Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Khi trẻ bị sốt, các mẹ cần có phương pháp chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách, cần hạ sốt cho bé khi bé bị sốt cao để tránh hiện tượngị co giật.

Bên cạnh sốt do mọc răng, virus… thì thời tiết chuyển mùa, mưa nhiều, trong đó ngấm mưa là một trong những nguyên nhân gây nên những cơn sốt cho trẻ.


5 bước an toàn để hạ sốt cho bé một cách hiệu quả 1

Tuy nhiên, trẻ bị sốt với những nguyên nhân nào thì việc chăm sóc trẻ thật tốt là điều hết sức cần thiết. Trước khi đưa trẻ đi viện, trẻ sốt nhẹ, hay chưa nghiêm trọng đến mức đi viện thì phụ huynh cần phải nắm được những yêu cầu chăm sóc cho trẻ tại nhà để trẻ nhanh chóng hạ cơn sốt.




Clip hướng dẫn 5 bước hạ sốt hiệu quả cho con.


Bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, khi trẻ vừa bị sốt, bạn cần nhanh chóng thực hiện những biện pháp sau nhằm giúp thân nhiệt của trẻ được giảm bớt: tìm nơi thoáng mát để trẻ nằm; nới rộng quần áo của trẻ, không ủ cho trẻ bằng các loại chăn hay gối; sau khi cho trẻ nằm nghỉ nơi thoáng mát thì các mẹ sẽ hạ sốt cho trẻ.


Hạ sốt cho trẻ có thể bằng nhiều cách như uống thuốc, chườm mát cho trẻ bằng khăn ướt. Thường xuyên lau khô mồ hôi cho trẻ. Tuy nhiên, bạn hãy tìm mọi cách hạ sốt cho con trước khi cần dùng đến thuốc, như lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, bẹn… bằng nước ấm ở nơi kín gió, không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng. Khi sốt, trẻ rất khát và đau họng.



Các mẹ hãy tham khảo 10 lời khuyên dưới đây của các chuyên gia y tế hàng đầu của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ khi dùng thuốc cho con.
” target=”_blank”>5 bước an toàn để hạ sốt cho bé một cách hiệu quả 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Nếu con bạn có biểu hiện kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh và làn da xanh… thì rất có thể bé đang bị thiếu máu.
Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu


Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây của trẻ.


Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.


Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to…


Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.


Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 1

Bổ sung chất sắt cho bé


Thông thường, bé mới tập đi cần 7mg sắt mỗi ngày. Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hemoglobin (sắc tố đỏ chứa oxy có trong máu), và myoglobin (sắc tố chứa oxy có trong cơ). Thiếu  sắt có thể dẫn đến thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, suy yếu, chóng mặt hoa mắt, cáu gắt, da dẻ xanh xao, môi khô… Sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của não.


Cần lưu ý rằng sự khác biệt giữa chất sắt có trong thực vật và chất sắt có trong động vật. Sắt Heme – loại chất sắt có trong động vật như thịt, cá, tôm, cua, nghêu, sò, thịt các loại gia cầm… dễ hấp thụ đối với cơ thể. Nhưng loại chất sắt cơ thể cần lại không phải là Heme mà là một loại khác có trong các loại rau  màu xanh đậm, đậu và các loại hoa quả sấy khô…(lòng đỏ trứng cũng chứa chất sắc, hầu hết là chất sắc thực vật).


Bạn có thể tăng cường thêm chất sắt thực vật bằng cách cho bé ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt Heme. Thực phẩm giàu vi-ta-min C như các loại rau quả nước cam, cam, dâu Tây, tiêu đỏ, đu đủ, bông cải xanh, nho, dưa lưới, xoài, cà chua và khoai tây cũng có thể giúp tăng cường chất sắc thực vật..


Một số nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất cho bé:


¼ tách rau biển (bao gồm các loại tảo, rong biển)


1/3 tách bột ngũ cốc pha sẵn: 4.5mg


1/3 tách bột yến mạch pha sẵn: 4mg


¼ tách sữa đậu nành: 2.2mg


Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 2

¼ chén thịt heo, đậu nướng và nước sốt cà chua: 2mg


¼ tách đậu xanh


28g thịt thái lát nướng: 1mg


28g tôm: 9mg


½ bánh mì hamburger loại vừa (khoảng 43g): 9mg


¼ tách đậu đen: 9mg


1 thìa súp mầm lúa mì: 5mg


¼ chén đậu phụ: 9mg (lượng dưỡng chất sẽ khác nhau tùy vào từng loại đậu phụ.)


½ quả trứng lớn: 3mg


28g thịt ức gà: 2mg


Lưu ý: Số mg sẽ thay đổi tùy vào dụng cụ đo lường, chất lượng thực phẩm và nhãn hàng…



Thiếu máu ở bé và 5 nguyên nhân thường gặp
” target=”_blank”>Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Theo bác sĩ Lê Thị Hải: “Khi bé bị ho, ngoài việc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cha mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cho bé”.
Lo lắng không yên vì con ho mãi không khỏi


Bé Bon (8 tháng tuổi) rất hay bị ho, đặc biệt là trong những ngày thời tiết lạnh giá. Nhiều lần bé ho mà bố mẹ không biết vì sao con ho, tuy ho không nhiều nhưng mỗi lần ho lại bị nôn ói ra hết thức ăn. Thương con, bố mẹ mua thuốc về cho bé uống nhưng uống thuốc vào bé lại nôn ra hết, mấy ngày rồi không đỡ.


Bé Cún bị ho và sổ mũi mấy ngày liền. Mẹ đưa Cún đi khám thì được kết luận là viêm họng, cho uống thuốc suốt cả tuần mà không đỡ. Việc uống thuốc của Cún thì vô cùng khổ sở, mẹ cho uống tới 4, 5 lần mà lần nào Cún cũng ói ra hết, chẳng được tí tẹo thuốc nào vào người. Mẹ dùng cả xi lanh để bơm thuốc vào miệng mà Cún vẫn ói. Cuối cùng, mẹ đành bẻ thuốc bỏ vào thìa cháo cho Cún ăn thì Cún vẫn nuốt, nhưng nếu không may gặp cơn ho là lại “phun” ra hết. Những lúc đó mẹ chỉ muốn khóc theo con vì lo lắng.


Trường hợp như của bé Bo và bé Cún không phải là đặc biệt. Có thể nói, tình trạng ho rồi không ăn không uống được thuốc là rất phổ biến hiện nay.


Dinh dưỡng cho bé bị ho


Thời gian này bé thường lười ăn và cần có cách chăm sóc đặc biệt để giúp bé bình phục nhanh chóng. Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) sẽ bày cho mẹ một vài cách lên thực đơn để bé bị ho mau khỏi.


Thực phẩm cho bé bị ho

Trong lúc bệnh, bé rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé. Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở bé, không bị kích thích ho nhiều.


Bên cạnh đó, bé cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Cần hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi bé có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho ăn trở lại.


Thực đơn dinh dưỡng giúp bé bị ho mau khỏi bệnh 1

Cách cho bé ăn


Bé bị ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt; vì thế trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho con nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn.


Mẹ nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần, mỗi lần cho con ăn một chút, tránh để bé ăn quá no thành ra dễ bị nôn trớ.


Cha mẹ cần chú ý

Bác sĩ Lê Hà (Khoa chăm sóc trẻ sau sinh, bệnh viện phụ sản An Thịnh) cho biết: “Mùa lạnh, cha mẹ cần giữ ấm thân thể cho trẻ, tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột, kéo dài cho con. Giữ vệ sinh sạch sẽ trong việc ăn, ở, cải tạo môi trường trong lành, tránh ô nhiễm… Nên tránh để bé tiếp xúc với những người bị cảm hay viêm họng, mũi cấp tính”.


Ngoài ra, bác sĩ còn cho biết thêm: Khi bé bị bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị bệnh. Điều trị đúng, đủ để giải quyết triệt để các ổ viêm ở mũi họng gây ra ho. Các bậc phụ huynh cần nhớ, không phải con cứ ho là cho uống kháng sinh. Vì việc lạm dụng kháng sinh ngoài các tác dụng phụ từng được nhắc đến rất nhiều như diệt vi khuẩn có lợi, không diệt được vi khuẩn có hại còn gây mệt mỏi, chán ăn cho trẻ. Trẻ ốm, đây là khoảng thời gian cần khôi phục lại sức lực, sức đề kháng mà cơ thể lại bị kháng sinh làm cho suy yếu thì rất nguy hiểm”.



Những đứa trẻ khỏe mạnh và không đau ốm luôn là điều mong ước của bất cứ cha mẹ nào. Dưới đây là 8 cách để con bạn không bao giờ đau ốm.
Thực đơn dinh dưỡng giúp bé bị ho mau khỏi bệnh 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Omega-6 và omega-3 là 2 loại chất béo cần để giúp bé thông minh hơn, mắt sáng hơn và hệ thần kinh phát triển hơn.

Axit béo cần thiết (essential fatty acids – EFAs) giúp xây dựng các tế bào, duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm khỏe tim và các mạch máu, tăng miễn dịch và giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. EFAs cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị giác và bộ não của bé.


Có 2 loại EFAs: Đó là Omega-6 (axit linoleic) và Omega-3 (axit alpha-linolenic).


Cơ chế hoạt động của các axit béo cần thiết


Cơ thể sử dụng các chất béo chuỗi ngắn để tạo nên các axit béo chuỗi dài, giúp cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách, tùy mục đích của chúng.


Một trong những axit béo chuỗi dài mà cơ thể sản xuất từ axit alpha-linolenic là DHA (docosahexaenoic acid), rất cần thiết cho não và mắt của bé. Điều này giải thích tại sao sữa bột dành cho các bé nhũ nhi đều có chứa DHA và đó cũng là lý do phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh được khuyên nên tăng cường DHA trong chế độ ăn của họ, qua thực phẩm và cả viên bổ sung.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 1

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất DHA của cơ thể bé, gồm lượng chất béo Omega-6, chất béo bão hòa và chất béo trans (trans fats) trong chế độ ăn. Mất cân bằng chất béo Omega-6 và Omega-3 có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch và phản ứng kháng viêm của cơ thể. Điều này nghĩa là bé dễ mắc bệnh như bệnh tim mạch và tiểu đường.


EPA (eicosapentaenoic acid) là một axit béo chuỗi dài mà bé hấp thu qua sữa mẹ. Giống DHA, chất này còn có trong các loại cá chứa dầu.


Lượng EFAs cho bé


- Bé 1-3 tuổi: 7000mg Omega-6 và 700mg Omega-3 mỗi ngày.


- Bé 4-8 tuổi: 10.000mg Omega-6 và 900mg Omega-3 mỗi ngày.


Omega-6 và Omega3 có mặt trong nhiều loại thực phẩm.


Nguồn dồi dào EFAs


Thực phẩm nhiều Omega-3:


- 30g đậu phụ: 300mg Omega-3.


- ½ bát đậu nành nấu chín: 500mg Omega-3.


- 1 thìa dầu hạt lanh: 1.500mg Omega-3.


- 1 thìa bơ lạc bổ sung Omage-3: 4.500mg Omega-3.


Ngoài ra, Omega-3 còn có trong sữa, sữa chua, nước cam ép và trứng. Omega-3 cũng có thể hiện diện trong nhiều loại thức ăn chế biến sẵn; do đó, bạn nên đọc kỹ nhãn hiệu trước khi cho bé ăn món gì.


Nguồn dồi dào Omega-6: Nhìn chung, Omega-6 có trong nhiều loại thực phẩm hơn Omega-3. Chẳng hạn, trong dầu đậu nành, hạt hướng dương, dầu ngô…


- 1 thìa dầu hạt hướng dương: 2.900mg Omega-6.


- 1 thìa dầu ngô: 2.400mg Omega-6.


- 1 thìa dầu cây rum: 3.300mg Omega-6.


- 1 thìa dầu đậu nành: 2600mg Omega-6.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 2

Để bé đủ DHA và EPA


Cơ thể bé dùng Omega-3 để tạo ra DHA và EPA. Các chuyên gia đề nghị, bé 1-3 tuổi cần 70mg DHA và EPA mỗi ngày; bé 4-8 tuổi cần 90mg DHA và EPA mỗi ngày. Nên khuyến khích bé ăn các thực phẩm giàu DHA hàng tuần, chẳng hạn:


- 30g cá hồi nấu chín: 400mg DHA.


- 30g cá thu đóng hộp: 226mg DHA.


- 30g cá sardines: 282mg DHA.


Ngoài ra, DHA còn có trong sữa, trứng, bánh… có bổ sung DHA.


Khi bé nhận quá nhiều EFAs


Quá nhiều EFAs sẽ dẫn tới mất cân bằng. Cách tốt nhất để cân bằng các axit béo cho dinh dưỡng của bé là chọn thực phẩm giàu Omega-3, tránh chất béo bão hòa và chất béo trans.


Trans fats có mặt trong nhiều đồ ăn chiên rán, bánh kẹo, pizza, bơ thực vật… Trans fats làm tăng LDL (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol tốt). Vì thế, nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiẻu đường.


Chất béo bã hòa có trong các thực phẩm từ động vật như thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, bơ, pho mát… Chúng cũng được tìm thấy trong đồ ăn nướng, chiên rán và một số thực phẩm từ thực vật như tinh dầu cọ, tinh dầu dừa…



Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Chất béo giúp ngăn cách các dây thần kinh, cải thiện khả năng học tập cũng như phát triển chức năng của mắt.
Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Charles Gerba, giáo sư vi sinh học tại Đại học Arizona (Hoa Kỳ) khuyến cáo các bà mẹ về những “điểm nóng” mang mầm bệnh trong phòng của bé.1. Thảm trải sàn


Thảm trải sàn trong phòng bé hoặc nơi bé hay chơi đùa dù làm bằng chất liệu gì cũng rất dễ là nơi trú ngụ lý tưởng của bụi bẩn và vi trùng, vi khuẩn. Nhưng đây cũng là nơi bé tiếp xúc nhiều lần trong ngày với tất cả các bộ phận, từ chân, tay, bụng, lưng, đầu cho đến mắt, mũi, tai…


Vì thế, mỗi lần thảm trải sàn bị đổ thức ăn hoặc dây bẩn trên bề mặt, bạn cần làm sạch ngay vi khuẩn, vi trùng không có điều kiện sinh sôi và gây bệnh. Cũng cần hút bụi và làm sạch thảm 3 – 4 lần mỗi tuần để “đuổi” các tác nhân mang mầm bệnh cho bé nêu trên. Ngoài ra, bạn cũng nên giặt thảm, phơi nắng hoặc thay mới tối thiểu 3 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe cho bé.


2. Đồ chơi


Các bé rất hay ngậm đồ chơi trong miệng rồi làm rớt xuống sàn, sau đó nhặt lên rồi lại cho vào miệng. Như vậy, đồ chơi có thể tiếp xúc trực tiếp với cơ thể và các khí quan của bé nên rất dễ trở thành vật trung gian truyền mầm bệnh cho bé.


Bạn cần thường xuyên lau chùi, làm sạch và đảm bảo trước khi bé tiếp xúc, đồ chơi đã được vệ sinh sạch sẽ. Với đồ chơi bằng nhựa cứng, bạn có thể cho vào máy rửa bát để làm sạch và sấy khô, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức hơn. Ở các nước phương Tây, các bà mẹ còn khử trùng đồ chơi cho con bằng loại hóa chất chuyên dụng và không độc hại.


Ngoài ra, bạn cần chú ý khi chọn mua đồ chơi cho con, bởi trên thị trường hiện nay có nhiều loại đồ chơi được làm từ nguyên liệu không đảm bảo hoặc có mang hóa chất độc hại. Bạn nên tìm hiểu kỹ về nguyên liệu, xuất xứ và nhà sản xuất trước khi quyết định mua đồ chơi cho con.


4 ổ vi trùng trong phòng bé mẹ cần đề phòng 1

3. Ngăn kéo đựng quần áo


Đừng vội nghĩ ngăn kéo đựng quần áo là nơi an toàn bởi đây lại là nơi “tích trữ” một số loại vi khuẩn E. coli (loại vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy). Lời khuyên của các bác sĩ là bạn nên thường xuyên lau chùi và dọn dẹp tủ đựng quần áo của bé, đặc biệt là mặt tủ và ngăn kéo.


4. Thú nhồi bông


Cũng giống như thảm trải sàn, thú nhồi bông được ví như tấm bọt biển hút các loại bụi bẩn, vi khuẩn, vi trùng. Các bé lại rất thích thú nhồi bông và thường xuyên ôm ấp, nựng nịu loại đồ chơi này suốt cả ngày, kể cả khi đi ngủ. Các sợi bông trên thú nhồi bông cũng có thể dính lên quần áo hoặc “chui” vào mũi bé gây ngứa ngáy, khó chịu.


Để giữ cho thú nhồi bông của bé đảm bảo vệ sinh, ít nhất 3 tuần một lần bạn cần làm sạch chúng trong nước ấm và xà phòng, sau đó phơi dưới nắng to hoặc sấy khô trong 45 phút.


Nếu bạn quá bận rộn mà không thể làm sạch thú nhồi bông theo cách trên, có thể “chữa cháy” bằng cách sấy trong tủ sấy nóng trong khoảng 45 phút.



Nguyên tắc giữ ấm phòng của bé trong mùa lạnh
4 ổ vi trùng trong phòng bé mẹ cần đề phòng 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Nếu không chú ý thì bạn đã vô tình làm bé bị sâu răng với những thói quen xấu dưới đây.1. Uống si rô ho không xúc miệng

Một số bà mẹ sau khi cho con uống si rô ho vào buổi tối trước khi đi ngủ (để con không bị ho vào buổi đêm) thường không cho con uống nước hoặc xúc miệng do sợ làm pha loãng thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc. Cách làm này không đúng vì trong phần lớn các si rô ho dành cho trẻ em đều chứa một lượng đường nhất định, nếu uống si rô trong thời gian dài sẽ tích lũy đường trong răng bé và gây ra sâu răng. Vì vậy, cho dù là thuốc thì sau khi uống si rô ho, các mẹ vẫn phải cho con vệ sinh răng như bình thường.


2. Ăn thức ăn nóng, lạnh liền nhau


Thông thường các bé thường được mẹ cho ăn cháo, cơm nóng hoặc uống sữa ấm sau đó tráng miệng bằng sữa chua, trái cây… (thường được trữ trong tủ lạnh). Việc ăn xen kẽ thức ăn nóng, lạnh như vậy thực sự rất có hại cho răng, trong một số trường hợp trẻ còn cảm thấy đau răng ngay sau khi ăn.


Các mẹ cần biết rằng, nhất là răng sữa đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ nóng – lạnh. Bởi vậy, đau răng do nguyên nhân này lâu ngày có thể dẫn đến viêm tủy răng và một số bệnh về răng khác.


3. Uống sữa, nước hoa quả trước khi đi ngủ


Trong sữa có lactose, trong nước hoa quả có dư lượng đường cao nên nếu uống trước khi đi ngủ sẽ khiến vi khuẩn đường miệng dễ dàng xâm nhập và làm tổn thương răng. Vì vậy, các mẹ phải chắc chắn bé được đánh răng và súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau mỗi lần uống sữa hay nước hoa quả trước khi ngủ. Với các bé sơ sinh, mẹ phải vệ sinh lợi và khoang miệng của bé thật cẩn thận sau khi cho bé bú cữ buổi tối. Tuy vậy, theo các chuyên gia chăm sóc răng miệng trẻ em, cách tốt nhất là các mẹ tập cho con bỏ dần thói quen uống sữa, nước hoa quả trước khi đi ngủ.


7 thói quen hàng ngày có thể khiến bé bị sâu răng 1
Ảnh minh họa

4. Dùng răng mở nắp chai, xé bao bì


Mở nắp chai, xé bao bì, cắn chỉ khâu… hoặc cắn đồ vật cứng, nhọn sẽ tạo nên các vết nứt sâu trên răng, thậm chí có thể gây sứt hoặc mẻ răng. Ngoài ra, khi bé dùng răng để làm những việc như thế này sẽ khiến răng tiếp xúc với vi khuẩn trên miệng chai, bao bì, đồ vật… Vì vậy, các mẹ cần tỏ thái độ dứt khoát và “mạnh tay” ngăn chặn thói quen xấu này của bé.


5. Ăn quá nhiều


Ăn nhiều đồ ăn, đặc biệt là đồ chiên xào không những có thể gây khó tiêu, béo phì, viêm loét miệng… mà còn ảnh hưởng không tốt đến “sức khỏe” của răng, khiến răng phải làm việc quá nhiều và tiếp xúc với nhiều loại chất, lâu dần có thể gây ra những cơn đau răng rất khó chịu. Vì thế, các mẹ cần chú ý đến chế độ và tần suất ăn uống của con, để đảm bảo bé có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.


6. Hay ăn vặt


Các bà mẹ thường có thói quen cho con ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính để đảm bảo bé luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng các mẹ không biết rằng khi cho con ăn vặt như vậy, nước bọt tiết ra ít hơn, khiến đồ ăn dễ dàng bám trên răng, đặc biệt là thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây chiên. Trên thực tế, sau mỗi lần ăn như vậy, các mẹ thường không vệ sinh răng cho con vì như vậy rất bất tiện, mất thời gian và vệ sinh răng quá nhiều lần trong ngày cũng không phải là tốt. Vì thế, thường xuyên ăn vặt dễ khiến răng bị sâu và có thể làm hỏng men răng.


Các chuyên gia y khoa về chăm sóc răng miệng khuyên các mẹ nên hạn chế cho con ăn vặt, chỉ nên ăn ở mức độ nhất định và không nên cho con ăn đồ ngọt như bánh kẹo trước khi đi ngủ. Nếu cho ăn, cần phải đảm bảo bé đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi lên giường đi ngủ.




Thêm 5 thói quen xấu có hại cho răng của bé mẹ nên biết.
7 thói quen hàng ngày có thể khiến bé bị sâu răng 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Vào mùa đông, dù được mặc nhiều quần áo ấm nhưng bàn tay, bàn chân một số trẻ nhỏ vẫn bị lạnh cóng là hiện tượng mẹ cần lưu tâm.Chị Toan (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Mấy hôm nay trời thường rất lạnh vào lúc sáng sớm và xẩm tối cho đến đêm nên mình mặc cho con rất cẩn thận. Nào áo len, áo khoác kín cổ, đội mũ che tai rồi đi tất, đi giầy đầy đủ mà thằng bé vẫn bị lạnh tay chân, dù lưng và bụng thì lại ấm. Không biết con mình có bị bệnh gì không, mình thấy lo quá!”.


“Con bé Mun nhà tớ mỗi khi trời trở lạnh là biết tay nhau ngay, xụt xịt, ho hắng là chuyện bình thường. Cho nên tớ đặc biệt chú ý đến nàng khi phải cho nàng ra phố vào những ngày lạnh, quần áo, khăn, tất, mũ, găng tay… đủ cả. Vẫn chạy nhy, nô đùa như bình thường, thậm chí có lúc kêu nóng nhưng lạ một điều là bàn tay, bàn chân của bé mình sờ vào vẫn thấy lạnh giá” là băn khoăn của chị Ninh (Thanh Trì, Hà Nội).


Bé bị lạnh tay chân, cha mẹ chớ coi thường! 1
Mùa đông, dù được mặc rất ấm nhưng tay chân của nhiều bé vẫn bị lạnh. (Ảnh minh họa)

Chị Vân, đồng nghiệp của chị Ninh cũng cùng cảnh ngộ: “Mình thì gửi con cho bà ngoại trông, sáng đưa đi chiều đón về. Nhiều hôm đi làm về nhà thấy con gái chạy ra đón, nắm tay con thì thấy lạnh lạnh là, mình trách bà chăm cháu không cẩn thận, để cháu mặc không đủ ấm làm bà ngoại tự ái mất mấy hôm. Nhưng hôm chủ nhật vừa rồi ở nhà, bàn tay bàn chân con gái vẫn lạnh như thế dù mình đã mặc rất ấm cho con. Mình cho con mặc thêm quần áo thì con bé la toáng lên không chịu, còn nói “nóng, nóng” và bắt cởi bớt đồ ra. Quả thật là lưng con bé thì ra mồ hôi nhưng tay chân vẫn bị lạnh. Thế là như thế nào nhỉ?”.


Giải thích về hiện tượng này, bác sĩ Vũ Văn Lực (Viện Bảo hộ lao động) cho biết: “Mặc dù bé bị lạnh chân tay không phải là bệnh lý nhưng cha mẹ không nên bỏ qua mà cần chú ý chăm sóc con hơn. Bởi theo một số nghiên cứu trên thế giới, trẻ bị lạnh chân tay vào mùa đông dù đã mặc quần áo ấm thường có sức đề kháng kém và có thể dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi… và các bệnh truyền nhiễm”.


Bác sĩ Lực còn cho biết thêm, đối với trẻ nhỏ, tay chân lạnh thường do sức đề kháng yếu hoặc thiếu máu thường xuyên. Thêm vào đó, ngón chân, đầu gối, vai, ngón tay lại là những bộ phận thường xuyên vận động nhiều nên có ít chất béo, không giữ được nhiệt lâu. Các mạch máu càng ít chất béo hơn nên càng dễ bị lạnh. Ngoài ra, hạ đường huyết và huyết áp thấp cũng rất dễ khiến chân tay bị ngấm lạnh.


Bé bị lạnh tay chân, cha mẹ chớ coi thường! 2
Nguyên nhân của việc lạnh tay chân trong mùa đông có thể là do thiếu máu. (Ảnh minh họa)

Bởi vậy, muốn giữ ấm cơ thể trong mùa đông, bên cạnh việc cho bé mặc đủ quần áo và giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định, các mẹ có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống thường xuyên được bổ sung thực phẩm giàu chất sắt.


Một số loại thực phẩm có hàm lượng sắt tương đối phong phú như: lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt cừu, cá, gan động vật, tiết, đậu nành, rau chân vịt, nấm… Ngoài ra, cũng nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu như: hạt mè, rau chân vịt, hạt lạc, đậu phụ, tỏi, hẹ tây, hạt tiêu… đồng thời ăn trái cây tươi để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin.


Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách, các mẹ có thể cho bé uống nước thường xuyên, tăng cường vận động cơ thể và có thể sử dụng phòng tắm xông hơi để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân tay. Duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày cũng là một phương pháp tốt để tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể bé trong mùa đông.



Mùa đông được coi là mùa cúm, vì thế, việc giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông cũng cần được lưu ý. 9 bí mật sau đây sẽ giúp bé không bị ốm trong mùa đông.
Bé bị lạnh tay chân, cha mẹ chớ coi thường! 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Vitamin A đóng một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của bé nhưng điều quan trọng là không được lạm dụng nó.Tại sao vitamin A quan trọng đối với bé?


Vitamin A giúp giữ cho đôi mắt khỏe mạnh và duy trì thị lực tốt. Có 2 hình thức tự nhiên của vitamin A là alpha-carotene và beta-carotene có tác dụng chống oxy hóa hữu ích.


Vitamin A cũng tốt cho sự tăng trưởng cơ thể nói chung và sức khỏe làn da của bé nói riêng. Bé bị thiếu vitamin A rất dễ bị nhiễm trùng.


Tuy nhiên, quá nhiều vitamin A lại gây hại cho phổi của bé.


Những loại thực phẩm nào chứa vitamin A?


Vitamin A được tìm thấy trong các sản phẩm sữa và dầu cá, nó có tên retinol. Vitamin A cũng được tìm thấy trong gan động vật. Do lượng vitamin A quá lớn, các chuyên gia khuyên không nên cho bé mới ăn dặm ăn nội tạng động vật. Alpha-carotenes và beta-carotenes còn được tìm thấy trong các loại rau màu cam và màu vàng, cũng như các loại quả màu xanh lá cây; rau quả màu đỏ và màu đen.


Bổ sung vitamin A đúng cách cho con 1

Tôi có nên cho con dùng vitamin A bổ sung?


Quá nhiều vitamin A có thể gây độc hại, kể cả cho phụ nữ mang thai. Thế nên, bất kể bạn muốn bổ sung cho con chất gì, bạn nên hỏi bác sĩ. Bác sĩ sẽ xác định liều lượng cho bé thật cụ thể. Nhớ là các nguồn thực phẩm tự nhiên là cách bổ sung vitamin A cho con lý tưởng nhất. Beta-carotene là hình thức tự nhiên của vitamin A được cơ thể hấp thu và bài tiết tự nhiên.


Cho bé dùng quá nhiều vitamin A dạng retinol thì không tốt vì nó không được đảo thải tự nhiên mà sẽ lưu trú ở gan.


Làm thế nào để tăng cường vitamin A vào chế độ ăn uống của con tôi?


Carrot là một nguồn tuyệt vời của vitamin A. Hương vị ngọt nhẹ, màu sắc bắt mắt của carrot cũng thích hợp để chế biến món ăn dặm cho bé. Đối với bé mới ăn dặm, carrot nghiền nhuyễn có thể coi là món để bé tập ăn dặm. Đối với bé mới biết đi, carrot hấp hoặc nghiền với khoai tây hay cháo gạo là món ăn tuyệt vời. Tuy nhiên, chỉ nên cho bé ăn khoảng 1-2 bữa carrot/ tuần, mỗi bữa ¼-1/2 củ nhỏ là được (ăn nhiều carrot có liên quan đến nguy cơ vàng da ở bé).


Các nguồn vitamin A khác gồm trứng, rau bina, súp lơ xanh, bí đỏ, dưa hấu và quả mơ. Mơ khô là một món ăn vặt cho bé vì nó cũng nhiều sắt. Tuy nhiên, cần đề phòng nguy cơ hóc nghẹn ở bé cũng như việc dùng lưu huỳnh trong sấy và bảo quản nho khô, làm mơ sậm màu và có hương vị ngon.



Những lời khuyên đắt giá khi bổ sung vitamin cho con
Bổ sung vitamin A đúng cách cho con 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

“Ngoài lối sống vệ sinh thì bổ sung dinh dưỡng cũng giúp bé tăng miễn dịch, ngừa cảm lạnh và cảm cúm”, bác sĩ Lê Thị Hải cho biết.Để bé không phải uống thuốc thì phòng bệnh bằng dinh dưỡng là cách tốt nhất và an toàn nhất. Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) sẽ tư vấn cho các mẹ cách bổ sung những thực phẩm ngừa cúm và cảm lạnh vào thực đơn cho con.


Vitamin D


Vitamin D là chất mà nhiều bé không có đủ, nhất là trong mùa đông. Vitamin D được sản xuất khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, thiếu các hoạt động ngoài trời trong mùa lạnh có thể dẫn tới thiếu hụt vitamin D.


Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 1
Lòng đỏ trứng gà và những thực phẩm giàu chất béo là nguồn vitamin D dồi dào cho bé. (Ảnh minh họa)

“Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Khi các bé không được tiếp xúc với ánh nắng thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Thêm nữa, mùa đông là mùa của cảm lạnh và cảm cúm nên tỷ lệ mắc cúm không ngừng gia tăng” – chuyên gia dinh dưỡng Lê thị Hải giải thích. Hãy cho bé ăn những thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, các thực phẩm chứa nhiều chất béo.
 
Vitamin C


Vitamin C là chất hữu ích để ngăn ngừa cảm cúm và cảm lạnh. Bổ sung đủ vitamin C hàng ngày cho bé không phải quá khó. Một cốc nước cam mang lại lợi ích tối đa cho bé nhà bạn nhưng tránh loại nước có nhiều đường.


Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 2
Một cốc nước cam ít đường đủ cung cấp vitamin C cho bé mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, được tìm thấy trong rau xanh và hoa quả.


Quả việt quất


Quả việt quất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất chống oxy hóa (giúp tiêu diệt các gốc tự do, có thể dẫn tới ung thư, bệnh tim và làm yếu hệ miễn dịch). Việt quất còn giúp giảm viên, gia tăng chức năng miễn dịch. Ăn việt quất hàng ngày có thể giúp bé khỏe mạnh. Nhưng không phải tất cả thực phẩm chứa việt quất đều tốt cho bé. Bánh nướng có quả việt quất có thể chứa nhiều đường, làm giảm miễn dịch.


Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 3

Táo


Táo giàu vitamin C, flavonoid và chất chống oxy hóa. Quả táo đỏ còn chứa chất chống oxy hóa là quercetin, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Ngoài ra, táo còn ít kalo, hợp với bé thừa cân, béo phì.


Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 4

Lưu ý: vận động cũng là cách giúp bé chống cảm cúm và virus bởi vì các tế bào miễn dịch lưu thông trong cơ thể với tốc độ nhanh hơn, giúp chống vi khuẩn, virus hiệu quả. Quá trình ra mồ hôi còn giúp bé giải phóng độc tố và năng lượng thừa. Tuy nhiên, không được lạm dụng vì vận động quá sức lại khiến bé giảm miễn dịch.



 Nếu có trong thực đơn hàng ngày, các thực phẩm dưới đây có thể hỗ trợ khả năng miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho bé.
Bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp con ngừa cúm 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Các bác sĩ của bệnh viện Nhi bang Pennsylvania (Mỹ) sẽ mách các mẹ 2 cách cực đơn giản và an toàn để chấm dứt những cơn ho ở bé.Nếu như bạn đã đưa bé đi gặp bác sĩ và uống thuốc nhưng tình trạng ho của bé vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì không có lý do gì để các mẹ không thử hai cách làm rất an toàn dưới đây.


1. Cho bé uống mật ong trước giờ đi ngủ

Cho bé uống một thìa cafe mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp làm dịu những cơn ho đêm, từ đó giúp bé có giấc ngủ ngon.


Các bác sĩ của bệnh viện Nhi bang Pennsylvania (Mỹ) đã rút ra kết luận kể trên sau khi thử nghiệm trên 105 bé. Kết quả, ở những bé được uống mật ong trước giờ ngủ, các cơn ho đêm giảm đáng kể và bé ngủ ngon, sâu hơn.


Tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý, mật ong chỉ được dùng khi bé đã trên 1 tuổi.


2. Massage gan bàn chân cho bé

Mẹ hãy nhỏ một vài giọt dầu như dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân vào lòng bàn tay, xoa đều rồi massage lòng bàn chân cho bé. Vuốt chầm chậm, nhẹ nhàng và đều tay theo chiều từ gót chân đến ngón chân. Nếu bé không ho, massage với chút dầu ôliu (có thể thay bằng dầu dừa). Khi bé bị ho, nên sử dụng loại dầu tương tự như Vicks VapoRub (hay dầu cù là) có tinh dầu bạc hà sẽ mang lại tác dụng trị ho cảm khá hiệu quả.


Hai cách cực đơn giản và an toàn giúp bé hết ho 1

Mẹ có thể massage lần lượt từng chân cho bé hoặc cả hai chân cùng một lúc.


Các bác sĩ cũng đưa ra một lời khuyên hữu ích cho các mẹ để giữ ấm cho con khi ngủ trong mùa đông: Với bé trên 2 tuổi, nếu sợ bé bị lạnh khi ngủ, do bé hay đạp chăn, mẹ nên dùng dầu Vicks VapoRub thoa trước trên cổ và bả vai của bé. Loại dầu này không làm cho bé bị nóng, mà giúp giữ ấm cho vùng da bé nếu có bị hở lạnh.


Vỗ rung long đờm cho bé


Trong trường hợp bé ho có đờm, mẹ có thể cho con uống siro ho long đờm hoặc bằng cách vỗ rung. Cách vỗ rung rất đơn giản: Mẹ khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sau động tác này, bé có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm nên cần làm lúc bé đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì. Với những bé không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng…


Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị ho đúng cách


Bác sĩ Vũ Hồng Liên (Khoa chăm sóc trẻ sau sinh – Bệnh viện Phụ sản An Thịnh) cho biết: “Có rất nhiều phụ huynh không biết cách chăm sóc con khi bé bị ho khiến cho tình trạng ho của bé thêm nặng. Để chăm con bị ho đúng cách, cha mẹ cần làm những việc sau”:


- Tiếp tục cho bé ăn, bú: khi bị bệnh bé thường lười ăn, lười bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho bé ăn, bú nhiều lần trong ngày. Nếu bé bị nghẹt mũi, cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú.


- Cho bé uống đủ nước: Nếu bé ho nhiều, có thể cho bé uống thuốc ho an toàn như: quất (tắc) chưng đường, mật ong hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.


Hai cách cực đơn giản và an toàn giúp bé hết ho 2

Nếu bé bị nghẹt mũi, làm thông thoáng mũi:


- Bé lớn: hướng dẫn bé xì mũi đúng cách. Xì mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, xì mạnh bên kia và làm ngược lại. Lưu ý: không được bịt hai mũi cùng một lúc.


- Bé nhỏ: phụ huynh dùng giấy mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi bé. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.


Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay như: không uống được hoặc bỏ bú, thở mệt, sốt cao.


Những điều không nên làm


- Tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi có chất co mạch vì có thể gây ngộ độc cho bé, rất nguy hiểm.


- Dùng miệng để hút mũi bé vì có thể lây bệnh truyền nhiễm.


- Dùng tăm bông để ngoáy mũi vì có thể làm tổn thương mũi bé.



Bí quyết chăm con ốm của phụ huynh thông minh
Hai cách cực đơn giản và an toàn giúp bé hết ho 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN