Hiển thị các bài đăng có nhãn phụ nữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phụ nữ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Đi, đứng, ngồi, nằm là 4 tư thế thường xuyên của mẹ bầu và cần được thực hiện chuẩn để tránh làm ảnh hưởng sức khoẻ mẹ và bé.
Tư thế đứng

Phụ nữ mang thai không nên đứng lâu, bởi nó dễ gây ra đau lưng, giãn tĩnh mạch và làm chậm sự lưu thông máu ở chân, gây ra phù nề chân. Vì thế, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên chọn tư thế đứng phù hợp với thể chất đặc biệt của mình trong 9 tháng thai kỳ như sau: thả lỏng vai, đứng thẳng, hai chân song song, khoảng cách hai chân nhỏ hơn độ rộng của vai một chút. Khi đứng như thế này, trọng tâm của cơ thể sẽ rơi vào khoảng giữa hai chân, giúp cơ thể mẹ bầu bớt mệt mỏi.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 1

Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải đứng lâu, mẹ bầu nên để hai chân hơi lệch nhau, một trước một sau và thỉnh thoảng đảo vị trí hai chân. Một số mẹ bầu do tính chất công việc thường xuyên phải đứng lâu thì ngoài việc áp dụng biện pháp trên, cần phải nghỉ ngơi nhiều với tư thế ngồi trên ghế, duỗi hai chân lên chiếc ghế nhỏ ở đối diện.


Tư thế ngồi


Mẹ bầu không nên ngồi ghế quá cao hoặc quá thấp, độ cao của ghế khoảng 40cm là phù hợp. Khi chuẩn bị ngồi xuống, trước hết mẹ bầu vịn nhẹ hai tay vào đùi hoặc tay vịn của ghế rồi mới từ từ ngồi xuống. Lúc mới ngồi xuống ghế, mẹ bầu nên ngồi dịch về phía trước ghế một chút, hai tay đỡ lấy bụng, khuỷu tay hướng vào bên trong ghế, sau đó dịch mông ngồi sát lưng ghế và tựa lưng thoải mái, dừng lại rồi hơi dạng hai chân trong khi vẫn giữ cho hông và đầu gối vuông góc với nhau. Có thể đặt một chiếc gối nhỏ đỡ bụng ở vị trí của thận cũng giúp cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 2

Với những mẹ bầu làm công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều, đặc biệt là dân văn phòng, chú ý cần đứng dậy và di chuyển thường xuyên, tránh ngồi tại chỗ trong suốt buổi làm việc. Làm như vậy sẽ giúp cơ thể lưu thông máu và ngăn ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, do ngồi viết nhiều hoặc làm việc với máy tính, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, thư giãn ít nhất mỗi giờ đồng hồ một lần.


Tư thế nằm


Trước khi thai được 16 tuần, tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu là nằm ngửa, có thể đặt một chiếc gối dưới chân để cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng sau 16 tuần cho đến trước thời điểm sinh con, tư thế nằm ngửa lại làm tăng áp lực động mạch chủ trong tử cung, lượng máu cung cấp cho tử cung giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu thường xuyên nằm ngửa khi thai đã lớn có thể gây giãn tĩnh mạch, bong nhau thai và thậm chí làm suy yếu sức khoẻ mẹ bầu.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 3

Vì vậy, từ 16 tuần trở đi, mẹ bầu nên nằm nghiêng nhiều hơn để giúp thả lỏng cơ bắp, hạn chế tình trạng căng cơ, đồng thời làm giảm cảm giác mệt mỏi và loại bỏ áp lực lên các mạch máu ở bụng. Mẹ bầu nằm nghiêng trái hay phải đều được, miễn là cảm thấy thoải mái, chỉ cần không được cong gập người như con tôm.


Tuy nhiên, một số bác sĩ lại cho rằng nằm nghiêng phải nhiều hơn có thể gây bất lợi cho sự phát triển thai nhi và khi vượt cạn. Bởi thường xuyên nằm nghiêng phải đôi khi ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho bào thai, gây ra tình trạng thiếu oxy mãn tính.


Tư thế đi


Bà mẹ mang thai khi đi bộ cần giữ lưng thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước, khép chặt hai hông. Khi bước đi, cần đặt gót chân xuống trước, mỗi bước đi đều mang lại “cảm giác thực”, luôn giữ cân bằng cơ thể và tốc độ đi đều đặn. Chú ý tuyệt đối không đi lại bằng các đầu ngón chân và hạn chế đi nhanh, thay đổi tốc độ đi đột ngột cũng như cách đi ưỡn bụng về phía trước. Mẹ bầu có thể tận dụng các tay vịn hoặc thành lan can trên đường đi (nếu có) làm điểm tựa, giúp mỗi bước vững chắc và an toàn hơn.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 4

Đi bộ đường dài rất có lợi cho mẹ bầu, giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Nhưng nếu đang đi cảm thấy mệt mỏi, mẹ bầu nên lập tức dừng lại, tìm chỗ có bề mặt phẳng ở gần nhất để ngồi nghỉ trong khoảng 5 – 10 phút. Mẹ bầu nơi chọn nơi thoáng đãng như công viên, vườn hoa để đi dạo hàng ngày là tốt nhất.


Khi leo cầu thang, ngược lại với cách đi trên đường bằng, mẹ bầu nên đặt ngón chân lên bậc thang trước rồi mới đến gót chân, lưng luôn giữ thẳng, trọng tâm cơ thể nghiêng về phía trước, di chuyển về phía trước bằng lực đẩy của chân sau. Chú ý phải đặt toàn bộ bàn chân lên bậc thang mới được di chuyển chân tiếp theo, chỉ sử dụng phần đầu ngón chân hoặc nửa bàn chân để đi cầu thang là rất nguy hiểm.



12 điều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi
” target=”_blank”>Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Tôi nhận ra những công việc không “làm ra tiền” thì không được coi trọng.


Hôm qua tôi có đọc được bài viết Kiếm tiền ít thì ở nhà chăm con và khi lướt xuống những comment ở phía dưới, tôi thấy buồn. Tôi buồn vì những người phụ nữ ở nhà chăm con như tôi chẳng được chồng coi trọng, được xã hội quan tâm và được những người phụ nữ khác thôi “đe doạ” sẽ có ngày chồng chán chồng bỏ.


Ngày nay, việc ở nhà chăm con thường được coi như “nghề” dễ nhất trong các loại nghề. Một số người thậm chí còn không coi đó là một “nghề”. Bất cứ bà mẹ đi làm nào cũng nói rằng “Ai mà chẳng muốn ở nhà chăm con”. Vậy nhưng dường như họ cần thời gian để làm những nghề “quan trọng” hơn và “vất vả” hơn.


Là một người mẹ đang ở nhà chăm con, tôi không hề có một giây phút nào để nghỉ ngơi. Rất nhiều người cho rằng những người phụ nữ như tôi cả ngày chỉ có việc nắm dài xem tivi. Họ đã quên mất làm một người mẹ thì khó khăn vất vả đến nhường nào. Đó là công việc đòi hỏi cả sức bền, sự kiên nhẫn, tinh thần thép và tình yêu thương vô bờ. Mẹ ở nhà thì làm gì? Xin thưa, tôi làm tất cả mọi thứ. Tôi giặt giũ, dọn dẹp, nấu nướng, cho con ăn, dạy con học, sửa cái bóng đèn, khâu lại cái cúc áo, là lại cho con bộ cánh phẳng phiu.


Là một người mẹ ở nhà chăm con, thời khắc hạnh phúc của tôi, đó là được vào phòng tắm một mình và không phải lo lắng đứa con trai siêu quậy sẽ không đập cửa rầm rầm đòi mẹ.


Là một người mẹ ở nhà chăm con, tôi vẫn kiếm ra tiền và công việc đó,theo tôi, là công việc khó khăn nhất. Kiếm tiền ngay khi vẫn ngồi ở nhà, ai nghe cũng sẽ tưởng tượng ra một công việc “thiên đường”. Nhưng để tôi nói cho chị em nghe: đó là một công việc chúng ta chỉ có thể làm khi con đã ngủ say, chỉ có thể tranh thủ vài phút ngồi bên máy tính một lần, chỉ có thể làm với một đứa trẻ đang chạy lăng xăng xung quanh và lúc nào cũng chỉ chực kéo mẹ xuống chơi với chúng, khóc lóc, cào cấu. Đó cũng là công việc nếu ngồi bàn công ty, ta có thể làm 8 tiếng thong thả. Nhưng với tôi, tôi chỉ được làm chúng trong 2 tiếng mỗi ngày.


Nhiều người sẽ hỏi tôi, ở nhà chăm con khổ thế? Sao còn ngồi đấy mà than? Sao còn không đi làm? Xin thưa, tôi làm vậy là vì con mình. Vì tôi muốn nuôi con bằng sữa mẹ, muốn được thấy lần đầu tiên con nói, lần vấp ngã đầu tiên của con, muốn cầm tay con chỉ dạy từng nét chữ, bước đi. Tôi muốn kỉ niệm thời ấu thơ của con, sẽ là những tháng ngày êm đềm với mẹ.



  


  


  


  


  

Con trai tôi giờ mới vào lớp 1, vậy nhưng con đã có thể học hết bảng cửu chương, biết đọc những quyển truyện dài, đi thi tiếng anh đoạt học bổng lớn. Con rất ngoan ngoãn, biết kính trên nhường dưới, biết lễ phép dạ vâng…tất cả đều do một tay mẹ uốn nắn chỉ dạy. Những người không biết tôi, họ có thể cho tôi là nhàn hạ. Vậy nhưng chồng và gia đình tôi, tất cả đều dành cho tôi một sự thương yêu và trân trọng, cảm phục.


“Phụ nữ mà biết kiếm tiền thì rất giỏi, nhưng để nuôi được một đứa con cho nên người thì còn giỏi hơn gấp nhiều lần”. Đó là điều tôi luôn tâm niệm.


Tôi viết bài viết này, là để chia sẻ tâm trạng với những chị em cùng đang ở nhà chăm con, mong chúng ta sẽ tìm được niềm vui và mục đích sống của mình trong cuộc đời.


Tâm sự của độc giả

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Từ khi có con, mẹ học được nhiều điều, thành một người phụ nữ quyến rũ khác cô thiếu nữ ngày xưa.


Mẹ vẫn còn nhớ những cảm xúc đầu tiên khi được bác sĩ siêu âm báo tin mình đã có thai. Nếu ai đó sung sướng, rơi nước mắt thậm chí là la lớn vì niềm hạnh phúc vỡ òa thì thú thật cảm xúc mừng vui của mẹ qua đi rất nhanh. Mẹ bắt đầu lo lắng không biết mình phải làm mẹ như thế nào đây? Ngày đó mẹ mới 24 tuổi, mới đi làm được hơn 1 năm.


Mẹ không phải người thích viết nhật ký, nhưng mẹ đã thay đổi


Điều đầu tiên mẹ làm là bắt đầu hành trình viết nhật ký cho con. Mẹ mua một cuốn sổ xinh xắn, dễ thương và nét chữ đầu tiên hiện ra: “Xin chào bạn bé bỏng!” . Cứ đều đặn mỗi lần đi khám thai về, mẹ lại hào hứng nói chuyện cùng con qua những dòng chữ nắn nót. Mẹ thủ thỉ với con về việc cô bác sĩ khen con có nụ cười xinh, khuôn mặt tròn, hay những thay đổi về kích thước của con trong tuần. Thậm chí có những lúc giận bố, mẹ cũng ghi mấy câu hờn trách mong con đứng về phía mẹ, bảo vệ mẹ. Có khi mẹ lại hỏi xem con ở trong bụng mẹ thì cảm giác ra sao. Mẹ con mình đã cùng nhau trò chuyện, chia sẻ với nhau mọi cảm xúc vui buồn trong suốt 9 tháng thai kỳ như hai người bạn thân thiết. Mẹ muốn ghi lại những kỉ niệm này, để sau khi con lớn lên, con biết mình đã được lớn lên trong tình yêu thương, và tự hào vì điều đó.


Mẹ chưa từng biết tiết kiệm, cho đến khi có con


Trước khi có con, mẹ chưa từng biết đến tiết kiệm. Cuộc sống vô lo vô nghĩ của một cô thiếu nữ khiến mẹ có thể thoải mái dùng tiền để mua một cái váy yêu thích hay đi ăn la cà với quán xá với bố. Vậy nhưng khi có con, bất ngờ thay, mẹ lại biết lên kế hoạch tài chính cho gia đình mình. Trong suốt quá trình mang thai, ngoài giờ làm việc ở cơ quan mẹ nhận thêm những công việc nhẹ nhàng để phát huy khả năng của mình như dịch bài cho một số tờ báo, nhập dữ liệu phiếu điều tra. Bố mẹ cũng không la cà hàng quán ăn uống lung tung như trước mà dậy sớm chuẩn bị bữa sáng, bữa trưa để mang đi làm. Điều này giúp chúng mẹ tiết kiệm được một kha khá tiền ăn, lại đảm bảo vệ sinh. Khi sinh con, nhờ có một khoản tiền dự phòng vừa đủ nên bố mẹ cũng không còn cảm thấy “quá tải” về mặt tài chính mà chỉ tập trung vào việc chăm sóc con cho thật khỏe mạnh.



Con gái yêu là động lực giúp mẹ thay đổi bản thân (ảnh minh họa)

Mẹ ốm chẳng biết chăm sóc mình, nhưng mẹ lại biết cách chăm con


Như nhiều đứa trẻ khác, con cũng có đôi lần ốm bệnh hay cảm vặt. Mẹ lập riêng một cuốn sổ tay riêng để theo dõi mỗi lần con bị bệnh, các loại thuốc bác sĩ kê. Tất cả các loại thuốc, tên thuốc mẹ đều yêu cầu bác sĩ nêu rõ ràng về chủng loại, hàm lượng, công dụng, tác dụng phụ. Việc theo dõi này đã giúp mẹ nắm một phần nào các loại thuốc thường dùng cho bệnh nhi để chủ động trong việc lựa chọn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý của con. Không phải cứ dùng thuốc ngoại đắt tiền hoặc bác sĩ muốn kê đơn ra sao thì mình sẽ thụ động làm theo mà phải có sự trao đổi thống nhất trong lúc khám, thăm bệnh cho con.


Mẹ không thích tham gia các forum trên mạng, nhưng rồi lại trở thành “thành viên tích cực”.


Từ khi có con, mẹ bắt đầu biết cởi mở, biết “lập nick’ và trở thành thành viên của những forum, những hội nhóm cho các bà mẹ trên mạng internet. Kỳ lạ thay, khi người ta trở thành mẹ, người ta bao dung hơn, thích quan tâm đến nhau hơn và sẵn sàng chia sẻ hơn. Mẹ muốn được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nuôi dạy, chăm sóc con cái của nhiều gia đình khác. Học hỏi để sau đó bản thân mình có sự lựa chọn, vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh, điều kiện của gia đình mình giúp mẹ nhàn, con khỏe ngoan chứ không phải đua theo, vì mẹ biết rằng, cha mẹ nào cũng muốn dành cho con những thứ tốt nhất. Mẹ cũng có thêm bạn bè từ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc, chúng mẹ đều là những bà mẹ trẻ đang học cách trở thành người mẹ tốt của những đứa con ngoan.


Bé ngoan của mẹ ạ, nghe “ngược đời” nhưng từ khi có con, mẹ học được nhiều điều, thành một người phụ nữ khác cô thiếu nữ ngày xưa. Và mẹ yêu mình của hôm nay, yêu người mẹ hết lòng vì con mà mẹ đang muốn trở thành này.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN