Hiển thị các bài đăng có nhãn thai nhi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thai nhi. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Thay đổi những thói quen trong cuộc sống sẽ giúp chị em có thai kỳ hoàn hảo.


Mang thai là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ. Nó giúp chị em trưởng thành nhanh chóng, từ một cô gái trẻ vô tư mải mê shopping, hay tham gia các buổi tụ tập bạn bè họ trở thành người phụ nữ của gia đình, biết cách vun vén cho tổ ấm bé nhỏ của mình.


Điều kiện sống thay đổi đồng nghĩa với những thói quen hàng ngày của chị em phải thay đổi theo để thích nghi với “hoàn cảnh mới”. Vậy chị em chúng mình sẽ phải thay đổi những thói quen nào trong cuộc sống sinh hoạt đây?


Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 7 thói quen mới này nhé!


Hạn chế tối đa đồ uống có chất kích thích


Phụ nữ hiện đại thường xuyên sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như :


- Cà phê: Trong cà phê có hàm lượng axít taníc tương đối cao, gây cản trở trong quá trình hấp thụ sắt khiến mẹ bầu thiếu sắt. Điều này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.


Có thể một ly cà phê vào mỗi buổi sáng giúp tinh thần chị em tỉnh táo làm việc, nhưng khi đã có bầu thì cần hạn chế tối đa việc sử dụng loại đồ uống này.


- Trà xanh: Trà xanh vốn là thức uống giàu chất chống ôxy hóa và có tác dụng bổ sung chất kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên mặt hạn chế khi mẹ bầu uống trà xanh là sẽ ảnh hưởng sự hấp thụ của axit folic đối với cơ thể. Trong khi đó, axit folic lại là dưỡng chất rất quan trọng để hạn chế nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của thai nhi. Đối với mẹ bầu đang mang thai trong 3 tháng đầu cần tuyệt đối không uống trà xanh trong giai đoạn này.


Như vậy: Các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo, một người bình thường chỉ nên sử dụng tối đa 200mg cafein/ngày, tương đương với 3-4 tách trà xanh/ngày. Vì vậy các mẹ bầu chỉ nên sử dụng 100mg cafein/ngày mà thôi. Lượng cafein này bao gồm việc sử dụng tất cả các loại đồ uống như cà phê, ca cao, trà xanh.


Nếu mẹ bầu sử dụng vượt quá hàm lượng cafein cho phép có thể khiến thai nhi sinh ra bị nhẹ cân, sinh non thậm chí phải đối mặt với nguy cơ trẻ bị khuyết tật.


- Rượu: Rượu có những tác hại trực tiếp đến gan và dạ dày. Nếu bà mẹ mang thai uống rượu và say dù chỉ trong thời gian ngắn thì thai nhi có thể “mê mệt” và say li bì suốt vài ngày do lá gan quá bé không thể phân hủy nhanh chóng lượng cồn mà bà mẹ hấp thụ.


Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu uống rượu có thể khiến bé sinh ra nhẹ cân, sinh non, sảy thai hoặc trẻ sơ sinh có nguy cơ đột tử. Vì vậy nếu bạn đang là người nghiện rượu thì cần cai rượu trước khi có ý định thụ thai.


- Hút thuốc lá: nicotin là chất kích thích có hại với sức khỏe của con người. Việc bỏ thói quen hút thuốc cần phải làm ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai.


Đối với chị em dù không có thói quen hút thuốc nhưng sống gần những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ biến các chị thành người hút thuốc lá thụ động. Vì vậy cần tránh xa môi trường khói thuốc, đồng thời vận động những người trong gia đình từ bỏ hút thuốc lá.


Nên và không nên khi mang thai 1

Khi mang thai, chị em không nên sử dụng chất kích thích. (ảnh minh họa)

Lối sống tiêu cực dẫn đến thói quen xấu


Khi còn son rỗi, nhiều chị em vẫn giữ những thói quen xấu, tuy biết rõ những tác hại của nó nhưng vẫn khó từ bỏ. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe của con yêu và đảm bảo cho thai kỳ luôn khỏe mạnh,mẹ bầu cần phải nghiêm túc thay đổi những thói quen xấu như:


- Thức khuya: thức khuya khiến cơ da mặt sớm lão hóa đồng thời cơ thể thường xuyên mệt mỏi do không ngủ đủ giấc, tinh thần không tập trung và thể trạng suy giảm.


Mỗi ngày nên dành từ 15-20 phút để đi bộ, tập yoga, bơi…đều giúp chị em nâng cao khả năng đề kháng cho cơ thể, cơ thể luôn dẻo dai, săn chắc đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân nhanh chóng sau thời gian mang thai và sinh nở.


Kiểm soát các loại thuốc đang sử dụng


Bài liên quan:


Người Việt Nam nói chung vốn có thói quen sử dụng thuốc một cách tùy tiện. Chỉ cần đau nhức ở đâu bạn có thể ra hiệu thuốc tây mô tả bệnh cho người bán thuốc và nhận về một tá các loại thuốc khác nhau.


Vì vậy chị em chúng mình cần lưu ý trong việc kiểm soát các loại thuốc đang sử dụng:


+ Đối với người chuẩn bị mang thai: Trước thời gian mang thai 3 tháng, chị em nên đi khám sức khỏe tổng quát. Đồng thời liệt kê cho bác sĩ về các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng đang sử dụng để họ có lời khuyên đúng đắn về các loại thuốc được phép sử dụng trong giai đoạn này.


Bên cạnh đó, một số loại thuốc chữa bệnh cần có thời gian phân hủy trước thời gian chị em có bầu để đảm bảo quá trình mang thai không có các biến chứng do thuốc gây ra.


+ Đối với mẹ bầu: Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Trước khi sử dụng loại thuốc nào cần có chỉ thị và hướng dẫn một cách chi tiết của chuyên gia y tế. Tuyệt đối không mua, uống thuốc theo sự mách bảo, mô tả của người ngoài.


Bổ sung axit folic


Việc bổ sung đầy đủ axit folic trước thời điểm thụ thai từ 2-3 tháng với liều lượng 400 microgram (mcg) hoặc 0,4mg axit folic rất quan trọng đến sức khỏe của thai nhi. Axit folic giúp hạn chế nguy cơ sẩy thai và thai nhi bị các khuyết tật ống thần kinh, tật nứt đốt cột sống.


Điều này còn được duy trì một cách đều đặn cho tới khi mẹ bầu sinh bé.


Lượng axit folic mẹ bầu cần phải bổ sung lúc này cần đến 600 đến 800mcg, tương đương 0,6 đến 0,8mg.


Axit folic không lưu giữ trong cơ thể vì vậy mẹ bầu cần bổ sung dưỡng chất quan trọng này hàng ngày để tránh sự thiếu hụt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.


Chị em có thể bổ sung dưỡng chất quan trọng này bằng việc sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều axit folic như bông cải xanh, đu đủ, các loại thịt đỏ, họ nhà đậu. Ngoài ra mẹ bầu nên sử dụng viên vitamin tổng hợp để đảm bảo việc bổ sung các vi chất một cách đầy đủ. Tuy nhiên chị em vẫn phải lưu ý để sử dụng hàm lượng một cách đầy đủ, không thiếu nhưng không được dư thừa quá mức.


Nên và không nên khi mang thai 2

Bổ sung axit folic rất quan trọng trong thai kỳ. (ảnh minh họa)

Kiểm tra mức độ an toàn của công việc đang làm


Đối với các chị em đang làm công việc văn phòng thì vấn đề này có vẻ không quan trọng lắm, tuy nhiên nếu những ai đang làm các công việc thường ngày phải tiếp xúc với các yếu tố rủi ro, môi trường độc hại như: khói bui, hóa chất, nhiệt độ cao thì cần cân nhắc về việc thuyên chuyển vị trí công tác sao cho phù hợp.


Thậm chí mẹ bầu văn phòng cũng nên lưu ý về chỗ ngồi làm việc như : không nên ngồi quá gần máy in, máy fax, máy photocopy vì nhiệt lượng tỏa ra từ các loại máy này về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.


Thay đổi thói quen ăn uống


Việc ăn uống khi chưa có bầu không được các chị em quan tâm nhiều lắm: thích gì ăn nấy, tiện đâu ăn đấy, bỏ bữa, ăn kiêng, không chú ý xem khẩu phần ăn có đủ chất, đủ dinh dưỡng hay không đều là những thói quen ăn uống cần phải thay đổi khi bầu bí.


Thời gian mang thai chế độ ăn khoa học, hợp lý để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi là điều vô cùng quan trọng. Mẹ ăn gì thì bé sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm đó nên chuyện ăn cho hai người trong giai đoạn này cần phải chú ý.


Nhiều mẹ bầu có tư tưởng cần phải ăn gấp đôi lượng thức ăn so với bình thường là điều hoàn toàn sai lầm vì có thể dẫn đến mẹ bầu bị thừa cân, béo phì mà thai nhi vẫn còi cọc do không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.


Chị em cần tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch về thực đơn phù hợp cho mẹ bầu tùy thuộc từng thai kỳ.


Mẹ bầu được khuyến cáo không nên ăn kiêng nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chị em được ăn uống thả phanh hoặc thèm gì ăn nấy. Các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, hàm lượng muối cao, đồ hải sản nghi có chứa thủy ngân, đồ ăn để lâu ngày, đồ ăn tái, sống đều là mầm mống chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho thai nhi.


Đặc biệt, những bà mẹ có tiền sử bị dị ứng thực phẩm thì cần đặc biệt lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm


Trở thành người phụ nữ của gia đình


Khi trở thành người phụ nữ của gia đình và đón nhận thiên chức làm mẹ, chị em sẽ ý thức hơn việc quản lý gia đình.


Nếu trước đây, nhiều chị có thói quen mua sắm “vung tay quá trán” thì giờ trở nên so đo, tính toán trước việc có cần thiết tiêu tiền cho một món đồ xinh xinh, hợp mắt nhưng không có giá trị sử dụng lâu dài. Điều này giúp chúng ta học cách cân nhắc chi tiêu, quản lý nguồn tài chính của gia đình.


Không chỉ vậy, trở thành người mẹ, chị em chúng ta cũng trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh hơn trong cuộc sống. Trước đây, ai đó còn là nàng công chúa hay mít ướt, gặp chút khó khăn đã nản lòng thì giờ đây chúng ta là bà mẹ đầy kiên cường với tinh thần lạc quan để chào đón thiên thần bé nhỏ sắp chào đời.

 

Theo Khampha.vn

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Ăn gì để con đủ chất, thông minh ngay từ khi mới cấn thai là điều mẹ nào cũng quan tâm.


Lượn một vòng trên các diễn đàn dành riêng cho các bậc cha mẹ hay phụ nữ, có thể thấy không ít băn khoăn của các mẹ bầu về vấn đề ăn uống khi họ vừa mới biết tin mình đã có “hai vạch”. Chị Mai Anh (Nam Định) chia sẻ: “Các chị ơi, mừng quá cơ, em có “hai vạch” rồi. Sợ que thử giả nên em đã đi thử máu, kết quả là sắp có ngựa con rồi chị ạ. Ôi bao ngày mong chờ giờ cũng đã thành sự thật. Các mẹ chung vui với em nhé. À mà tiện cho em hỏi bây giờ em nên ăn gì để mẹ khỏe, con khỏe các chị nhỉ. Em mới bầu bí tập 1 nên lúng túng như gà mắc tóc ý, chả biết gì cả”.


Cũng cùng chung niềm hạnh phúc vì đã “đeo ba lô ngược” sau nhiều lần thụ tinh nhân tạo, chị Huyền My (Hải Phòng) tâm sự trên diễn đàn: “Không biết có mẹ bầu nào giống em không, que thử thai chất đầy tủ, đủ cả các loại. Ấy vậy mà bao lần thử lên thử xuống chỉ có một vạch. Những lúc ấy em buồn tủi lắm, nghĩ sao số mình khổ quá, mong mãi mà con chẳng đến. Lắm khi nghĩ chán nản, chẳng muốn cố gắng làm gì nữa, cứ hy vọng rồi mong ngóng mà chỉ toàn nhận được thất vọng mà thôi”.


Ăn gì sau “hai vạch”? 1

Ăn gì sau khi mang thai là băn khoăn của nhiều mẹ bầu (Ảnh minh họa)

“May mà lên trên này, các mẹ động viên, an ủi nên em cũng giữ vững được tinh thần và ngày hôm nay giấc mơ của em đã thành hiện thực rồi các chị ạ. Giờ thì em rối tung rối mù vì chẳng biết ăn món gì cả. Người thì mách cái này, người lại bảo cái kia. Loạn hết cả lên rồi. Các mẹ biết thì chia sẻ với em nhé”.


Có thể nói sau khi biết tin “trúng thưởng”, nhiều mẹ cảm thấy bối rối vì chẳng biết ăn gì, uống gì để con vừa khỏe mạnh, thông minh mà lại đẹp trai, xinh gái như diễn viên, người mẫu. Theo các chuyên gia để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi trong quá trình mang thai, chị em nên cố gắng bổ sung đầy đủ các dưỡng chất dưới đây.


Protein


Khi mới bầu bí, do bị ốm nghén trầm trọng nên nhiều thai phụ “ăn chẳng muốn ăn” khiến cơ thể thiếu các dưỡng chất quan trọng trong đó có protein. Theo các chuyên gia, điều này là vô cùng nguy hiểm bởi sự thiếu hụt protein sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi, gây giảm trí thông minh. Song nếu bổ sung quá nhiều protein đặc biệt là protein động vật sẽ dẫn đến việc tiêu thụ quá mức các acid amin, đẩy nhanh việc mất canxi, dẫn tới loãng xương. Do đó, để đảm bảo lượng protein đầy đủ cho cơ thể, mẹ bầu chỉ cần tăng thêm 15 g protein mỗi ngày qua các thực phẩm như tôm, cua, cá, đậu, vừng, lạc…


Sắt


Sắt là thành phần cấu tạo quan trọng của hồng cầu, có tác dụng vận chuyển oxy trong cơ thể. Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần sản xuất một lượng máu gần gấp đôi so với bình thường để có thể nuôi cả 2 mẹ con. Do vậy, nhu cầu sắt cũng tăng gấp đôi. Nếu không bổ sung sắt kịp thời có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sắt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, băng huyết sau sinh… ở mẹ và suy dinh dưỡng bào thai, sinh non, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ sau này.


Ăn gì sau “hai vạch”? 2

Bổ sung sắt là yêu cầu của các bác sĩ dành cho thai phụ (Ảnh minh họa)

Do đó trong thời gian “đeo ba lô ngược” chị em nên tăng cường các loại thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, đậu, trứng, rau dền, rau xanh và uống bổ sung 1 viên sắt 60mg hàng ngày cho đến sau khi sinh một tháng. Lưu ý rằng để cơ thể hấp thu sắt 100 % bạn nên uống viên sắt lúc đói bụng cùng các loại giàu vitamin C như nước chanh, nước cam….


Axit folic


Axit folic đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành, phát triển não bộ và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch.. Ngoài ra thiếu hụt axit folic khiến chị em dễ thiếu máu, sảy thai, sinh non….


Bởi vậy trước, trong và sau quá trình mang thai, các mẹ nên chú ý “nạp” đầy đủ 400 mcg axit folic hàng ngày. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc bổ sung axit folic hay sữa có hàm lượng folate cao, chị em nên tăng cường ăn các loại thực phẩm dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé như đậu lăng, trứng, bông cải xanh, bơ, măng tây, cam quýt, rau bina, cà rốt, bánh mỳ, thịt bò, hướng dương….


Canxi


Theo các chuyên gia, canxi là một trong những khoáng chất quan trọng, rất cần thiết cho sự phát triển xương và hàm răng chắc khỏe của bào thai. Bên cạnh đó, canxi cũng là nhân tố không thể thiếu trong việc duy trì sự ổn định nhịp tim của thai nhi, khả năng đông máu…. Nếu mẹ bầu không “nạp” đủ lượng canxi cần thiết trong thời gian “vác ba lô ngược”, thai nhi sẽ tự lấy canxi từ cơ thể mẹ để phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng phụ nữ sau sinh thường bị loãng xương hoặc gặp các bệnh lý về xương khớp.


Ngoài ra các nghiên cứu đều chỉ ra rằng sự thiếu hụt canxi ở mẹ còn có thể đóng một vai trò trong sự phát triển bệnh tim mạch ở thai nhi, khiến trẻ suy dinh dưỡng ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp…


Ăn gì sau “hai vạch”? 3

Trong thời gian mang thai, chị em cần nạp từ 800 – 1500 mg canxi mỗi ngày thông qua sữa và các thực phẩm khác (Ảnh minh họa)

Vì thế, trong thời gian mang thai, chị em cần nạp từ 800 – 1500 mg canxi mỗi ngày tùy theo từng giai đoạn bằng cách ghi danh các thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày như sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa bò, sữa dê, pho mát, sữa chua…), rau xanh (rau cần, rau bina…), thủy hải sản (tôm, tép, cua, rong biển, hải sâm, ốc, trai, cá chép cá mòi…), đậu và các chế phẩm từ đậu (đậu nành, đậu phụ, đậu Hà Lan…)


I ốt


I ốt lại là chất cực kỳ quan trọng cho sự phát triển não bộ của bào thai nhưng hầu hết các loại thực phẩm có chứa rất ít iốt, vì vậy bắt buộc mẹ bầu cần phải sử dụng các loại thực phẩm tăng cường hoặc thuốc bổ sung i ốt trong thai kỳ. Tuy nhiên chị em cần lưu ý bổ sung i ốt vừa đủ bởi thiếu và thừa i ốt đều dẫn tới tình trạng thai nhi bị bướu cổ, thiểu năng hoặc suy giảm thể chất. Vậy nên “mẹ ỏng” cần chú ý tăng cường 100 -150 mcg i ốt mỗi ngày thông qua rong biển, hải sản, rau cần, rau chân vịt, cải thảo…


Vitamin A


Thiếu vitamin A có thể gây ra những dị tật về mắt, tim, phổi, thậm chí sảy thai hoặc thai chết lưu. Ngược lại, thừa vitamin A lại có thể gây ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng không tốt đến xương và gây dị tật đường tiết niệu của thai nhi. Chính bởi vậy lời khuyên mà các bác sĩ sản khoa dành cho mẹ bầu là nên bổ sung vitamin A đúng liều lượng cho phép vào khoảng 3000 mcg qua các thực phẩm nguồn gốc động vật như gan, lòng đỏ trứng….


Bên cạnh các loại dưỡng chất trên, chị em nên chú ý tăng cường các loại vitamin D, E, B1, 2, 6, C… để giúp cơ thể mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt 9 tháng “đeo ba lô ngược”. Ngoài ra, hạn chế lo lắng, stress, tăng cường tập các môn thể thao dành cho bà bầu… sẽ giúp thai phụ có một thai kỳ hoàn hảo.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Phải cẩn thận trong sinh hoạt, ăn uống, vì những hoạt động của mẹ trong thai kỳ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí thông minh của bé.


Dù trí thông minh của bé được hưởng 1 phần do di truyền từ cha mẹ, nhưng đây không phải là tác nhân duy nhất quyết định chỉ số IQ. Vẫn còn nhiều yếu tố quan trọng khác tác động đến việc hình thành, phát triển trí não bé. Trong đó, giai đoạn bào thai là rất quan trọng, vì có đến 70% não bộ sẽ phát triển và được hoàn thiện vào thời điểm này. Các hoạt động thường ngày của mẹ bầu như ăn uống, tập thể dục, hay mẹ bị stress v.v… đều có ảnh hưởng nhất định đến trí thông minh của bé về sau.


Do đó, mẹ bầu cần lưu ý đến những gì nên hoặc không nên làm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến trí thông minh, cũng như giúp bé phát triển tối ưu não bộ ngay trong giai đoạn bào thai.



  Thận trọng trong sinh hoạt, chọn lựa thực phẩm … khi mang thai, mẹ sẽ giúp bé có thêm cơ hội phát triển trí thông minh, khả năng học hỏi nhanh nhạy sau này (hình minh họa)

Top việc nên làm giúp bé thêm thông minh, nhanh nhạy


- Bổ sung đầy đủ axit folic. Một chế độ ăn chứa nhiều axit folic rất quan trọng với sự phát triển trí não thai nhi, đồng thời giúp phòng tránh các khuyết tật nguy hiểm cho bé như dị tật ống thần kinh gây nên tình trạng não úng thủy, nứt đốt sống v.v… Theo khuyến nghị của Bộ Y tế Mỹ, mẹ bầu nên bổ sung 400 – 800 mcg axit folic mỗi ngày. Tuy nhiên, do hầu hết thai phụ không thể hấp thu đủ lượng axit folic cần thiết qua thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, vì vậy việc dùng thêm các viên thuốc cung cấp axit folic theo chỉ định của bác sĩ rất là cần thiết.


- Dùng nhiều thực phẩm chứa Omega 3 (DHA). 200 mg là lượng Omega 3 được các chuyên gia khuyên chị em nên dùng mỗi ngày trong suốt thai kỳ và trong thời gian cho con bú, bằng các nguồn cung từ thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá mòi, các loại hạt, quả óc chó, sữa v.v… và những thực phẩm bổ sung DHA. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên cung cấp thêm các dưỡng chất khác có ích cho việc phát triển não bộ thai nhi như Choline, I ốt, sắt v.v…, thường có nhiều trong thực phẩm hàng ngày và viên tổng hợp vitamin theo chỉ định bổ sung dinh dưỡng từ bác sĩ sản khoa.


- Tăng lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày. Để phát triển não bộ, cơ thể mẹ và bé đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ năng lượng mỗi ngày. Do đó, 1 chế độ ăn đủ protein là rất quan trọng. Thường trong thai kỳ, nhu cầu protein ở mẹ bầu sẽ tăng khoảng 30%, tương đương cần thêm từ 45 – 60 g đến 75 – 100 g đạm. Protein có nhiều trong các loại thịt nạc, thịt gia cầm, thịt đỏ, trứng, các loại đậu, sữa và chế phẩm từ sữa.


- Giảm tối đa stress. Căng thẳng trong giai đoạn ngắn, ở mức độ nhẹ không gây tác động tiêu cực gì đến trí não bé, nhưng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trầm cảm, stress dai dẳng, nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến chỉ số IQ của trẻ. Dù không thể tránh xa stress, nhưng mẹ bầu có thể học cách giải quyết các căng thẳng dai dẳng kéo dài, cũng như đừng “quan trọng hóa vấn đề” để tâm lý được thảnh thơi, thoái mái hơn. Nhiều hoạt động như thiền, yoga, hoặc massage cũng giúp mẹ bầu giảm được tối đa tác hại của stress lên tâm trí, từ đó giữ cho tinh thần được lạc quan, vui vẻ hơn.



  Thiền là cách hay để mẹ bầu “quẳng gánh lo mà vui sống”, nhờ đó bé cũng hưởng được nhiều tác dụng tích cực trong phát triển trí não ngay từ giai đoạn bào thai (hình minh họa)

- Siêng tập thể dục. Nghiên cứu mới nhất của Đại học Montreal (Canada) cho thấy, thai phụ thực hiện ít nhất 20 phút thể dục vừa phải vào khoảng 3 lần/ tuần sẽ giúp bé có kích hoạt não trưởng thành hơn cũng như giúp não phát triển nhanh. Vì vậy, trong thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên vận động và tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội v.v… ngoài tác dụng giúp bé thông minh, các bài tập này còn hỗ trợ các mẹ vượt cạn nhanh và đỡ đau hơn, đồng thời mau lấy lại vóc dáng sau sinh.


Top việc không nên làm


- Không để cơ thể quá nóng. Tập thể dục trong suốt thai kỳ là rất cần thiết và có ích cho cả mẹ và bé, tuy vậy, bạn cần giữ cho cơ thể đừng quá nóng. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, sẽ làm nhiệt độ nước ối tăng, từ đó ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi không chỉ về trí não mà còn có khi gây nên dị tật, sẩy thai v.v… Mẹ bầu cũng nên tránh xa các hoạt động sinh nhiệt khác như tắm hơi, xông hơi, ngâm mình trong bồn nước nóng v.v…


- Không ăn hải sản chứa nhiều thủy ngân. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) đã khẳng định, thai phụ ăn nhiều hải sản chứa thủy ngân dễ sinh ra em bé bị tổn hại lâu dài về não và tim. Cụ thể, kết quả kiểm tra mẫu máu của 1000 trẻ ở độ tuổi từ 7 – 14 tuổi đã cho thấy, những trẻ có tổn thương về não và tim thường là trẻ có nồng độ thủy ngân trong máu cao vượt mức cho phép 1 microgram/g. Các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân mà mẹ bầu nên tránh trong suốt thai kỳ là cá ngừ, cá kiếm, cá ngân, cá mập, cá thu v.v… Ngoài ra, cũng như thủy ngân, chì được xem là độc chất đối với việc phát triển trí não của bé. Vì cả thủy ngân và chì đều có mặt ở môi trường sống xung quanh, nên mẹ bầu cần lưu ý tránh hai chất độc này bằng cách sử dụng các vật dụng bằng pha lê, thủy tinh, gốm, không dùng sơn pha chì, ăn nhiều thực phẩm chứa sắt, canxi, vitamin C để giúp cơ thể chống hấp thu thủy ngân và chì v.v…


- Không dùng thực phẩm chứa cồn. Các thức uống có cồn như bia, rượu sẽ nhanh chóng thâm nhập qua nhau thai vào thai nhi, với nồng độ gần bằng nồng độ cồn trong máu mẹ. Trong khi đó, bé phải mất gấp đôi thời gian so với người bình thường để thải cồn ra khỏi cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại không nhỏ của cồn với sự phát triển trí não, thể chất của thai nhi. Cụ thể, nếu uống nhiều hơn 2 đơn vị rượu bia trong 1 ngày sẽ làm tăng nguy cơ bé gặp phải các vấn đề về khả năng nói, học hỏi, ngôn ngữ, làm suy giảm mức độ tập trung và khiến bé dễ mắc chứng hiếu động thái quá. Nếu mẹ uống quá 6 đơn vị rượu bia một ngày có thể sinh con bị hội chứng nhiễm rượu bào thai, gây nên tình trạng chậm phát triển tâm thần, thần kinh ở trẻ.



  Mẹ tuyệt đối không dùng rượu bia hay thuốc lá, cocaine khi mang thai, vì chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài đến sự phát triển thần kinh và tâm thần ở bé (hình minh họa)

- Không hút thuốc, sử dụng thuốc gây nghiện. Các nhóm thuốc gây nghiện như cocaine, amphetamin v.v… là các loại thuốc kích thích, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào thần kinh. Vì vậy, nếu mẹ bầu sử dụng những loại thuốc này trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở thai nhi, như tạo các khối u nang trong não bé, tăng khuyết tật khi sinh, trẻ sinh ra dễ mắc chứng nghiện giống mẹ, đồng thời phát triển hành vi khác thường, kém phát triển trí não, ngỗ ngược và ảnh hưởng lâu dài đến sự hình thành tâm tính khi trưởng thành.


Cũng giống như cocaine, chất nicotin có nhiều trong thuốc lá là loại chất gây nghiện. Do đó, khi mẹ bầu hút thuốc lá, nicotin sẽ ngấm sâu vào máu, qua nhau thai đi vào bào thai. Thời gian phơi nhiễm nicotin càng lâu, bé càng dễ mắc chứng nghiện gây hậu quả nghiêm trọng như suy hô hấp do thiếu oxy, bào thai phát triển không bình thường về thể chất và trí tuệ v.v…

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Điều chỉnh cân nặng, ăn gì để nhanh “trúng thưởng” là những điều bạn cần quan tâm nếu muốn có một em bé năm Ngọ ngay từ bây giờ.


Nhiều mẹ chỉ chú ý đến chế độ ăn uống sau khi đã biết tin mình có thai. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, chế độ ăn với một số loại thực phẩm, dinh dưỡng cũng sẽ quyết định đến tỷ lệ thụ thai thành công của hai vợ chồng. Thật vậy, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng có một số loại thực phẩm, thức uống nhất định sẽ giúp bạn “trúng thưởng” ngay cũng như hỗ trợ quá trình mang thai để bạn luôn khỏe mạnh.


Chú ý đến cân nặng


Ăn các loại thực phẩm không lành mạnh, dù nhiều hay ít cũng đã được công nhận là một trong các nhân tố làm tăng nguy cơ vô sinh ở nhiều cặp vợ chồng. Ngoài ra, buồng trứng và các tế bào mỡ sản xuất estrogen, tác động đến quá trình rụng trứng; nếu bạn quá gầy, lượng estrogen sản xuất ra không đủ và ngược lại, nếu bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì, cơ thể có thể sản xuất ra quá nhiều estrogen, ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai.


Do đó, điều đầu tiên bạn cần làm trong kế hoạch mang thai của mình đó là đạt được và duy trì một trọng lượng hợp lý để giữ cho chu kỳ rụng trứng được cân bằng. Các bác sĩ khuyên chị em nên kiểm tra chỉ số BMI để biết chính xác cân nặng của mình và có sự điều chỉnh thích hợp. 19- 24 là trọng lượng lý tưởng, khỏe mạnh theo bảng xếp hạng chỉ số BMI (các vận động viên có thể có điểm số cao hơn do khối lượng cơ bắp).



Cách lựa chọn thực phẩm cũng sẽ quyết định đến tỷ lệ thụ thai thành công của hai vợ chồng (ảnh minh họa)

Các loại thực phẩm hỗ trợ khả năng thụ thai


Gần đây, các nhà nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Harvard đã công bố những phát hiện của một nghiên cứu theo dõi trên 18.000 phụ nữ trong hơn tám năm để xem chế độ ăn uống ảnh hưởng đến khả năng mang thai như thế nào.


Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có chế độ ăn uống khác nhau nhưng có điểm chung là tiêu thụ các loại thực phẩm chứa lượng lớn chất béo chuyển hóa (trans fat), protein từ động vật và carbohydrate có nhiều khả năng bị rối loạn rụng trứng. Vấn đề này là nguyên nhân gây vô sinh ở khoảng 20% phụ nữ mắc chứng bệnh này. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng đa số trường hợp như vậy “có thể phòng ngừa được” bằng cách điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống.


Tuy những phát hiện này chỉ áp dụng cho những chị em gặp vấn đề về rụng trứng, không phải cho tất cả các phụ nữ vô sinh, nhưng kết quả này cũng đã “mở” ra một con đường mới để 20% chị em phụ nữ vô sinh tăng khả năng làm mẹ:


- Chuyển đổi nguồn protein: Thay thế một lượng thịt bò, thịt lợn, thịt gà (protein động vật) bằng các nguồn protein thực vật ví dụ như măng tây, súp lơ, đậu xanh, lạc, các loại hạt (hạnh nhân, hạt vừng, hướng dương…). 5% tổng số calo bạn hấp thụ là protein thực vật thay vì protein động vật sẽ giảm hơn 50% nguy cơ mắc bệnh vô sinh do rối loại rụng trứng.



  

5% tổng số calo bạn hấp thụ là protein thực vật thay vì protein động vật sẽ giảm hơn 50% nguy cơ mắc bệnh vô sinh do rối loại rụng trứng (ảnh minh họa)


- Thêm sữa đủ chất béo vào khẩu phần ăn, ví dụ như một ly sữa nguyên kem mỗi ngày chẳng hạn. Các sản phẩm sữa ít chất béo làm tăng nguy cơ rối loạn rụng trứng so với những người ăn sữa đủ chất béo (sữa nguyên kem). Nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều, bạn nên chuyển từ sữa tách kem và sữa chua ít béo sang sữa nguyên kem.


- Bổ sung vitamin trước khi mang thai: Nghiên cứu này cũng cho thấy phụ nữ thường xuyên bổ sung sắt và vitamin tổng hợp có chứa acid folic ít có nguy cơ vô sinh liên quan đến vấn đề rụng trứng.


Nếu hai vợ chồng bạn đang có kế hoạch mang bầu, các bác sĩ khuyên bạn hãy tập trung vào một số loại thực phẩm sau đây để giúp các chức năng của cơ thể ở “phong độ” tốt nhất ngay từ bây giờ. Điều này sẽ giúp tăng cường khả năng thụ thai, nuôi dưỡng cơ thể cũng như tạo nền tảng dinh dưỡng tốt nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi sau này:

















Ăn nhiều hơn



Để cung cấp



Ngũ cốc nguyên hạt



Vitamin nhóm B, vitamin E, chất xơ



Trái cây, rau



Vitamin C, chất chống oxy hóa



Thịt nạc, đậu



Protein, kẽm, sắt



Sữa ít chất béo



Protein, canxi



DHA/Omega 3 (cá hồi, cángừ…)



Hỗ trợ sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé, giảm nguy cơ sinh non.



Vitamin tổng hợp


với 400mcg acid folic



Giảm nguy cơ khuyết tật tủy sống và não bộ,đặc biệt


nên bổ sung trong những tuần trước khi thụ thai và ba


tháng đầu của thai kỳ.


Ngoài ra, bạn nên chú ý một vài điều sau khi lập thực đơn cho hai vợ chồng nhé.


- Bổ sung Choline: Choline là một chất dinh dưỡng có khả năng làm giảm các gene có hại gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nó cũng có vai trò quan trọng cho sự hoạt động của não bộ. Nhưng hầu hết chị em phụ nữ không có đủ choline, nhiều loại vitamin bổ sung trước khi sinh không chứa chất này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bổ sung dưỡng chất quan trọng này từ lòng đỏ trứng, gan bò, súp lơ và các loại rau xanh.


- Cẩn thận với các loại trà, thảo dược: Các chị em thực sự cần cẩn thận với điều này bởi có quá nhiều loại thực vật có thể có trong chế độ ăn, trong khi một số loại thảo mộc gồm cam thảo, nhân sâm, de vàng, ma hoàng được cảnh báo là không nên sử dụng khi điều trị chứng vô sinh hay khi bạn đang có kế hoạch “săn Ngựa vàng”.



  

Cam thảo, nhân sâm, de vàng được cảnh báo là không nên sử dụng khi điều trị chứng vô sinh hay khi bạn đang có kế hoạch “săn Ngựa vàng” (ảnh minh họa)


- Tìm hiểu nguyên nhân khiến hai vợ chồng khó thụ thai: vấn đề sinh sản cũng có thể do chế độ ăn uống hoặc trọng lượng của ông xã bạn. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên bổ sung nhiều vitamin C và E, kẽm và acid folic có tác dụng cải thiện chất lượng tinh trùng. Chất lượng của tinh trùng cũng bị ảnh hưởng nhiều do các thói quen không tốt như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy…


- Cẩn thận với cá: Không ăn sushi hoặc cá sống. Bạn cần tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao do môi trường sinh sống gồm cá kiếm, cá kình, cá thu, cá mập…trong chế độ ăn hàng ngày..


- Uống đủ nước: 8 ly nước mỗi ngày sẽ cải thiện chất nhày tử cung. Chất nhày cổ tử cung giúp thụ thai nhanh. Tinh trùng có khả năng sống sót trong cơ thể phụ nữ sau thời gian quan hệ khoảng 6 ngày và với chất nhày cổ tử cung có chất lượng tốt thì khả năng tinh trùng được gặp trứng càng cao.


- Giảm lượng caffeine: Caffeine cao cản trở quá trình thụ thai và khi bạn đã có thai, caffeine cũng di chuyển qua nhau thai và ảnh hưởng tới thai nhi, thậm chí gây sảy thai. Vì vậy, bạn và ông xã nên cắt giảm những loại đồ uống như nước ngọt, cà phê, trà…để nhanh chóng có tin vui nhé.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Những loại thực phẩm này sẽ giúp sản phụ nhanh phục hồi và nhiều sữa sau sinh nở.


Bạn đã dành 9 tháng qua để ăn uống “thả ga” với hy vọng con yêu sẽ phát triển khỏe mạnh và cứng cáp nhất. Đến bây giờ, khi đã chính thức sở hữu con trên tay, điều quan tâm lớn nhất đối với bạn vẫn là con yêu. Bạn lơ là chế độ ăn của mình nhưng bạn có biết rằng chính việc này đang hại chính con bạn không? Không được ăn uống đầy đủ dưỡng chất, mẹ sẽ rất khó phục hồi và nguồn sữa cũng ít, thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, muốn tốt cho con, mẹ cũng đừng quên chăm sóc đến chế độ ăn uống của bản thân nhé!


Dưới đây là top những thực phẩm vàng cho mẹ sau sinh, chị em nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày nhé!


Yến mạch – tăng cường năng lượng


“Siêu” thực phẩm cho mẹ sau sinh 1

  

Thiếu ngủ cộng với một chế độ ăn uống thất thường sau sinh sẽ khiến mẹ trở nên mệt mỏi và thiếu năng lượng. Hãy bù đắp cho cơ thể bằng cách bổ sung yến mạch hoặc bánh mì, cơm, mì ống vào chế độ ăn 3 bữa/ngày.


Không chỉ giàu năng lượng, yến mạch còn chứa sắt, canxi và magie – những dưỡng chất quan trọng bạn đã bị mất đi trong quá trình sinh nở. Ngoài ra, yến mạch còn giàu chất xơ, giúp cải thiện tình trạng táo bón cho mẹ mới sinh.


Sữa chua – tốt cho sữa mẹ


“Siêu” thực phẩm cho mẹ sau sinh 2

  

Nếu mẹ đang cho con bú, mẹ rất cần bổ sung canxi để tốt cho xương và răng của bé. Sữa chua là nguồn thực phẩm dồi dào canxi. Mẹ có thể ăn sữa chua không đường, sữa chua hoa quả hay sữa chua tách béo đều được. Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn thêm các sản phẩm từ sữa như sữa nước, phomai… cũng rất giàu canxi.


Cam – tăng sức đề kháng


“Siêu” thực phẩm cho mẹ sau sinh 3

  

Cho dù bạn sinh mổ, bị rạch tầng sinh môn hoặc sinh bình thường thì cơ thể cũng sẽ bị mất rất nhiều sức và rất cần được bồi dưỡng để phục hồi. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên sản phụ nên bổ sung cam, chanh, bưởi và quýt vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, kiwi, đu đủ, dâu tây cũng rất giàu vitamin, tốt cho việc hấp thụ sắt vào cơ thể.


Cá mòi – đánh bay chứng trầm cảm


“Siêu” thực phẩm cho mẹ sau sinh 4

  

Hội chứng Baby blues (trạng thái khóc lóc và ủ rũ được gọi chung là trầm cảm) rất phổ biến sau sinh nở. Điều này là do sự thay đổi nội tiết tố đột ngột trong cơ thể. Trầm cảm sau sinh có thể diễn ra trong 1 ngày, 2 ngày, 1 tuần thậm chí là cả tháng. Các nhà khoa học thuộc Đại học Las Palmas ở Tây Ban Nha và Đại học London đã chỉ ra rằng triệu chứng này có thể ngăn ngừa nếu sản phụ được bổ sung nhiều dầu cá vào chế độ ăn uống. Những loại cá nên ăn là cá mòi, cá hồi và cá thu. Cùng với đó là các loại trái cây tươi, rau củ, dầu oliu… Những thực phẩm này rất giàu axit béo thiết yếu, vitamin B, chất chống oxy hóa , flavonoids và folate giúp nuôi dưỡng não bộ.


Chuối – cải thiện giấc ngủ


“Siêu” thực phẩm cho mẹ sau sinh 5

  

Thiếu ngủ, ngủ không ngon là triệu chứng phố biến của sản phụ sau sinh. Vậy có những thực phẩm này giúp mẹ ngủ ngon hơn? Sản phụ nên bổ sung những thực phẩm giàu tryptophan – giúp ngủ ngon như chuối , phô mai, thịt gà tây, rau bina và trứng.


Thịt đỏ – tốt cho cơ bắp


“Siêu” thực phẩm cho mẹ sau sinh 6

  

Khi có em bé, mẹ phải xác định rằng đôi tay sẽ bận rộn hơn rất nhiều để bế ẵm con. Chính vì vậy việc rèn luyện cơ bắp chắc khỏe là vô cùng quan trọng. Ngoài việc tập thể dục, mẹ cũng đừng quên bổ sung thịt nạc vì chúng có đầy đủ protein – các hợp chất tăng sức khỏe cho cơ bắp. Những loại thịt mẹ nên ăn là thịt gà, bò, lợn, ngoài ra còn có các thực phẩm giàu protein khác là trứng, đậu và các loại hạt.


Rau lá xanh – tốt máu


“Siêu” thực phẩm cho mẹ sau sinh 7

  

Nồng độ sắt thấp và thiếu máu là tình trạng rất phổ biến với mẹ sau sinh do trong quá trình sinh nở mẹ đã mất đi lượng máu đáng kể và lượng máu nuôi dưỡng thai nhi cũng khá nhiều. Vì vậy việc bổ sung thực phẩm chứa sắt sau sinh là vô cùng quan trọng. Mẹ nên ăn rau lá xanh thẫm như bina, cải xoong, củ cải và cải xoăn cùng với các loại thực phẩm như đậu, thịt nạc, mơ và mận… Để hấp thụ sắt tốt nhất mẹ nên ăn thức ăn kèm hoa quả họ nhà cam, quýt.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN