Hiển thị các bài đăng có nhãn ngon miệng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngon miệng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Cà rốt rất tốt cho bé, vì vậy mẹ đừng bỏ qua thực phẩm này trong thực đơn của bé nhé! Và dưới đây là một vài cách nấu cháo (bột) với cà rốt cho bé.


- Bột (cháo) gạo đem nấu cùng carrot, súp lơ trắng và phômai thích hợp cho bé mới ăn dặm. Carrot, súp lơ trắng nghiền nhuyễn, cho vào nồi bột đang sôi cùng với phômai. Khuấy đều cho cả carrot, phômai cùng sánh và chín là được.


- Carrot nấu bột cùng khoai tây, thịt gà giúp bé ngon miệng.


- Thịt bò băm nhỏ, nấu cháo cùng carrot đã được xắt nhỏ và đỗ trắng được ninh nhừ là món ngon miệng cho bé. Cho đỗ trắng vào nồi, ninh nhừ. Cho tiếp carrot vào hầm. Cuối cùng, cho thịt bò băm nhỏ. Để tất cả các nguyên liệu trên vào trộn đều, sôi trở lại thì bắc nồi xuống. Múc cháo ra bát, trộn thêm dầu ăn và gia vị (nếu cần).


- Cháo thịt bò, nấu cùng carrot. Thịt bò băm qua, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Carrot cũng cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn (tùy độ tuổi của bé mà độ nhuyễn khác nhau). Khi cháo nhừ, cho thịt bò vào cháo, nấu cho chín trở lại. Sau đó, cho carrot xay vào, nấu sôi trở lại. Bắc cháo xuống, thêm dầu ăn.


Hoặc cháo thịt bò nấu cùng trứng gà, đậu Hà Lan, carrot.


Gợi ý chế biến một số món cháo với cà rốt cho bé 1

- Bột (cháo) hay soup tôm nấu cùng carrot.

- Cháo lươn carrot. Cho gạo và carrot băm vào ninh thành cháo. Lươn làm sạch, hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ. Cháo sôi thì cho lươn vào, đun sôi trở lại thì tắt bếp. Để cháo hơi nguội thì cho ½ thìa nhỏ dầu ăn vào trộn đều. Có thể nêm gia vị cho cháo, tùy độ tuổi của bé.


- Cháo cá quả, carrot. Bạn cần có thêm ít hành tây, hành lá, rau mùi, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm. Gạo bỏ vào nồi nấu thành cháo. Cho dầu ăn vào chảo, phi với tỏi tây, carrot, thịt cá quả. Nêm gia vị vừa miệng.


Chờ cháo sôi, cho carrot, cá đã xào chín vào, đun sôi lại thì tắt bếp.


Lưu ý: Để tránh nguy cơ bé bị thừa vitamin A, gây vàng da, bạn chỉ nên cho con ăn khoảng 2 bữa cháo carrot mỗi tuần. Mỗi bữa khoảng một khoanh carrot nhỏ.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Giai đoạn bé cần ăn bữa phụ là khoảng 1-3 tuổi. Các mẹ nên cho bé ăn 3 bữa chính và 1-3 bữa vặt mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu cần năng lượng của bé.


Khi bé Mon ăn dặm, mẹ Mon đã rất băn khoăn không biết làm những món gì cho bữa phụ của con vừa nhẹ nhàng lại vừa đầy đủ dưỡng chất. Sau một thời gian nghiền ngẫm với kinh nghiệm của các bà mẹ đi trước và học thêm ở lớp học nấu ăn trên Viện Dinh Dưỡng, mẹ Mon đã có một danh sách bữa phụ phong phú cho con.


Các mẹ có thể tham khảo những gợi ý sau nhé:


Đối với bữa ăn chính của con, bạn cần chọn đủ 4 nhóm thực phẩm: rau xanh, chất đạm, chất béo và tinh bột.


Đối với bữa ăn vặt của con, bạn có thể chọn ít nhất là 2 nhóm thực phẩm. Sữa có thể thay thế cho nhóm chất béo hoặc nhóm giàu đạm.


Bạn chỉ cho bé ăn (uống) sữa và nước quả trong những bữa ăn vặt. Ngoài ra, nên cho con uống nước lọc vào những lúc khác.


Gợi ý về thức ăn nguội


Sau đây là một số thức ăn nguội có thể dùng cho các bữa ăn vặt lành mạnh của bé:


- Sữa hoặc sữa chua xay với hoa quả.


- Sữa chua trộn với hoa quả cắt miếng nhỏ; sữa chua với bánh ngọt. Đậu phụ có thể ăn kèm với hoa quả tươi.


- Bánh mì sandwich với trứng, cá ngừ, xốt gà, phômai cắt miếng hoặc thịt mềm. Phômai bào hoặc cắt miếng vuông với bánh mỳ nguyên chất


- Bánh ngọt nhỏ và cam cắt múi. Bánh bột gạo trét mỏng một lớp kem hoặc quả bơ xay nhuyễn.


- Bánh mì với chuối chín.


- Các loại mỳ ống, mỳ sợi, nui, cháo…


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 1

 

Gợi ý về thức ăn nóng

 

Sau đây là một số thức ăn nóng có thể dùng cho các bữa vặt lành mạnh của bé:

- Cháo thịt cắt miếng nhỏ.


- Cháo yến mạch với sữa nguyên chất.


- Bánh kếp (bánh ngọt mỏng làm bằng bột, nhào trứng và sữa, nướng đều hai mặt và ăn nóng, có thể có nhân bên trong).


- Trứng tráng khổ nhỏ hoặc trứng ốp la và bánh mì nướng.


- Bánh mỳ kẹp xốt thịt, đậu băm nóng.


- Spaghety với xốt cà chua hoặc xốt thịt. Mỳ sợi với thịt vo viên.


- Súp cá với bánh mỳ.


- Cháo thịt gà và rau.


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 2

 

Gợi ý về rau quả

 

Rau nên nấu mềm, chẳng hạn như carrot, súp lơ, đậu đỗ hoặc cải bắp. Nấu mềm thành cháo, súp hoặc nước xốt rưới lên mỳ ống sẽ khiến bé ngon miệng.

- Hoa quả tươi, mềm cần cắt miếng, bỏ lõi, hột và vỏ cứng, chẳng hạn như táo, chuối, dâu, kiwi, dưa, đào, lê hoặc mận. Nho hoặc cà chua nhỏ cắt dài thành 4 miếng để bé dễ ăn.


- Ngoài ra, bạn có thể làm sinh tốt cà chua hoặc nước các loại rau cho bé thưởng thức.


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 3

 

Đồ uống cho bé

 

Không phải lúc nào bé cũng biết nói cho cha mẹ biết mình đang khát. Các bé còn dễ bị mất nước hơn người lớn. Vì thế, nên cho bé bú mẹ cho đến khi được 2 tuổi trở lên. Sữa mẹ bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng và các bệnh khác.

Với bé 1-3 tuổi không (hoặc ít) bú mẹ nên cho bé uống khoảng 500ml (tương đương 2 cốc) sữa mỗi ngày. Bởi vì, bé trong tuổi chập chững cần có chất béo để phát triển não. Do đó, cha mẹ nên cho bé uống sữa nguyên chất cho đến khi bé được 2 tuổi. Không nên cho bé dưới 2 tuổi uống sữa rút bớt chất béo (1% và 2%).


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 4

Cho uống nước lọc trong thời gian giữa các bữa ăn chính và ăn vặt để bé bớt khát.

Nếu cho bé uống nước quả, cần giới hạn khoảng 125-175m (tương đương 1/2-3/4 cốc) mỗi ngày. Chỉ cho uống nước quả hoặc nước rau chất lượng tốt. Nên cho uống nước quả trong cốc, không cho bú nước quả trong bình. Nên nhớ, hoa quả tươi bao giờ cũng tốt hơn cho bé so với nước hoa quả.


Phòng hóc nghẹn cho bé


- Bạn cần luôn luôn có mặt bên cạnh bé khi bé ăn, uống. Nhớ cho bé ngồi khi ăn.


- Bạn nên làm gương tốt cho con bằng cách ăn chậm, nhai kỹ.


- Bạn cần nấu chín hoặc (bào vụn) các loại rau củ cứng như carrot, bí đao… Cần cắt hoa quả thành nhiều miếng nhỏ và lấy hột ra. Nên gỡ xương cá và lọc ra từng miếng mỏng trước khi cho bé ăn. Dùng các đầu ngón tay để bóp cá, tìm và gỡ xương.


- Bạn cần cắt dọc (theo chiều dài) các loại thức ăn tròn như nho và xúc xích trước; sau đó, mới cắt thành nhiều miếng nhỏ. Bạn nên trét mỏng bơ (phômai) trên bánh mì nướng.


- Đề phòng khi bé ăn lạc, ngô rang… kẹo cứng, kẹo cao su hoặc kẹo dẻo; các thức ăn dính đặc trên thìa.

 

Theo PLXH

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN