Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Đi, đứng, ngồi, nằm là 4 tư thế thường xuyên của mẹ bầu và cần được thực hiện chuẩn để tránh làm ảnh hưởng sức khoẻ mẹ và bé.
Tư thế đứng

Phụ nữ mang thai không nên đứng lâu, bởi nó dễ gây ra đau lưng, giãn tĩnh mạch và làm chậm sự lưu thông máu ở chân, gây ra phù nề chân. Vì thế, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên chọn tư thế đứng phù hợp với thể chất đặc biệt của mình trong 9 tháng thai kỳ như sau: thả lỏng vai, đứng thẳng, hai chân song song, khoảng cách hai chân nhỏ hơn độ rộng của vai một chút. Khi đứng như thế này, trọng tâm của cơ thể sẽ rơi vào khoảng giữa hai chân, giúp cơ thể mẹ bầu bớt mệt mỏi.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 1

Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải đứng lâu, mẹ bầu nên để hai chân hơi lệch nhau, một trước một sau và thỉnh thoảng đảo vị trí hai chân. Một số mẹ bầu do tính chất công việc thường xuyên phải đứng lâu thì ngoài việc áp dụng biện pháp trên, cần phải nghỉ ngơi nhiều với tư thế ngồi trên ghế, duỗi hai chân lên chiếc ghế nhỏ ở đối diện.


Tư thế ngồi


Mẹ bầu không nên ngồi ghế quá cao hoặc quá thấp, độ cao của ghế khoảng 40cm là phù hợp. Khi chuẩn bị ngồi xuống, trước hết mẹ bầu vịn nhẹ hai tay vào đùi hoặc tay vịn của ghế rồi mới từ từ ngồi xuống. Lúc mới ngồi xuống ghế, mẹ bầu nên ngồi dịch về phía trước ghế một chút, hai tay đỡ lấy bụng, khuỷu tay hướng vào bên trong ghế, sau đó dịch mông ngồi sát lưng ghế và tựa lưng thoải mái, dừng lại rồi hơi dạng hai chân trong khi vẫn giữ cho hông và đầu gối vuông góc với nhau. Có thể đặt một chiếc gối nhỏ đỡ bụng ở vị trí của thận cũng giúp cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 2

Với những mẹ bầu làm công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều, đặc biệt là dân văn phòng, chú ý cần đứng dậy và di chuyển thường xuyên, tránh ngồi tại chỗ trong suốt buổi làm việc. Làm như vậy sẽ giúp cơ thể lưu thông máu và ngăn ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, do ngồi viết nhiều hoặc làm việc với máy tính, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, thư giãn ít nhất mỗi giờ đồng hồ một lần.


Tư thế nằm


Trước khi thai được 16 tuần, tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu là nằm ngửa, có thể đặt một chiếc gối dưới chân để cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng sau 16 tuần cho đến trước thời điểm sinh con, tư thế nằm ngửa lại làm tăng áp lực động mạch chủ trong tử cung, lượng máu cung cấp cho tử cung giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu thường xuyên nằm ngửa khi thai đã lớn có thể gây giãn tĩnh mạch, bong nhau thai và thậm chí làm suy yếu sức khoẻ mẹ bầu.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 3

Vì vậy, từ 16 tuần trở đi, mẹ bầu nên nằm nghiêng nhiều hơn để giúp thả lỏng cơ bắp, hạn chế tình trạng căng cơ, đồng thời làm giảm cảm giác mệt mỏi và loại bỏ áp lực lên các mạch máu ở bụng. Mẹ bầu nằm nghiêng trái hay phải đều được, miễn là cảm thấy thoải mái, chỉ cần không được cong gập người như con tôm.


Tuy nhiên, một số bác sĩ lại cho rằng nằm nghiêng phải nhiều hơn có thể gây bất lợi cho sự phát triển thai nhi và khi vượt cạn. Bởi thường xuyên nằm nghiêng phải đôi khi ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho bào thai, gây ra tình trạng thiếu oxy mãn tính.


Tư thế đi


Bà mẹ mang thai khi đi bộ cần giữ lưng thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước, khép chặt hai hông. Khi bước đi, cần đặt gót chân xuống trước, mỗi bước đi đều mang lại “cảm giác thực”, luôn giữ cân bằng cơ thể và tốc độ đi đều đặn. Chú ý tuyệt đối không đi lại bằng các đầu ngón chân và hạn chế đi nhanh, thay đổi tốc độ đi đột ngột cũng như cách đi ưỡn bụng về phía trước. Mẹ bầu có thể tận dụng các tay vịn hoặc thành lan can trên đường đi (nếu có) làm điểm tựa, giúp mỗi bước vững chắc và an toàn hơn.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 4

Đi bộ đường dài rất có lợi cho mẹ bầu, giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Nhưng nếu đang đi cảm thấy mệt mỏi, mẹ bầu nên lập tức dừng lại, tìm chỗ có bề mặt phẳng ở gần nhất để ngồi nghỉ trong khoảng 5 – 10 phút. Mẹ bầu nơi chọn nơi thoáng đãng như công viên, vườn hoa để đi dạo hàng ngày là tốt nhất.


Khi leo cầu thang, ngược lại với cách đi trên đường bằng, mẹ bầu nên đặt ngón chân lên bậc thang trước rồi mới đến gót chân, lưng luôn giữ thẳng, trọng tâm cơ thể nghiêng về phía trước, di chuyển về phía trước bằng lực đẩy của chân sau. Chú ý phải đặt toàn bộ bàn chân lên bậc thang mới được di chuyển chân tiếp theo, chỉ sử dụng phần đầu ngón chân hoặc nửa bàn chân để đi cầu thang là rất nguy hiểm.



12 điều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi
” target=”_blank”>Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Làm đúng theo nguyên tắc và tránh các lỗi thường gặp khi cho con uống nước hoa quả dưới đây sẽ giúp bé nhà bạn hấp thu được các chất dinh dưỡng có trong các loại quả tốt hơn.


Cho con uống sữa pha với nước hoa quả


Uống sữa pha với nước hoa quả hoặc vừa uống sữa vừa uống nước hoa quả sẽ làm chất protein có trong sữa sau khi kết hợp với axit trong nước hoa quả sẽ bị kết tủa trong dạ dày, không dễ hấp thu vào cơ thể.


Cho rằng nước ép hoa quả tươi cũng giống nước hoa quả đóng hộp


Trong nước hoa quả đóng hộp, thành phần hoa quả tươi không chiếm hoàn toàn mà còn hương liệu và các chất phụ gia thực phẩm khác nữa. Còn nước ép hoa quả tươi được bạn chế biến tại nhà đảm bảo 100% là nước hoa quả nguyên chất.


Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 1
Chọn nho tím khi cho con uống nước hoa quả lần đầu


Trong nước ép nho tím có nhiều polyphenol có thể ức chế quá trình hấp thu sắt vào cơ thể. Vì vậy, nếu cho bé uống nước nho khi lần đầu uống nước hoa quả có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.


Cho con uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày


Uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa nói chung không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thế nhưng nếu uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày, ngay cả đối với một em bé 5 tuổi, sẽ gây tác hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe của bé.


Uống nước hoa quả thay cho nước lọc


Dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nước hoa quả hoa không thể thay thế hoàn toàn nước đun sôi để nguội. Bạn cần nhắc nhở và cho bé uống nước đun sôi để nguội hàng ngày để có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đối với một số loại hoa quả có vị ngọt đậm, còn cần pha loãng với nước lọc.


Đã uống nước ép nên không cần ăn hoa quả


Một số loại hoa quả có chứa nhiều cellulose, dù không hấp thụ được nhưng loại chất này có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi hơn. Ngoài ra, cần phải nghiền, nhai khi ăn hoa quả nên có tác dụng phát triển răng và cơ hàm của bé.


Uống thuốc với nước hoa quả


Một số loại nước ép hoa quả có chứa thành phần hóa học đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc với cơ thể.


Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 2
Nguyên tắc khi cho con uống nước hoa quả


Thời gian: Sau khi bé được tròn một tháng tuổi là đã có thể cho bé uống nước hoa quả. Thời điểm tốt nhất cho bé uống là khoảng một giờ đồng hồ sau khi bé bú bữa chiều. Chú ý không nên trộn lẫn nước hoa quả vào sữa cho bé bú vì làm như vậy sẽ khiến cơ thể bé rất khó hấp thụ chất dinh dưỡng có trong sữa và trái cây.


Số lượng: Khi bắt đầu cho bé tập uống nước hoa quả, mỗi ngày chỉ nên cho bé uống 1 lần với 5 – 10ml nước ép nguyên chất pha loãng với một chút nước ấm. Sau này, khi bé đã lớn hơn, bạn có thể cho bé uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20ml nước hoa quả.


Vệ sinh: Không nên sử dụng nước hoa quả đóng hộp mà dùng hoa quả tươi ép nước là tốt nhất. Hoa quả cần rửa sạch kỹ, gọt vỏ cẩn thận (với loại quả không được vỏ). Các dụng cụ liên quan như bát, thìa, chai, muỗng khuấy, máy ép hoa quả… phải rửa sạch và chần trong nước sôi để tiệt trùng. Nếu không có máy ép hoa quả, bạn có thể dùng thìa và gạc vô trùng để nghiền, lọc lấy nước cốt từ quả.


Quan sát phản ứng cơ thể bé: Khi cho bé uống nước ép của một loại quả, cần quan sát các phản ứng trên cơ thể bé trong 24 giờ đồng hồ như: phân có biến chất không, da có bị nổi mẩn không?… Nếu không có những biểu hiện trên, bạn có thể tiếp tục cho bé uống nước ép từ loại quả đó 7 – 10 ngày, sau đó đổi sang loại quả mới để bé đổi khẩu vị.

 

Theo Pháp luật xã hội 

 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Không thấy vú, con không ngừng khóc, níu ống quần mẹ và hét lên “mẹ giấu vú ở đâu, mau trả vú lại cho con!”.


Từ ngày mang bầu, mẹ sợ sức khỏe của mình không tốt, không lo cho con được nên đã tìm sẵn một người vú để chăm sóc con không ngờ có một ngày, con xem osin là mẹ và không còn cần người mẹ ruột này nữa.


Sinh ra trong gia đình khá giả,từ trẻ mẹ đã không phải làm động móng tay vì tim mẹ vốn không khỏe mạnh như người thường, bà ngoại sợ mẹ ốm yếu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đến khi lấy chồng và quyết định sinh con là một thử thách lớn lao với mẹ. Mẹ cũng không được mọi người tin tưởng có thể tự chăm sóc con cái, thế nên hết người này đến người khác ra sức tìm cho mẹ một vú nuôi đánh tin cậy để giao con. Mẹ cũng thật yên tâm vì thấy con được chăm lo tử tế lại được vú yêu thương hết mực như con ruột của mình. Sinh con xong sức khỏe của mẹ tệ hơn, thường mệt mỏi, váng vất đầu óc, chỉ cần vận động hơi nặng một chút là khó thở như hụt hơi nên ít khi có thể bồng bế con được.


Những tháng đầu con còn bé chưa biết gì, cả ngày quanh quẩn bên vú nhưng hễ mẹ bế là con cũng vui vẻ cười tít mắt. Con và vú ở phòng riêng, mẹ hay tranh thủ lúc khỏe qua bế bồng, dỗ dành và trò chuyện với con. Càng lúc con càng lớn nhanh còn mẹ thì không thể bế con nhiều nữa do sức không cho phép. Cũng từ ngày đó, con dần xa cách mẹ. Từ khi con biết bi bô, tiếng nói trên đầu môi của con là “Vú ơi, vú à” bất kể khi nào. Thức dậy, con đưa mắt tìm và gọi vú; khi đói, con gọi vú, khi vô tình vấp ngã, con khóc gọi vú, dù mẹ đứng kế bên con. Những lúc đó mẹ buồn, đau xót lắm. Nhưng đành nhủ thầm, do con gần vú nhiều hơn nên cũng là lẽ thường… Mẹ không nghĩ con lại xem osin là mẹ, và với mẹ lại như một người xa lạ.


Tôi thành người lạ với con vì osin 1

Suốt ngày quanh quẩn bên giúp việc, mẹ không nghĩ con lại xem osin là mẹ, và với mẹ lại như một người xa lạ. (ảnh minh họa)

Có lần vú nuôi có việc, xin nghỉ một tuần về quê. Một buổi sáng con dậy không thấy vú đâu, con đã hét toáng lên làm cả nhà hoảng hốt tưởng con có chuyện chẳng lành. Khi ba mẹ chạy ào vào phòng, con không ngừng khóc, níu ống quần mẹ và hét lên “mẹ giấu vú ở đâu, mau trả vú lại cho con!”. Mẹ ra sức dỗ dành, năn nỉ, hứa hẹn đủ điều và bảo có mẹ bên cạnh, vậy mà con cũng không ngừng vòi vĩnh, nằng nặc đòi gọi điện cho vú. Trên điện thoại, khi nghe tiếng vú, con mừng đến cuống cuồng, dặn đi dặn lại vú mau về với con, con nhớ vú lắm. Mẹ đừng nghe bên cạnh mà sao thấy như xát muối trong lòng.


Con vào lớp một, tự tay mẹ sắm cho con chiếc cặp táp, bộ đồng phục, ủi cho con chiếc khăn quàng đỏ. Đêm trước ngày con đến trường, mẹ đã nôn nóng đến không thể ngủ được. Trời chưa sáng, mẹ đã thức dậy chuẩn bị chỉn chu để được đưa con đến lớp, để được tận mắt nhìn thấy ngày đầu con đi học… Vậy mà con bám chặt vào chân vú, bảo không thích mẹ đi cùng, con chỉ muốn đi cùng vú thôi… Mẹ đã quỵ khóc tức tưởi như đứa trẻ. Mẹ đau lòng không chỉ vì con không cần mẹ bên cạnh, không xem mẹ là mẹ mà vì bản thân mình vô dụng, đã không thể chăm sóc con một cách bình thường như những người mẹ khác chỉ vì sức khỏe của mình dù rằng mẹ đã luôn cố gắng gần gũi con mọi khi có thể…


Mẹ phải làm thế nào để con hiểu mẹ yêu thương con vô bờ như con đã yêu thương người vú nuôi đó? Mẹ phải làm thế nào nữa để con nhận ra mẹ mới chính là mẹ của con?


Tâm sự của một độc giả xin được giấu tên

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN