Hiển thị các bài đăng có nhãn tủ lạnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tủ lạnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Cách cho trẻ ăn và thời điểm ăn ảnh hưởng lớn đến tác dụng của sữa chua.


Sữa chua từ lâu vốn rất được các bà các mẹ tin dùng cho con vì cho rằng sữa chua tốt, hỗ trợ tiêu hóa, tăng canxi và lại rất lành cho trẻ. Món ăn tưởng chừng đơn giản và quen thuộc nhưng nếu không biết cách, mẹ có thể sẽ làm mất hoàn toàn giá trị dinh dưỡng của sữa chua. Ăn thế nào mới là “chuẩn”? Xin liệt kê những lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua cho bé


Ăn sữa chua không nên ăn buổi tối


Nhiều chị em đến tối là không muốn cho trẻ ăn sữa chua nữa vì nghĩ rằng tối rồi ăn sữa chua con không hấp thụ được gì, lại phí tiền. Thực ra đây là suy nghĩ rất sai lầm. Không cho trẻ ăn sữa chua buổi tối là mẹ đã bỏ qua “thời điểm vàng” giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua.


Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ.


Lý do: Từ buổi tối đến nửa đêm là thời điểm hàm lượng canxi của cơ thể bé đạt mức thấp nhất nên rất có lợi cho sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Cũng trong thời điểm này, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của trẻ ít hơn. Ngoài ra, nếu uống sữa chua trong trạng thái đói nó rất dễ dàng kích thích đường tiêu hóa, khiến dinh dưỡng trong sữa chua chưa kịp hấp thụ hết đã bị bài tiết ra ngoài. Ăn sữa chua sau bữa ăn sẽ giảm kích thích, khiến sữa chua trong dạ dày được hấp thụ một cách từ từ hơn.


Lời khuyên: Mẹ nên lưu ý khi dùng sữa chua vào buổi tối thì cần vệ sinh miệng cho bé sau khi uống hay ăn. Vì sữa chua và các chất có tính axit trong sữa có thể gây hại cho răng trẻ.


5 Lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua 1

Buổi tối là thời điểm cơ thể trẻ hấp thụ được nhiều canxi từ sữa chua nhất (ảnh minh họa)

Sữa chua càng đặc càng tốt


Hầu hết các bà mẹ tin rằng sữa chua đặc hơn thì tốt hơn. Nhưng trên thực tế sữa chua cô đặc thường được bổ sung với các chất như phân lân tinh bột hydroxypropyl, pectin, gelatin đó không tốt cho sức khỏe của trẻ. Trừ những hộp sữa chua mẹ tự làm cho con thì khái niệm sữa chua càng đặc càng tốt là sai lầm.


Sữa chua cứ chưa mở nắp thì để bao lâu cũng được


Một sai lầm rất lớn của các bà mẹ, đó là tùy tiện ra hàng tạp hóa hay đi siêu thị bỏ vài hộp sữa chua vào giỏ mà quên mất không xem Hạn sử dụng của sữa chua. Đặc biệt, có nhiều mẹ nghĩ sữa chua dưới đáy ghi hạn sử dụng dài, chưa mở nắp thì để bao lâu cũng được nên mua cả chục hộp về cho con ăn dần. Tuy nhiên trên thực tế, sữa chua mua về có thể sử dụng trong 2 tuần nhưng để tốt nhất cho trẻ, mẹ chỉ nên để sữa chua trong vòng 1 tuần.


Theo một chuyên gia trong ngành hóa thực phẩm, người tiêu dùng cần bảo quản sữa chua ở nhiệt độ 6-8 độ C. Để trong môi trường nhiệt độ bình thường, sản phẩm sẽ bị lỏng sau khoảng 30-60 phút, tùy thời tiết. Nếu để ở bên ngoài lâu quá, thì chất lượng sữa chua sẽ bị ảnh hưởng, mùi hương không thơm như ban đầu, vị chua nhiều, trạng thái lỏng, vữa…, vì vậy không nên dùng. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế lắc, nghiêng hộp mà chưa có ý định ăn để tránh phá vỡ cấu trúc, làm hỏng sữa chua.


5 Lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua 2

Mua sữa chua mẹ nên lưu ý chọn hộp có Ngày sản xuất gần nhất cho con (ảnh minh họa)

Ăn sữa chua ấm cho con đỡ đau họng


Khi lấy sữa chua từ tủ lạnh, nhiều mẹ thường cho vào lò vi sóng để làm nóng sữa chua hoặc khi lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh thì ngay lập tức nhúng vào nước sôi để ngâm nhằm mục đích tránh con bị đau họng khi ăn. Đó là thói quen sai lầm bởi khi làm nóng, vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị giết chết, từ đó làm mất tác dụng của sản phẩm và khẩu vị, giá trị dinh dưỡng cũng giảm đi. Để tránh lạnh, buốt, các mẹ có thể lấy sữa chua ra để ở nhiệt độ thường khoảng 10-15 phút hoặc có thể ngâm vào nước ấm theo công thức 2 sôi 1 lạnh, rồi trộn để nhiệt độ sữa chua đồng đều trước khi cho bé ăn.


Sữa chua hộp và sữa chua nước là như nhau


Hiện nay trên thị trường, ngoài những loại sữa chua lên men từ sữa nguyên chất được đóng hộp dạng dẻo còn có rất nhiều những loại sữa chua dạng nước được gọi với cái tên thông dụng là “sữa uống lên men”. Sữa chua dạng nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản… Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ.


Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Bận rộn đi làm từ tối đến sáng, chị Lan đành nhờ mẹ chồng chăm sóc con gái 6 tháng tuổi. Chị cẩn thận mua rất nhiều thứ, từ bí đỏ, thịt nạc, rau xanh, tôm… cất vào tủ lạnh để khi nào cho cháu ăn, mẹ chị chỉ việc xay ra cho thêm vào bột.


Chị đã dặn mẹ rất kỹ là mỗi bữa cho thêm một thìa cà phê dầu ăn vào bột để tăng chất béo, nhưng bà không nghe, sợ dầu ăn pha tạp, cháu dễ bị đau bụng.


Kết quả là 3 tháng sau khi bắt đầu ăn dặm, bé chỉ tăng có 0,5 kg mặc dù ăn bột khá nhiều, mỗi bữa vẫn có đầy đủ rau xanh, thịt… Đưa con đi khám, bác sĩ nói bé bị suy dinh dưỡng, không có bệnh tật gì, nhưng có thể do chế độ ăn uống chưa đảm bảo khiến bé không tăng cân. Sau khi mang về cho mẹ chồng kết quả khám và chế độ ăn được bác sĩ vạch ra với một thìa dầu cho mỗi bữa bột, mẹ chị mới thực hiện. Sau một tháng, cân nặng bé tăng lên rõ rệt, chị Lan mới thở phào.


Cũng rơi vào hoàn cảnh đứng ngồi không yên vì cân nặng của con, nhưng chị Thanh Hoa lại cho con ăn theo một chế độ hoàn toàn ngược lại. Chị tuân thủ việc cho dầu ăn vào bột của bé mỗi ngày, nhưng tuyệt đối chỉ dùng dầu ôliu mà không dùng bất kỳ loại khác. Theo chị, chỉ có dầu ôliu an toàn, có nhiều chất béo giúp bé phát triển trí não tốt và cho bé trái tim khoẻ mạnh.


Chị chỉ cho con ăn loại dầu này đã gần một năm. Đợt đầu bé tăng cân khá nhanh nhưng sau đó dần chậm lại. Lo lắng con gặp vấn đề về tiêu hóa, chị cho con đi khám và nêu rõ chế độ ăn của con mình. Chị được bác sĩ khuyên nên bổ sung cho con cả dầu và mỡ chứ không nên chỉ dùng nguyên dầu ôliu.


 


Trẻ ăn ít dầu có nguy cơ suy dinh dưỡng 1

Trẻ ăn ít dầu ăn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.


Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng cho biết, đối với trẻ em dầu mỡ chiếm 40-45% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày. Trẻ càng nhỏ nhu cầu về chất béo càng cao, vì vậy trẻ ăn ít dầu mỡ sẽ bị thiếu năng lượng dẫn đến suy dinh dưỡng. Thiếu dầu mỡ cũng làm trẻ không hấp thu được vitamin D, A – là những vitamin tan trong dầu mỡ dẫn đến còi xương chậm lớn. Như vậy nguyên nhân trẻ chậm lớn, còi xương là do không ăn hoặc ăn quá ít chất béo nói chung.


Đối với trẻ dưới một tuổi, nên cho vào bột của bé một thìa cà phê dầu ăn mỗi bữa. Với trẻ trên một tuổi, số lượng sẽ tăng gấp đôi. Nên cho bé ăn cả dầu và mỡ, vì cholesterol cũng cần cho trẻ. Hạn chế sử dụng một loại dầu trong suốt thời gian dài dễ gây nên hiện tượng vừa thừa vừa thiếu chất.


Theo bác sĩ Hải, với những bé bị suy dinh chế độ ăn cần tăng cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn đầu nếu bé biếng ăn cần cho ăn nhiều bữa, nấu các loại thức ăn dễ tiêu hóa hấp thu như súp, cháo, cho tăng thêm dầu mỡ vào các bữa ăn để tăng năng lượng, mỗi ngày trẻ cần ăn 4 bữa có tinh bột: cháo, mì, cơm, súp… và uống 500 ml sữa/ngày, ăn thêm sữa chua, hoa quả sau các bữa ăn. Khi chế biến món ăn nên dùng các loại đạm có giá trị sinh học cao như sữa, trứng, thịt, cá, tôm giúp bé hấp thu tốt hơn. Trường hợp bé lười ăn nên đi khám tư vấn bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được bổ sung men tiêu hóa và vi chất dinh dưỡng.


Theo VnExpress


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN