Hiển thị các bài đăng có nhãn tư vấn dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư vấn dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Vì vậy việc cho con ăn chất béo hợp lý là điều các mẹ nên quan tâm trong chế độ dinh dưỡng của bé.


Vai trò của chất béo


Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ.


Mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic cần thiết cho cơ thể.


Cách cho ăn đồ béo để con thông minh hơn 1


Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.


Vì sao phải cho con ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật?


Bác sĩ dinh dưỡng Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Dầu thực vật hay mỡ động vật đều do chất béo cấu thành nhưng chúng có sự khác biệt. Trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no có ích cho cơ thể bé. Nhưng dầu thực vật lại rất ít hoặc hầu như không có axit arachidonic – một axit béo không no cần thiết và có nhiều vai trò quan trọng. Loại axit này lại được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật.


Bên cạnh đó, chất béo của dầu thực vật là do axit không bão hòa tổ hợp thành, còn thịt mỡ là loại “chất béo nguy hiểm”. Nếu cho bé sử dụng nhiều mỡ động vật dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch hoặc béo phì.


Khi chuẩn bị bữa, các bà mẹ thường băn khoăn chọn sử dụng dầu thực vật hay mỡ động vật. Cách tốt nhất nếu bạn muốn bổ sung chất béo trong khẩu phần ăn của bé là một bữa nấu dầu, bữa kia chuyển đổi sang nấu mỡ”.


Cách cho ăn đồ béo để con thông minh hơn 2


Sử dụng dầu/ mỡ trong bữa ăn của bé như thế nào là hợp lý?


Bác sĩ Hải cho biết thêm: Các mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật nên là 70% và 30%.


Một số cách thêm dầu/ mỡ đơn giản như sau, các mẹ có thể tham khảo:


Dầu ăn


Các món ăn hoặc cháo đã nấu chín, bắc khỏi bếp, mẹ có thể trộn một vài thìa dầu ăn/ dầu mè/ dầu oliu vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé.


Sốt Mayone


Đây cũng là một giải pháp thêm chất béo vào bữa ăn của con. Trong 100g sốt mayone có 79g cất béo. Khi cho con ăn sốt bánh mỳ hoặc rau trộn, mẹ có thể trộn mayone nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.


Bơ đậu phộng


Trong 100g đậu phộng, có 50g chất béo. Mẹ có thể phết bơ đậu phộng lên bánh mỳ cho con ăn sáng. Nhưng theo khuyến cáo, mỗi tuần, bé chỉ nên ăn 2 lần bơ đậu phộng.


Cách cho ăn đồ béo để con thông minh hơn 3


Phô mai


Trong 100g phô mai có 33g chất béo. Mẹ có thể cho bé ăn một miếng phô mai vào bữa ăn nhẹ buổi chiều, hoặc sẽ cho bé ăn bánh mỳ quết phô mai cũng rất tốt.


Sinh tố bơ


Trong 100g thịt trái bơ, có chứa 17g chất béo. Chất béo trong trái bơ rất tốt cho sức khỏe của bé. Mỗi ngày, mẹ cho bé ăn một cốc sinh tố bơ nhỏ, sẽ rất tốt cho bé.


Những lưu ý khi cho con ăn dầu/ mỡ


Không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã rán và có mùi cháy khét: Dầu mỡ khi đã qua chế biến vừa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng vừa dễ bị nhiễm khuẩn.


Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn rán (hoặc quay) bán sẵn ngoài hàng hay ngoài vỉa hè: Các loại thức ăn như bánh rán, bánh khoai, bánh chuối, gà quay, vịt quay… không đảm bảo vệ sinh và dĩ nhiên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của bé.


Không mua các loại mỡ cân đóng gói sẵn ngoài chợ: Tốt nhất, bạn nên chọn mua và sơ chế mỡ động vật từ mỡ lợn tươi sống.


Nguồn bài viết: Báo NgoiSao.VN

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Vì vậy việc cho con ăn chất béo hợp lý là điều các mẹ nên quan tâm trong chế độ dinh dưỡng của bé.
Vai trò của chất béo


Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ.  


Mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic cần thiết cho cơ thể. 


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 1

Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.
 
Vì sao phải cho con ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật?


Bác sĩ dinh dưỡng Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Dầu thực vật hay mỡ động vật đều do chất béo cấu thành nhưng chúng có sự khác biệt. Trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no có ích cho cơ thể bé. Nhưng dầu thực vật lại rất ít hoặc hầu như không có axit arachidonic – một axit béo không no cần thiết và có nhiều vai trò quan trọng. Loại axit này lại được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật.


Bên cạnh đó, chất béo của dầu thực vật là do axit không bão hòa tổ hợp thành, còn thịt mỡ là loại “chất béo nguy hiểm”. Nếu cho bé sử dụng nhiều mỡ động vật dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch hoặc béo phì.


Khi chuẩn bị bữa, các bà mẹ thường băn khoăn chọn sử dụng dầu thực vật

hay mỡ động vật. Cách tốt nhất nếu bạn muốn bổ sung chất béo trong khẩu

phần ăn của bé là một bữa nấu dầu, bữa kia chuyển đổi sang nấu mỡ”.


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 2

Sử dụng dầu/ mỡ trong bữa ăn của bé như thế nào là hợp lý?

Bác sĩ Hải cho biết thêm: Các mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật nên là 70% và 30%.


Một số cách thêm dầu/ mỡ đơn giản như sau, các mẹ có thể tham khảo:


Dầu ăn


Các món ăn hoặc cháo đã nấu chín, bắc khỏi bếp, mẹ có thể trộn một vài thìa dầu ăn/ dầu mè/ dầu oliu vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé.  


Sốt Mayone


Đây cũng là một giải pháp thêm chất béo vào bữa ăn của con. Trong 100g sốt mayone có 79g cất béo. Khi cho con ăn sốt bánh mỳ hoặc rau trộn, mẹ có thể trộn mayone nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.


Bơ đậu phộng


Trong 100g đậu phộng, có 50g chất béo. Mẹ có thể phết bơ đậu phộng lên bánh mỳ cho con ăn sáng. Nhưng theo khuyến cáo, mỗi tuần, bé chỉ nên ăn 2 lần bơ đậu phộng.


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 3

Phô mai

Trong 100g phô mai có 33g chất béo. Mẹ có thể cho bé ăn một miếng phô mai vào bữa ăn nhẹ buổi chiều, hoặc sẽ cho bé ăn bánh mỳ quết phô mai cũng rất tốt.


Sinh tố bơ


Trong 100g thịt trái bơ, có chứa 17g chất béo. Chất béo trong trái bơ rất tốt cho sức khỏe của bé. Mỗi ngày, mẹ cho bé ăn một cốc sinh tố bơ nhỏ, sẽ rất tốt cho bé.
 
Những lưu ý khi cho con ăn dầu/ mỡ


Không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã rán và có mùi cháy khét: Dầu mỡ khi đã qua chế biến vừa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng vừa dễ bị nhiễm khuẩn.  


Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn rán (hoặc quay) bán sẵn ngoài hàng hay ngoài vỉa hè: Các loại thức ăn như bánh rán, bánh khoai, bánh chuối, gà quay, vịt quay… không đảm bảo vệ sinh và dĩ nhiên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của bé.


Không mua các loại mỡ cân đóng gói sẵn ngoài chợ: Tốt nhất, bạn nên chọn mua và sơ chế mỡ động vật từ mỡ lợn tươi sống.



 8 trò chơi phát triển trí thông minh kinh điển với trẻ em quốc tế
” target=”_blank”>Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

“Ngoài lối sống vệ sinh thì bổ sung dinh dưỡng cũng giúp bé tăng miễn dịch, ngừa cảm lạnh và cảm cúm”, bác sĩ Lê Thị Hải cho biết.Để bé không phải uống thuốc thì phòng bệnh bằng dinh dưỡng là cách tốt nhất và an toàn nhất. Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) sẽ tư vấn cho các mẹ cách bổ sung những thực phẩm ngừa cúm và cảm lạnh vào thực đơn cho con.


Vitamin D


Vitamin D là chất mà nhiều bé không có đủ, nhất là trong mùa đông. Vitamin D được sản xuất khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, thiếu các hoạt động ngoài trời trong mùa lạnh có thể dẫn tới thiếu hụt vitamin D.


Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 1
Lòng đỏ trứng gà và những thực phẩm giàu chất béo là nguồn vitamin D dồi dào cho bé. (Ảnh minh họa)

“Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Khi các bé không được tiếp xúc với ánh nắng thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Thêm nữa, mùa đông là mùa của cảm lạnh và cảm cúm nên tỷ lệ mắc cúm không ngừng gia tăng” – chuyên gia dinh dưỡng Lê thị Hải giải thích. Hãy cho bé ăn những thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, các thực phẩm chứa nhiều chất béo.
 
Vitamin C


Vitamin C là chất hữu ích để ngăn ngừa cảm cúm và cảm lạnh. Bổ sung đủ vitamin C hàng ngày cho bé không phải quá khó. Một cốc nước cam mang lại lợi ích tối đa cho bé nhà bạn nhưng tránh loại nước có nhiều đường.


Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 2
Một cốc nước cam ít đường đủ cung cấp vitamin C cho bé mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, được tìm thấy trong rau xanh và hoa quả.


Quả việt quất


Quả việt quất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất chống oxy hóa (giúp tiêu diệt các gốc tự do, có thể dẫn tới ung thư, bệnh tim và làm yếu hệ miễn dịch). Việt quất còn giúp giảm viên, gia tăng chức năng miễn dịch. Ăn việt quất hàng ngày có thể giúp bé khỏe mạnh. Nhưng không phải tất cả thực phẩm chứa việt quất đều tốt cho bé. Bánh nướng có quả việt quất có thể chứa nhiều đường, làm giảm miễn dịch.


Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 3

Táo


Táo giàu vitamin C, flavonoid và chất chống oxy hóa. Quả táo đỏ còn chứa chất chống oxy hóa là quercetin, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Ngoài ra, táo còn ít kalo, hợp với bé thừa cân, béo phì.


Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 4

Lưu ý: vận động cũng là cách giúp bé chống cảm cúm và virus bởi vì các tế bào miễn dịch lưu thông trong cơ thể với tốc độ nhanh hơn, giúp chống vi khuẩn, virus hiệu quả. Quá trình ra mồ hôi còn giúp bé giải phóng độc tố và năng lượng thừa. Tuy nhiên, không được lạm dụng vì vận động quá sức lại khiến bé giảm miễn dịch.



 Nếu có trong thực đơn hàng ngày, các thực phẩm dưới đây có thể hỗ trợ khả năng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho bé.
Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN