Hiển thị các bài đăng có nhãn omega. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn omega. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

“Gia đình rất tự hào vì đến với Học Viện IQ ngay từ những ngày đầu, qua đó có được phương pháp giáo dục tiên tiến và kiến thức dinh dưỡng hợp lý để chăm sóc bé”, chị Lê Thị Ái Như, phụ huynh bé Sẩm Phi Khôi (3 tuổi) chia sẻ.




Học viện IQ – bé học 1 biết 10 


 


Khởi động từ 5/10/2013, “Học Viện IQ – Bé học 1 biết 10” đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh trên cả nước. Vào trung tuần tháng 11 vừa qua, bé Sẩm Phi Khôi là một trong số 40 bé IQ xuất sắc nhận được phần học bổng “Đào tạo bé IQ” trong 6 tuần. Đây là chương trình để cha mẹ và bé cùng khám phá phương pháp giáo dục đa giác quan dành cho trẻ nhỏ được phát triển bởi Tiến sĩ Robert Titzer, Hoa Kì. 


 


Tự hào đến với Học Viện IQ


 


Ngoài học bổng “Đào tạo bé IQ”, bé Sẩm Phi Khôi còn may mắn còn nhận được phần thưởng là chuyến tham quan nhà máy và trung tâm nghiên cứu phát triển Abbott tại Singapore dành cho cả nhà, với sự tài trợ của nhãn hàng Similac GainPlus EyeQ. Trở về sau chuyến tham quan, chị Lê Thị Ái Như đã dành thời gian chia sẻ về cảm nhận của mình. 


 


Chị thấy phương pháp giáo dục đa giác quan của Học Viện IQ đã có hiệu quả như thế nào trong việc giáo dục trẻ? 


 


Chị Như: Gia đình tìm hiểu rất cặn kẽ qua Học Viện IQ cũng như các nguồn tài liệu khác về phương pháp này và nhận thấy đây là một phương pháp giáo dục ưu việt cho trẻ nhỏ, có thể phát triển đa giác quan và đặc biệt là khả năng ngôn ngữ cho trẻ ngay từ những năm đầu đời – điều tưởng như bất khả trong suy nghĩ của rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Ba mẹ cũng thu xếp thời gian rảnh để áp dụng với bé tại nhà qua việc thực tập các video về giáo dục đa giác quan; mua các thẻ chữ về các con vật, các loại rau quả và dạy bé ghi nhớ các chữ với các hình tương ứng. 


 


Ngoài giáo dục cho trẻ, Học Viện IQ còn mang lại cho các bậc cha mẹ nhiều thông tin dinh dưỡng bổ ích, thiết thực. Mình rất tự hào vì đã chọn lựa Abbott như một đại diện cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của các con ngay từ những ngày đầu.


 


Con tôi học được gì ở Học viện IQ? 1


Gia đình Sẩm Phi Khôi hào hứng cùng các gia đình bé IQ may mắn tham quan công viên sư tử – Merlion Park, Singapore


 


Gia đình mình vừa may mắn được tham quan nhà máy và trung tâm nghiên cứu phát triển Abbott tại Singapore,bé Phi Khôi hẳn đã rất thích thú với chuyến đi?


 


Chị Như: Chuyến đi rất bổ ích, thú vị. Được làm quen với những người bạn mới ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, bé Khôi qua đó đã có sự thay đổi về cách giao tiếp với mọi người, mạnh dạn hơn và thích nói tiếng Anh hơn. Bên cạnh đó bé còn tập được các thói quen tốt như xếp hàng, ý thức tập thể và không vứt rác bừa bãi.


 


Qua chuyến đi này gia đình được tiếp xúc nhiều hơn với đội ngũ nhân viên của 1 tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới. Họ thân thiện, nồng ấm, chuyên nghiệp và có tinh thần kỷ luật rất cao. Gia đình cũng hiểu được, phía sau những sản phẩm chất lượng là một đội ngũ chuyên gia nghiên cứu làm việc không ngừng để áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến trong việc cải tiến sản phẩm và công nghệ. Sau chuyến đi, mình đã đem nhiều thông tin tốt đẹp về thương hiệu này đến với người thân, bạn bè để mọi người có thể tin dùng các dòng sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao của Abbott cho từng đối tượng. 


 


Con tôi học được gì ở Học viện IQ? 2


Chị Ái Như và gia đình tại nhà máy Abbott, Singapore

    





Chỉ 1 dưỡng chất DHA đơn lẻ sẽ không đủ cho sự phát triển toàn diện của bé, bé cần được cung cấp một hệ dưỡng chất đầy đủ và khoa học. Hệ 12 dưỡng chất thiết yếu bao gồm: DHA, AA, Lutein, Omega 3, Omega 6, Phospholipid, Cholin, Taurin, Sắt, Kẽm, Acid Folic, I-ốt… và những dưỡng chất này cần hấp thu tốt để giúp bé hoàn thiện trí não, phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ. Similac GainPlus EyeQ mới cải tiến với Intelli – Pro, hỗn hợp DHA, Lutein và hệ chất béo được chứng minh lâm sàng giúp tăng cường hấp thu các dưỡng chất hỗ trợ sự phát triển trí não và thị giác của bé.


 


Con tôi học được gì ở Học viện IQ? 3


 

Cùng với chế độ dinh dưỡng tăng cường hấp thu cho trí não, Mẹ hãy khám phá phương pháp giáo dục đa giác quan dành cho trẻ nhỏ được phát triển bởi Tiến sĩ Robert Titzer tại chương trình “Học Viện IQ – Bé học 1 biết 10” do Viện nghiên cứu giáo dục phối hợp với Similac GainPlus EyeQ, trường SaiGon Academy và trường Vietnam Smart Kids tổ chức. Hãy theo dõi các bài học theo phương pháp giáo dục đa giác quan được phát sóng lúc 10h sáng thứ 7 hằng tuần trên kênh VTV3. Chương trình bắt đầu từ 5/10/2013 – 11/1/2014.






Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Ăn quá nhiều những loại thực phẩm này có thể khiến chị em bầu sảy thai.


Việc ăn uống trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên chọn lọc thực phẩm trước khi ăn. Và để thai kỳ hoàn hào cho đến ngày bé chào đời, mẹ cần hạn chế hoặc tránh những thực phẩm dưới đây vì chúng có thể khiến bạn sảy thai.


Các loại quả


Quả dứa


Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.


Táo mèo


Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.


Quả nhãn


Nhãn là một loại quả ăn rất ngon, có mùi thơm, vị ngọt. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.


Những loại rau quả dễ làm mẹ ‘mất’ con 1

  

Mẹ bầu ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai. (ảnh minh họa)


Đu đủ xanh


Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.


Quả đào


Quả đào có vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.


Mướp đắng (khổ qua)


Trong mướp đắng cũng rất giàu vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan, magiê nên loại quả này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch.


Có thể nói, lợi ích từ mướp đắng rất nhiều nhưng nếu việc sử dụng quá thường xuyên hoặc lạm dụng thì lại không tốt chút nào. Vị đắng của quả gây kích thích mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, hậu quả có thể gây sảy thai ở những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã qua nạo phá nhiều lần.


Những loại rau quả dễ làm mẹ ‘mất’ con 2

  

Mướp đắng có chứa những chất như Quinine, Morodicine và hạt mướp đắng có một chất là Vicine, đây là những chất có thể gây ngộ độc ở một số người. (ảnh minh họa)


Mướp đắng có chứa những chất như Quinine, Morodicine và hạt mướp đắng có một chất là Vicine, đây là những chất có thể gây ngộ độc ở một số người. Ngoài ra, ăn quá nhiều mướp đắng cũng gây ra tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hoá. Do đó, các nhà khoa học cảnh báo rằng phụ nữ có thai nên tránh ăn quá nhiều mướp đắng.


Các loại rau


Rau sam


Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào.


Rau dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.


Ngải cứu


Ngải cứu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm nên có tác dụng tốt trong việc điều hoà tuần hoàn máu, làm dịu thần kinh, giúp giảm đau cơ và các cơn đau ở vùng bụng.


Tuy ngải cứu được dùng trong một số bài thuốc nam nhằm an thai dành cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, thế nhưng nhiều người lầm tưởng ngải cứu là một vị thuốc an thai thì điều này không hoàn toàn đúng.


Việc sử dụng hợp lý ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.


Những loại rau quả dễ làm mẹ ‘mất’ con 3

Nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai. (ảnh minh họa)

Rau ngót


Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng… Trong rau ngót có chứa vitamin K, một loại vitamin hiếm trong giới thực vật. Đồng thời trong rau ngót còn có một lượng đạm thực vật, sắt, mangan và vitamin A.


Tuy nhiên trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.


Rau chùm ngây


Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, lá và hoa của rau chùm ngây có chứa gấp 7 lần lượng vitamin C của một quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa, gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt, hơn rau diếp cá 3 lần chất sắt và gấp 3 lần lượng kali trong chuối.


Đây hẳn là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng nhưng nó chắc chắn không dành cho người đang mang thai. Do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.


Rau răm


Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn.


Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.


Những loại rau quả dễ làm mẹ ‘mất’ con 4

Việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu (ảnh minh họa)

Các loại củ


Khoai tây mọc mầm xanh


Đây là thực phẩm rất độc vì có chứa một chất độc có tên là Solanin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng mà người ta chưa lường hết, nhất là rủi ro gây sẩy thai.


Đậu nành


Bởi vì trong đậu nành có chứa thành phần có thể gây ra các bất thường ở cơ quan sinh sản và khuyết tật tình dục đối với bé trai. Đó cũng chính là lý do vì sao đàn ông trong độ tuổi sinh sản không nên ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành bởi nó sẽ giết chết tinh trùng và cản trở quá trình thụ thai.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Phải cẩn thận trong sinh hoạt, ăn uống, vì những hoạt động của mẹ trong thai kỳ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí thông minh của bé.


Dù trí thông minh của bé được hưởng 1 phần do di truyền từ cha mẹ, nhưng đây không phải là tác nhân duy nhất quyết định chỉ số IQ. Vẫn còn nhiều yếu tố quan trọng khác tác động đến việc hình thành, phát triển trí não bé. Trong đó, giai đoạn bào thai là rất quan trọng, vì có đến 70% não bộ sẽ phát triển và được hoàn thiện vào thời điểm này. Các hoạt động thường ngày của mẹ bầu như ăn uống, tập thể dục, hay mẹ bị stress v.v… đều có ảnh hưởng nhất định đến trí thông minh của bé về sau.


Do đó, mẹ bầu cần lưu ý đến những gì nên hoặc không nên làm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến trí thông minh, cũng như giúp bé phát triển tối ưu não bộ ngay trong giai đoạn bào thai.



  Thận trọng trong sinh hoạt, chọn lựa thực phẩm … khi mang thai, mẹ sẽ giúp bé có thêm cơ hội phát triển trí thông minh, khả năng học hỏi nhanh nhạy sau này (hình minh họa)

Top việc nên làm giúp bé thêm thông minh, nhanh nhạy


- Bổ sung đầy đủ axit folic. Một chế độ ăn chứa nhiều axit folic rất quan trọng với sự phát triển trí não thai nhi, đồng thời giúp phòng tránh các khuyết tật nguy hiểm cho bé như dị tật ống thần kinh gây nên tình trạng não úng thủy, nứt đốt sống v.v… Theo khuyến nghị của Bộ Y tế Mỹ, mẹ bầu nên bổ sung 400 – 800 mcg axit folic mỗi ngày. Tuy nhiên, do hầu hết thai phụ không thể hấp thu đủ lượng axit folic cần thiết qua thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, vì vậy việc dùng thêm các viên thuốc cung cấp axit folic theo chỉ định của bác sĩ rất là cần thiết.


- Dùng nhiều thực phẩm chứa Omega 3 (DHA). 200 mg là lượng Omega 3 được các chuyên gia khuyên chị em nên dùng mỗi ngày trong suốt thai kỳ và trong thời gian cho con bú, bằng các nguồn cung từ thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá mòi, các loại hạt, quả óc chó, sữa v.v… và những thực phẩm bổ sung DHA. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên cung cấp thêm các dưỡng chất khác có ích cho việc phát triển não bộ thai nhi như Choline, I ốt, sắt v.v…, thường có nhiều trong thực phẩm hàng ngày và viên tổng hợp vitamin theo chỉ định bổ sung dinh dưỡng từ bác sĩ sản khoa.


- Tăng lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày. Để phát triển não bộ, cơ thể mẹ và bé đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ năng lượng mỗi ngày. Do đó, 1 chế độ ăn đủ protein là rất quan trọng. Thường trong thai kỳ, nhu cầu protein ở mẹ bầu sẽ tăng khoảng 30%, tương đương cần thêm từ 45 – 60 g đến 75 – 100 g đạm. Protein có nhiều trong các loại thịt nạc, thịt gia cầm, thịt đỏ, trứng, các loại đậu, sữa và chế phẩm từ sữa.


- Giảm tối đa stress. Căng thẳng trong giai đoạn ngắn, ở mức độ nhẹ không gây tác động tiêu cực gì đến trí não bé, nhưng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trầm cảm, stress dai dẳng, nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến chỉ số IQ của trẻ. Dù không thể tránh xa stress, nhưng mẹ bầu có thể học cách giải quyết các căng thẳng dai dẳng kéo dài, cũng như đừng “quan trọng hóa vấn đề” để tâm lý được thảnh thơi, thoái mái hơn. Nhiều hoạt động như thiền, yoga, hoặc massage cũng giúp mẹ bầu giảm được tối đa tác hại của stress lên tâm trí, từ đó giữ cho tinh thần được lạc quan, vui vẻ hơn.



  Thiền là cách hay để mẹ bầu “quẳng gánh lo mà vui sống”, nhờ đó bé cũng hưởng được nhiều tác dụng tích cực trong phát triển trí não ngay từ giai đoạn bào thai (hình minh họa)

- Siêng tập thể dục. Nghiên cứu mới nhất của Đại học Montreal (Canada) cho thấy, thai phụ thực hiện ít nhất 20 phút thể dục vừa phải vào khoảng 3 lần/ tuần sẽ giúp bé có kích hoạt não trưởng thành hơn cũng như giúp não phát triển nhanh. Vì vậy, trong thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên vận động và tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội v.v… ngoài tác dụng giúp bé thông minh, các bài tập này còn hỗ trợ các mẹ vượt cạn nhanh và đỡ đau hơn, đồng thời mau lấy lại vóc dáng sau sinh.


Top việc không nên làm


- Không để cơ thể quá nóng. Tập thể dục trong suốt thai kỳ là rất cần thiết và có ích cho cả mẹ và bé, tuy vậy, bạn cần giữ cho cơ thể đừng quá nóng. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, sẽ làm nhiệt độ nước ối tăng, từ đó ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi không chỉ về trí não mà còn có khi gây nên dị tật, sẩy thai v.v… Mẹ bầu cũng nên tránh xa các hoạt động sinh nhiệt khác như tắm hơi, xông hơi, ngâm mình trong bồn nước nóng v.v…


- Không ăn hải sản chứa nhiều thủy ngân. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) đã khẳng định, thai phụ ăn nhiều hải sản chứa thủy ngân dễ sinh ra em bé bị tổn hại lâu dài về não và tim. Cụ thể, kết quả kiểm tra mẫu máu của 1000 trẻ ở độ tuổi từ 7 – 14 tuổi đã cho thấy, những trẻ có tổn thương về não và tim thường là trẻ có nồng độ thủy ngân trong máu cao vượt mức cho phép 1 microgram/g. Các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân mà mẹ bầu nên tránh trong suốt thai kỳ là cá ngừ, cá kiếm, cá ngân, cá mập, cá thu v.v… Ngoài ra, cũng như thủy ngân, chì được xem là độc chất đối với việc phát triển trí não của bé. Vì cả thủy ngân và chì đều có mặt ở môi trường sống xung quanh, nên mẹ bầu cần lưu ý tránh hai chất độc này bằng cách sử dụng các vật dụng bằng pha lê, thủy tinh, gốm, không dùng sơn pha chì, ăn nhiều thực phẩm chứa sắt, canxi, vitamin C để giúp cơ thể chống hấp thu thủy ngân và chì v.v…


- Không dùng thực phẩm chứa cồn. Các thức uống có cồn như bia, rượu sẽ nhanh chóng thâm nhập qua nhau thai vào thai nhi, với nồng độ gần bằng nồng độ cồn trong máu mẹ. Trong khi đó, bé phải mất gấp đôi thời gian so với người bình thường để thải cồn ra khỏi cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại không nhỏ của cồn với sự phát triển trí não, thể chất của thai nhi. Cụ thể, nếu uống nhiều hơn 2 đơn vị rượu bia trong 1 ngày sẽ làm tăng nguy cơ bé gặp phải các vấn đề về khả năng nói, học hỏi, ngôn ngữ, làm suy giảm mức độ tập trung và khiến bé dễ mắc chứng hiếu động thái quá. Nếu mẹ uống quá 6 đơn vị rượu bia một ngày có thể sinh con bị hội chứng nhiễm rượu bào thai, gây nên tình trạng chậm phát triển tâm thần, thần kinh ở trẻ.



  Mẹ tuyệt đối không dùng rượu bia hay thuốc lá, cocaine khi mang thai, vì chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài đến sự phát triển thần kinh và tâm thần ở bé (hình minh họa)

- Không hút thuốc, sử dụng thuốc gây nghiện. Các nhóm thuốc gây nghiện như cocaine, amphetamin v.v… là các loại thuốc kích thích, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào thần kinh. Vì vậy, nếu mẹ bầu sử dụng những loại thuốc này trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở thai nhi, như tạo các khối u nang trong não bé, tăng khuyết tật khi sinh, trẻ sinh ra dễ mắc chứng nghiện giống mẹ, đồng thời phát triển hành vi khác thường, kém phát triển trí não, ngỗ ngược và ảnh hưởng lâu dài đến sự hình thành tâm tính khi trưởng thành.


Cũng giống như cocaine, chất nicotin có nhiều trong thuốc lá là loại chất gây nghiện. Do đó, khi mẹ bầu hút thuốc lá, nicotin sẽ ngấm sâu vào máu, qua nhau thai đi vào bào thai. Thời gian phơi nhiễm nicotin càng lâu, bé càng dễ mắc chứng nghiện gây hậu quả nghiêm trọng như suy hô hấp do thiếu oxy, bào thai phát triển không bình thường về thể chất và trí tuệ v.v…

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Cơ thể sử dụng các chất béo chuỗi ngắn để tạo nên các axit béo chuỗi dài, giúp cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách, tùy mục đích của chúng.


Axit béo cần thiết (essential fatty acids – EFAs) giúp xây dựng các tế bào, duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm khỏe tim và các mạch máu, tăng miễn dịch và giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. EFAs cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị giác và bộ não của bé.


Có 2 loại EFAs: Đó là Omega-6 (axit linoleic) và Omega-3 (axit alpha-linolenic).


Cơ chế hoạt động của các axit béo cần thiết


Cơ thể sử dụng các chất béo chuỗi ngắn để tạo nên các axit béo chuỗi dài, giúp cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách, tùy mục đích của chúng.


Một trong những axit béo chuỗi dài mà cơ thể sản xuất từ axit alpha-linolenic là DHA (docosahexaenoic acid), rất cần thiết cho não và mắt của bé. Điều này giải thích tại sao sữa bột dành cho các bé nhũ nhi đều có chứa DHA và đó cũng là lý do phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh được khuyên nên tăng cường DHA trong chế độ ăn của họ, qua thực phẩm và cả viên bổ sung.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 1

  

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất DHA của cơ thể bé, gồm lượng chất béo Omega-6, chất béo bão hòa và chất béo trans (trans fats) trong chế độ ăn. Mất cân bằng chất béo Omega-6 và Omega-3 có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch và phản ứng kháng viêm của cơ thể. Điều này nghĩa là bé dễ mắc bệnh như bệnh tim mạch và tiểu đường.


EPA (eicosapentaenoic acid) là một axit béo chuỗi dài mà bé hấp thu qua sữa mẹ. Giống DHA, chất này còn có trong các loại cá chứa dầu.


Lượng EFAs cho bé


- Bé 1-3 tuổi: 7000mg Omega-6 và 700mg Omega-3 mỗi ngày.


- Bé 4-8 tuổi: 10.000mg Omega-6 và 900mg Omega-3 mỗi ngày.


Omega-6 và Omega3 có mặt trong nhiều loại thực phẩm.


Nguồn dồi dào EFAs


Thực phẩm nhiều Omega-3:


- 30g đậu phụ: 300mg Omega-3.


- ½ bát đậu nành nấu chín: 500mg Omega-3.


- 1 thìa dầu hạt lanh: 1.500mg Omega-3.


- 1 thìa bơ lạc bổ sung Omage-3: 4.500mg Omega-3.


Ngoài ra, Omega-3 còn có trong sữa, sữa chua, nước cam ép và trứng. Omega-3 cũng có thể hiện diện trong nhiều loại thức ăn chế biến sẵn; do đó, bạn nên đọc kỹ nhãn hiệu trước khi cho bé ăn món gì.


Nguồn dồi dào Omega-6: Nhìn chung, Omega-6 có trong nhiều loại thực phẩm hơn Omega-3. Chẳng hạn, trong dầu đậu nành, hạt hướng dương, dầu ngô…


- 1 thìa dầu hạt hướng dương: 2.900mg Omega-6.


- 1 thìa dầu ngô: 2.400mg Omega-6.


- 1 thìa dầu cây rum: 3.300mg Omega-6.


- 1 thìa dầu đậu nành: 2600mg Omega-6.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 2

 

Để bé đủ DHA và EPA

 

Cơ thể bé dùng Omega-3 để tạo ra DHA và EPA. Các chuyên gia đề nghị, bé 1-3 tuổi cần 70mg DHA và EPA mỗi ngày; bé 4-8 tuổi cần 90mg DHA và EPA mỗi ngày. Nên khuyến khích bé ăn các thực phẩm giàu DHA hàng tuần, chẳng hạn:

- 30g cá hồi nấu chín: 400mg DHA.


- 30g cá thu đóng hộp: 226mg DHA.


- 30g cá sardines: 282mg DHA.


Ngoài ra, DHA còn có trong sữa, trứng, bánh… có bổ sung DHA.


Khi bé nhận quá nhiều EFAs


Quá nhiều EFAs sẽ dẫn tới mất cân bằng. Cách tốt nhất để cân bằng các axit béo cho dinh dưỡng của bé là chọn thực phẩm giàu Omega-3, tránh chất béo bão hòa và chất béo trans.


Trans fats có mặt trong nhiều đồ ăn chiên rán, bánh kẹo, pizza, bơ thực vật… Trans fats làm tăng LDL (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol tốt). Vì thế, nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiẻu đường.


Chất béo bã hòa có trong các thực phẩm từ động vật như thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, bơ, pho mát… Chúng cũng được tìm thấy trong đồ ăn nướng, chiên rán và một số thực phẩm từ thực vật như tinh dầu cọ, tinh dầu dừa…

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Omega-6 và omega-3 là 2 loại chất béo cần để giúp bé thông minh hơn, mắt sáng hơn và hệ thần kinh phát triển hơn.

Axit béo cần thiết (essential fatty acids – EFAs) giúp xây dựng các tế bào, duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm khỏe tim và các mạch máu, tăng miễn dịch và giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. EFAs cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị giác và bộ não của bé.


Có 2 loại EFAs: Đó là Omega-6 (axit linoleic) và Omega-3 (axit alpha-linolenic).


Cơ chế hoạt động của các axit béo cần thiết


Cơ thể sử dụng các chất béo chuỗi ngắn để tạo nên các axit béo chuỗi dài, giúp cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách, tùy mục đích của chúng.


Một trong những axit béo chuỗi dài mà cơ thể sản xuất từ axit alpha-linolenic là DHA (docosahexaenoic acid), rất cần thiết cho não và mắt của bé. Điều này giải thích tại sao sữa bột dành cho các bé nhũ nhi đều có chứa DHA và đó cũng là lý do phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh được khuyên nên tăng cường DHA trong chế độ ăn của họ, qua thực phẩm và cả viên bổ sung.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 1

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất DHA của cơ thể bé, gồm lượng chất béo Omega-6, chất béo bão hòa và chất béo trans (trans fats) trong chế độ ăn. Mất cân bằng chất béo Omega-6 và Omega-3 có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch và phản ứng kháng viêm của cơ thể. Điều này nghĩa là bé dễ mắc bệnh như bệnh tim mạch và tiểu đường.


EPA (eicosapentaenoic acid) là một axit béo chuỗi dài mà bé hấp thu qua sữa mẹ. Giống DHA, chất này còn có trong các loại cá chứa dầu.


Lượng EFAs cho bé


- Bé 1-3 tuổi: 7000mg Omega-6 và 700mg Omega-3 mỗi ngày.


- Bé 4-8 tuổi: 10.000mg Omega-6 và 900mg Omega-3 mỗi ngày.


Omega-6 và Omega3 có mặt trong nhiều loại thực phẩm.


Nguồn dồi dào EFAs


Thực phẩm nhiều Omega-3:


- 30g đậu phụ: 300mg Omega-3.


- ½ bát đậu nành nấu chín: 500mg Omega-3.


- 1 thìa dầu hạt lanh: 1.500mg Omega-3.


- 1 thìa bơ lạc bổ sung Omage-3: 4.500mg Omega-3.


Ngoài ra, Omega-3 còn có trong sữa, sữa chua, nước cam ép và trứng. Omega-3 cũng có thể hiện diện trong nhiều loại thức ăn chế biến sẵn; do đó, bạn nên đọc kỹ nhãn hiệu trước khi cho bé ăn món gì.


Nguồn dồi dào Omega-6: Nhìn chung, Omega-6 có trong nhiều loại thực phẩm hơn Omega-3. Chẳng hạn, trong dầu đậu nành, hạt hướng dương, dầu ngô…


- 1 thìa dầu hạt hướng dương: 2.900mg Omega-6.


- 1 thìa dầu ngô: 2.400mg Omega-6.


- 1 thìa dầu cây rum: 3.300mg Omega-6.


- 1 thìa dầu đậu nành: 2600mg Omega-6.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 2

Để bé đủ DHA và EPA


Cơ thể bé dùng Omega-3 để tạo ra DHA và EPA. Các chuyên gia đề nghị, bé 1-3 tuổi cần 70mg DHA và EPA mỗi ngày; bé 4-8 tuổi cần 90mg DHA và EPA mỗi ngày. Nên khuyến khích bé ăn các thực phẩm giàu DHA hàng tuần, chẳng hạn:


- 30g cá hồi nấu chín: 400mg DHA.


- 30g cá thu đóng hộp: 226mg DHA.


- 30g cá sardines: 282mg DHA.


Ngoài ra, DHA còn có trong sữa, trứng, bánh… có bổ sung DHA.


Khi bé nhận quá nhiều EFAs


Quá nhiều EFAs sẽ dẫn tới mất cân bằng. Cách tốt nhất để cân bằng các axit béo cho dinh dưỡng của bé là chọn thực phẩm giàu Omega-3, tránh chất béo bão hòa và chất béo trans.


Trans fats có mặt trong nhiều đồ ăn chiên rán, bánh kẹo, pizza, bơ thực vật… Trans fats làm tăng LDL (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol tốt). Vì thế, nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiẻu đường.


Chất béo bã hòa có trong các thực phẩm từ động vật như thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, bơ, pho mát… Chúng cũng được tìm thấy trong đồ ăn nướng, chiên rán và một số thực phẩm từ thực vật như tinh dầu cọ, tinh dầu dừa…



Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Chất béo giúp ngăn cách các dây thần kinh, cải thiện khả năng học tập cũng như phát triển chức năng của mắt.
Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN