Hiển thị các bài đăng có nhãn sai lầm của cha mẹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sai lầm của cha mẹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Tự ý kê kháng sinh cho con là một trong những sai lầm của rất nhiều bà mẹ trẻ.


Suýt hại con vì bệnh “tự ý”


Dù có kinh nghiệm làm mẹ ngót nghét được gần 2 năm nhưng chị Lê Hằng (Mỹ Đình, Hà Nội) vẫn mắc phải sai lầm trong việc chăm sóc con.


Đợt lạnh vừa rồi chị suýt hại con khi liều lĩnh tự ý cho con dùng kháng sinh khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ. Chị chia sẻ: “Mình thấy biểu hiện của con cũng giống như đợt trước cách đây 4 tháng, mình nghĩ cháu bị viêm mũi họng thông thường nên dùng y lại đơn cũ của bác sĩ. Đơn gồm 1 thuốc kháng sinh, 1 thuốc chống viêm, 1 thuốc giảm sốt, 1 thuốc dùng nhỏ mũi”.


Sau khi dùng được 2 ngày, bé Bi nhà chị không thấy đỡ, thậm chí còn có dấu hiệu nặng hơn. Thấy thế chị “mạnh dạn” tăng liều kháng sinh cho con. Đến khi con bị dị ứng, phát ban đầy người, chảy máu cam chị mới lo lắng đưa con vào viện. May mắn được các bác sĩ khám chữa tích cực nên bé nhanh chóng qua khỏi.


Sai lầm của mẹ khi tự làm thầy thuốc cho con 1
Tự ý kê kháng sinh cho con là một trong những sai lầm của rất nhiều bà mẹ trẻ. (Ảnh minh họa: Chí Toàn)


Sai lầm lớn nhất của các bà mẹ là khi con bị sốt thì cho rằng con bị

viêm họng, viêm phế quản, tự ý đi mua thuốc giảm sốt, thuốc kháng sinh

về cho con uống. Chị Nguyên Anh (Hà Đông, Hà Nội) là một ví dụ.

Bé Mít nhà chị được hơn 1 tuổi. Chị tự trách mình suốt hồi bé Mít được vài tháng tuổi, bé bị viêm đường tiết niệu, ngày nào hai mẹ con cũng ôm nhau ngồi trong viện chờ tới lượt khám. Vào viện nhiều quá, Mít bị lây chéo bệnh viêm mũi họng từ những bé khác. Vậy là suốt một tuần bé phải truyền thuốc, rồi uống kháng sinh. Mít gầy tọp đi trông thấy.



Từ lần đó, chị tự nhủ sẽ chăm sóc bé thật tốt. Thế nhưng dù chị có tẩm bổ nhiều cho bé, giữ bé ấm nhưng trong thời tiết lạnh như hiện nay, Mít vẫn bị sụt sịt, ho hắng.


Thấm thía cảnh ra vào bệnh viện đông đúc, truyền thuốc, tìm ven để truyền thuốc đến lỗ chỗ ở tay, chị quyết tâm phải trị dứt căn bệnh này ngay mà không cần tới ý kiến bác sĩ. Nghĩ bé bị viêm họng thông thường, chị hỏi ý kiến bạn bè trên mạng và quyết định cho con một liều kháng sinh với hi vọng “bệnh sớm đẩy lùi”.


Sau 1 ngày, bé có biểu hiện sốt dữ dội hơn, phân lỏng, chân tay lạnh, lờ đờ, bứt rứt, bỏ ăn. Nhận thấy không thể chờ thêm được, chị quyết định đưa con vào viện khám. Tại đây chị được biết, bé bị sốc thuốc.


Cảnh giác và sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách



Bác sĩ Philippe Collin (Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Pháp) trả lời về vấn đề này như sau, viêm mũi họng là bệnh hay gặp ở trẻ, với hai biểu hiện chính là ho và sốt. Thời tiết lạnh như hiện nay trẻ rất hay gặp phải. Tuy nhiên, tự ý kê thuốc kháng sinh cho con dùng là một thực trạng gặp nhiều ở những bà mẹ hiện nay.

 

Theo tổ chức y tế thế giới, có rất nhiều hậu quả  nếu cha mẹ tự ý kê đơn cho con. Khi dùng thuốc vô tội vạ, bé có nguy cơ bị nhờn thuốc cao. Nhờn thuốc là một điều vô cùng nguy hiểm.

 

Hậu quả khi sử dụng thuốc kháng sinh không có sự chỉ định như: dị ứng, đi ngoài, phát ban… Hai triệu chứng đi ngoài, dị ứng ta có thể nhìn thấy ngay lập tức. Tuy nhiên theo bác sĩ Collin, triệu chứng này không nguy hiểm bằng việc nhờn thuốc. Có những trường hợp bé được đưa tới viện khi dùng kháng sinh đồ để kiểm tra đều ghi nhận kết quả nhờn thuốc cao. Phương pháp kháng sinh đồ là phương pháp kiểm tra để tìm ra loại kháng sinh mẫn cảm đối với một dòng vi khuẩn gây bệnh nào đó. 

 

Nguyên nhân nhờn thuốc: do gia đình, sự chỉ định vội vàng của bác sĩ, sự tuyên truyền chưa tốt, chưa rộng rãi tới mọi người, do các hãng dược phẩm làm thuốc và quảng cáo vì lợi nhuận của họ. Bên Châu Âu đang có biện pháp tuyên truyền để mọi người tránh lạm dụng thuốc kháng sinh.

 

Tóm lại, bác sĩ Collin nhấn mạnh việc lạm dụng kháng sinh khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

 

Bác sĩ Philippe Collin khuyên, trước khi cho bé dùng thuốc, cha mẹ cần phải xin ý kiến của bác sĩ, xem lại đơn bác sĩ về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, cách dùng thuốc, sau đó xem tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc về cách dùng, tác dụng phụ… để dùng thuốc cho đúng, tránh những điều đáng tiếc. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng sai bởi vì nhiều cha mẹ tự ý cho con uống, không dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Họ có thể cho con ngừng uống thuốc kháng sinh quá sớm  trước khi bệnh của con được hoàn toàn chữa khỏi, hoặc tự ý tăng liều để “nhanh khỏi”. Điều này sẽ khiến vi khuẩn trở nên đề kháng với thuốc kháng sinh.

 

Để phát hiện ra bệnh và lên bài toán chữa bệnh, bác sĩ mới là người quyết định. Tại bệnh viện, bệnh nhi sẽ được khám tổng thể, xét nghiệm máu, nước tiểu, thậm chí làm kháng sinh đồ trước khi chỉ định để thuốc có tác dụng nhất, tránh nhờn thuốc.

 

Để phòng tránh các bệnh đường hô hấp của trẻ em cần tăng cường hệ miễn dịch của trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống đủ chất, vệ sinh môi trường sống thoáng mát không khói thuốc, bụi bặm, vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý. Cha mẹ nên để ý tới lịch tiêm phòng của bé. 








Các mẹ hãy tham khảo 10 lời khuyên dưới đây của các chuyên gia y tế hàng đầu của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ khi dùng thuốc cho con.

Sai lầm của mẹ khi tự làm thầy thuốc cho con 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Giáo sư tâm lý học người Mỹ sẽ lý giải cho các mẹ vì sao không bao giờ nên nói những điều này với con.

Nhiều lúc nóng giận, bạn có thể buột miệng nói với con những câu như “Con thật là hư” hay “Nhanh lên, không mẹ bỏ con lại đấy”… Bé sẽ tưởng những lời bạn nói là thật và trở nên sợ hãi. Điều này có thể sẽ gây rối nhiễu tâm lý, thậm chí khiến bé tự ti, mặc cảm với chính bản thân mình.


1. “Sao con không thông minh như anh (chị) con chứ”


Nếu bạn có thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu kỉnh, khó chịu. Giáo sư tâm lý Joe Elliott (Đại học tổng hợp Durham – Hoa Kỳ) khẳng định: “Nếu bạn cố gắng so sánh khiếm khuyết của bé với ưu điểm của các bé khác, bé sẽ nghĩ rằng bản thân mình không bao giờ khắc phục được những yếu điểm đó và không thể trở nên hoàn thiện trong mắt bạn được. Khi đã bị tổn thương, thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa”.


Gợi ý dành cho bạn: Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình thông minh, giỏi giang, ngoan ngoãn tuy nhiên bạn nên học cách chấp nhận thực tế rằng, mỗi bé là một cá thể độc lập. Thay vì so sánh hoặc tỏ ra thất vọng, bạn nên khuyến khích để bé có thể tiến bộ trong khả năng của bé.


2. “Con chờ bố về mà hỏi”

Bé sẽ rất vui nếu được bạn bỏ chút thời gian chơi đồ hàng cùng hoặc bé cũng thích thú muốn khoe bức tranh mới vẽ cho bạn, những lúc ấy, bạn thường gạt đi và bảo: “Con chờ bố về đã, mẹ đang bận”.


Giáo sư Joe chia sẻ tiếp: “Thái độ bất hợp tác này của bạn có thể khiến bé căng thẳng. Bé sẽ nghĩ bạn không còn yêu bé nữa. Thêm vào đó, nếu chồng bạn trở về nhà trong tình trạng mệt mỏi, anh ấy dễ cáu gắt khi bị bé làm phiền. Khi ấy, bé sẽ càng trở nên buồn chán và xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực hơn”.


Gợi ý dành cho bạn: Dù bạn có bận bịu đến mấy, cũng không nên dồn hết trách nhiệm chăm nom bé lên vai người bạn đời. Bạn nên vui vẻ thông báo để bé hiểu rằng, bạn đang dở việc, lát nữa bạn có thể trò chuyện, vui chơi hay xem tranh của bé sau.


14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con 1

3. “Con không nhanh chân lên, mẹ sẽ bỏ con lại đấy”

Với các bé, nỗi sợ hãi lớn nhất là bị cha mẹ bỏ rơi. Đây có thể là câu nói khi bạn muốn thúc giục bé nhưng bé lại tỏ ra sợ hãi thực sự. Joe nói: “Bé sẽ chỉ nhanh chân trong lần đầu bị bạn giục giã, những lần sau, bé sẽ phát hiện ra rằng bạn chỉ ‘nói chơi’, câu hù dọa này của bạn sẽ mất tác dụng”.


Gợi ý dành cho bạn: Nếu muốn bé ghi nhớ và nhanh nhẹn hơn, tốt nhất, bạn có thể đưa ra cho bé vài lời cảnh báo. Nói với bé rằng “Đã đến lúc mẹ con mình phải về nhà rồi” đồng thời dắt tay bé bước theo bạn.


4. “Con thật hư”


Bạn nghĩ nói vậy sẽ giúp bé kiểm soát hành vi của mình và tự sửa chữa những hành vi xấu. Nhưng “thực tế, câu nói này của bạn chỉ khiến bé tin rằng bé hư thật mà thôi” – GS. Joe giải thích.


Gợi ý dành cho bạn: Thay vì nói “Con hư thế” bạn có thể nhẹ nhàng “Mẹ không bằng lòng khi con cư xử như vậy”. Sau đó, bạn có thể gợi ý bé cách thực hiện những hành vi tốt hơn.


5. “Sao con không bao giờ làm theo lời mẹ dặn”

Câu hỏi ngược này của bạn khiến bé có cảm giác lo sợ. Có thể bé đã làm theo những chỉ dẫn của bạn trước đó nhưng kết quả không được như mong muốn.


Gợi ý dành cho bạn: Chỉ rõ cho bé thấy những hành vi sai bé cần sửa chữa thay vì bạn trách mắng bé một cách chung chung như thế. Bạn có thể nhấn mạnh lại những điều bạn yêu cầu bé làm để bé ghi nhớ hơn nữa.


6. “Nếu con không ngoan, mẹ sẽ gọi ma (quỷ) bắt con đi đấy”


Giáo sư Joe khẳng định: “Xét ở một chừng mực nhất định, việc dọa nạt bé cũng mang đến một kết quả tốt tuy nhiên nếu bạn lấy ma quỷ hay những hình ảnh rùng rợn để nói với bé, bé sẽ dễ gặp phải ác mộng khi đi ngủ”. Thay vào đó, nhiều bé sẽ xuất hiện tật nói dối khi mắc lỗi nhằm thoát khỏi sự dọa nạt từ cha mẹ.


Gợi ý dành cho bạn: Những lúc bạn muốn chứng tỏ “quyền lực” của mình với bé, bạn có thể nghiêm mặt lại và lên cao giọng để nhắc nhở bé phải thực hiện một công việc nào đó. Khi biết đây là điều phải hoàn thành, bé sẽ tự giác làm theo đúng yêu cầu của bạn.


7. “Dễ vậy mà con cũng không biết à”


Một trong những cách tệ nhất bạn có thể khiến bé lo lắng là mắng mỏ, chê bai bé. Điều này khiến cho bé cảm thấy sợ hãi, không dám hỏi thêm bạn điều gì nữa vì sợ bạn nổi giận.


Gợi ý dành cho bạn: Bạn nên bình tĩnh chỉ dẫn bé làm lại từ đầu. Khuyến khích để bé tập trung hoàn thành từng phần việc nhỏ một, từ việc dễ đến việc khó, từ những việc đơn giản đến những phần việc phức tạp hơn. Không nên cười chê, chế nhạo nếu chẳng may bé không tự mình làm được. Thay vào đó, bạn nên tạo không khí vui vẻ để bé không bị căng thẳng khi bạn hướng dẫn bé làm một việc nào đó.


8. “Ước gì mẹ chưa bao giờ sinh ra con”


Bé sẽ tin rằng, bạn không muốn làm mẹ của bé thực sự. Thậm chí, nhiều bé sẽ không bao giờ quên được câu nói này của bạn. Hậu quả: Bé sẽ thiếu tự tin vào bản thân mình và luôn hoài nghi “Mẹ không yêu mình”.


Gợi ý dành cho bạn: Nếu bạn có thói quen phàn nàn những câu tương tự khi tức giận bé, tốt nhất, bạn nên nhanh chóng ra ngoài, đợi đến khi bình tĩnh trở lại, bạn có thể trao đổi với bé về những điều bạn chưa hài lòng sau.


9. “Ra ngoài kia xem tivi đi, đừng ở đây hỏi này hỏi nọ nữa”


Có 2 cái hại sau lời nói này:


- Thứ nhất, thời gian tới, bé sẽ khép mình lại, không muốn chia sẻ ý kiến vì lo sợ bạn nổi giận.


- Thứ hai, việc xem tivi ngoài tầm kiểm soát, trên 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày, bé có xu hướng dễ cáu kỉnh, rối loạn tinh thần, khó ngủ…


10. “Ước gì bạn Bin là con mẹ thì tốt quá”


Bin là người bạn thân thiết của bé và có thể đây chỉ là một câu đùa hay câu nói trong lúc bạn giận vì bé hư. Bé sẽ bị tổn thương bởi suy nghĩ: “Mẹ ghét mình, mẹ chỉ yêu bạn Bin thôi”. Từ đó, bé sẽ trở nên mặc cảm, tự tin, so bì, ghen tỵ với bạn Bin.


14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con 2

11. “Con đừng có giống hệt bố như thế, lôi thôi, bẩn thỉu…”

Việc chỉ trích, kể tội xấu của chồng trước mặt bé không mang lại bất kỳ lợi ích nào. Bạn có thể nhắc nhở để bé biết cách thu xếp gọn gàng đồ chơi nhưng tuyệt đối không nên so sánh bé với bất kỳ người thân nào, nhất là với bố. Phản ứng của bé trong tình huống này là dần trở nên ghét bố hoặc bắt chước tính xấu của bố.


12. “Ngu quá! Mẹ đã dạy bao lần mà sao vẫn không biết ngồi bô hả?”


Không phải bé nào cũng ghi nhớ và thực hiện theo đúng các thao tác vệ sinh khi ngồi bô. Phần lớn các bé đến tuổi đi học vẫn cần người lớn giúp đỡ sau mỗi lần đi đại tiện, tiểu tiện. Cho nên, bạn cáu giận với bé như thế sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Nếu muốn bé tiến bộ, bạn nên kiên trì, nhẫn nại và thường xuyên ở bên cạnh để hướng dẫn bé cách “ngồi bô” hiệu quả.


13. “Ồ, được thôi, con cứ ăn nhiều vào cho béo ú lên”

Bé không thể hiểu hết ý nghĩa cảnh báo của bạn với câu nói này. Vì vậy, bạn nên tránh ngôn từ “mát mẻ” khi giao tiếp với bé. Tốt nhất, bạn nên nhẹ nhàng hướng dẫn để bé biết cách chọn lựa đồ ăn tốt cho sức khỏe và tránh xa những loại thực phẩm không an toàn, có thể gây nên tình trạng béo phì…


14. “Có ăn không thì bảo, con mà không ăn là mẹ khâu mồm đấy”


Nếu bạn cứ tiếp tục dọa nạt bé như vậy, bé sẽ bị ức chế tâm lý, cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngoài ra, bạn đã xây dựng ở bé một nối sợ vô hình về ma quỷ. Điều này chỉ khiến bé thêm nhút nhát, e dè, ngại hòa nhập với thế giới xung quanh mà thôi.



Nếu bạn nghĩ rằng tiền bạc, tình dục hay cái chết… là những vấn đề không cần thiết phải dạy con thì bạn đã hoàn toàn sai lầm rồi đấy! Dưới đây 6 điều bằng mọi giá cha mẹ đều phải nói với con.
” target=”_blank”>14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Làm đúng theo nguyên tắc và tránh các lỗi thường gặp khi cho con uống nước hoa quả dưới đây sẽ giúp bé nhà bạn hấp thu được các chất dinh dưỡng có trong các loại quả tốt hơn.Cho con uống sữa pha với nước hoa quả


Uống sữa pha với nước hoa quả hoặc vừa uống sữa vừa uống nước hoa quả sẽ làm chất protein có trong sữa sau khi kết hợp với axit trong nước hoa quả sẽ bị kết tủa trong dạ dày, không dễ hấp thu vào cơ thể.


Cho rằng nước ép hoa quả tươi cũng giống nước hoa quả đóng hộp


Trong nước hoa quả đóng hộp, thành phần hoa quả tươi không chiếm hoàn toàn mà còn hương liệu và các chất phụ gia thực phẩm khác nữa. Còn nước ép hoa quả tươi được bạn chế biến tại nhà đảm bảo 100% là nước hoa quả nguyên chất.


Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 1

Chọn nho tím khi cho con uống nước hoa quả lần đầu


Trong nước ép nho tím có nhiều polyphenol có thể ức chế quá trình hấp thu sắt vào cơ thể. Vì vậy, nếu cho bé uống nước nho khi lần đầu uống nước hoa quả có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.


Cho con uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày


Uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa nói chung không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thế nhưng nếu uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày, ngay cả đối với một em bé 5 tuổi, sẽ gây tác hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe của bé.


Uống nước hoa quả thay cho nước lọc


Dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nước hoa quả hoa không thể thay thế hoàn toàn nước đun sôi để nguội. Bạn cần nhắc nhở và cho bé uống nước đun sôi để nguội hàng ngày để có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đối với một số loại hoa quả có vị ngọt đậm, còn cần pha loãng với nước lọc.  


Đã uống nước ép nên không cần ăn hoa quả


Một số loại hoa quả có chứa nhiều cellulose, dù không hấp thụ  được nhưng loại chất này có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi hơn. Ngoài ra, cần phải nghiền, nhai khi ăn hoa quả nên có tác dụng phát triển răng và cơ hàm của bé.


Uống thuốc với nước hoa quả


Một số loại nước ép hoa quả có chứa thành phần hóa học đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc với cơ thể.


Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 2

Nguyên tắc khi cho con uống nước hoa quả

Thời gian: Sau khi bé được tròn một tháng tuổi là đã có thể cho bé uống nước hoa quả. Thời điểm tốt nhất cho bé uống là khoảng một giờ đồng hồ sau khi bé bú bữa chiều. Chú ý không nên trộn lẫn nước hoa quả vào sữa cho bé bú vì làm như vậy sẽ khiến cơ thể bé rất khó hấp thụ chất dinh dưỡng có trong sữa và trái cây.


Số lượng: Khi bắt đầu cho bé tập uống nước hoa quả, mỗi ngày chỉ nên cho bé uống 1 lần với 5 – 10ml nước ép nguyên chất pha loãng với một chút nước ấm. Sau này, khi bé đã lớn hơn, bạn có thể cho bé uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20ml nước hoa quả.


Vệ sinh: Không nên sử dụng nước hoa quả đóng hộp mà dùng hoa quả tươi ép nước là tốt nhất. Hoa quả cần rửa sạch kỹ, gọt vỏ cẩn thận (với loại quả không được vỏ). Các dụng cụ liên quan như bát, thìa, chai, muỗng khuấy, máy ép hoa quả… phải rửa sạch và chần trong nước sôi để tiệt trùng. Nếu không có máy ép hoa quả, bạn có thể dùng thìa và gạc vô trùng để nghiền, lọc lấy nước cốt từ quả.


Quan sát phản ứng cơ thể bé: Khi cho bé uống nước ép của một loại quả, cần quan sát các phản ứng trên cơ thể bé trong 24 giờ đồng hồ như: phân có biến chất không, da có bị nổi mẩn không?… Nếu không có những biểu hiện trên, bạn có thể tiếp tục cho bé uống nước ép từ loại quả đó 7 – 10 ngày, sau đó đổi sang loại quả mới để bé đổi khẩu vị.



Những sai lầm trong chăm sóc và dạy con mà mẹ không biết
Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Đôi khi, cha mẹ đã tẩm bổ cho bé nhiều mà bé vẫn còi cọc. Nguyên nhân có thể do bạn chăm con chưa khoa học.Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Hàng ngày vẫn có rất nhiều bà mẹ đưa con đến khám than vãn rằng dù rất chăm con nhưng không hiểu sao bé vẫn còi, mãi không chịu lên cân”.


Nếu con bạn là một trong những trường hợp trên thì mẹ hãy “kiểm điểm” lại bản thân xem có mắc những lỗi sau khi chăm con không nhé!


1. Trộn sữa vào nhiều loại nước


Nhiều cha mẹ lo bé không uống đủ sữa nên quyết định trộn sữa công thức vào nước quả, nước khoáng, nước rau… cho bé.


Thực tế: Sữa bán trên thị trường đã được nhà sản xuất cân bằng thành phần dinh dưỡng. Nếu trộn sữa lung tung, bé có thể bị tiêu chảy. Hoặc dẫn tới tình trạng lãng phí. Chẳng hạn, nếu đem sữa công thức pha với nước khoáng sẽ dẫn tới việc thừa hàm lượng chất khoáng vì bản thân chất khoáng có trong nước khoáng đã khá cao.


Vì thế, chỉ nên pha sữa công thức với nước lọc (ấm) thông thường.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 1

2. Nghiện khoai tây, carrot

Một số cha mẹ cho rằng, hai loại củ này dồi dào dinh dưỡng, nên cho bé ăn nhiều.


Thực tế: Khoai tây, carrot thuộc nhóm “thức ăn có đường”. Luợng đường trong đó cao hơn trong các loại rau xanh. Nếu cho ăn nhiều, bé sẽ hấp thu quá lượng đường cho phép. Vì thế, món nào cũng nên cho bé ăn điều độ, không nên lạm dụng.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 2

3. Hầm xương lấy nước


Nhiều người mẹ chịu khó hầm xương, lấy nước để nấu bột (cháo) cho con. Họ nghĩ, nước xương chứa nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn tốt hơn cả thịt nạc.


Thực tế: Nước xương chỉ có vị ngọt và thơm. Protein thường bị giữ lại trong thịt và xương. Vì thế, bé cần được ăn cả phần thịt và phần nước để ngăn ngừa thiếu chất.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 3

4. Mua cháo dinh dưỡng cho con ăn


Không ít cha mẹ mua cháo bán sẵn ngoài hàng (hoặc cho bé ra hàng) ăn cháo. Nhiều cha mẹ ưa chuộng cháo dinh dưỡng (nutritious porridge) trong quá trình nuôi con.


Thực tế: Khá nhiều bé ăn cháo “vỉa hè” không lên cân tốt vì cháo loại này không đủ chất cho bé. Một số bé phải nhập viện do nôn trớ hay tiêu chảy vì những sản phẩm được quảng cáo là “cháo dinh dưỡng”. Cha mẹ nên tránh những sản phẩm cháo dành cho bé không rõ nguồn gốc. Nếu không, nên mua cháo trắng mang về nấu lại rồi thêm dầu, trứng… vào cháo trước khi cho bé ăn.



Cho dù bạn chưa hay đã có kinh nghiệm làm mẹ thì những lời khuyên sau đây vẫn rất bổ ích.
4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN