Hiển thị các bài đăng có nhãn nướng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nướng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Nếu con bạn có biểu hiện kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh và làn da xanh… thì rất có thể bé đang bị thiếu máu.
Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu


Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây của trẻ.


Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.


Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to…


Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.


Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 1

Bổ sung chất sắt cho bé


Thông thường, bé mới tập đi cần 7mg sắt mỗi ngày. Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hemoglobin (sắc tố đỏ chứa oxy có trong máu), và myoglobin (sắc tố chứa oxy có trong cơ). Thiếu  sắt có thể dẫn đến thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, suy yếu, chóng mặt hoa mắt, cáu gắt, da dẻ xanh xao, môi khô… Sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của não.


Cần lưu ý rằng sự khác biệt giữa chất sắt có trong thực vật và chất sắt có trong động vật. Sắt Heme – loại chất sắt có trong động vật như thịt, cá, tôm, cua, nghêu, sò, thịt các loại gia cầm… dễ hấp thụ đối với cơ thể. Nhưng loại chất sắt cơ thể cần lại không phải là Heme mà là một loại khác có trong các loại rau  màu xanh đậm, đậu và các loại hoa quả sấy khô…(lòng đỏ trứng cũng chứa chất sắc, hầu hết là chất sắc thực vật).


Bạn có thể tăng cường thêm chất sắt thực vật bằng cách cho bé ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt Heme. Thực phẩm giàu vi-ta-min C như các loại rau quả nước cam, cam, dâu Tây, tiêu đỏ, đu đủ, bông cải xanh, nho, dưa lưới, xoài, cà chua và khoai tây cũng có thể giúp tăng cường chất sắc thực vật..


Một số nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất cho bé:


¼ tách rau biển (bao gồm các loại tảo, rong biển)


1/3 tách bột ngũ cốc pha sẵn: 4.5mg


1/3 tách bột yến mạch pha sẵn: 4mg


¼ tách sữa đậu nành: 2.2mg


Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 2

¼ chén thịt heo, đậu nướng và nước sốt cà chua: 2mg


¼ tách đậu xanh


28g thịt thái lát nướng: 1mg


28g tôm: 9mg


½ bánh mì hamburger loại vừa (khoảng 43g): 9mg


¼ tách đậu đen: 9mg


1 thìa súp mầm lúa mì: 5mg


¼ chén đậu phụ: 9mg (lượng dưỡng chất sẽ khác nhau tùy vào từng loại đậu phụ.)


½ quả trứng lớn: 3mg


28g thịt ức gà: 2mg


Lưu ý: Số mg sẽ thay đổi tùy vào dụng cụ đo lường, chất lượng thực phẩm và nhãn hàng…



Thiếu máu ở bé và 5 nguyên nhân thường gặp
” target=”_blank”>Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Giai đoạn bé cần ăn bữa phụ là khoảng 1-3 tuổi. Các mẹ nên cho bé ăn 3 bữa chính và 1-3 bữa vặt mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu cần năng lượng của bé.


Khi bé Mon ăn dặm, mẹ Mon đã rất băn khoăn không biết làm những món gì cho bữa phụ của con vừa nhẹ nhàng lại vừa đầy đủ dưỡng chất. Sau một thời gian nghiền ngẫm với kinh nghiệm của các bà mẹ đi trước và học thêm ở lớp học nấu ăn trên Viện Dinh Dưỡng, mẹ Mon đã có một danh sách bữa phụ phong phú cho con.


Các mẹ có thể tham khảo những gợi ý sau nhé:


Đối với bữa ăn chính của con, bạn cần chọn đủ 4 nhóm thực phẩm: rau xanh, chất đạm, chất béo và tinh bột.


Đối với bữa ăn vặt của con, bạn có thể chọn ít nhất là 2 nhóm thực phẩm. Sữa có thể thay thế cho nhóm chất béo hoặc nhóm giàu đạm.


Bạn chỉ cho bé ăn (uống) sữa và nước quả trong những bữa ăn vặt. Ngoài ra, nên cho con uống nước lọc vào những lúc khác.


Gợi ý về thức ăn nguội


Sau đây là một số thức ăn nguội có thể dùng cho các bữa ăn vặt lành mạnh của bé:


- Sữa hoặc sữa chua xay với hoa quả.


- Sữa chua trộn với hoa quả cắt miếng nhỏ; sữa chua với bánh ngọt. Đậu phụ có thể ăn kèm với hoa quả tươi.


- Bánh mì sandwich với trứng, cá ngừ, xốt gà, phômai cắt miếng hoặc thịt mềm. Phômai bào hoặc cắt miếng vuông với bánh mỳ nguyên chất


- Bánh ngọt nhỏ và cam cắt múi. Bánh bột gạo trét mỏng một lớp kem hoặc quả bơ xay nhuyễn.


- Bánh mì với chuối chín.


- Các loại mỳ ống, mỳ sợi, nui, cháo…


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 1

 

Gợi ý về thức ăn nóng

 

Sau đây là một số thức ăn nóng có thể dùng cho các bữa vặt lành mạnh của bé:

- Cháo thịt cắt miếng nhỏ.


- Cháo yến mạch với sữa nguyên chất.


- Bánh kếp (bánh ngọt mỏng làm bằng bột, nhào trứng và sữa, nướng đều hai mặt và ăn nóng, có thể có nhân bên trong).


- Trứng tráng khổ nhỏ hoặc trứng ốp la và bánh mì nướng.


- Bánh mỳ kẹp xốt thịt, đậu băm nóng.


- Spaghety với xốt cà chua hoặc xốt thịt. Mỳ sợi với thịt vo viên.


- Súp cá với bánh mỳ.


- Cháo thịt gà và rau.


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 2

 

Gợi ý về rau quả

 

Rau nên nấu mềm, chẳng hạn như carrot, súp lơ, đậu đỗ hoặc cải bắp. Nấu mềm thành cháo, súp hoặc nước xốt rưới lên mỳ ống sẽ khiến bé ngon miệng.

- Hoa quả tươi, mềm cần cắt miếng, bỏ lõi, hột và vỏ cứng, chẳng hạn như táo, chuối, dâu, kiwi, dưa, đào, lê hoặc mận. Nho hoặc cà chua nhỏ cắt dài thành 4 miếng để bé dễ ăn.


- Ngoài ra, bạn có thể làm sinh tốt cà chua hoặc nước các loại rau cho bé thưởng thức.


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 3

 

Đồ uống cho bé

 

Không phải lúc nào bé cũng biết nói cho cha mẹ biết mình đang khát. Các bé còn dễ bị mất nước hơn người lớn. Vì thế, nên cho bé bú mẹ cho đến khi được 2 tuổi trở lên. Sữa mẹ bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng và các bệnh khác.

Với bé 1-3 tuổi không (hoặc ít) bú mẹ nên cho bé uống khoảng 500ml (tương đương 2 cốc) sữa mỗi ngày. Bởi vì, bé trong tuổi chập chững cần có chất béo để phát triển não. Do đó, cha mẹ nên cho bé uống sữa nguyên chất cho đến khi bé được 2 tuổi. Không nên cho bé dưới 2 tuổi uống sữa rút bớt chất béo (1% và 2%).


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 4

Cho uống nước lọc trong thời gian giữa các bữa ăn chính và ăn vặt để bé bớt khát.

Nếu cho bé uống nước quả, cần giới hạn khoảng 125-175m (tương đương 1/2-3/4 cốc) mỗi ngày. Chỉ cho uống nước quả hoặc nước rau chất lượng tốt. Nên cho uống nước quả trong cốc, không cho bú nước quả trong bình. Nên nhớ, hoa quả tươi bao giờ cũng tốt hơn cho bé so với nước hoa quả.


Phòng hóc nghẹn cho bé


- Bạn cần luôn luôn có mặt bên cạnh bé khi bé ăn, uống. Nhớ cho bé ngồi khi ăn.


- Bạn nên làm gương tốt cho con bằng cách ăn chậm, nhai kỹ.


- Bạn cần nấu chín hoặc (bào vụn) các loại rau củ cứng như carrot, bí đao… Cần cắt hoa quả thành nhiều miếng nhỏ và lấy hột ra. Nên gỡ xương cá và lọc ra từng miếng mỏng trước khi cho bé ăn. Dùng các đầu ngón tay để bóp cá, tìm và gỡ xương.


- Bạn cần cắt dọc (theo chiều dài) các loại thức ăn tròn như nho và xúc xích trước; sau đó, mới cắt thành nhiều miếng nhỏ. Bạn nên trét mỏng bơ (phômai) trên bánh mì nướng.


- Đề phòng khi bé ăn lạc, ngô rang… kẹo cứng, kẹo cao su hoặc kẹo dẻo; các thức ăn dính đặc trên thìa.

 

Theo PLXH

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN