Hiển thị các bài đăng có nhãn tháng thứ 9. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tháng thứ 9. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Khoảng thời gian mang thai, hệ tim mạch và thần kinh có lúc không tự thích ứng với sự thay đổi của huyết áp. Điều này giải thích vì sao, có lúc bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng và hoa mắt. Nghiêm trọng hơn là bị ngất.

Trong suốt thai kỳ, hệ thống tim mạch có sự thay đổi: Nhịp tim tăng lên, máu được đưa lên tim nhiều hơn theo từng phút, lượng máu trong cơ thể cũng được tăng thêm 40-45%.


Sự lên – xuống của huyết áp trong một thai kỳ thông thường như sau: Thời kỳ đầu mang thai, huyết áp thường giảm. Nó đạt tới điểm thấp nhất vào giữa thai kỳ. Sau đó, huyết áp tăng dần và giữ mức ổn định cho đến cuối thai kỳ.


Khi có cảm giác hoa mắt, tốt nhất bạn nên ngồi xuống ngay. Điều này giúp bạn tránh bị ngã. Cho dù đó là nơi nào, bạn vẫn nên cố gắng tìm chỗ để nằm hoặc ngồi. Nếu bạn đang trong tình trạng có thể gây tai nạn, như lúc lái xe trên đường, bạn nên dừng xe ngay tức khắc.


Nằm nghiêng về một bên là tư thế giúp máu lưu thông tốt nhất lên tim và não. Nó cũng giúp bạn tránh bị ngất và kiểm soát được dấu hiệu bị choáng.


Những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt 1

Đứng dậy quá nhanh


Khi ngồi, máu trong cơ thể dồn ứ ở địa điểm thấp là phía bàn chân và bắp chân. Nếu đột ngột đứng dậy, lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng. Tình trạng này có thể xuất hiện với cả nhóm phụ nữ không mang bầu.


Nên tránh tư thế đứng khi bạn vừa rời khỏi giường hoặc một chiếc ghế. Nếu nằm, bạn nên trở dậy từ từ. Sau đó, bạn nên đứng im một chỗ trong vòng ít phút.


Nếu phải đứng ở cùng một địa điểm trong thời gian dài, bạn nên tìm cách di chuyển đôi chân để duy trì sự tuần hoàn ở chân. Tránh mặc quần bó khít sẽ giúp máu lưu thông đến phần dưới cơ thể tốt hơn.


Nằm ngửa


Sang quý II – III, sự phát triển của thai có thể làm chậm quá trình tuần hoàn máu ở đôi chân mẹ, do trọng lượng thai gây áp lực nên các động mạch chủ và các mạch ở khung xương chậu của người mẹ.


Nằm thẳng lưng là tư thế khiến rắc rối trên thêm nghiêm trọng. Khoảng 8% thai phụ trong quý II – III phải đối mặt với tình trạng: Khi nằm ngửa, nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm và họ cảm thấy choáng váng, khó chịu, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí.


Nằm nghiêng sẽ tốt hơn nằm thẳng lưng. Một chiếc gối nhỏ được đặt dưới hông có tác dụng hỗ trợ bạn trong tư thế nằm này.


Thiếu dinh dưỡng

Khi ăn không đủ, bạn có thể bị hạ đường huyết – chứng bệnh khiến bạn bị hoa mắt, thậm chí là ngất. Dấu hiệu này càng dễ xảy đến khi bạn mang thai.


Thiếu nước trong có thể cũng gây nên ảnh hưởng tương tự.


Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc lúc bạn luyện tập. Để tránh bị hạ đường huyết, bạn nên duy trì những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày bên cạnh 3 bữa chính. Tuyệt đối không nên để cơ thể bạn bị đói lả.


Thiếu máu

Khi thiếu máu, bạn sẽ có ít hồng cầu để cung cấp oxy cho não và các cơ quan khác. Kết quả, bạn sẽ xuất hiện dấu hiệu choáng váng. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu.


Đảm bảo rằng, bạn được nạp đủ sắt thông qua thực phẩm và viên uống, nhất là trong quý II – III.


Những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt 2

Quá nóng

Ở lâu trong một căn phòng nóng bức hoặc đi tắm hơi sẽ khiến các mạch máu bị giãn, gây hạ huyết áp, chóng mặt.


Nếu bạn bị chóng mặt do thời tiết, bạn nên tránh nơi đông đúc, khu vực nóng bức và mặc quần áo thoáng mát. Tránh tắm hơi khi bạn mang thai; thay vào đó, bạn chỉ nên tắm bằng nước ấm.


Mất nước


Một chế độ tập luyện liên tục hoặc khi bạn lo lắng sẽ khiến bạn bị mất nước và thấy choáng váng.


Mặc dù tập luyện là tốt, bạn vẫn nên cẩn thận và tránh tập quá sức. Bạn nên khởi động từ từ và ngưng tập ngay sau khi bị hoa mắt.


Trường hợp khác

Nhiều thai phụ cảm thấy choáng váng khi bị ho, đi tiểu hoặc đi tiêu. Những tác động này có thể khiến bạn bị hạ huyết áp, dẫn tới hoa mắt.


Dấu hiệu nên đi khám


Cảm giác choáng váng khi bị đói hay khi đứng dậy quá nhanh thường không đáng lo ngại. Bạn nên đi khám nếu bị choáng váng liên tục, hoa mắt nặng hoặc hoa mắt sau khi bạn bị chấn thương ở đầu.


Nên đi khám nếu hoa mắt có liên quan đến việc thay đổi thị giác, khó phát âm, ra máu hoặc bạn bị ngất. Một trong những dấu hiệu trên có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu đến thai.



7 rắc rối mẹ bầu gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ
Những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Nếu bạn muốn giữ sức khỏe trong thai kỳ, hãy duy trì những bài thể dục thường xuyên.
1. “Người hầu bàn” thư giãn


Lợi ích: Động tác chống đau lưng, chắc khỏe cơ ngực.


- Ngồi ngay ngắn trên một chiếc ghế có tay vịn, nâng ngực và giữ bụng bầu thẳng. Gập hau khuỷu tay thành một góc 90 độ, tương tự như khi đang bê hai chiếc khay (người hầu bàn).


6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 1

- Giữ cho khuỷu tay luôn áp sát vào xương sườn, hít vào – thở ra nhịp nhàng.


- Chú ý giữ cho xương sống được thẳng, hít vào – thở ra khoảng 8-15 lần.


2. Nằm kê chân


Lợi ích: Động tác phù hợp khi bạn mệt mỏi và bụng bầu đã lớn.

 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 2

- Nằm nghiêng về bên trái, kê đầu với một chiếc khăn tắm to, miếng đệm nhỏ hoặc một cái hộp nhẹ, giữ cho đầu và cổ không bị căng.


- Duỗi thẳng chân phải; sau đó, gập gối và kê chân phải trên một chiếc đệm.


- Hít vào – thở ra; đồng thời, nhấc chân trái lên cao vài cm so với mặt thảm.


- Bạn có cảm giác hơi căng ở cơ đùi. Đổi bên và lặp lại động tác 10 lần nhưng phải cẩn thận.


3. Động tác với đôi chân


Lợi ích: Chuột rút là rắc rối thường gặp trong thai kỳ. Thực hiện động tác này trước giờ đi ngủ, giúp thai phụ ngừa chuột rút.


 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 3

- Ngồi thẳng, giữ cho lưng và bụng bầu được thoải mái.


- Chuẩn bị một sợi dây vải mềm, vòng qua lòng bàn chân và nhẹ nhàng kéo các ngón chân hướng về phía ống quyển. Lặp lại động tác 6-10 lần. Đổi chân.


4. Động tác phối hợp


Lợi ích: Giúp săn chắc cơ xương chậu, cơ cánh tay và chân.


 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 4

- Chống tay, quỳ gối thoải mái dưới thảm.


- Giữ cho khuôn mặt song song với mặt nền. Hạ thấp khuỷu tay đồng thời khẽ hạ mông xuống phía dưới mà không làm thay đổi tư thế. Trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác khoảng 6 lần.


5. Thư giãn


Lợi ích: Giúp khỏe cơ bụng bầu, ngừa đau lưng.

 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 5

- Ngồi ngay ngắn trên sàn với một quả bóng dành cho bà bầu kê sau lưng.


- Dựa thẳng lưng, hai tay chạm nhẹ lên bụng bầu. Giữ nhịp thở thật tự nhiên. Lặp lại động tác 6 lần.


6. Dáng điệu của mèo


Lợi ích: Giữ sức khỏe trong toàn bộ thai kỳ.


 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 6

- Chống tay, quỳ gối dưới sàn và giữ cơ thể như được đặt trên một đường thẳng.


- Khẽ cúi đầu xuống sàn nhà. Hít sâu. Khi thở ra, hãy ngẩng mặt lên và thả lỏng các cơ. Lặp lại 6 lần.



Tập thể dục khi bầu bí mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ nhưng mẹ bầu cần hết sức lưu ý những điều sau.
 
” target=”_blank”>6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 7

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Nếu bị ngứa toàn thân (hội chứng OC), thai phụ dễ bị chuyển dạ sớm. Vì thế, người mẹ cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán và tìm cách điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi.

Suốt thời gian mang thai, bạn phải đối mặt với những thay đổi của cơ thể, đáp ứng nhu cầu phát triển của bào thai. Một trong những rắc rối liên quan đến thai kỳ là tình trạng ngứa do da bị rạn và khô. Ngứa trong thai kỳ là hiện tượng dễ gặp và ít khi gây nghiêm trọng. Tuy nhiên, ngứa có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như mất ngủ, kém ăn hoặc những triệu chứng khác do bác sĩ chẩn đoán. Khi đó, thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để tránh kiệt sức hoặc tổn thương đến làn da.


Chế độ dinh dưỡng tốt, cộng với sử dụng kem giữ ẩm hợp lý, giàu vitamin E sẽ cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, một số người mẹ bị ngứa nghiêm trọng ở tay, chân, lòng bàn chân, bụng bầu hoặc toàn cơ thể – gọi là hội chứng Obstetric Cholestasis (OC).


Bị ngứa toàn thân khi mang thai: mẹ bầu dễ sinh non 1

Tiến hành kiểm tra

Chỉ có bác sĩ mới chẩn đoán chứng ngứa ở thai phụ ở mức độ nào, bao gồm:


- Kiểm tra xem ngứa xuất hiện ở đâu, khu vực nào bị ngứa nặng nhất, đặc biệt ở gan bàn tay và gan bàn chân.


- Thai phụ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra những vấn đề liên quan.


- Kiểm tra tình trạng mệt mỏi, kiệt sức của thai phụ.


- Xem xét tình trạng ngứa gây ảnh hưởng thế nào đến sinh hoạt của bà bầu, có làm bà bầu mất ngủ không.


- Kiểm tra chế độ dinh dưỡng, chẩn đoán chứng ngứa có phải do dị ứng thức ăn hay không.


Lưu ý: Nếu bị ngứa toàn thân (hội chứng OC), thai phụ dễ bị chuyển dạ sớm. Vì thế, người mẹ cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán và tìm cách điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi.


Ngoài những bước kiểm tra nêu trên, thai phụ có thể xuất hiện những dấu hiệu ít phổ biến hơn là vàng da, bị nôn và trầm cảm. Nếu bác sĩ nghi ngờ thai phụ mắc OC, thai phụ còn phải làm xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan. Nhiều xét nghiệm gộp lại mới cho kết quả chính xác.



Những tư thế yoga cho bà bầu “đánh bay” mọi rắc rối thai kì
” target=”_blank”>Bị ngứa toàn thân khi mang thai: mẹ bầu dễ sinh non 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

hCG là một hormone được sản xuất trong quá trình mang thai. Dựa vào chỉ số hCG, bác sĩ có thể chẩn đoán người mẹ đã mang thai chưa, có mang thai ngoài tử cung hay không…

- Nồng độ hCG tăng lên gấp đôi sau mỗi 48-72h ở khoảng 85% thai phụ. Ở giai đoạn muộn hơn, (khi nồng độ hCG đã cao hơn trước), phải mất nhiều thời gian hơn để nó tăng gấp đôi (sau khoảng mỗi 96 giờ).


- Một thai kỳ có thể có nồng độ hCG thấp nhưng thai nhi vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.


- Nồng độ hormone hCG được tính theo đơn vị milli-international units (đơn vị quốc tế) trên mỗi mili-lít (ký hiệu là mIU/ml).


- Nồng độ hCG thấp hơn 5mIU/ml được xem là âm tính đối với thai kỳ, nếu như nó cho kết quả trên 25mIU/ml thì được xem là dương tính.


- Chỉ một kết quả hCG duy nhất không cung cấp đủ thông tin cho bác sĩ để chẩn đoán tình hình sức khỏe của thai phụ. Khi có băn khoăn về sức khỏe của thai phụ, bác sĩ có thể sẽ cho thực hiện nhiều xét nghiệm hCG cách nhau 1-2 ngày để giúp chẩn đoán chính xác hơn.


- Không nên dùng nồng độ hCG để tính tuổi thai, do những con số này có độ thay đổi rất lớn.


- Có 2 loại xét nghiệm hCG thường gặp:


+ Xét nghiệm kiểm tra hCG để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Có hCG hiện diện trong máu không?”


+ Xét nghiệm kiểm tra beta hCG để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Lượng hCG trong máu là bao nhiêu?”


Tất tần tật những điều về chỉ số hCG mẹ bầu cần biết 1

 
Nếu chỉ số hCG thấp


Hàm lượng hCG ở mức thấp, xảy ra một trong số những khả năng sau:


- Mang thai lạc vị.


- Có thể sảy thai hoặc trứng hỏng.


- Tính nhầm tuổi thai.


Nếu mực hCG cao


Hàm lượng hCG ở mức cao, xảy ra một trong số những khả năng sau:


- Song thai / đa thai.


- Tính nhầm tuổi thai.


- Thai trứng.


Nồng độ hCG khi không còn mang thai


Nồng độ hCG có thể quay trở lại bằng mức độ của những người không mang thai trong vòng từ 4-6 tuần, sau khi chấm dứt thai kỳ. Nồng độ này có thể khác nhau; chẳng hạn, tự nhiên sảy thai; nạo thai, phá thai hay sinh nở bình thường. Các bác sĩ thường sẽ tiếp tục theo dõi nồng độ hCG sau khi thai kỳ chấm dứt để bảo đảm chúng quay trở về <5.0.


Yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng hCG


Những loại thuốc chứa hCG sẽ ảnh hưởng đến mực hCG trong cơ thể. Những loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hCG.



Điều thú vị về “cô nàng” hCG và chuyện có thai
” target=”_blank”>Tất tần tật những điều về chỉ số hCG mẹ bầu cần biết 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Loạt ảnh chân thực ghi lại thời khắc “lọt lòng mẹ” của 1 đứa trẻ khiến nhiều người cảm thấy thật thiêng liêng. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng những hình đó hơi phản cảm và đáng sợ.

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Đan Mạch Suste Bonnen đã có cơ hội được vào thăm bệnh viện của trường ĐH Copenhagen để chứng kiến tận mắt và ghi lại những hình ảnh sinh nở chân thực nhất của nhiều thai phụ.


Được ghi lại ngay từ những giây phút thai nhi mới lọt lòng mẹ, những bức ảnh cho thấy khoảnh khắc thiêng liêng của những thiên thần nhỏ khi vừa bước chân vào thế giới mới.


Đã từng có 30 năm kinh nghiệm làm nhiếp ảnh, tuy nhiên đây là lần đầu tiên nữ nhiếp ảnh người Đan Mạch được phép có mặt trực tiếp tại phòng sinh nở của bệnh viện Đại học Copenhagen.


Nữ nhiếp ảnh gia tâm sự “Những chủ đề mà tôi luôn cảm thấy yêu thích và tâm huyết nhất đó là mối quan hệ giữa mẹ và con gái, giữa cha và con trai, giữa anh trai và em gái. Tôi đã từng chụp ảnh cho nhiều quan chức cấp cao, chính trị gia, ngôi sao nổi tiếng hay các CEO nhưng tình mẫu tử, tình cảm gia đình luôn là chủ đề khiến tôi đặc biệt yêu thích. Những giây phút đầu tiên khi 1 đứa trẻ chào đời thật thiêng liêng. Và cõ lẽ mỗi người cũng đều tò mò tự hỏi liệu dáng vẻ của chúng ta trông như nào vào giây phút chào đời? Tôi đã thật may mắn được có cơ hội chứng kiến 22 ca mổ đẻ của các thai phụ.”


 Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 1

Trong quá trình tác nghiệp, nhiếp ảnh gia đã rất cố gắng để có được những bức ảnh đẹp nhất bởi trong phòng sinh chỉ có chút ánh sáng từ các bóng đèn mổ.


 Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 2

Khi được công bố, những bức ảnh này đã dấy lên khá nhiều ý kiến trái chiều. Có những người cho rằng loạt ảnh này vô cùng thiêng liêng, ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng có những người lại nhận xét bộ ảnh có chút phản cảm, thậm chí là ghê rợn bởi khung cảnh thấm đẫm máu me.


Đáp lại những ý kiến trái chiều này, nữ nhiếp ảnh gia cho biết: “Tôi thừa nhận rằng những bức ảnh của mình có thể gây nên nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, đây là những hình ảnh được ghi lại trong 1 ca sinh mổ, bởi vậy, những hình ảnh này không tránh khỏi có chút máu me.”


 Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 3

Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 4

Những hình ảnh vô cùng chân thực khi 1 em bé vừa lọt lòng mẹ.


Những em bé được sinh ra bằng phương pháp sinh dưới nước có gì khác so với những em bé sinh trên cạn?. Cùng xem những thước ảnh tuyệt vời về em bé được sinh ra dưới nước.
” target=”_blank”>Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Đau lưng là một trong những rắc rối sức khỏe phổ biến khi mang thai. Khoảng 50-70% thai phụ phàn nàn rằng, họ bị đau lưng trong cả 3 quý. Những cơn đau thường xuất hiện ở phía dưới ở một hoặc cả hai bên lưng.

Nguyên nhân gây đau lưng có thể là:


1. Thay đổi hormone thai nghén

Progesterone (một loại hormone thai nghén) khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão”. Thỉnh thoảng, nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng.


Đây chỉ là một khó chịu nhỏ của hormone thai nghén bởi vì, loại hormone này giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt. Như thế, khung xương chậu mới trở thành “không gian” nâng đỡ và hỗ trợ quá trình chuyển dạ thành công.


2. Các cơ vùng bụng bị yếu đi


Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bạn muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất… Trong khoảng thời gian mang bầu, các cơ này hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên. Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng.


Một số phụ nữ trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó là vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.


5 nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng 1

3. Vị trí của thai


Điều này có thể gây nên những cơn đau lưng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.


4. Ngồi sai tư thế


Không ít thai phụ ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.


Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Nếu đứng, ngồi sai tư thế liên tục thì khả năng bị đau lưng của bạn càng lớn hơn; chẳng hạn, bé sẽ cảm nhận những cơn đau lưng rõ nét hơn khi bạn nhấc một vật nặng hoặc thực hiện những động tác xoắn lưng.


5. Do bệnh


Thỉnh thoảng, chứng đau lưng có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân. Nguyên nhân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của bạn đã bị giảm chức năng.



Tuy đơn giản nhưng nếu chăm chỉ tập luyện hàng ngày, mẹ bầu sẽ thấy tác dụng giảm đau lưng khá hiệu quả.
” target=”_blank”>5 nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Sự thay đổi hormone khi mang thai gây nên tình trạng gia tăng lưu thông máu và thay đổi các mô ở ngực – khiến bầu ngực bị căng, đau, có thể là ngứa ran khi chạm vào.

Một số thai phụ còn cảm thấy phiền phức vì sự tăng kích cỡ của bộ ngực.


Đau ngực là một trong nhóm dấu hiệu sớm thông báo bạn có thai, thường xuất hiện trong tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 và kéo dài suốt quý I. Khoảng tuần thứ 8, ngực bắt đầu lớn hơn và nó tiếp tục duy trì điều này trong suốt thai kỳ.


Nhiều trường hợp, bầu ngực tăng thể tích lên gấp đôi, nhất là khi bạn mang thai lần đầu. Cũng có lúc, bạn cảm thấy ngứa ngáy vùng ngực và phát hiện những vết rạn dac; thậm chí, bạn cũng nhìn thấy tĩnh mạch ẩn dưới lớp da ngực, còn đầu ti trở nên to và sậm màu hơn.


Sau một vài tháng đầu tiên, quầng vú (vòng tròn màu sậm, bao quanh núm vú) cũng trở nên to và sẫm màu hơn. Đồng thời, montgomery – một tuyến sản xuất dầu trên bầu ngực cũng hoạt động mạnh mẽ hơn. Sự thay đổi này sẽ tạo điều kiện cho quá trình nuôi bé bằng sữa mẹ về sau.


Sang đến quý III, ngực bạn bắt đầu tiết sữa non – loại sữa đặc biệt dành cho bé trong những ngày mới chào đời (cuối thai kỳ, đầu ti có thể chảy ra dòng chất lỏng có màu vàng nhạt). Cũng có một số trường hợp, thai phụ tiết sữa non sớm hơn nhưng cũng có thai phụ không tiết sữa non.


Một số thay đổi phiền phức ở ngực khi mang thai 1

Cách giảm đau ngực


Lời khuyên tốt nhất là bạn nên chọn những chiếc áo ngực có chức năng nâng đỡ nhưng vẫn tạo sự thoải mái.


Nên tránh những chiếc áo bó khít, gây chà xát vào bầu ngực của bạn. Cũng nên chọn loại áo ngực hơi rộng một chút để bầu ngực có chỗ trống mà phát triển.


Loại áo ngực bằng cotton thường thoải mái và dễ thở hơn loại bằng sợi tổng hợp; đồng thời, bạn nên chọn loại áo ngực dành riêng cho thai phụ.


Buổi tối, khi đi ngủ, bạn có thể chọn sử dụng những chiếc áo ngực ban đêm hoặc không cần mặc áo ngực.


Ngoài ra, bạn nên dùng áo ngực có khả năng nâng đỡ vừa vặn khi luyện tập, vì lúc này, bầu ngực có cảm giác nặng nề hơn. Loại áo ngực được thiết kế đặc biệt khi luyện tập sẽ giúp bạn giảm thiếu những khó chịu do đau ngực.



Trong ba tháng đầu, mẹ bầu có thể thấy những thay đổi trên làn da của mình như da khô và nhạy cảm hơn hoặc trở nên nhờn, dễ nổi mụn.
” target=”_blank”>Một số thay đổi phiền phức ở ngực khi mang thai 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Có rất nhiều bà bầu thắc mắc về phương pháp kích thích sinh, chứng đau nửa đầu hoặc bệnh dạ dày khi mang thai…
1. Một thai phụ băn khoăn: “Tháng trước, một người bạn của tôi phải dùng phương pháp kích thích sinh. Bé sơ sinh của cô ấy có trọng lượng gần 4kg. Có phải khi thai nặng cân thì bác sĩ sẽ dùng phương pháp kích thích sinh?”


Bác sĩ sẽ chọn cách kích thích sinh phụ thuộc vào từng thai phụ. Nguyên nhân có thể là do thai nặng cân, thai quá ngày hoặc do nguyên nhân khác từ người mẹ.


Phương pháp kích thích sinh được bác sĩ sử dụng như sau:


Phương pháp kích thích sinh tự nhiên là: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách đi bộ, xoa bóp đầu vú để kích thích cơn chuyển dạ tự nhiên.


Mục đích của phương pháp kích thích sinh là để bạn dễ dàng sinh thường. Trường hợp không thể sinh thường, bác sĩ mới chỉ định việc mổ đẻ dành cho thai phụ.


- Bác sĩ sẽ dùng ngón tay, kích thích vào tử cung của thai phụ để nó giãn ra, khiến thai phụ nhanh chuyển dạ. Nếu tiến triển tốt, thai phụ sẽ có dấu hiệu chuyển dạ trong vòng 24-48 giờ đồng hồ sau đó. Tuy nhiên, cách này đôi khi không thành công.


- Bác sĩ có thể chọc vỡ túi nước ối, bằng dụng cụ dài, mỏng như chiếc kim móc. Túi nước ối tràn ra sẽ kích thích cơn co bóp tử cung.


- Bác sĩ có thể đặt thuốc (dạng kem) vào tử cung của thai phụ.


- Bác sĩ có thể tiêm (hoặc truyền dịch thuốc) trực tiếp vào máu của thai phụ. Cách này có thể được dùng kết hợp với cách chọc túi nước ối.


2. “Năm nay, tôi 30 tuổi và mắc chứng đau nửa đầu từ khi tôi còn trẻ. Giờ, tôi đã mang thai được 6 tuần. Tôi phải làm sao?”.


Một số nghiên cứu chứng minh, chứng đau nửa đầu có thể giảm hoặc tăng lên trong giai đoạn mang thai. Những yếu tố kích thích cơn đau nửa đầu bao gồm thực phẩm, chất lượng giấc ngủ, tình trạng stress… Khi xuất hiện cơn đau, bạn nên nằm nghỉ trong phòng tối, yên tĩnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khăn mát hoặc túi chườm mát để làm dịu cơn đau.


Nếu chứng đau nửa đầu trầm trọng tới mức bạn không thể ăn uống được; bạn bị nôn hoặc gây ra những rắc rối sức khỏe khác, bạn mới nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc an toàn trong thai kỳ.


Chuyên gia giải đáp 4 vấn đề về sức khỏe bà bầu 1

3. “Tôi có tiền sử mắc chứng bệnh về dạ dày. Thỉnh thoảng, chứng bệnh này vẫn khiến tôi khó chịu. Tôi cần lưu ý gì để khỏe mạnh hơn khi mang thai?”.


Bạn có thể mắc chứng ợ nóng nhiều hơn, do tác động của những bất ổn trong dạ dày. Do đó, bạn nên lưu ý một số điểm sau:


- Bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày. Một bữa ăn quá no có thể làm căng phồng dạ dày, gây áp lực lên vùng ngực.


- Bạn tuyệt đối nên tránh xa rượu, đồ uống chứa caffein, hạn chế chocolate, kiểm soát thức ăn giàu gia vị… Bởi vì chúng làm tăng tiết dịch axit trong dạ dày, gây nên những cơn co thắt trong dạ dày.


- Bạn nên nghỉ ngơi ngay sau mỗi bữa ăn. Điều này khiến thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày và ruột, tránh được hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản.


- Bạn nên tránh vận động hoặc luyện tập ngay sau khi ăn. Khoảng 2-3 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn mới nên bắt đầu vận động.


- Bạn cũng nên phòng tránh căng thẳng, stress. Nghỉ ngơi, vận động, hít thở sâu hợp lý sẽ giúp bạn tránh được dấu hiệu thừa axit trong dạ dày.


4. “Tôi đang mang bầu tuần thứ 20. Tôi biết là thai phụ không nên uống nhiều trà vì nó chứa caffein. Tuy nhiên, tôi nghĩ dùng một chút trà xanh mỗi ngày thì không gây hại gì. Điều này có đúng không?”.


Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh, thai phụ dùng caffein có liên quan đến yếu tố nhẹ cân ở bé sơ sinh. Ngoài ra, nhóm người mẹ sử dụng caffein cũng khiến bé sơ sinh dễ bị khó ngủ, hay nôn trớ, lo lắng, bồn chồn… Dùng caffein hàng ngày có thể gây ra chứng mất ngủ cho chính bản thân bạn. Nó cũng làm bạn bị gia tăng nhịp tim, rối loạn sự trao đổi chất, gây nên chứng hồi hộp, đau đầu. Đồng thời, caffein có chức năng làm gián đoạn quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể, khiến bạn dễ bị thiếu máu do thiếu sắt.


Nếu bạn dùng ít trà xanh (lượng caffein không vượt quá 200mg/ngày) thì không gây hại cho thai. Tuy nhiên, trà xanh hầu như không chứa chất bổ dưỡng; do đó, bạn nên “cai” thói quen uống trà khi mang thai.



Những lưu ý về sức khỏe cho bà bầu trong mùa lạnh
” target=”_blank”>Chuyên gia giải đáp 4 vấn đề về sức khỏe bà bầu 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Phương pháp dạy con từ trong bụng mẹ (còn gọi là “thai giáo”) gần đây được nhiều mẹ bầu tìm hiểu và áp dụng.
Âm nhạc


Nghiên cứu của các bác sĩ tại Đại học Thượng Hải cho thấy nghe nhạc lúc vượt cạn sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác lo lắng căng thẳng và thai nhi bình tĩnh hơn. Nghe nhạc là một cách rất tốt có thể giúp bé trong bụng trải nghiệm cảm giác phong phú nhất trong liệu pháp thai giáo về âm nhạc. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên chọn những bản nhạc cổ điển có giai điệu mạch lạc, bố cục rõ ràng, dễ thu hút được sự chú ý của bé trong bụng, như: Air on the G String của Bach, Water Music của Handel…


5 cách để con thông minh từ trong bụng mẹ 1

Ngoài ra, bố mẹ của bé có thể nghe và hát những làn điệu dân ca hoặc bài hát thiếu nhi để củng cố thêm tình cảm gia đình. Cả nhà cùng hát cũng mang đến bầu không khi vui tươi, phấn khởi, có lợi cho tinh thần của mẹ bầu và sự phát triển tâm lý của thai nhi.


Đọc sách


Mẹ bầu nên tạo ra những hình ảnh về các con vật, cây cối, bầu trời, mặt đất… bằng chính… giọng nói của mình thông qua việc đọc những cuốn sách. Trong quá trình đọc, nếu mẹ bầu tưởng tượng trong đầu theo đúng nội dung trong sách thì những hình ảnh đó sẽ được chuyển tiếp một cách sống động cho em bé trong bụng giống như một đoạn phim ngắn vậy.


5 cách để con thông minh từ trong bụng mẹ 2

Những câu chuyện cổ tích luôn nằm trong Top đầu lựa chọn của những cuốn sách mẹ bầu nên đọc trong 9 tháng mang thai. Trong truyện cổ tích có ước mơ, hy vọng, tình bạn, tình cảm gia đình, cái thiện, cái ác, các quan niệm xã hội… và quan trong là luôn hướng con người tới điều tốt đẹp. Ngoài truyện cổ tích, mẹ bầu cũng có thể lựa chọn các bài đồng dao, tác phẩm kinh điển hoặc một tác phẩm văn xuôi được đánh giá cao… để đọc theo sở thích.


Tập thể dục


Các bài tập tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể của mẹ bầu, bên cạnh đó còn giúp lưu thông máu, hỗ trợ chức năng tim, phổi, tiêu hóa. Vì vậy, mẹ bầu nào thường xuyên tập thể dục sẽ luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.


5 cách để con thông minh từ trong bụng mẹ 3

Các mẹ nên tập các bài tập thể dục được thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai, các hoạt động ngoài trời như hít thở không khí trong lành, đi dạo… Một số môn thể thao như điền kinh, lặn, cưỡi ngựa, trượt tuyết… không những quá sức mà còn có thể khiến mẹ bầu bị thương. Vì thế, trong thai kì, dù yêu thích cỡ nào, mẹ bầu cũng nên tránh xa các môn thể thao này và những hình thức vận động gây mệt mỏi, căng thẳng.


Thị giác


Những năm gần đây, thai giáo bằng phương pháp thị giác đang ngày càng được nhiều người coi trọng. Phương pháp này hiểu một cách đơn giản là mẹ bầu càng nhìn thấy nhiều sự vật thì sự trải nghiệm thị giác của thai nhi càng phong phú.


Ví dụ, khi xem một bức tranh thì cảm nhận của người mẹ về màu sắc, cách vẽ… như thế nào sẽ được “truyền” sang em bé tương tự như thế. Vì thế, mẹ bầu nên ngắm nhiều tranh, ảnh, phong cảnh đẹp… để giúp phát triển thị giác và khả năng cảm nhận thông qua thị giác của bé được phát triển tốt.  


Chế độ dinh dưỡng


Chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn tác động rất lớn đến thai nhi. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng với nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng và phát triển của thai nhi, giúp em bé luôn khỏe mạnh và duy trì thói quen “ăn ngon, ngủ kỹ” ngay từ trong bụng mẹ.


5 cách để con thông minh từ trong bụng mẹ 4

Theo các nhà nghiên cứu, thời gian phù hợp để mẹ bầu “nạp năng lượng” là 7 – 8h (ăn sáng), 12 – 13h (ăn trưa) và 18 – 19h (ăn tối). Mẹ bầu cần đảm bảo ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, không được bỏ bữa cũng như ghép bữa, không thể lấy lí do bận việc mà chỉ ăn uống qua loa. Ngoài ra, tốt nhất mẹ bầu không nên có thói quen ăn đêm.


Về cách chế biến, chú ý giữ được hương vị thuần chất và độ tươi ngon của thực phẩm, nên hầm, hấp nhiều hơn là chiên, nướng. Cũng không nên sử dụng quá nhiều gia vị tẩm ướp vì dễ làm thay đổi hương vị ban đầu của thực phẩm.



Nhiếp ảnh gia người Thụy Điển sẽ cho cha mẹ có cơ hội “mục sở thị” những khoảnh khắc lớn lên diệu kỳ của thai nhi trong bụng mẹ

” target=”_blank”>5 cách để con thông minh từ trong bụng mẹ 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Nhiều thai phụ không thể cưỡng lại những cơn nghén thèm đồ chua, ngọt hay mặn trong giai đoạn đầu mang thai. Tuy nhiên cái gì thái quá cũng đều không tốt.
1. Thèm ăn đồ chua


Một người mẹ chia sẻ: “Khoảng thời gian đầu mang thai, tôi chỉ thích ăn những thứ gì thật chua, càng chua càng tốt. Tôi bắt đầu nhấm nháp những thanh kẹo hoa quả có vị chua tự nhiên nhưng điều này cũng không đủ thỏa mãn cơn thèm. Tôi chuyển sang ăn sữa chua và dùng những thanh kẹo có vị chua hơn nhưng cũng không ổn. Cuối cùng, tôi đành ăn từng lát chanh giống như người ta ăn cam vậy. Tôi ăn chanh khoảng 2-3 lần mỗi ngày, trong vòng vài tuần”.


Cách xử trí: Nếu nghén đồ ăn chua, bạn có thể uống nước chanh ít đường nhưng không nên ăn chanh (tương tự cách ăn cam). Chanh chứa nhiều axit nên nó không tốt cho răng và dạ dày của bạn. Bạn cũng có thể ăn sữa chua và những thanh kẹo hoa quả nhưng nên chọn loại ít đường.


2. Thèm thức ăn giàu protein


Chứng nghén thức ăn dạng protein như thịt cũng có thể gặp khi mang thai. Một thai phụ nhớ lại quãng thời gian mình bị ốm nghén: “Chồng tôi bảo rằng, anh ấy phát hiện ra tôi mang bầu vì tôi trở về nhà và ăn rất nhiều thịt trong bữa tối. Trước đây, tôi hầu như ăn thịt rất ít hoặc ngại ăn thịt. Cho đến khi tôi mang thai thì mọi chuyện đã khác. Giai đoạn bị nghén, tôi còn thèm các loại xúc xích”.


Cách xử trí: Bạn nên giới hạn lượng thịt cho phép tiêu thụ mỗi ngày. Ăn quá nhiều thịt, cơ thể bạn sẽ không còn chỗ để tiêu thụ những loại thực phẩm xanh như rau, hoa quả tươi. Thừa protein cũng khiến bạn dễ mắc chứng béo phì hoặc táo bón.


Bạn nên tránh những loại thịt hộp hoặc xúc xích vì chúng dễ nhiễm khuẩn. Thay vào đó, bạn nên chọn mua những loại thịt tươi ngon và chế biến chúng tại nhà thành những món ăn bổ dưỡng.


3. Thèm đồ ngọt


Một số thai phụ nghén đồ ngọt đến mức bản thân họ không thể kiểm soát nổi mỗi khi nhìn (hoặc nghĩ) về các loại bánh, kẹo. Cũng giống như thịt, nếu bạn ăn quá nhiều kẹo thì điều này không tốt cho sức khỏe. Nó khiến bạn dễ bị thừa cân, mắc chứng tiểu đường thai kỳ.


Cách xử trí: Bạn không nên mua cùng một lúc nhiều gói bánh hay gói kẹo. Với mỗi gói kẹo, bạn nên có cách dự trữ hợp lý (nếu chỉ mua một gói kẹo; sau đó, bạn ăn hết một gói kẹo đó trong một buổi sáng thì không tốt).


Nghén đồ chua hay ngọt khi mang bầu đều không tốt 1

4. Thèm đồ mặn

“Đồng nghiệp của tôi rất buồn cười vì trong lúc mọi người đang quây quần bên chiếc bánh sinh nhật (nhân dịp mừng sinh nhật của một chị trong phòng) thì tôi lại say sưa bên một đĩa khoai tây rán, chấm muối” – một thai phụ chia sẻ.


Giống như việc thèm đồ ăn chua, một số bà bầu mắc chứng nghén đồ mặn muốn tiêu thụ những loại thức ăn có vị càng mặn càng tốt. Điều này thường nằm ngoài tầm kiểm soát và mong đợi của họ. Đôi khi, những món ăn mặn như khoai tây rán hoặc các loại bánh mặn cũng không đủ thỏa mãn họ.


Cách xử trí: Ăn nhiều muối có thể khiến bạn xuất hiện cảm giác khó chịu trong dạ dày. Ăn mặn làm bạn khát nước và khi đã uống nước thỏa mãn thì bạn lại càng có xu hướng ăn mặn nhiều hơn.


Nếu bạn thèm ăn muối thì bạn có thể uống nước hoa quả, pha với một chút muối. Hoặc bạn cũng có thể chấm hoa quả với muối nhưng bạn nên kiểm soát điều này để lượng muối tiêu thụ mỗi ngày không vượt quá mức cho phép.


5. Thèm đồ ăn lạ


Nếu bạn thích những món không phải là thực phẩm như cát, đá cục thì bạn có thể đang mắc phải chứng nghén đồ ăn lạ – dấu hiệu có liên quan đến sự thiếu hụt chất sắt trong cơ thể.


Cách xử trí: Bạn không nên hoảng hốt hoặc lo sợ quá mức. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ dẫn về cách bổ sung sắt thông qua thực phẩm và viên sắt.



Những kiểu ốm nghén của mẹ bầu khiến người thân “phát khiếp”
” target=”_blank”>Nghén đồ chua hay ngọt khi mang bầu đều không tốt 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Mary Helen Bowers, 34 tuổi, là một giảng viên dạy múa ballet ở thành phố New York (Mỹ). Trong suốt quá trình mang thai Mary vẫn tiếp tục công việc của mình, thậm chí cô vẫn múa ballet cho đến tận tuần thai thứ 39.

Ballet là một trong những môn thể thao đòi hỏi độ khéo léo và kỹ thuật rất cao. Ngay cả với những người múa chuyên nghiệp thì chuyện bong gân, trật cổ cũng thường xuyên xảy ra. Không những thế, đây còn là bộ môn đòi hỏi người tập phải có khả năng giữ thăng bằng tốt, và điều này còn khó hơn rất nhiều lần khi bạn đang mang bầu. Nhưng Mary Helen Bowers đã vượt qua được tất cả những điều đó.



Mary cho biết cô bị kích thích bởi những thay đổi trong cơ thể khi tập luyện trong lúc mang thai và hy vọng những bà mẹ khác cũng cảm thấy như thế.

Là một giảng viên bộ môn múa ballet, lại thường xuyên luyện tập trong thời kỳ mang thai, vì vậy Mary Helen Bowers đã sáng tạo ra những động tác múa rất phù hợp với bà bầu. Những động tác đều được thực hiện nhẹ nhàng, mềm dẻo nhưng giúp bà bầu tăng cường sức khỏe, giảm đau khi sinh con và giữ được vóc dáng thon gọn khi mang bầu và sau khi sinh con.



Mary nói rằng nhờ tập thể dục đã giúp cô duy trì sức khỏe trong suốt thai kỳ.

Mary Helen Bowers chia sẻ: “Tôi đã chăm chỉ luyện tập và phần thưởng tôi nhận được từ sự chăm chỉ đó gấp đôi so với chị cố gắng của mình khi thai kỳ khá ổn định, tôi không tăng cân nhiều trong khi sự phát triển của em bé lại vô cùng tốt. Tôi vẫn tập và dạy ballet cho đến ngày cuối cùng trước khi lên bàn đẻ”.





Mary chia sẻ thêm: “Những điệu nhảy không chỉ giúp tôi duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ mà còn giúp loại bỏ những khó chịu mà các bà bầu hay gặp phải khi mang thai. Bằng cách giữ trọng tâm của cơ thể trong khi di chuyển, tôi đã loại bỏ được chứng đau lưng và phù nề”. Và bác sĩ sản khoa của Mary Helen Bowers luôn ủng hộ cho cô trong việc tập luyện và giảng dạy của mình.



Mary vẫn nhảy múa khi đang mang bầu ở tuần thai thứ 39.

Mary đã đăng tải những hình ảnh khi đang múa ballet lên tài khoản Instagram của mình đã khiến nhiều người mê mẩn với hình ảnh một bà bầu duyên dáng, thon gọn và uyển chuyển, linh hoạt trong từng động tác.





Mary cho biết cô sẽ luyện tập cho đến khi lên bản đẻ.


Cô đã từng là thành viên của New York City Ballet.


6 lý do tuyệt vời sau đây sẽ khiến các mẹ thực sự thích thú với việc tập thể dục khi mang thai.
” target=”_blank”>

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu liên tục bị ngứa. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này?

Một số thai phụ thấy lòng bàn tay, lòng bàn chân bị ửng đỏ và ngứa ngáy. Một số thai phụ khác lại bị chứng ngứa đi kèm với dấu hiệu phát ban toàn thân. Hiện tượng ngứa có thể gia tăng lúc vào thời điểm lúc bạn vừa tắm xong hoặc trước khi đi ngủ.


Nguyên nhân


- Do sự gia tăng hormone estrogen. Dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh.


- Những yếu tố như bà bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc bị dị ứng thức ăn càng khiến tình trạng ngứa thêm tồi tệ.


- Nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như bạn mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da.


- Viêm nang lông trong thai kỳ: Chứng bệnh này khởi phát vào khoảng quý III của thai kỳ. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa.


- Viêm da bọng nước: Chứng bệnh này xuất hiện khoảng tuần thứ 20-21 của thai kỳ. Lúc đầu, bạn có thể thấy những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân…


Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây ngứa khi mang thai: Bạn bị đổ mồ hôi nhiều; bạn mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn; bạn bị rạn da quá mức (thường xuất hiện trong những tháng cuối của thai kỳ), xuất hiện những mảng ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi…


Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa khi mang thai 1
Ảnh minh họa

Giảm thiểu nguy cơ bị ngứa


- Bạn nên tắm rửa sạch sẽ, mặc trang phục thông thoáng để tránh hiện tượng đổ mồ hôi. Bạn cũng nên tránh ra ngoài khi trời nắng hoặc cư trú trong những nơi nóng bức.


- Bạn nên tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Điều này chỉ khiến da bạn nhanh bị khô và càng thêm ngứa hơn.


- Nếu dùng sữa tắm, bạn nên chọn loại có độ pH vừa phải. Một số loại sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn bị khô và ngứa hơn. Để an toàn, bạn nên chọn loại sữa tắm không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm). Hoặc bạn có thể tắm với nước ấm mà không cần sữa tắm. Thỉnh thoảng, bạn mới nên dùng cách tắm ấm bằng bột yến mạch (đây là cách tắm xuất hiện ở nhiều spa). Phương pháp này có tác dụng cải thiện tình trạng bị ngứa da khi mang thai.


- Bạn nên tránh các loại xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa nồng độ xút cao, dễ gây kích ứng.


- Bạn có thể dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa, giúp giảm bớt cơn ngứa. Hoặc bạn có thể dùng túi chườm mát hoặc túi chườm ấm để làm dịu cơn ngứa.


- Bạn nên lưu ý tránh cào, gãi khi ngứa. Nguyên nhân là vì càng gãi thì bạn lại càng ngứa hơn. Ngoài ra, nếu gãi nhiều sẽ khiến cho lớp da ở chỗ đó càng bị kích thích, dễ để lại di chứng về sau. Tốt nhất, bạn có thể lấy tay vỗ (chà) nhẹ vào chỗ ngứa. Bạn cũng nên cắt móng tay, vệ sinh bàn tay để tránh nhiễm trùng vào vùng da bị ngứa.


- Để giảm ngứa do thay đổi độ pH âm đạo khi mang thai, bạn nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Nếu muốn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, bạn nên chọn loại phù hợp. Trên thị trường, có một số loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bị chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Bạn cũng không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.


- Bạn cũng nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng. Bạn nên tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… Bạn cũng nên uống nước đều đặn hàng ngày.


- Một số loại kem bôi da, giúp chống rạn da và giữ ẩm có thể lạm dịu cơn ngứa. Với vùng bụng, bạn nên bôi (xoa) kem một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.


- Nếu tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng, bạn mới nên nhờ bác sĩ tư vấn việc sử dụng thuốc. Bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc bởi vì, phần lớn các loại thuốc trị ngứa có ngoài thị trường là dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.


Lưu ý: Đa số các trường hợp bị ngứa khi mang thai đều an toàn cho sức khỏe của bé. Bất tiện duy nhất là nó khiến người mẹ mất yếu tố thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày…


Dấu hiệu nên đi khám


- Bạn bị ngứa toàn thân đi kèm dấu hiệu vàng da: Có thể bạn đang mắc phải chứng mật kém lưu thông.


- Bạn bị phát ban và sốt: Bạn có thể mắc chứng thủy đậu, herpes…


- Bạn bị ngứa đi kèm với tổn thương ngoài da: Bạn có thể mắc chứng chàm, vẩy nến…


- Bạn bị ngứa kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo: Bạn có thể bị nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.



Tất tần tật những điều về rạn da mẹ bầu muốn biết
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa khi mang thai 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN