Hiển thị các bài đăng có nhãn thói quen xấu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thói quen xấu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Nếu bạn bỏ qua những lỗi nhỏ cho bé, lâu dần bé sẽ xuất hiện những thói quen nguy hại.

Vì vậy các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyên cha mẹ nên chấn chỉnh những hành vi xấu của bé trước khi nó trở thành một thói quen.


Bé hay nói leo


Bé rất thích “nhại” lại những từ hay cụm từ “nổi bật” từ phía cha mẹ hay người lớn tuổi.


Bạn hãy theo dõi và tìm hiểu xem thời điểm nào thường xuất hiện hành vi nói leo của bé. Chẳng hạn, nếu bé thích nói leo trong khi bạn đang trò chuyện với anh (chị) bé, hãy yêu cầu bé giữ trật tự.


Tốt nhất, bạn nên hướng bé sang 1 họat động khác như đưa cho bé 1 vài món đồ để bé chơi bên cạnh.


Bé “thô bạo” khi chơi

Anh (chị) hay bất kỳ 1 người bạn nào chơi cùng đều trở thành “nạn nhân” khi chơi với bé. Khi tức giận, bé rất dễ nổi loạn bằng cách đập phá đồ chơi hay thường xuyên cãi cọ, cấu véo bạn chơi.


Bạn hãy nhanh chóng trao đổi 1 cách nghiêm túc với bé. Nói với bé rằng: “Con không được xô ngã hay cắn bạn Bống thêm 1 lần nào nữa. Nếu con còn cư xử xấu như vậy, mẹ sẽ phạt con thật nặng”.


Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 1

Bạn cũng cần lưu ý, trông chừng và liên tục nhắc nhở bé trước mỗi lần bé chơi. Nên can thiệp và giải quyết kịp thời nếu bạn phát hiện các cuộc tranh chấp giữa các bé.


Nếu bé tiếp tục nóng giận hoặc xuất hiện các dấu hiệu “thô bạo”, tốt nhất bạn nên nhanh chóng kết thúc cuộc chơi và nói chuyện riêng với bé.


Phớt lờ lời cha mẹ nói


Ở độ tuổi 3-4, bé có xu hướng giả vờ như không nghe thấy lời cha mẹ nhất là khi bạn phê bình về 1 vài tật xấu nào của bé. Bạn nên cẩn thận lưu ý để chắc chắn rằng những lời nhắc nhở của bạn không phải là “gió bay”.


Khi bạn muốn nhắc nhở, hãy đối diện trực tiếp với bé trong 1 cự ly gần. Đảm bảo rằng bé sẽ đưa ra ý kiến của cá nhân bé sau đó, cho dù bé có thực sự đồng ý với bạn hay không.


Tắt hết tivi hoặc yêu cầu bé ngừng chơi sẽ giúp bé tập trung và ghi nhớ lời bạn nói tốt hơn.


Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 2

Bé thích bịa đặt


Qua lời bạn bè của bé ở lớp, bạn biết rằng bé rất thích khoe khoang hay phóng đại sự thật. Nếu chủ nhật tuần trước bạn mua cho bé 1 chiếc ô tô nhựa, bé sẽ “bịa” với các bạn là: “Mẹ tớ mua cho tớ ở tận nước ngòai đấy”… Thói quen này sẽ trở thành nền tảng tiềm ẩn cho tật nói dối ở bé.


Khi phát hiện ra sự thật, bạn hãy nhanh chóng trò chuyện với bé. Nói cho bé biết rằng, nếu nói dối, các bạn sẽ nhanh chóng biết sự thật và không ai còn tin bé nữa.


Bạn có thể kể cho bé nghe câu chuyện về Cậu bé chăn cừu và đàn sói. Nội dung đại ý rằng có 1 cậu bé chăn cừu thích trêu đùa mọi người bằng cách ngày nào cũng kêu lên thật to: “Cứu con với, có chó sói đến”. Mọi người sẽ lo lắng và chạy thật nhanh tới để tìm cách giúp cậu bé. Tuy nhiên, khi biết cậu bé chăn cừu đó đã nói dối, không ai tin cậu bé nữa. Một lần, đột nhiên 1 đàn sói xuất hiện thật sự, cậu bé lại kêu lên “Cứu con với, có chó sói” nhưng chẳng ai tới giúp. Kết cục, lũ sói ngay lập tức ăn thịt hết đàn cừu của cậu bé. Bạn hãy chú ý để bé tự rút ra ý kiến của cá nhân bé sau khi nghe hết câu chuyện.


Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 3

Bé tự ý mở tivi, máy tính


Bạn nên thiết lập 1 số quy tắc nho nhỏ trong gia đình dành riêng cho bé. Chẳng hạn, bé chỉ được phép xem phim họat hình vào những khoảng thời gian cố định nào đó trong ngày. Bạn cũng yêu cầu bé không được bật tivi hay máy vi tính khi chưa được sự đồng ý của cha mẹ.


Nếu bé tiếp tục mắc lỗi, bạn hãy nhanh tay tắt tivi và chỉ bật lại vào thời gian đã quy định. Bạn không nên nhượng bộ khi bé vòi vĩnh hay đòi hỏi muốn xem tivi nhiều hơn.


Bé nhắm mắt khi bạn nhắc nhở

Giống như hành vi bé giả bộ phớt lờ trước những yêu cầu của cha mẹ ở trên, nhiều bé thích nhắm cả hai mắt lại thậm chí dùng tay bịt cả hai tai khi bạn trách mắng. Hành vi này giống như 1 sự chống đối của bé.


Bạn hãy yêu cầu bé giữ đúng tư thế khi trò chuyện. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chi sẻ cho bé biết cảm giác không hài lòng và đề nghị bé chấm dứt những hành động kiểu này.



Bỏ qua bữa sáng, lười suy nghĩ hay ăn uống quá đầy đủ trong một thời gian dài… là những nguyên nhân khiến bé… kém thông minh.
” target=”_blank”>Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Nếu không chú ý thì bạn đã vô tình làm bé bị sâu răng với những thói quen xấu dưới đây.


1. Uống si rô ho không xúc miệng


Một số bà mẹ sau khi cho con uống si rô ho vào buổi tối trước khi đi ngủ (để con không bị ho vào buổi đêm) thường không cho con uống nước hoặc xúc miệng do sợ làm pha loãng thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc. Cách làm này không đúng vì trong phần lớn các si rô ho dành cho trẻ em đều chứa một lượng đường nhất định, nếu uống si rô trong thời gian dài sẽ tích lũy đường trong răng bé và gây ra sâu răng. Vì vậy, cho dù là thuốc thì sau khi uống si rô ho, các mẹ vẫn phải cho con vệ sinh răng như bình thường.


2. Ăn thức ăn nóng, lạnh liền nhau


Thông thường các bé thường được mẹ cho ăn cháo, cơm nóng hoặc uống sữa ấm sau đó tráng miệng bằng sữa chua, trái cây… (thường được trữ trong tủ lạnh). Việc ăn xen kẽ thức ăn nóng, lạnh như vậy thực sự rất có hại cho răng, trong một số trường hợp trẻ còn cảm thấy đau răng ngay sau khi ăn.


Các mẹ cần biết rằng, nhất là răng sữa đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ nóng – lạnh. Bởi vậy, đau răng do nguyên nhân này lâu ngày có thể dẫn đến viêm tủy răng và một số bệnh về răng khác.


3. Uống sữa, nước hoa quả trước khi đi ngủ


Trong sữa có lactose, trong nước hoa quả có dư lượng đường cao nên nếu uống trước khi đi ngủ sẽ khiến vi khuẩn đường miệng dễ dàng xâm nhập và làm tổn thương răng. Vì vậy, các mẹ phải chắc chắn bé được đánh răng và súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau mỗi lần uống sữa hay nước hoa quả trước khi ngủ. Với các bé sơ sinh, mẹ phải vệ sinh lợi và khoang miệng của bé thật cẩn thận sau khi cho bé bú cữ buổi tối. Tuy vậy, theo các chuyên gia chăm sóc răng miệng trẻ em, cách tốt nhất là các mẹ tập cho con bỏ dần thói quen uống sữa, nước hoa quả trước khi đi ngủ.


7 thói quen hàng ngày có thể khiến bé bị sâu răng 1

Ảnh minh họa

4. Dùng răng mở nắp chai, xé bao bì


Mở nắp chai, xé bao bì, cắn chỉ khâu… hoặc cắn đồ vật cứng, nhọn sẽ tạo nên các vết nứt sâu trên răng, thậm chí có thể gây sứt hoặc mẻ răng. Ngoài ra, khi bé dùng răng để làm những việc như thế này sẽ khiến răng tiếp xúc với vi khuẩn trên miệng chai, bao bì, đồ vật… Vì vậy, các mẹ cần tỏ thái độ dứt khoát và “mạnh tay” ngăn chặn thói quen xấu này của bé.


5. Ăn quá nhiều


Ăn nhiều đồ ăn, đặc biệt là đồ chiên xào không những có thể gây khó tiêu, béo phì, viêm loét miệng… mà còn ảnh hưởng không tốt đến “sức khỏe” của răng, khiến răng phải làm việc quá nhiều và tiếp xúc với nhiều loại chất, lâu dần có thể gây ra những cơn đau răng rất khó chịu. Vì thế, các mẹ cần chú ý đến chế độ và tần suất ăn uống của con, để đảm bảo bé có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.


6. Hay ăn vặt


Các bà mẹ thường có thói quen cho con ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính để đảm bảo bé luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng các mẹ không biết rằng khi cho con ăn vặt như vậy, nước bọt tiết ra ít hơn, khiến đồ ăn dễ dàng bám trên răng, đặc biệt là thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây chiên. Trên thực tế, sau mỗi lần ăn như vậy, các mẹ thường không vệ sinh răng cho con vì như vậy rất bất tiện, mất thời gian và vệ sinh răng quá nhiều lần trong ngày cũng không phải là tốt. Vì thế, thường xuyên ăn vặt dễ khiến răng bị sâu và có thể làm hỏng men răng.


Các chuyên gia y khoa về chăm sóc răng miệng khuyên các mẹ nên hạn chế cho con ăn vặt, chỉ nên ăn ở mức độ nhất định và không nên cho con ăn đồ ngọt như bánh kẹo trước khi đi ngủ. Nếu cho ăn, cần phải đảm bảo bé đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi lên giường đi ngủ.


Theo PLXH


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Nếu không chú ý thì bạn đã vô tình làm bé bị sâu răng với những thói quen xấu dưới đây.1. Uống si rô ho không xúc miệng

Một số bà mẹ sau khi cho con uống si rô ho vào buổi tối trước khi đi ngủ (để con không bị ho vào buổi đêm) thường không cho con uống nước hoặc xúc miệng do sợ làm pha loãng thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc. Cách làm này không đúng vì trong phần lớn các si rô ho dành cho trẻ em đều chứa một lượng đường nhất định, nếu uống si rô trong thời gian dài sẽ tích lũy đường trong răng bé và gây ra sâu răng. Vì vậy, cho dù là thuốc thì sau khi uống si rô ho, các mẹ vẫn phải cho con vệ sinh răng như bình thường.


2. Ăn thức ăn nóng, lạnh liền nhau


Thông thường các bé thường được mẹ cho ăn cháo, cơm nóng hoặc uống sữa ấm sau đó tráng miệng bằng sữa chua, trái cây… (thường được trữ trong tủ lạnh). Việc ăn xen kẽ thức ăn nóng, lạnh như vậy thực sự rất có hại cho răng, trong một số trường hợp trẻ còn cảm thấy đau răng ngay sau khi ăn.


Các mẹ cần biết rằng, nhất là răng sữa đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ nóng – lạnh. Bởi vậy, đau răng do nguyên nhân này lâu ngày có thể dẫn đến viêm tủy răng và một số bệnh về răng khác.


3. Uống sữa, nước hoa quả trước khi đi ngủ


Trong sữa có lactose, trong nước hoa quả có dư lượng đường cao nên nếu uống trước khi đi ngủ sẽ khiến vi khuẩn đường miệng dễ dàng xâm nhập và làm tổn thương răng. Vì vậy, các mẹ phải chắc chắn bé được đánh răng và súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau mỗi lần uống sữa hay nước hoa quả trước khi ngủ. Với các bé sơ sinh, mẹ phải vệ sinh lợi và khoang miệng của bé thật cẩn thận sau khi cho bé bú cữ buổi tối. Tuy vậy, theo các chuyên gia chăm sóc răng miệng trẻ em, cách tốt nhất là các mẹ tập cho con bỏ dần thói quen uống sữa, nước hoa quả trước khi đi ngủ.


7 thói quen hàng ngày có thể khiến bé bị sâu răng 1
Ảnh minh họa

4. Dùng răng mở nắp chai, xé bao bì


Mở nắp chai, xé bao bì, cắn chỉ khâu… hoặc cắn đồ vật cứng, nhọn sẽ tạo nên các vết nứt sâu trên răng, thậm chí có thể gây sứt hoặc mẻ răng. Ngoài ra, khi bé dùng răng để làm những việc như thế này sẽ khiến răng tiếp xúc với vi khuẩn trên miệng chai, bao bì, đồ vật… Vì vậy, các mẹ cần tỏ thái độ dứt khoát và “mạnh tay” ngăn chặn thói quen xấu này của bé.


5. Ăn quá nhiều


Ăn nhiều đồ ăn, đặc biệt là đồ chiên xào không những có thể gây khó tiêu, béo phì, viêm loét miệng… mà còn ảnh hưởng không tốt đến “sức khỏe” của răng, khiến răng phải làm việc quá nhiều và tiếp xúc với nhiều loại chất, lâu dần có thể gây ra những cơn đau răng rất khó chịu. Vì thế, các mẹ cần chú ý đến chế độ và tần suất ăn uống của con, để đảm bảo bé có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.


6. Hay ăn vặt


Các bà mẹ thường có thói quen cho con ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính để đảm bảo bé luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng các mẹ không biết rằng khi cho con ăn vặt như vậy, nước bọt tiết ra ít hơn, khiến đồ ăn dễ dàng bám trên răng, đặc biệt là thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây chiên. Trên thực tế, sau mỗi lần ăn như vậy, các mẹ thường không vệ sinh răng cho con vì như vậy rất bất tiện, mất thời gian và vệ sinh răng quá nhiều lần trong ngày cũng không phải là tốt. Vì thế, thường xuyên ăn vặt dễ khiến răng bị sâu và có thể làm hỏng men răng.


Các chuyên gia y khoa về chăm sóc răng miệng khuyên các mẹ nên hạn chế cho con ăn vặt, chỉ nên ăn ở mức độ nhất định và không nên cho con ăn đồ ngọt như bánh kẹo trước khi đi ngủ. Nếu cho ăn, cần phải đảm bảo bé đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi lên giường đi ngủ.




Thêm 5 thói quen xấu có hại cho răng của bé mẹ nên biết.
7 thói quen hàng ngày có thể khiến bé bị sâu răng 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN