Hiển thị các bài đăng có nhãn quần áo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quần áo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Từng có thời gian đưa con đi học tại một trường mẫu giáo ở Nhật, tôi choáng váng vì lòng yêu trẻ của giáo viên mầm non Nhật.


Hôm qua, khi vụ việc clip Bảo mẫu trường mầm non Phương Anh baọ hành trẻ rầm rộ trên khắp các diễn đàn và các trang báo mạng, tôi cũng như bao bà mẹ khác đều cảm thấy vô cùng phẫn nộ. Tôi xem clip mà nước mắt rơi không ngừng, nhiều lần phải ấn ngừng vì cảm giác như có ai bóp chặt con tim. Từng có thời gian sống bên Nhật và cũng cho con đi gửi trẻ tại một điểm trông trẻ của Nhật, tôi cảm thấy vô cùng may mắn vì con trai mình được chăm sóc, dù trong thời gian không dài, bởi những giáo viên mầm non Nhật rất tận tâm và yêu quí trẻ nhỏ. Trông người mà tôi lại ngẫm đến ta. Tôi không cố suý “sính ngoại” nhưng thật sự, “ngoại” thế này thì hẳn bà mẹ nào cũng muốn “sính”.


Cũng giống như ở Việt Nam, trước khi tròn 3 tuổi và được theo học tại trường mẫu giáo thì các bé từ 8 tháng đến trước 3 tuổi có thể được gửi đến các nhà trẻ (ở Nhật gọi là Hoikuen). Vì vậy, với những phụ nữ vẫn đang phải đi làm thì gửi con đến trường Hoikuen sẽ là một giải pháp tuyệt vời. Tuy nhiên, không giống những bà mẹ Việt, đưa con đi học mà đến cơ quan thấp thỏm không yên, tim đập như đánh “lô tô” mỗi khi thấy máy báo điện thoại cô giáo gọi, tôi gửi con đi nhà trẻ Nhật rất yên tâm và thoái mái dù khi đấy, Tomo mới được 10 tháng tuổi. Lý do cho sự thoái mái đó, là vì:


Công việc của giáo viên mầm non Nhật cực vất vả


Không ai bảo làm giáo viên mầm non hay bảo mẫu nhà trẻ ở Việt Nam thì không vất vả. Vậy nhưng những giáo viên mầm non Nhật thậm chí còn “nâng” sự vất vả đấy lên nhiều lần.


Thông thường, Tomo và các bạn đến trường vào lúc 9 giờ sáng và 3 giờ chiều tôi đã đón về. Vậy nhưng các cô giáo thì phải làm việc từ 7 giờ sáng đến tận 7 giờ tối. Họ đến sớm để chuẩn bị lớp học, đồ ăn trong ngày cho các con và sau đó, ở lại cho đến khi đứa trẻ cuối cùng được bố mẹ đón về. Khoảng thời gian từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối, các cô lại ngồi tự làm những món đồ chơi hay đồ dùng cho các bé. Giáo viên mầm non ở Nhật hầu như có rất ít thời gian cho bản thân vì thậm chí vào thứ 7 và chủ nhật, họ vẫn nhận trông trẻ cho các gia đình có việc đột xuất hoặc đăng ký gửi con cả cuối tuần.



Giáo viên mầm non Nhật rất hay đưa các bé đi ngoại khoá trên những chiếc xe đẩy đặc trưng

Không phải ai cũng có thể mở nhà trẻ


Tôi không hiểu, vì sao các nhà trẻ tư thục ở Việt Nam “mọc lên như nấm” mà không hề có một qui chuẩn nào. Ở Nhật, không phải bất cứ ngồi nhà nào cũng có thể biến thành một hoikuen (nhà trẻ). Tuy ở đây, mỗi nhà trẻ lại có qui tắc khác nhau nhưng tất cả đều phải được sự cấp phép của chính quyền và đáp ứng đủ các yêu cầu như: có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng bếp, sân chơi ngoài trời và toilet có bệ rửa tay, chỗ thay bỉm với chiều cao phù hợp cho trẻ. Mỗi lớp ở nhà trẻ Nhật cũng được chia theo lứa tuổi và có tên riêng. Như lớp của Tomo con trai tôi thì có tên là lớp Dream (giấc mơ). Lớp của các bé sơ sinh trên 1 tuổi có tên là Tanpopo (Bồ công anh) và lớp Sakura (Lớp hoa anh đào) là cho các bé từ 2-3 tuổi. Mỗi lớp thường có không quá 16 bé. Đối với cấp mẫu giáo, lớp có thể đông hơn, từ 10-30 bé một lớp.



Một phòng ở nhà trẻ Nhật dành cho các bé dứoi 1 tuổi.

Họ cẩn thận với con trẻ của chúng ta như con mình


Khi Tomo nhà tôi đi gửi trẻ, giáo viên yêu cầu tôi chuẩn bị cho con rất nhiều túi. Một túi để sách vở, một túi chăn, một chiếc túi để đồ dùng ăn uống, một hộp để đồ dùng ăn uống, một túi quần áo, một túi quần áo thay, một túi quần áo để cất đồ sau khi thay ra, và một túi để giày…. Tất cả những cái túi này đều không khiến giáo viên Nhật cảm thấy phiền phức. Tôi để ý, mỗi khi tôi đến đón Tomo ở trường, con luôn được đóng một cái bỉm mới toanh và sạch sẽ. Nhìn vào túi những chiếc bỉm đã thay của Tomo, tôi để ý có những cái bỉm vẫn còn khá mới và con hầu như không tè mấy. Vậy nhưng các cô giáo ở Nhật vẫn thay cho bé rất đúng giờ và không bao giờ để con phải chịu hăm, chịu mặc suốt một cái bỉm cả ngày như nhiều giáo viên mầm non ở Việt hay “quên”.



Khăn và túi được chia cất rất cẩn thận

Ngay cả quần áo của Tomo, các cô cũng rất chịu khó thay cho bé. Họ còn để riêng cho tôi quần áo của Tomo theo hai túi: 1 túi là quần áo thực sự đã bị bẩn và 1 túi là những quần áo bé chỉ mới thay ra. Như vậy, tuỳ theo các bà mẹ, chúng tôi có thể quyết định có cho con mặc tiếp ngày mai không hay giặt đi.Và khăn ướt của Tomo, các cô cũng hỏi tôi có gửi riêng khăn không và không ngần ngại chỉ dùng đúng từng loại khăn ướt cho từng bé để đảm bảo vệ sinh và tránh trường hợp có trẻ bị dị ứng.



Giấy ướt cũng được dùng riêng theo từng bé

Chuyện ăn uống của trẻ


Đây có lẽ là vấn đề khiến tôi trăn trở nhất khi gửi Tomo đi trẻ: Con mới chỉ hơn 10 tháng, mới chỉ biét bò, vẫn đang ăn dặm và cần them 4-5 cữ sữa mỗi ngày. Tomo cũng kén ăn nên càng khiến tôi lo lắng. Vậy nhưng khi nhìn các giáo viên Nhật chăm sóc cho bữa ăn của con. Tôi cảm thấy hoàn toàn yên tâm.


Thông thường, các bé ở lớp Dream (Lớp giấc mơ) mà con trai tôi đang gửi, sẽ ăn vào lúc 10 giớ 30. Cô giáo sẽ cho các bé ăn sữa công thức hoặc sữa mẹ gửi ngăn đá ở nhà trẻ. Với các bé đã ăn dặm như Tomo, nhà trường cũng sẽ chế biến đồ ăn dặm cho con hoặc lấy theo mẹ chuẩn bị. Thực đơn của trẻ được thong báo hàng tuần và những gì các bé ăn đều được bày trong một hộp thuỷ tinh ở đường ra vào, nơi các bố mẹ đón con hàng ngày. Các bé ở lớp Tanpopo và Sakura sẽ ăn muộn hơn 30 phút.



Một bữa ăn dặm ở nhà trẻ Nhật

Đồ ăn dặm của Tomo rất phong phú. Bé không hề bị ép phải ăn hết các món. Tuy nhiên món nào các cô cũng cho Tomo ăn thử. Với các bé lớn cũng vậy. Cũng có đứa chẳng thích ăn gì và có đứa thích ăn rất nhiều. Tuy nhiên giáo viên mầm non Nhật không ép trẻ ăn mà chỉ yêu cầu các bé món nào cũng cần xúc ăn. Có lẽ chính vì như vậy, trẻ con Nhật không hề sợ ăn mà ngược lại, coi giờ ăn như một hoạt động thú vị. Khi lớn lên, hầu hết các bé đều ăn được đủ món mà không hề “kén cá chọn canh”.


Chơi với trẻ con thì rất thích, vậy nhưng chăm trẻ lại là một việc hoàn toàn khác. Nó stress, nó căng thẳng, nó đầy áp lực và đôi khi nó cũng khiến chúng ta “phát điên”. Vậy nhưng ở các giáo viên mầm non Nhật, tôi luôn thấy một sự kiên nhẫn và sức khoẻ “phi thường”. Có lần, tôi đã hỏi một cô giáo mầm non của Tomo là “Trông các con như vậy, có lúc nào chị thấy áp lực? Có lúc nào chị muốn đánh, muốn mắng các bé?”. Tôi đã nhận được câu trả lời “Chúng tôi nghĩ đến sự may mắn của bản thân. Khi ngoài kia rất nhièu người không có được việc làm, rất nhiều người không có được con. Thì chúng tôi có. Chúng tôi có cả việc làm và có cả những đứa con đáng yêu. Sự may mắn này khiến cho những vất vả, mệt mỏi và căng thẳng dường như không còn to tát. Khi nghĩ vậy, chúng tôi hết mệt mỏi, hết bực bội và không bao giờ đánh mắng những đứa trẻ”.


Ở nước Nhật, họ chăm trẻ bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Nó cũng tạo ra được những đứa trẻ lớn lên với lòng bao dung và đức tính kiên trì. Tôi nghĩ, đó là một phần quan trọng cho sự thành công của quốc gia này. Một điều các giáo viên mầm non Việt cần học tập.


Chia sẻ của độc giả

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Charles Gerba, giáo sư vi sinh học tại Đại học Arizona (Hoa Kỳ) khuyến cáo các bà mẹ về những “điểm nóng” mang mầm bệnh trong phòng của bé.


1. Thảm trải sàn


Thảm trải sàn trong phòng bé hoặc nơi bé hay chơi đùa dù làm bằng chất liệu gì cũng rất dễ là nơi trú ngụ lý tưởng của bụi bẩn và vi trùng, vi khuẩn. Nhưng đây cũng là nơi bé tiếp xúc nhiều lần trong ngày với tất cả các bộ phận, từ chân, tay, bụng, lưng, đầu cho đến mắt, mũi, tai…


Vì thế, mỗi lần thảm trải sàn bị đổ thức ăn hoặc dây bẩn trên bề mặt, bạn cần làm sạch ngay vi khuẩn, vi trùng không có điều kiện sinh sôi và gây bệnh. Cũng cần hút bụi và làm sạch thảm 3 – 4 lần mỗi tuần để “đuổi” các tác nhân mang mầm bệnh cho bé nêu trên. Ngoài ra, bạn cũng nên giặt thảm, phơi nắng hoặc thay mới tối thiểu 3 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe cho bé.


2. Đồ chơi


Các bé rất hay ngậm đồ chơi trong miệng rồi làm rớt xuống sàn, sau đó nhặt lên rồi lại cho vào miệng. Như vậy, đồ chơi có thể tiếp xúc trực tiếp với cơ thể và các khí quan của bé nên rất dễ trở thành vật trung gian truyền mầm bệnh cho bé.


Bạn cần thường xuyên lau chùi, làm sạch và đảm bảo trước khi bé tiếp xúc, đồ chơi đã được vệ sinh sạch sẽ. Với đồ chơi bằng nhựa cứng, bạn có thể cho vào máy rửa bát để làm sạch và sấy khô, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức hơn. Ở các nước phương Tây, các bà mẹ còn khử trùng đồ chơi cho con bằng loại hóa chất chuyên dụng và không độc hại.


Ngoài ra, bạn cần chú ý khi chọn mua đồ chơi cho con, bởi trên thị trường hiện nay có nhiều loại đồ chơi được làm từ nguyên liệu không đảm bảo hoặc có mang hóa chất độc hại. Bạn nên tìm hiểu kỹ về nguyên liệu, xuất xứ và nhà sản xuất trước khi quyết định mua đồ chơi cho con.


4 ổ vi trùng trong phòng bé mẹ cần đề phòng 1

3. Ngăn kéo đựng quần áo

Đừng vội nghĩ ngăn kéo đựng quần áo là nơi an toàn bởi đây lại là nơi “tích trữ” một số loại vi khuẩn E. coli (loại vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy). Lời khuyên của các bác sĩ là bạn nên thường xuyên lau chùi và dọn dẹp tủ đựng quần áo của bé, đặc biệt là mặt tủ và ngăn kéo.


4. Thú nhồi bông


Cũng giống như thảm trải sàn, thú nhồi bông được ví như tấm bọt biển hút các loại bụi bẩn, vi khuẩn, vi trùng. Các bé lại rất thích thú nhồi bông và thường xuyên ôm ấp, nựng nịu loại đồ chơi này suốt cả ngày, kể cả khi đi ngủ. Các sợi bông trên thú nhồi bông cũng có thể dính lên quần áo hoặc “chui” vào mũi bé gây ngứa ngáy, khó chịu.


Để giữ cho thú nhồi bông của bé đảm bảo vệ sinh, ít nhất 3 tuần một lần bạn cần làm sạch chúng trong nước ấm và xà phòng, sau đó phơi dưới nắng to hoặc sấy khô trong 45 phút.


Nếu bạn quá bận rộn mà không thể làm sạch thú nhồi bông theo cách trên, có thể “chữa cháy” bằng cách sấy trong tủ sấy nóng trong khoảng 45 phút.

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Do các bé lớn khá nhanh nên cha mẹ thường phải sắm quần áo cho bé khi sang mùa mới.

Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp giảm chi phí mua quần áo cho con:


1. Mua quần áo trái mùa


Bạn có thể tiết kiệm xa hơn bằng cách sắm quần áo trái mùa cho con. Chẳng hạn bây giờ là đầu thu nên nhiều cửa hàng treo biển giảm giá hàng hè để nhập hàng thu, đông. Nếu bạn chọn được hàng giảm giá ưng ý cho con thì cần cân nhắc chọn size lớn để mùa hè năm sau bé vẫn mặc được.


2. Nếu bạn có một bé trai và một bé gái


Khi hai bé nhà bạn còn nhỏ thì bạn nên chọn quần áo với kiểu dáng và màu sắc mà cả bé trai lẫn bé gái đều mặc được, chẳng hạn những bộ cotton có in hình nhân vật hoạt hình, quần shorts, áo thun… Bằng cách này, bé gái có thể mặc lại đồ của anh trai hoặc ngược lại, bé trai có thể mặc lại đồ của chị gái.


Mẹo mua sắm quần áo cực tiết kiệm cho bé 1

3. Mua sắm trực tuyến


Ngày nay các website bán quần áo trực tuyến dành cho bé ngày càng nhiều. Bạn có thể “thỏa sức” mua sắm trang phục cho bé mà không mất công đi lại quá nhiều.


4. Chọn quần có thể phối cùng nhiều loại áo


Chẳng hạn quần jeans, shorts kẻ hay legging có thể mix với nhiều loại áo dành cho bé.


5. Nên chọn quần chun


Hoặc quần cho bé có nhiều cúc (khuy) để chỉnh kích cỡ, giúp bé thoải mái khi lớn lên hoặc khi tăng cân một chút.


6. Mua size lớn (rộng) hơn

Các bé mặc quần áo rộng một chút sẽ thoải mái hơn so với quần áo ôm sát.


7. Mẹ khéo tay sửa quần áo cho bé


Chẳng hạn với chiếc quần jeans dài mẹ có thể “chế” thành shorts cho bé bằng cách cắt bỏ hai ống quần. Hoặc mẹ may thêm các đường diềm để tạo độ dài cho váy, quần.


Mẹo mua sắm quần áo cực tiết kiệm cho bé 2

8. Bán những bộ đồ còn mới của bé


Với một số bộ trang phục ít sử dụng của bé vì lý do nào đó, bạn có thể đăng lên mạng để rao bán.


9. Hàng rẻ không phải lúc nào cũng tiết kiệm


Ví dụ vì ham một chiếc áo hay chiếc váy có giá rẻ bằng 1/3, bạn hí hửng mua về cho con nhưng bé lại không mặc được vì chất vải bí, váy quá chật hoặc áo quá ngắn… Khi ấy, đồ rẻ không đồng nghĩa với tiết kiệm.


10. Lên danh sách đồ cần mua cho bé luôn một thể


Chẳng hạn mùa thu đông sắp tới, bạn cần mua cho bé những thứ gì thì bạn nên mua luôn một thể, thay vì mua lắt nhắt, thấy thích là mua.



5 chú ý quan trọng khi mặc quần áo cho bé trong ngày lạnh
Mẹo mua sắm quần áo cực tiết kiệm cho bé 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Charles Gerba, giáo sư vi sinh học tại Đại học Arizona (Hoa Kỳ) khuyến cáo các bà mẹ về những “điểm nóng” mang mầm bệnh trong phòng của bé.1. Thảm trải sàn


Thảm trải sàn trong phòng bé hoặc nơi bé hay chơi đùa dù làm bằng chất liệu gì cũng rất dễ là nơi trú ngụ lý tưởng của bụi bẩn và vi trùng, vi khuẩn. Nhưng đây cũng là nơi bé tiếp xúc nhiều lần trong ngày với tất cả các bộ phận, từ chân, tay, bụng, lưng, đầu cho đến mắt, mũi, tai…


Vì thế, mỗi lần thảm trải sàn bị đổ thức ăn hoặc dây bẩn trên bề mặt, bạn cần làm sạch ngay vi khuẩn, vi trùng không có điều kiện sinh sôi và gây bệnh. Cũng cần hút bụi và làm sạch thảm 3 – 4 lần mỗi tuần để “đuổi” các tác nhân mang mầm bệnh cho bé nêu trên. Ngoài ra, bạn cũng nên giặt thảm, phơi nắng hoặc thay mới tối thiểu 3 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe cho bé.


2. Đồ chơi


Các bé rất hay ngậm đồ chơi trong miệng rồi làm rớt xuống sàn, sau đó nhặt lên rồi lại cho vào miệng. Như vậy, đồ chơi có thể tiếp xúc trực tiếp với cơ thể và các khí quan của bé nên rất dễ trở thành vật trung gian truyền mầm bệnh cho bé.


Bạn cần thường xuyên lau chùi, làm sạch và đảm bảo trước khi bé tiếp xúc, đồ chơi đã được vệ sinh sạch sẽ. Với đồ chơi bằng nhựa cứng, bạn có thể cho vào máy rửa bát để làm sạch và sấy khô, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức hơn. Ở các nước phương Tây, các bà mẹ còn khử trùng đồ chơi cho con bằng loại hóa chất chuyên dụng và không độc hại.


Ngoài ra, bạn cần chú ý khi chọn mua đồ chơi cho con, bởi trên thị trường hiện nay có nhiều loại đồ chơi được làm từ nguyên liệu không đảm bảo hoặc có mang hóa chất độc hại. Bạn nên tìm hiểu kỹ về nguyên liệu, xuất xứ và nhà sản xuất trước khi quyết định mua đồ chơi cho con.


4 ổ vi trùng trong phòng bé mẹ cần đề phòng 1

3. Ngăn kéo đựng quần áo


Đừng vội nghĩ ngăn kéo đựng quần áo là nơi an toàn bởi đây lại là nơi “tích trữ” một số loại vi khuẩn E. coli (loại vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy). Lời khuyên của các bác sĩ là bạn nên thường xuyên lau chùi và dọn dẹp tủ đựng quần áo của bé, đặc biệt là mặt tủ và ngăn kéo.


4. Thú nhồi bông


Cũng giống như thảm trải sàn, thú nhồi bông được ví như tấm bọt biển hút các loại bụi bẩn, vi khuẩn, vi trùng. Các bé lại rất thích thú nhồi bông và thường xuyên ôm ấp, nựng nịu loại đồ chơi này suốt cả ngày, kể cả khi đi ngủ. Các sợi bông trên thú nhồi bông cũng có thể dính lên quần áo hoặc “chui” vào mũi bé gây ngứa ngáy, khó chịu.


Để giữ cho thú nhồi bông của bé đảm bảo vệ sinh, ít nhất 3 tuần một lần bạn cần làm sạch chúng trong nước ấm và xà phòng, sau đó phơi dưới nắng to hoặc sấy khô trong 45 phút.


Nếu bạn quá bận rộn mà không thể làm sạch thú nhồi bông theo cách trên, có thể “chữa cháy” bằng cách sấy trong tủ sấy nóng trong khoảng 45 phút.



Nguyên tắc giữ ấm phòng của bé trong mùa lạnh
4 ổ vi trùng trong phòng bé mẹ cần đề phòng 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN