Hiển thị các bài đăng có nhãn thói quen. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thói quen. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Những năm gần đây, váng sữa đang trở thành mặt hàng khá phổ biến với người tiêu dùng Việt, đặc biệt với nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ đây có thể xem là sản phẩm không thể thiếu.


Nắm bắt được tâm lí thích hàng ngoại và nuôi con theo ý kiến số đông của các bà mẹ, trên thị trường gần đây xuất hiện nhiều loại váng sữa và chúng đang được quảng cáo thổi phồng về giá trị cũng như hiệu quả. Phần lớn các loại váng sữa đều được người bán hàng giới thiệu là có hàm lượng vitamin, khoáng chất cao, phong phú, tuy nhiên trên nhãn của hầu hết các sản phẩm này lại không ghi cụ thể hàm lượng từng loại.


Thực tế cũng cho thấy không ít người tiêu dùng vẫn thường xuyên mua và sử dụng váng sữa mà bản thân vẫn băn khoăn về giá trị mà loại thực phẩm bổ sung này có thể mang lại.


Nguy hại khi cho trẻ ăn nhiều váng sữa 1

  

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc mua các loại váng sữa mà không tìm hiểu kĩ nguồn gốc, thành phần đã là một thiếu sót của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhiều mẹ còn có xu hướng ép con ăn quá mức cần thiết. Điều này có thể sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến thói quen ăn cũng như sức khỏe của trẻ sau này.


TS. Nguyễn Đức Minh, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học, cho biết, xét về khẩu phần dinh dưỡng, nhìn chung các thành phần chất trong váng sữa không cân đối. Váng sữa không phải là thực phẩm độc hại nhưng không hề tốt cho trẻ khi ăn quá nhiều. Lí do là khi trẻ đã ăn một lượng năng lượng như vậy thì cơ hội để trẻ ăn những thực phẩm khác đầy đủ dinh dưỡng hơn sẽ giảm.


Hơn nữa, thói quen ăn uống được hình thành, ảnh hưởng trong cả quá trình dài từ gia đình, xã hội và đời sống hàng ngày của một cá thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, từ lúc còn nhỏ nếu để trẻ hay dùng nước có ga, ăn thật ngọt, thật béo thì thói quen đó thường đồng tồn với trẻ, cứ thế đó là những yếu tố liên quan đến mô hình bệnh tật sau này của cá thể cũng như của cộng đồng. Cụ thể là các bệnh mãn tính không lây, bệnh được gây ra bởi các chất béo như: huyết áp, tim mạch, tiểu đường, thậm chí là loãng xương do tiêu thụ nhiều chất béo.


Vì vây, các chuyên gia cũng khuyến cáo các bà mẹ nên kiểm soát cân nặng của con để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, không nên nghĩ cứ ăn nhiều váng sữa là con sẽ béo tốt, khỏe mạnh. Thông thường trẻ từ 6 tháng có thể sử dụng váng sữa hằng ngày. Tuy nhiên, những trẻ 6 -12 tháng chỉ nên dùng từ một nửa đến một hộp váng sữa mỗi ngày. Còn trẻ trên lớn hơn có thể nâng khẩu phần ăn tùy theo khả năng hấp thụ, nhưng không nên nhiều hơn 2 hộp mỗi ngày. Với những trẻ béo phì, phụ huynh cũng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm váng sữa vào thực đơn mỗi ngày cho con.


Theo Thuỳ Minh

Vnmedia

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Ở độ tuổi đến trường, nếu được rèn luyện những quy tắc ứng xử và kỹ năng sống theo lứa tuổi dưới đây, bé sẽ có nền tảng đạo đức, phẩm chất tốt.


1. Cử chỉ văn minh


Cử chỉ văn minh là một trong những yêu cầu cơ bản của con người sống trong xã hội hiện đại. Vì vậy, trẻ cần phải biết một số cử chỉ tối thiểu như: không nhổ nước bọt bừa bãi, không tiểu tiện sai nơi quy định, không gây ồn ào nơi công cộng, biết xếp hàng chờ đến lượt, chấp hành luật giao thông…


Những việc bé phải biết làm trước khi 7 tuổi 1

  

Để rèn luyện cho bé hình thành cách ứng xử văn minh, bạn nên quan sát các phản ứng của bé khi gặp các tình huống cụ thể trong một thời gian. Từ đó, bạn sẽ có những giảng giải và hướng dẫn kịp thời cho bé.


2. Ai cũng có việc phải làm


Bảy tuổi là bé đã vào lớp một được khoảng 1 năm và sau khoảng thời gian này, bé cần nhận ra và hiểu rằng người lớn đi làm, còn trẻ em đến trường. Ai cũng có việc phải làm và có sự phân công rất công bằng. Vì vậy, không có lý do để bé từ chối đến trường hay không tham gia vào các hoạt động tập thể. Khi thấy bé có tính khí thất thường và xuất hiện tâm lý rút lui, bạn nên kiên nhẫn tìm hiểu lý do, đồng thời giúp bé vượt qua.


3. Học tập và vui chơi theo thời gian biểu


Thói quen sắp xếp công việc một cách có trình tự có thể nâng cao ý thức tự giác và hiệu quả học tập, làm việc của một em bé. Nhưng quả thật là khó để bé có thể học bài đúng giờ bởi trẻ nhỏ mải chơi, nhác học không phải là chuyện hiếm thấy.


Những việc bé phải biết làm trước khi 7 tuổi 2

  

Cách tốt nhất để bé dần loại bỏ thói quen xấu này là bạn chủ động nhắc bé về những việc cần làm với khoảng thời gian hạn định, ví dụ: “5 phút nữa là đến giờ học rồi đấy con”, “Xem ti vi 10 phút nữa rồi đi ngủ con nhé!”… Cách nhắc nhở như vậy giúp bé có khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị tâm lý.


4. Tự chăm sóc bản thân


Không phải là việc gì to tát hay khó khăn mà đối với một em bé 7 tuổi, “tự chăm sóc bản thân” có thể chỉ là gấp chăn của bé sau khi ngủ dậy, dọn dẹp phòng riêng, sắp xếp góc học tập, trang trí đồ dùng cá nhân, giặt quần áo của mình… Trước khi để bé tự mình làm những việc này, bạn nên hướng dẫn bé và luôn sẵn sàng âm thầm đi sau “giải quyết hậu quả”.


5. Học cách chờ đợi


Học cách chờ đợi là bước khởi đầu để bé rèn luyện tính nhẫn nại và lòng kiên trì. Đối với một số việc bạn nên có “giao ước” trước với bé, ví dụ: xem ti vi sau khi ăn tối, hết chương trình thời sự sẽ cho xem hoạt hình, cuối tuần đi công viên…


Nếu bé chưa có khái niệm về thời gian hoặc có “ác cảm” với chiếc đồng hồ, bạn có thể “mô tả” thời gian bằng ngôn ngữ, như: “Đợi khi nào mặt trời mọc trở lại ba lần nữa, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên” hoặc bằng những cách khác mềm mỏng hơn để bé dễ dàng chấp nhận.

 

Theo PLXH

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN