Hiển thị các bài đăng có nhãn phát triển trí não. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phát triển trí não. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Ngoài duy trì sữa mẹ cho con, việc bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho con bằng các sản phẩm dinh dưỡng với các thành phần dưỡng chất gần với sữa mẹ nhất cũng là việc vô cùng quan trọng.



Bởi lẽ, dinh duong cho tre chính là yếu tố mang tính nền tảng cho con sự khởi đầu vượt trội trong những năm đầu đời. Các câu hỏi về dinh dưỡng, và cho con sản phẩm dinh dưỡng nào luôn là đề tài quan tâm nhất của các bà mẹ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ cần cân nhắc nhiều khía cạnh khi lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng cho con.


Khỏe mạnh và Thông minh 


Khoa học cho thấy não trẻ phát triển rất nhanh trong những năm đầu đời, đạt 80% trọng lượng não người trưởng thành khi trẻ 2 tuổi. Đây chính là giai đoạn vàng cho sự phát triển trí não và trí thông minh của trẻ. Tại các phòng khám dinh dưỡng, câu hỏi mà các chuyên gia nhận được thường xuyên nhất là “Chọn sản phẩm dinh dưỡng thế nào để giúp con có đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trí não và thể chất?”.


Theo khuyến nghị của các tổ chức hàng đầu thế giới như WHO/FAO thì trong giai đoạn đầu đời, trẻ cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất như DHA, ARA, Choline, Đạm, I-ốt, Sắt, Kẽm… trong đó, DHA là đóng vai quan trọng nhất, chiếm 15% tổng các axit béo trong phần não trán, giúp tăng trưởng và kết nối của hàng tỉ tế bào thần kinh trong não bộ. Một khi các tế bào thần kinh kết nối chặt chẽ với nhau, trí thông minh của trẻ sẽ được phát huy tối đa. Vì vậy, FAO/WHO đã khuyến nghị hàm lượng DHA cần bổ sung cho trẻ theo từng giai đoạn: Trẻ dưới 1 tuổi là 17mg DHA/100kcal và trẻ trên 1 tuổi 75mg/DHA mỗi ngày. 



Dinh dưỡng cho con khởi đầu vượt trội 1



Trong giai đoạn này mẹ cần chú ý bổ sung dưỡng chất dành cho trí não để bé phát huy tối đa sức mạnh trí não. Một khi giai đoạn này đã qua đi thì không quay trở lại và trẻ sẽ mất đi cơ hội để phát triển trí não tối ưu. 


Các sản phẩm dinh dưỡng của Enfa A+ được hàng triệu mẹ tin dùng bởi thành phần dinh dưỡng gần với sữa mẹ nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu dưỡng chất cho trẻ nhỏ theo từng giai đoạn và đạt mức khuyến nghị của chuyên gia. 


Uy tín và phát triển dựa trên nền tảng khoa học 


Với hơn 100 năm phát triển, luôn lấy khoa học làm nền tảng, Mead Johnson Nutrition giờ đây là cộng sự của hơn 100 trường Đại học và Viện nghiên cứu hàng đầu thế giới. Mead Johnson Nutrition tự hào có được đông đảo các nhà khoa học làm việc hơn bất kỳ công ty dinh dưỡng nhi khoa nào khác trên thế giới. Lòng nhiệt huyết và chuyên môn cao của họ là sự đảm bảo chất lượng tốt nhất cho từng sản phẩm của Mead Johnson – Vì sự khởi đầu tốt đẹp cho hàng triệu trẻ em trên toàn câu. 


Dinh dưỡng cho con khởi đầu vượt trội 2

Các sản phẩm của Mead Johnson đều được phát triển dựa trên thành tựu khoa học


Với hơn 30 nghiên cứu lâm sàng về DHA và sự phát triển trí não của trẻ, các kết quả khoa học cho thấy DHA có tác động tích cực lên thị giác, có chỉ số phát triển trí tuệ cao hơn 7 điểm, khả năng xử lý tình huống tốt hơn và tăng khả năng ngôn ngữ cho của trẻ. Mead Johnson đã phát triển công thức DHA Power + dựa trên các nghiên cứu khoa học, bổ sung hàm lượng DHA theo khuyến nghị trong các sản phẩm dinh dưỡng của mình cho sự phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ, giúp bé phát huy sức mạnh trí não và tiềm năng học hỏi.


Nguồn bài viết: AFamily.VN

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn phát triển ngôn ngữ phong phú của bé. Tuy nhiên, đây là thời kỳ, bé dễ gặp phải một số rắc rối khi hòa nhập vào cuộc sống xung quanh như rối loạn về nhận thức, cảm xúc, hành vi và ngôn ngữ.

Bạn có thể tham khảo một số vấn đề chính sau đây:


1. Rối loạn ngôn ngữ


Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp của bé. Quá trình giao tiếp của bé bao gồm sự biểu đạt ngôn từ (sử dụng từ, đặt các loại câu) và sự tiếp nhận thông tin (hiểu được lời người khác nói và biết cách phản hồi đúng).


Các vấn đề thường gặp ở bé

Bé ít nói, thụ động hoặc tỏ ra khó khăn khi diễn đạt một vấn đề nào đó. Bé tỏ ra yếu trong quá trình phản hồi thông tin. Bé thường chậm chạp hoặc không trả lời rõ ý những câu hỏi của bạn.


Với bé 3 tuổi: Bé khó có thể nói hết một câu ngắn đầy đủ nghĩa.


Với bé 4 tuổi: Bé không biết cách hoàn thành một câu hoàn chỉnh gồm 3 từ trở lên. Bé cũng thường xuyên lẫn lộn khi sử dụng các đại từ nhân xưng.


Với bé 5 tuổi: Bé không phân biệt được các trạng từ đơn giản như bên trên, bên dưới, phía trước, phía sau…


Bé không nhớ được đầy đủ họ tên mình. Bé cũng ít tỏ ra hứng thú hoặc thích kể chuyện ở lớp mẫu giáo với bạn. Thậm chí, bạn hỏi gì bé mới trả lời.


Hướng dẫn dành cho bạn


Bạn nên thường xuyên cho bé tham gia chơi cùng các bạn khác. Bạn có thể tổ chức để các bé cùng hát, múa, cười đùa… Ở độ tuổi này, bạn nên cho bé đến trường mẫu giáo để bé có cơ hội hòa nhập với bạn bè.


Hình thành cho bé thói quen nghe một câu chuyện mỗi ngày và giúp bé đưa ra ý kiến khi kết thúc câu chuyện đó.


Thường xuyên trò chuyện và khuyến khích bé cách sử dụng từ ngữ trong giao tiếp hàng ngày.


Những rắc rối trong quá trình phát triển của bé mẹ cần lưu tâm 1
Ảnh minh họa.

2. Rối loạn các kỹ năng vận động


Bé không mấy hứng thú thậm chí tỏ ra thờ ơ với các trò vận động như chơi với bóng, chơi ôtô, xe máy hoặc tô vẽ màu…


Các vấn đề thường gặp ở bé


Bé khó khăn khi vẽ, chọn màu hay sắp xếp bố cục một bức tranh đơn giản. Bé lúng túng khi vận dụng các kỹ năng đá, bắt, ném khi chơi bóng.


Với bé 3 tuổi: Bé không thể tự mình lên xuống cầu thang nếu không có sự hỗ trợ của bạn.


Với bé 4 tuổi: Bé không biết cách ném một quả bóng nhựa, không biết đi xe đạp 3 bánh.


Với bé 5 tuổi: Bé không biết cách mặc chính xác những bộ quần áo đơn giản, khó khăn khi tự bé đánh răng hay rửa tay.


Hướng dẫn dành cho bạn


Bạn hãy thường xuyên khuyến khích và hướng dẫn để bé có thể hình thành và phát triển các kỹ năng vận động một cách tốt nhất.


3. Rối loạn cảm xúc


Quá trình phát triển cảm xúc của bé luôn song hành cùng quá trình phát triển thể chất. Cảm xúc là sự phản ứng của bé trước những yêu cầu hoặc mong đợi của cha mẹ.


Các vấn đề thường gặp


Với bé 3 tuổi: Bé ngại hoặc tỏ ra không quan tâm khi bạn muốn bé chơi cùng các bé khác. Bé ít chia sẻ cảm xúc với cha mẹ.


Với bé 4 – 5 tuổi: Bé tỏ ra sợ hãi và khóc không ngừng nếu không thấy sự có mặt của cha mẹ bên cạnh. Bé cũng không chịu trò chuyện với người nào khác ngoài người thân trong nhà bé.


Hướng dẫn dành cho bạn


Bạn hãy gợi ý để bé biết cách biểu lộ sự vui vẻ, lo lắng hay tức giận. Nếu bạn thấy bé có những dấu hiệu bất thường, hãy nhờ đến một chuyên gia về vấn đề này.


4. Rối loạn nhận thức


Bé không nhận biết và có ý thức chính xác với các hoạt động xung quanh mình.


Các vấn đề thường gặp


Với bé 3 tuổi: Bé khó khăn khi bạn yêu cầu tô lại một hình tròn. Bé không hiểu ý nghĩa của các chỉ dẫn đơn giản.


Với bé 4 – 5 tuổi: Bé không thể tập trung cho một hoạt động nào quá 5 phút. Không hào hứng với các trò chơi như các bạn cùng độ tuổi khác


Hướng dẫn dành cho bạn


Nếu bạn nhận thấy bé chậm phát triển trí tuệ và nhận thức, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho bé.



Gợi ý cha mẹ cách xử lý những tật xấu điển hình của bé lên 3.
” target=”_blank”>Những rắc rối trong quá trình phát triển của bé mẹ cần lưu tâm 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Hãy tham khảo những mốc quan trọng dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.

Theo thống kế Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ có tới gần 17% trẻ em tại Mỹ có biểu hiện khiếm khuyết về phát triển và hành vi. Sớm phát hiện khiếm khuyết ở trẻ nhỏ giúp các bậc phụ huynh sớm hành động. Thấu hiểu tầm quan trọng về sự phát triển bình thường của trẻ trong những năm đầu đời, CDC – Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, cơ quan trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đầu tư cho chiến dịch “Học dấu  hiệu. Sớm hành động”. Chiến dịch nhằm giúp các bậc phụ huynh nắm được từng bước phát triển của bé theo từng mốc phát triển quan trọng.


Những mốc phát triển quan trọng dưới đây liệt kê những điều hầu hết các bé có thể làm ở những giai đoạn nhất định, một số có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn.


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 1

Bé 02 tháng tuổi


Bé có thể làm gì tại mốc này?

Xã hội/Cảm xúc

- Tự trấn an bản thân (có thể bé sẽ cho tay vào trong miệng và mút tay)
- Bắt đầu cười với người khác
- Cố gắng nhìn gương mặt của bố, mẹ


Ngôn ngữ/Giao tiếp

- Miệng phát ra âm thanh nho nhỏ
- Hướng đầu về phía có âm thanh


Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)


- Chú ý tới khuôn mặt người
- Bắt đầu dõi mắt theo những vật chuyển động và nhận ra người ở khoảng cách nhất định
- Bắt đầu thể hiện cảm xúc khi buồn chán (khóc, quấy)


Vận động/ Phát triển thể chất


- Có thể cất đầu lên và bắt đầu rướn người khi cho nằm sấp
- Tay và chân chuyển động nhịp nhàng hơn

Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 2

Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển

- Âu yếm, nói chuyện, và chơi với bé trong lúc cho bé ăn, thay đồ và tắm cho bé.
- Giúp bé học cách trấn an bản thân. Không vấn đề gì nếu bé mút tay mình.


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 3

- Hãy bắt đầu tạo thời gian biểu và thực hiện đều đặn cho bé, bao gồm cả việc luyện cho bé ngủ đêm nhiều hơn ban ngày.
- Làm quen với những điều bé thích và không thích có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tự tin hơn.
- Luôn tỏ ra hào hứng và cười khi bé ú ớ phát ra âm thanh.
- Thỉnh thoảng bạn hãy bắt chước những âm thanh của bé, nhưng cũng hãy dùng cả những âm tiết rõ ràng của bạn.
- Hãy lưu tâm đến những tiếng khóc khác nhau của bé bạn sẽ học được cách phân biệt được khi nào bé cần gì.
- Nói chuyện, đọc sách, và hát cho bé nghe.
- Chơi ú òa với bé. Giúp bé cùng chơi ú òa.


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 4

- Đặt một chiếc gương an toàn vào trong cũi hoặc giường của bé để bé có thể nhìn được mình trong gương.
- Cùng xem tranh với bé và nói cho bé nghe về bức tranh
- Cho bé nằm sấp khi bé thức dậy và đặt đồ chơi cạnh bé


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 5

- Cầm đồ chơi hoặc xúc xắc phía trước bé và cổ vũ bé chạm vào.
- Bế đứng bé, chạm chân bé  xuống sàn. Hát và nói chuyện với bé trong lúc bế bé đứng.


Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn:


- Không phản ứng với âm thanh lớn
- Không nhìn theo đồ vật đang di chuyển
- Không cười với người khác
- Không cho tay vào miệng
- Không cất đầu lên hoặc rướn người khi nằm sấp.



Bé có những phản xạ từ lúc mới sinh nhưng nhiều phản xạ sẽ biến mất sau một vài tháng. Nếu bé không có những phản xạ được coi là tự nhiên nhất, bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ.
” target=”_blank”>Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 6

Nguồn bài viết: AFamily.VN