Hiển thị các bài đăng có nhãn siêu thị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn siêu thị. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Chồng có thể chiều theo mọi ý của vợ nhưng xin vợ đừng làm nũng chồng quá nhé.


Lần đầu tiên gặp mặt, chồng đã si mê vẻ đẹp cá tính với mái tóc tém và làn da trắng hồng của vợ. Từ ánh mắt nhìn đầu tiên, chồng đã quyết sẽ phải chinh phục bằng được vợ. Nhưng vợ là con nhà giàu còn chồng chỉ là một chàng trai quê nghèo, vừa đi làm vừa nuôi 2 em ăn học. Chồng cũng lăn tăn lắm nhưng chót si mê vợ rồi thì dửng dưng sao được đây?


Lần đầu tiên ngỏ lời yêu vợ, chồng cứ nghĩ là khó khăn lắm, chắc vợ sẽ chẳng nhận lời. Thế mà mọi chuyện lại ngoài sức tưởng tượng của chồng, vợ chỉ thẹn thùng một chút rồi nhận lời ngay. Chúng mình yêu nhau từ đấy, vợ không hề chê chồng nghèo, người nhà quê, chồng mừng lắm.


Ba năm yêu nhau, chồng đã cố gắng làm việc để kiếm tiền cưới vợ. Dù gia đình chồng nghèo nhưng chồng phải cố làm một đám cưới sao cho xứng với “nhà phố” của vợ chứ. Ngày nhà chồng mang lễ vật đến ngõ nhà vợ để xin lễ ăn hỏi, bố mẹ vợ vẫn chưa chấp nhận chồng. Bố mẹ sợ vợ lấy chồng sẽ nghèo, sẽ khổ. Cũng may là vợ vẫn một lòng thương chồng. Trời phật chứng giám cho tình yêu chúng mình nên 2 năm sau, đám cưới cũng diễn ra suôn sẻ.


Tuy vẫn phải đi thuê nhà trên thành phố nhưng trong nhà vợ chồng mình chẳng bao giờ vắng tiếng cười. Niềm vui lớn hơn cả khi vợ có bầu. Chồng thì hạnh phúc lắm vì sắp được lên chức bố nhưng vợ thì ngày ngày suy tư rồi nói hối hận vì đã mang bầu sớm. Vợ còn muốn phấn đấu nhiều cho sự nghiệp. Ngày nào chồng cũng tìm mọi lý lẽ khuyên vợ đừng suy nghĩ nhiều để ảnh hưởng đến con, thôi thì chúng mình hi sinh sự nghiệp vài năm rồi phấn đấu sau. Vợ bảo: “Em để cái thai này là chiều theo ý anh đấy nhé. Sau này con chào đời, anh chăm sóc con, em đi làm sớm.” Chồng đồng ý ngay, không quên kèm lời cảm ơn vợ lắm lắm vì đã chịu hy sinh vì gia đình mình.


Vợ bầu ơi, đừng làm nũng chồng nữa! 1

  

Thế nhưng không hiểu sao từ ngày vợ có bầu, vợ thay tính đổi nết rõ rệt. Ngày nào vợ cũng bắt chồng đưa đi đón về khi đi làm mặc dù cơ quan vợ và chồng ngược đường nhau và cũng đâu gần gũi gì. Chồng chẳng ngại đâu nhưng chỉ sợ vợ đến cơ quan sớm, rồi chiều lại phải đợi chồng sẽ mệt mỏi hơn. Rồi những ngày chồng ốm, muốn nằm ngủ thêm một chút cũng bị vợ dựng dậy chỉ để đưa đi gội đầu hay đi siêu thị. Những lúc ấy, nói thật là chồng không muốn chút nào.


Bài liên quan:


Hồi vợ mang thai tháng thứ 5, vợ chồng mình mới về quê chồng chơi. Vì vợ bầu bí nên bố mẹ chồng cũng chiều lắm. Vợ chẳng phải làm gì ngoài việc ăn và ngủ. Vợ đồng ý về quê khi đang bầu bí thế này là chồng cũng mừng lắm rồi. Thế mà khi lên thành phố, vợ bắt chồng giặt khăn, nấu nước, rửa chân, massage người cho vợ. Vợ bảo: “Tại về quê chồng xa nên vợ mệt mỏi thế. Thôi về lần này là hết trách nhiệm nhé, đẻ xong, con lớn rồi mới về nữa.” Chồng đã thoáng buồn nhưng nghĩ vợ bầu mệt mỏi nên cũng chiều vợ. Cả đêm đó vợ rên rỉ, trách mắng chồng… chồng nằm nghe chẳng nói được gì.


Ngày chưa bầu bí, buổi tối đi làm về vợ giành phần nấu cơm, rửa bát thế mà từ ngày bầu bí, mọi việc nội chợ đến tay chồng hết từ đi chợ, nấu cơm, rửa bát, giặt đồ. Mỗi lần vợ động vào là vợ kêu cả buổi tối, thôi thì chồng làm cố cho xong. Thế mà vợ vẫn chưa vừa ý đâu.


Hôm qua thứ 7, bạn bè rủ chồng đi đánh điện tử, chồng ham vui chơi đến 10 giờ tối thế mà vợ đã ra tận quán để gọi chồng về. Giá mà vợ chỉ gọi không thì chồng cũng chẳng nói làm gì đâu nhưng vừa ra đến nơi, vợ đã thẳng tay tát cho chồng một đòn méo mặt trước đông đảo bạn bè chồng. Nói thật là chồng mất mặt với mọi người lắm, không biết dấu mặt vào đâu. Nhưng chồng có đi chơi nhiều đâu, cả tháng mới 1-2 lần. Vợ cũng nên để cho chồng “xả hơi” một chút chứ.


Sau tất cả mọi việc, chồng vẫn yêu vợ thật nhiều, chồng thương vợ bầu bí nặng nề, vất vả lắm nhưng xin vợ hãy một lần nghĩ cho chồng. Vợ à, ngoài kia có biết bao người phụ nữ đang bầu bí thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ. Họ vẫn hài lòng với cuộc sống của mình. Vậy vợ cũng hãy ngẫm nghĩ chút nhé, nếu mệt mỏi, chồng sẽ vẫn tình nguyện giúp vợ nhưng vợ đừng làm nũng, đừng ‘hành hạ’ chồng quá sức, vì sức chịu đựng của chồng cũng có hạn thôi mà.


Yêu vợ!…


Độc giả P.H.N (Hà Nội)

 

Theo Khampha.vn

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Đang trong một hàng dài chờ thanh toán thì con đòi đi vệ sinh, trong khi nhà vệ sinh dành cho nữ không còn phòng nào trống, bạn có dám liều mình đưa con sang phòng vệ sinh nam?


1. Lần đầu tiên bé sử dụng nhà vệ sinh


Lần đầu tiên bé chạm mông vào bồn cầu sứ là một cột mốc rất lớn. Đó được coi là một kĩ năng sống đầu tiên mà bạn cần dạy bé, bạn cần cho bé biết việc này sẽ diễn ra mãi mãi và không có gì đáng sợ.


2. Lần đầu tiên có người nhìn thấy bé nhà bạn đang ngồi bô


Cảm giác lần đầu tiên bị bắt gặp khi bạn đang dạy bé ngồi bô khá là không thoải mái và bạn có thể thấy ngượng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ ai cũng sẽ có khoảng thời gian này. Chỉ cần bạn vui vẻ: “Xin lỗi vì đã thấy bé nhà mình khỏa thân nhé” và tiếp tục việc huấn luyện bé bình thường.


Những tình huống hài hước và đáng nhớ về việc dạy con ngồi bô 1

 

3. Lần đầu tiên chạm vào mông bé mà không có bỉm

 

Lần đầu tiên tôi không đóng bỉm cho bé Su Hào nhà tôi, có một cảm giác rất sợ sệt bé sẽ tè hoặc ị ra nhà. Chốc chốc tôi lại sờ dưới quần bé xem có bị ướt không. Tuy nhiên, tôi cảm thấy với bé thì khá là thoải mái. Mỗi lần tôi chạm vào mông bé, bé lại cười thích thú.

4. Lần đầu tiên sử dụng nhà vệ sinh công cộng


Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên cho Su Hào vào nhà vệ sinh công cộng tại một trung tâm thương mại. Bé đã khóc toáng lên vì quá nhiều người, vì tiếng ồn ào khi giật nước bồn cầu, từ máy sưởi tay…


5. Ngày đầu tiên không xảy ra “tai nạn”


Nếu bạn có một ngày không đóng bỉm cho bé và kịp thời cho bé ngồi bô để đi tiểu hoặc ị, bạn sẽ có cảm giác rất sung sướng như mình đã đạt được thành công lớn.


Những tình huống hài hước và đáng nhớ về việc dạy con ngồi bô 2

6. Lần đầu tiên con bạn muốn đi vệ sinh khi bạn đang… chờ thanh toán ở siêu thị

Đó là một buổi chiều thứ 7 tôi không bao giờ có thể quên. Rất nhiều người đi mua sắm ở siêu thị hôm đó và tôi phải xếp hàng dài để chờ thanh toán. Bỗng nhiên bé Su Hào kêu toáng lên: “Mẹ, con muốn đi ị. Nhanh mẹ ơi!” Đó vừa là cảm giác cuống, vừa có chút xấu hổ. Nếu bạn là tôi lúc đó, bạn sẽ làm gì?


Nói với bé hãy chờ cho đến khi bạn thanh toán xong và có thể bé sẽ ị ngay ở đó 1 lúc nữa?


Phá hàng và chạy lên đòi thanh toán luôn?


Từ bỏ toàn bộ công sức, thời gian xếp hàng của bạn nãy giờ để cho bé đi vệ sinh?


Chọn bất cứ cách xử lý tình huống nào trên đây thì đối với tôi, đó cũng là một trải nghiệm đáng sợ nhất.


7. Lần đầu tiên bạn vào nhà vệ sinh nam


Tôi từng bị rơi vào trường hợp này: lúc đó, bé nhà tôi rất muốn đi vệ sinh trong khi mọi phòng toilet dành cho nữ đã có người. Nhà vệ sinh kế tiếp thì cách rất xa và Su Hào không thể chờ thêm được. Tôi đã quyết định sẽ phải đến nhà vệ sinh nam. Đó là một quyết định không hề dễ dàng chút nào. Ngay khi vừa vào đó, rất nhiều người đàn ông đã rất bất ngờ kèm tức giận, vội vàng kéo quần lên. Tuy nhiên, tôi chỉ có thể xin lỗi và dắt bé thật nhanh vào 1 phòng. May sao lúc ra thì họ cũng thông cảm hơn cho tôi. Một kỉ niệm đáng nhớ.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Tôi muốn bày các mẹ chiêu trị những câu cãi “không biết học ở đâu ra” của trẻ.


Có con biết nói líu lo thì thích lắm, vậy nhưng cứ để con nói đến năm 5 tuổi là các bà mẹ sẽ “phát chán” vì những lý sự cùn và các câu nói bướng bỉnh của bé. Tôi là một ví dụ điển hình. Bim – con trai tôi mãi 20 tháng mới biết nói. Ngày nghe con gọi tiếng mẹ đầu tiên, tôi mừng “rơi nước mắt”. Vậy nhưng bây giờ, tôi thường xuyên phải mệt mỏi vì cu cậu nói nhiều, nói dai và nói liên tục cả ngày. Đặc biệt là vào giai đoạn đi mẫu giáo, con trai tôi càng học được thêm nhiều “mẫu câu” mới khiến tôi nhiều khi cũng phải “mắt tròn mắt dẹt” vì không biết con học ở đâu ra.


Tôi xin kể ra đây những câu cãi của con và cách trị trẻ hay cãi bướng:


“Của con cơ mà”


Bất cứ khi nào Kem – con gái thứ hai của tôi (2,5 tuổi) có món đồ gì là y như rằng cu anh sẽ đòi có cho bằng được, ngay cả khi đó là con gấu gỗ Bim đã để bụi mù trong hộp đồ chơi đến nửa năm trời. Vậy nhưng điều làm tôi bực mình là Bim thậm chí đòi cả những đồ con không thể dùng nổi, ví dụ như cái gặm nướu của em đã từ lâu lắm.


Có lẽ, giải pháp của nhiều bà mẹ, sẽ là luôn mua mỗi thứ 2 cái “cho công bằng”. Vậy nhưng tôi không làm như vậy. Con trai tôi cần công bằng, nhưng cũng cần bỏ thói ích kỷ. Do đó, tôi dạy con cảm giác thích một cái gì đó nhưng bị người khác từ chối cho mượn:


- Bạn Minh có xe cẩu rất đẹp, con muốn mượn bạn chơi một chút, nhưng bạn không cho, con rất buồn đúng không?


Bim sẽ trả lời: “Dạ, đúng ạ”. -


- “Nếu bạn cho con mượn xe cẩu chơi một chút, thì con có trả lại cho bạn sau khi chơi xong không?”.


- “Dạ, có”.


- “À, vậy nếu con là bạn Minh, con không cho bạn mượn xe cẩu chơi, bạn có buồn không?”.


- “Dạ, có ạ”


- “Thế em muốn chơi đồ chơi của con rồi trả lại, mà con từ chối, thì em có buồn không?


…Lúc đấy, Bim sẽ hiểu được cảm nhận của người khác và biết cách cho đi để nhận lại.



Trả lời những câu cãi của trẻ sao cho thuyết phục không khó (ảnh minh họa)

“Các bạn không thế, sao con phải thế”


Bắt con đi ngủ trong khi Bim vẫn còn một tập phim chưa xem xong quả là một điều khó khăn. Nhất là khi bé đến lớp và biết bạn bè mình vẫn còn đang thức, không bị bố mẹ bắt đi ngủ và ngồi xem say sưa. Điều đó sẽ khiến trẻ có cảm giác không công bằng. Tôi không thể bắt những đứa trẻ ở lớp Bim đi ngủ đúng giờ. Vậy làm thế nào cho con cảm thấy công bằng?


Đừng ép trẻ! Mỗi khi con tỏ ra như vậy, tôi hay thường ngồi nói chuyện nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc với con, rằng “Mẹ chẳng muốn dậy sớm đi chợ, nhưng mẹ cần phải làm như vậy vì nếu mẹ không đi thì làm sao có cơm cho Bim. Và Bim cũng thế. Có đôi khi những điều con không MUỐN, con vẫn phải làm. Vì đó là điều con CẦN. Bim cần phải đi ngủ đúng giờ để mai có thể dậy đi học”.


Thường những lúc như vậy, Bim thường nhìn mẹ ra vẻ “con biết rồi” sau đó đi ngủ. Nếu lần sau Bim vẫn tái diễn trò “các bạn không thế, sao con phải thế”, tôi sẽ chỉ trả lời đơn giản “Lần trước mẹ đã giải thích cho Bim rồi đúng không? Tại sao í nhỉ?” là Bim ngay lập tức nhớ lại bài học về MUỐN và CẦN.


“Sao mẹ cứ bắt con làm thế?”


Bim đến tuổi thích “lý sự cùn”. Vì vậy, nếu tôi sai con làm gì mà bé không thích, y như rằng tôi sẽ phải nghe được câu nói “sao mẹ cứ bắt con phải làm thế?”. Thông thường ở trong tình huống này, nhiều phụ huynh sẽ không biết phải trả lời sao và do đó, đáp lại con ngắn gọn là “Vì bố mẹ nói thì con phải nghe”. Tôi thì khác. Tôi hướng đến sự công bằng và sự hào hứng được giúp đỡ mẹ của con.


Bằng cách nào? Nếu tôi nói con làm một việc là trách nhiệm của bé, ví dụ như đi dọn đồ chơi, mà con không làm. Thì tôi sẽ làm cho con. Sau đó yêu cầu con làm việc của tôi, ví dụ như đi vào bếp nhặt và rửa rau. Đương nhiên con trai tôi sẽ nói là “không công bằng, đấy là việc của mẹ cơ mà”. Nhưng tôi sẽ đáp lại con “Thế liệu có công bằng cho mẹ không khi phải đi dọn đồ chơi cho con?”. Những lúc như vậy, Bim thường không thể lý sự tiếp và sẽ ngoan ngoãn đi làm. Có thể bé sẽ làm trong ấm ức, nhưng những lời khen ngợi, động viện Bim sau đó như “Bim làm việc của mẹ mà cũng khéo ghê. Rau xào hôm nay chắc sẽ ngon đây” thì con sẽ quên ngay chuyện phải “dỗi” mẹ.


“Con muốn ăn/đi chơi/mua cái này ngay”


Cứ tưởng tượng, khi tôi đang nấu cơm tối thì Bim lại chạy ra đòi ăn kẹo hay khi ở siêu thị, khi đang đi mua đồ, Bim lại đòi mua đồ chơi. Nếu tôi nói với con là “để ăn tối xong rồi ăn kẹo”, hay “lần sau mẹ sẽ mua cho con”…y như rằng cu cậu sẽ nói “Nhưng con muốn ngay bây giờ” và sau đó là một tràng dài tranh luận kiểu như “Ăn kẹo bây giờ lát không ăn được cơm” – “Nhưng con ăn kẹo vẫn ăn được cả cơm”, “Con đói quá không chịu được”, “Con chỉ ăn một cái thôi”


Trẻ con thường cố tranh luận bằng được và đối với con, ai là người nói câu cuối cùng sẽ là người thắng. Do đó, tôi thường không trao đổi nhiều với con những lúc như thế này. Tôi luôn giữ quan điểm nhất quán, chỉ trả lời một lần kèm lý do đầy đủ. Không bao giờ tôi nói thêm câu thứ hai. Cách làm này sẽ khiến Bim biết được quan điểm của mẹ và thôi nghĩ rằng nếu cứ kì kèo thì sẽ đạt được ý muốn. Đương nhiên, nếu tôi đã nói với con là “Không, để ăn tối xong rồi ăn kẹo” thì đúng là ăn tối xong Bim sẽ có kẹo ăn. Làm như vậy, con sẽ có thêm 1 tầng tin tưởng vào lời nói của mẹ và biết rằng lời mẹ nói luôn nhất quán và có hiệu lực.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN