. Hàu nấu chưa chín kỹ


Trong hàu có nhiều mầm bệnh như vi khuẩn gây bệnh viêm ruột, bệnh tả, thậm chí gây tử vong do nhiễm trùng máu cho người ăn. Các mẹ tuyệt đối không cho bé ăn hàu nấu chưa chín kỹ vì nguy cơ bị ngộ độc là rất cao.


8. Bí ngô để lâu


Bí ngô là thực phẩm được bé yêu thích, đặc biệt trong thời kì ăn dặm. Nhưng tuyệt đối mẹ không để cho bé ăn bí ngô để lâu. Bởi lúc này bí sẽ bị biến chất, mất chất dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ gây ngộ độc cho bé.


9. Rau cải nấu chín rồi để qua đêm


Rau cải để qua đêm sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, tạo thành chất gây ngộ độc cho bé như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt…

Con yêu đã bắt đầu bước sang tháng thứ 6 trông cao lớn hơn rõ rệt. Để giúp con có sự phát triển toàn diện bạn nên thiết lạp lại chế độ dinh dưỡng cho bé từ việc bổ sung bột cho bé ăn dặm.


Thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong bảng thực đơn ăn dặm cho bé các bữa ăn cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.


Công thức nấu bột ngọt cho con ăn dặm



Hiện nay, để tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo an toàn, các mẹ thường chia sẻ với nhau kinh nghiệm nấu bột ngọt cho bé ăn dặm. Bé sẽ ngon miệng hơn khi mẹ biết cách kết hợp chế biến bột ngọt cùng với các loại rau xanh , củ , hoa quả.


Bột cho bé ăn dặm bổ sung nguồn dinh dưỡng


Khi bé bước sang tháng thứ 3 trở lên, bé bắt đầu có những thay đổi mới như tập lẫy, tập bò và chập chững biết đi. Để thực hiện những hoạt động đó, bắt buộc cơ thể trẻ cần nạp thêm năng lượng và không thể chỉ phụ thuộc vào sữa mẹ nữa. Mẹ cần cho bé tập ăn dặm và bột là thức ăn tốt nhất cho bé ăn dặm.


Bởi trong thời kì ăn dặm thức ăn cần đảm bảo loãng mịn để bé dễ nuốt và không nôn trớ. Hơn nữa, bột là dạng thức ăn dễ kết hợp với các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt, trứng rau củ quả. Các loại thức ăn được xay nhuyễn tạo thành nguồn dinh dưỡng tổng hợp dễ bổ sung đem lại hiệu quả dinh dưỡng cao cho bé ăn dặm.


Cách nấu bột mặn cho bé ăn ngon:


Bột ăn dặm cho bé dùng để nấu cháo có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền đóng gói sẵn, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn). Mẹ có thể xay gạo thành bột để nấu cho bé ăn, sau khi vo gạo để làm khô nhanh chi có thể sấy hoặc rang. Nhưng nếu có điều kiện, các mẹ nên mua các loại bột gạo, ngũ cốc đã được đóng gói sẵn (với thương hiệu có uy tín).


Không nên lấy khẩu vị người lớn làm tiêu chuẩn vì nếu quá mặn sẽ bắt thận của bé làm việc quá sức, thậm chí phù nề. Đặc biệt nên hạn chế bột nêm, hương liệu, mì chính… trong khẩu phần ăn của trẻ. Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.


Cách nấu bột ăn dặm cho bé


Để giúp bé cảm thấy ăn ngon với bột ăn dặm các mẹ cũng cần có bí quyết để nấu bột ăn dặm ngon cho bé và thay đổi thực đơn ăn dặm cho bé một cách hợp lý .


Bước một: Chọn thành phần. Bắt đầu với các loại thực phẩm chọn lọc như cà rốt, khoai tây, củ cải, trắng, súp lơ… để đảm bảo rằng bé không bị dị ứng thức ăn. Rửa thực phẩm thật sạch, cắt bỏ những phần rắn như lõi, vỏ, cuống… để tránh cho bé bị hóc thức ăn.


Bước hai: Ngâm và nấu. Chọn một miếng vải lọc siêu mềm để gạn và rây thực phẩm sau khi xay, cố gắng giữ lại dưỡng chất của chúng, một số rau quả có thể nướng chín và nghiền nhuyễn cho bé dùng.


Bước ba: Đút bé ăn và lưu trữ thức ăn. Cho bé sử dụng một số lượng nhỏ ngay lập tức, phần còn lại nên cho vào tủ lạnh ngay. Thức ăn tự chế biến giúp bạn yên tâm vì nó có thể lưu trữ trong tủ lạnh ba ngày hoặc ngăn đá khoảng hai tháng.

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Ở thời điểm 6 tháng tuổi, bé bắt đầu tập ăn dặm , mẹ phải trang bị sẵn kiến thức , kinh nghiệm về thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi . Thức ăn bổ sung năng lượng nhưng thức ăn chính của bé trong giai đoạn đầu vẫn là sữa, vì sữa có nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng, đặc biệt nguồn canxi dễ hấp thu nhất.



Do đó chế độ ăn tháng này bạn vẫn nên tiếp tục cho con bú hoặc uống sữa và ăn thêm 2 bữa bột (hoặc cháo xay), trong đó có một bữa bột sữa, một bữa bột thịt hoặc bột trứng.


Một bát cháo phải có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo.


- Đạm thì ngoài thịt, cá, tôm, cua, trứng (giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ sử dụng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng) còn có thể dùng các loại đậu như đậu hũ, đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh…


- Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.


- Chất béo thì có thể sử dụng từ dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương,…


Nguyên liệu nấu bột ăn dặm cho trẻ


- 200ml nước


- 10g đạm (thịt/cá…) (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn (nếu sử dụng trứng thì 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút)


- 10g rau/củ (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn


- 5g dầu ăn (khoảng 1 muỗng càfê)


- 1/2 muỗng càfê nước mắm (luôn luôn nêm nhạt cho bé)


Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ


+ Thịt, cá sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).


+ Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.


+ Cho tiếp rau củ, dầu ăn và nước mắm vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp. Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín


Khi bé được chín tháng thì có thể sử dụng gấp đôi lượng thực phẩm (lúc này không cần băm nhuyễn lắm) cũng với 200ml nước để có chén bột đặc hơn. Nếu bé không quen ăn đặc thì có thể làm như sau: Lấy 1 nhúm giá khoảng 20g (1 nắm tay) xay ra cùng với 200ml nước, lược bỏ cái rồi dùng nước này nấu bột như bình thường.


Ngoài ra, bạn tập cho bé ăn dặm bằng hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay… lưu ý là không cần đun sôi hay hấp chín trái cây đâu nhé, chỉ cần rửa tay sạch và tiệt trùng các dụng cụ đựng là được.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Dưới 3 tháng tuổi, bé yêu của mẹ sẽ bú mẹ hoàn toàn và dùng thêm sữa công thức nếu cần. Bước sáng tháng thứ 4, bữa ăn của bé đã thay đổi. Ba mẹ cần hiểu rõ hơn về thực đơn cho bé trong thời gian này để bé yêu có đủ dinh dưỡng để phát triển.đã đến lúc cần ăn dặm, nhưng làm thế nào để biết bé đã sẵn sàng học làm người lớn chưa?



6 dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm


Cần hiểu rằng 4-6 tháng tuổi không phải tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm, cần có thêm các điều kiện sau:


- Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.


- Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.


- Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.


- Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.


- Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).


- Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.


Bé yêu của bạn sẽ không làm bất cứ điều gì để ba mẹ có thể nhận biết được chúng đã sẵn sàng với thức ăn lỏng. Ba mẹ cần quan sát và hiểu bé muốn gì.


Bé cứng cáp hơn và có thể giữ đầu đứng thẳng. Bé cũng ngồi khá vững trong lòng bố mẹ hoặc trên ghế cao dành cho bé. Bé biết tạo ra các chuyển động nhai. Đặc biệt, cân nặng của bé cho thấy sự cải thiện đáng kể, tăng gấp khoảng 2 lần so với khi sinh ra đó thực sự là cách chăm sóc em bé tốt .


Ngoài ra, có vẻ bé rất có hứng thú với thực phẩm, bé có thể ngậm miệng xung quanh một cái muỗng, cũng có thể di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng. Bé có thể đá lưỡi qua lại nhưng đang mất dần xu hướng dùng lưỡi đẩy thức ăn ra. Và bé đang mọc răng. Đó đều là những dấu hiệu bé đã sẵn sàng với thức ăn lỏng hơn.


Thực đơn cho bé 4-6 thang tuoi


Mẹ vẫn có thể cho bé tập ăn dặm ngay cả khi bé chưa đủ 6 tháng


Bé yêu của bạn đang trong độ tuổi này, bạn băn khoăn không biết bé có thể ăn món gì? Trong thời kỳ này, bé vẫn tiếp tục bú sữa mẹ, kết hợp với sữa công thức hoặc PLUS là công thức chăm sóc trẻ rất thông minh . Bên cạnh đó, đây là thời gian mẹ tập cho bé ăn bột loãng, quen dần với đồ ăn xay nhuyễn có độ đặt sệt tăng dần.


Bột trẻ em và ngũ cốc vẫn là những loại thức ăn bổ dưỡng nhất dành cho bé trong những ngày đầu ăn dặm. Hơn thế nữa, bột gạo trẻ em và bột ngũ cốc rất mịn, khi trộn với sữa công thức và sữa mẹ mang lại hương vị quen thuộc giúp bé dễ ăn hơn. Đặc biệt, đây là loại thực phẩm lành tính, hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng dị ứng nào cho hệ tiêu hóa của trẻ, ngay cả khi trẻ chưa đầy 6 tháng.


Tuy nhiên, lúa mì, lúa mạch hay lúa mạch đen, yến mạch tuyệt đối không dành cho trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi do trong các loại ngũ cốc này có chứa gluten, được khuyến cáo có thể gây dị ứng cho trẻ, đặc biệt với gia đình có tiền sử Celiac hoặc dị ứng. Ba mẹ có thể cho  bé ăn các loại ngũ cốc này khi bé ngoài 6 tháng. Ngoài ra, một số loại thực phẩm được các chuyên gia khuyến khích dành cho  bé từ 4 – 6 tháng tuổi bao gồm chuối, bơ, khoai lang, cà rốt, táo, lê, bí đỏ…


Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi


Bé yêu có thể ngồi là lúc bé có thể thử một số món ăn mới


Ba mẹ bắt đầu cho bé làm quen với khoảng 1 muỗng cà phê thực phẩm hoặc ngũ cốc xay nhuyễn. Trộn lượng ngũ cốc này với 4 – 5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức, để cho hỗn hợp thật loãng cho bé dễ ăn hơn.


Ba mẹ tiếp tục tăng lên 1 muỗng thức ăn xay nhuyễn hoặc 1 muỗng canh bột ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, cho bé ăn 2 lần một ngày. Mẹ nhớ mức tăng dần lượng ngũ cốc tương đương với lượng sữa thêm vào giảm đi để độ đặc sệt tăng dần.


Ban đầu, ba mẹ cho bé ăn 1 lần bột loãng mỗi ngày, sau đó tăng dần lên 2 – 3 lần. Lồng ghép bột loãng vào các bữa ăn chính và phụ cho bé. Vì đây chỉ là thời gian tập cho bé ăn nên có thể bé chưa ăn được nhiều. Ba mẹ cũng không nên ép bé ăn nhiều, vì bé sẽ cảm thấy sợ ăn và lảng tránh các món ăn mới.


Tips cho bé ăn dặm


Nếu bé không chịu thử thức ăn bạn chuẩn bị trong lần thứ nhất thì ba mẹ chớ nên nản chí, bạn hãy cố gắng cho bé ăn một lần nữa trong ngày. Nếu khởi đầu không suôn sẻ, ba mẹ thử bắt đầu lại sau 2 – 3 ngày nhé.


Ba mẹ cho bé ăn dần dần và theo dõi các phản ứng của bé sau khi ăn, đề phòng bé bị dị ứng. Thời gian thử mỗi món ăn mới là 4 ngày.