Hiển thị các bài đăng có nhãn rắc rối khi mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn rắc rối khi mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Khoảng thời gian mang thai, hệ tim mạch và thần kinh có lúc không tự thích ứng với sự thay đổi của huyết áp. Điều này giải thích vì sao, có lúc bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng và hoa mắt. Nghiêm trọng hơn là bị ngất.

Trong suốt thai kỳ, hệ thống tim mạch có sự thay đổi: Nhịp tim tăng lên, máu được đưa lên tim nhiều hơn theo từng phút, lượng máu trong cơ thể cũng được tăng thêm 40-45%.


Sự lên – xuống của huyết áp trong một thai kỳ thông thường như sau: Thời kỳ đầu mang thai, huyết áp thường giảm. Nó đạt tới điểm thấp nhất vào giữa thai kỳ. Sau đó, huyết áp tăng dần và giữ mức ổn định cho đến cuối thai kỳ.


Khi có cảm giác hoa mắt, tốt nhất bạn nên ngồi xuống ngay. Điều này giúp bạn tránh bị ngã. Cho dù đó là nơi nào, bạn vẫn nên cố gắng tìm chỗ để nằm hoặc ngồi. Nếu bạn đang trong tình trạng có thể gây tai nạn, như lúc lái xe trên đường, bạn nên dừng xe ngay tức khắc.


Nằm nghiêng về một bên là tư thế giúp máu lưu thông tốt nhất lên tim và não. Nó cũng giúp bạn tránh bị ngất và kiểm soát được dấu hiệu bị choáng.


Những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt 1

Đứng dậy quá nhanh


Khi ngồi, máu trong cơ thể dồn ứ ở địa điểm thấp là phía bàn chân và bắp chân. Nếu đột ngột đứng dậy, lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng. Tình trạng này có thể xuất hiện với cả nhóm phụ nữ không mang bầu.


Nên tránh tư thế đứng khi bạn vừa rời khỏi giường hoặc một chiếc ghế. Nếu nằm, bạn nên trở dậy từ từ. Sau đó, bạn nên đứng im một chỗ trong vòng ít phút.


Nếu phải đứng ở cùng một địa điểm trong thời gian dài, bạn nên tìm cách di chuyển đôi chân để duy trì sự tuần hoàn ở chân. Tránh mặc quần bó khít sẽ giúp máu lưu thông đến phần dưới cơ thể tốt hơn.


Nằm ngửa


Sang quý II – III, sự phát triển của thai có thể làm chậm quá trình tuần hoàn máu ở đôi chân mẹ, do trọng lượng thai gây áp lực nên các động mạch chủ và các mạch ở khung xương chậu của người mẹ.


Nằm thẳng lưng là tư thế khiến rắc rối trên thêm nghiêm trọng. Khoảng 8% thai phụ trong quý II – III phải đối mặt với tình trạng: Khi nằm ngửa, nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm và họ cảm thấy choáng váng, khó chịu, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí.


Nằm nghiêng sẽ tốt hơn nằm thẳng lưng. Một chiếc gối nhỏ được đặt dưới hông có tác dụng hỗ trợ bạn trong tư thế nằm này.


Thiếu dinh dưỡng

Khi ăn không đủ, bạn có thể bị hạ đường huyết – chứng bệnh khiến bạn bị hoa mắt, thậm chí là ngất. Dấu hiệu này càng dễ xảy đến khi bạn mang thai.


Thiếu nước trong có thể cũng gây nên ảnh hưởng tương tự.


Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc lúc bạn luyện tập. Để tránh bị hạ đường huyết, bạn nên duy trì những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày bên cạnh 3 bữa chính. Tuyệt đối không nên để cơ thể bạn bị đói lả.


Thiếu máu

Khi thiếu máu, bạn sẽ có ít hồng cầu để cung cấp oxy cho não và các cơ quan khác. Kết quả, bạn sẽ xuất hiện dấu hiệu choáng váng. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu.


Đảm bảo rằng, bạn được nạp đủ sắt thông qua thực phẩm và viên uống, nhất là trong quý II – III.


Những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt 2

Quá nóng

Ở lâu trong một căn phòng nóng bức hoặc đi tắm hơi sẽ khiến các mạch máu bị giãn, gây hạ huyết áp, chóng mặt.


Nếu bạn bị chóng mặt do thời tiết, bạn nên tránh nơi đông đúc, khu vực nóng bức và mặc quần áo thoáng mát. Tránh tắm hơi khi bạn mang thai; thay vào đó, bạn chỉ nên tắm bằng nước ấm.


Mất nước


Một chế độ tập luyện liên tục hoặc khi bạn lo lắng sẽ khiến bạn bị mất nước và thấy choáng váng.


Mặc dù tập luyện là tốt, bạn vẫn nên cẩn thận và tránh tập quá sức. Bạn nên khởi động từ từ và ngưng tập ngay sau khi bị hoa mắt.


Trường hợp khác

Nhiều thai phụ cảm thấy choáng váng khi bị ho, đi tiểu hoặc đi tiêu. Những tác động này có thể khiến bạn bị hạ huyết áp, dẫn tới hoa mắt.


Dấu hiệu nên đi khám


Cảm giác choáng váng khi bị đói hay khi đứng dậy quá nhanh thường không đáng lo ngại. Bạn nên đi khám nếu bị choáng váng liên tục, hoa mắt nặng hoặc hoa mắt sau khi bạn bị chấn thương ở đầu.


Nên đi khám nếu hoa mắt có liên quan đến việc thay đổi thị giác, khó phát âm, ra máu hoặc bạn bị ngất. Một trong những dấu hiệu trên có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu đến thai.



7 rắc rối mẹ bầu gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ
Những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Nếu bị ngứa toàn thân (hội chứng OC), thai phụ dễ bị chuyển dạ sớm. Vì thế, người mẹ cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán và tìm cách điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi.

Suốt thời gian mang thai, bạn phải đối mặt với những thay đổi của cơ thể, đáp ứng nhu cầu phát triển của bào thai. Một trong những rắc rối liên quan đến thai kỳ là tình trạng ngứa do da bị rạn và khô. Ngứa trong thai kỳ là hiện tượng dễ gặp và ít khi gây nghiêm trọng. Tuy nhiên, ngứa có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như mất ngủ, kém ăn hoặc những triệu chứng khác do bác sĩ chẩn đoán. Khi đó, thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để tránh kiệt sức hoặc tổn thương đến làn da.


Chế độ dinh dưỡng tốt, cộng với sử dụng kem giữ ẩm hợp lý, giàu vitamin E sẽ cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, một số người mẹ bị ngứa nghiêm trọng ở tay, chân, lòng bàn chân, bụng bầu hoặc toàn cơ thể – gọi là hội chứng Obstetric Cholestasis (OC).


Bị ngứa toàn thân khi mang thai: mẹ bầu dễ sinh non 1

Tiến hành kiểm tra

Chỉ có bác sĩ mới chẩn đoán chứng ngứa ở thai phụ ở mức độ nào, bao gồm:


- Kiểm tra xem ngứa xuất hiện ở đâu, khu vực nào bị ngứa nặng nhất, đặc biệt ở gan bàn tay và gan bàn chân.


- Thai phụ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra những vấn đề liên quan.


- Kiểm tra tình trạng mệt mỏi, kiệt sức của thai phụ.


- Xem xét tình trạng ngứa gây ảnh hưởng thế nào đến sinh hoạt của bà bầu, có làm bà bầu mất ngủ không.


- Kiểm tra chế độ dinh dưỡng, chẩn đoán chứng ngứa có phải do dị ứng thức ăn hay không.


Lưu ý: Nếu bị ngứa toàn thân (hội chứng OC), thai phụ dễ bị chuyển dạ sớm. Vì thế, người mẹ cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán và tìm cách điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi.


Ngoài những bước kiểm tra nêu trên, thai phụ có thể xuất hiện những dấu hiệu ít phổ biến hơn là vàng da, bị nôn và trầm cảm. Nếu bác sĩ nghi ngờ thai phụ mắc OC, thai phụ còn phải làm xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan. Nhiều xét nghiệm gộp lại mới cho kết quả chính xác.



Những tư thế yoga cho bà bầu “đánh bay” mọi rắc rối thai kì
” target=”_blank”>Bị ngứa toàn thân khi mang thai: mẹ bầu dễ sinh non 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Đau lưng là một trong những rắc rối sức khỏe phổ biến khi mang thai. Khoảng 50-70% thai phụ phàn nàn rằng, họ bị đau lưng trong cả 3 quý. Những cơn đau thường xuất hiện ở phía dưới ở một hoặc cả hai bên lưng.

Nguyên nhân gây đau lưng có thể là:


1. Thay đổi hormone thai nghén

Progesterone (một loại hormone thai nghén) khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão”. Thỉnh thoảng, nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng.


Đây chỉ là một khó chịu nhỏ của hormone thai nghén bởi vì, loại hormone này giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt. Như thế, khung xương chậu mới trở thành “không gian” nâng đỡ và hỗ trợ quá trình chuyển dạ thành công.


2. Các cơ vùng bụng bị yếu đi


Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bạn muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất… Trong khoảng thời gian mang bầu, các cơ này hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên. Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng.


Một số phụ nữ trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó là vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.


5 nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng 1

3. Vị trí của thai


Điều này có thể gây nên những cơn đau lưng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.


4. Ngồi sai tư thế


Không ít thai phụ ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.


Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Nếu đứng, ngồi sai tư thế liên tục thì khả năng bị đau lưng của bạn càng lớn hơn; chẳng hạn, bé sẽ cảm nhận những cơn đau lưng rõ nét hơn khi bạn nhấc một vật nặng hoặc thực hiện những động tác xoắn lưng.


5. Do bệnh


Thỉnh thoảng, chứng đau lưng có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân. Nguyên nhân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của bạn đã bị giảm chức năng.



Tuy đơn giản nhưng nếu chăm chỉ tập luyện hàng ngày, mẹ bầu sẽ thấy tác dụng giảm đau lưng khá hiệu quả.
” target=”_blank”>5 nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu liên tục bị ngứa. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng này?

Một số thai phụ thấy lòng bàn tay, lòng bàn chân bị ửng đỏ và ngứa ngáy. Một số thai phụ khác lại bị chứng ngứa đi kèm với dấu hiệu phát ban toàn thân. Hiện tượng ngứa có thể gia tăng lúc vào thời điểm lúc bạn vừa tắm xong hoặc trước khi đi ngủ.


Nguyên nhân


- Do sự gia tăng hormone estrogen. Dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh.


- Những yếu tố như bà bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc bị dị ứng thức ăn càng khiến tình trạng ngứa thêm tồi tệ.


- Nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như bạn mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da.


- Viêm nang lông trong thai kỳ: Chứng bệnh này khởi phát vào khoảng quý III của thai kỳ. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa.


- Viêm da bọng nước: Chứng bệnh này xuất hiện khoảng tuần thứ 20-21 của thai kỳ. Lúc đầu, bạn có thể thấy những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân…


Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây ngứa khi mang thai: Bạn bị đổ mồ hôi nhiều; bạn mắc bệnh trĩ, có thể gây ngứa hậu môn; bạn bị rạn da quá mức (thường xuất hiện trong những tháng cuối của thai kỳ), xuất hiện những mảng ngứa ở bụng, ngực, mông, đùi…


Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa khi mang thai 1
Ảnh minh họa

Giảm thiểu nguy cơ bị ngứa


- Bạn nên tắm rửa sạch sẽ, mặc trang phục thông thoáng để tránh hiện tượng đổ mồ hôi. Bạn cũng nên tránh ra ngoài khi trời nắng hoặc cư trú trong những nơi nóng bức.


- Bạn nên tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Điều này chỉ khiến da bạn nhanh bị khô và càng thêm ngứa hơn.


- Nếu dùng sữa tắm, bạn nên chọn loại có độ pH vừa phải. Một số loại sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn bị khô và ngứa hơn. Để an toàn, bạn nên chọn loại sữa tắm không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm). Hoặc bạn có thể tắm với nước ấm mà không cần sữa tắm. Thỉnh thoảng, bạn mới nên dùng cách tắm ấm bằng bột yến mạch (đây là cách tắm xuất hiện ở nhiều spa). Phương pháp này có tác dụng cải thiện tình trạng bị ngứa da khi mang thai.


- Bạn nên tránh các loại xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa nồng độ xút cao, dễ gây kích ứng.


- Bạn có thể dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa, giúp giảm bớt cơn ngứa. Hoặc bạn có thể dùng túi chườm mát hoặc túi chườm ấm để làm dịu cơn ngứa.


- Bạn nên lưu ý tránh cào, gãi khi ngứa. Nguyên nhân là vì càng gãi thì bạn lại càng ngứa hơn. Ngoài ra, nếu gãi nhiều sẽ khiến cho lớp da ở chỗ đó càng bị kích thích, dễ để lại di chứng về sau. Tốt nhất, bạn có thể lấy tay vỗ (chà) nhẹ vào chỗ ngứa. Bạn cũng nên cắt móng tay, vệ sinh bàn tay để tránh nhiễm trùng vào vùng da bị ngứa.


- Để giảm ngứa do thay đổi độ pH âm đạo khi mang thai, bạn nên giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Nếu muốn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, bạn nên chọn loại phù hợp. Trên thị trường, có một số loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bị chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Bạn cũng không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.


- Bạn cũng nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng. Bạn nên tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… Bạn cũng nên uống nước đều đặn hàng ngày.


- Một số loại kem bôi da, giúp chống rạn da và giữ ẩm có thể lạm dịu cơn ngứa. Với vùng bụng, bạn nên bôi (xoa) kem một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.


- Nếu tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng, bạn mới nên nhờ bác sĩ tư vấn việc sử dụng thuốc. Bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc bởi vì, phần lớn các loại thuốc trị ngứa có ngoài thị trường là dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.


Lưu ý: Đa số các trường hợp bị ngứa khi mang thai đều an toàn cho sức khỏe của bé. Bất tiện duy nhất là nó khiến người mẹ mất yếu tố thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày…


Dấu hiệu nên đi khám


- Bạn bị ngứa toàn thân đi kèm dấu hiệu vàng da: Có thể bạn đang mắc phải chứng mật kém lưu thông.


- Bạn bị phát ban và sốt: Bạn có thể mắc chứng thủy đậu, herpes…


- Bạn bị ngứa đi kèm với tổn thương ngoài da: Bạn có thể mắc chứng chàm, vẩy nến…


- Bạn bị ngứa kèm theo dấu hiệu nóng rát âm đạo: Bạn có thể bị nhiễm nấm âm đạo hoặc mắc phải các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.



Tất tần tật những điều về rạn da mẹ bầu muốn biết
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa khi mang thai 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN