Hiển thị các bài đăng có nhãn minh hoạ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn minh hoạ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Chồng mất khi con còn ẵm ngửa, giờ đây tôi lại rung động với người đàn ông khác. Liệu tôi có nên ‘lừa dối’ con.


22 tuổi tôi lấy anh, người bạn học thưở thiếu thời. Anh là người chồng tốt, rất mực quan tâm vợ con. Chúng tôi có một bé trai tên là Minh Quang. Anh chỉ mong sau này con lớn lên sẽ thông minh, học giỏi và trở thành một người đàn ông quang minh, lỗi lạc.


Chồng tôi làm giám sát công trình, suốt năm suốt tháng nay đây mai đó, thời gian anh dành cho mẹ con tôi rất ít nhưng thú thật tôi chưa bao giờ cảm thấy tủi hờn hay buồn phiền vì chồng làm nghề xây dựng xa nhà biền biệt. Anh là người đàn ông luôn biết cách để hậu phương ở nhà yên tâm.


Sau 4 năm làm vợ anh, số ngày được thực sự bên chồng chẳng được là bao, vậy nhưng tôi vẫn chờ chồng và dành cho anh trọn vẹn tình yêu. Cuối năm đấy, anh dành cho tôi một món đặc biệt khi thông báo, chỉ còn 2 tháng nữa anh sẽ hết thời hạn đảm trách công việc hiện tại và trở về trụ sở chính của công ty. Điều đó đồng nghĩa với việc gia đình tôi sẽ được đoàn tụ, sum họp.


Ngày anh gọi điện về báo với tôi, tiếng anh hồ hởi, mừng vui, còn tôi sung sướng đến nỗi nước mắt lặng rơi. Nghĩ về những ngày một tay chăm con, nhớ chồng chẳng dám nói thế mà chỉ ít ngày nữa thôi vợ chồng con cái lại có nhau, tôi thấy mừng mừng tủi tủi.


Tôi chuẩn bị trang hoàng lại nhà cửa, dọn dẹp từng ngõ ngách trong nhà thật sạch sẽ, gọn gàng. Tôi còn dẫn con trai đi cùng để chọn thêm mấy bộ quần áo cho anh. Danh sách những món ăn anh thích nhất là gì nhỉ, tôi vội vàng lên thực đơn sẵn sang. Lâu rồi anh chỉ ăn cơm hàng cháo chợ không được thưởng thức mùi vị mâm cơm nhà. Từ nay, tôi đã được làm vợ một cách chính thức, được tự tay chăm sóc cho chồng những điều nhỏ nhắt nhất.


Chỉ còn 3 ngày nữa thôi là sẽ đến ngày anh về, tôi không dám gọi điện thoại nhiều như những hôm trước nữa sợ anh mong rồi hấp tấp công việc. Nhưng cái ngày chờ mong ấy đã không bao giờ thành hiện thực với tôi.


Buổi tối hôm đó tôi nhận được điện thoại từ đồng nghiệp của anh thông báo: Chồng tôi đã qua đời trên đường đi cấp cứu. Còn ít ngày nữa là anh kết thúc công việc tại công trường, anh đến chào hỏi anh em công nhân, đồng nghiệp thì bất ngờ giàn giáo gãy đổ ập vào người anh lúc anh đi ngang qua. Có nhiều người bị thương nặng trong vụ tai nạn đó nhưng họ được cứu sống cả, chỉ có chồng tôi là từ nay vĩnh viễn nằm lại dưới nấm mồ sâu.


Cuộc đời nghiệt ngã tưởng chỉ xảy ra trên phim ảnh nay tôi lại là “nhân vật chính”. Tôi trở thành góa phụ và con trai tôi trở thành đứa trẻ mất cha từ mùa đông nghiệt ngã đó. Ngày đó Quang Minh mới lên 2, còn tôi vừa bước qua tuổi 26.


Tôi có nên “tráo cha” cho con? 1

Mái ấm gia đình đã là điều xa vời với tôi từ khi anh ra đi (ảnh minh hoạ)

Tôi vẫn không tưởng tượng được sức mạnh nào đã cho tôi trụ vững được đến bây giờ vì sự mất mát đó quá lớn với giới hạn chịu đựng của tôi. Tôi bị trầm cảm suốt một thời gian dài phải đi chữa trị nhiều nơi. Bé Quang Minh phải nhờ cậy ông bà nội ngoại chăm sóc, đỡ đần.


Mãi hơn 2 năm sau, tinh thần của tôi mới trở lại bình thường với sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi bắt đầu lao vào công việc, tập trung nuôi con để những ký ức đau buồn không dày vò tâm can. Những ngày tháng đó không thể thiếu hình ảnh của anh Chính- bạn thân của chồng tôi.


Lúc bé Minh còn nhỏ, cháu chưa ý thức được hình ảnh của ba. Mọi người cũng luôn nói với cháu rằng, ba cháu đi công tác xa nhà. Trên bàn thờ anh, bức ảnh thờ được phủ khăn đỏ để cháu không thắc mắc nhiều. Cứ đều đặn 3 tháng một lần anh Chính lại giả danh là bố của Minh để gửi quà, gửi thư hoặc giả giọng gọi điện về cho cháu.


Càng lớn lên, Minh càng giống bố như đúc, từ cử chỉ, nết ăn nết ở. Nhà lúc nào cũng chỉ có 2 mẹ con quấn quýt bên nhau sớm hôm nên cháu có ý thức tự giác rất cao, thương mẹ, nghe lời mẹ. Cháu thường nói với tôi rằng: “Con sẽ bảo vệ mẹ khi bố vắng nhà”. Không biết bao lần tôi đã phải nén giấu con để chùi vội nước mắt đang chực lăn dài.


Năm nay sẽ là 7 năm từ ngày anh mất. Minh đã vào học lớp 3, cháu học rất giỏi vì được thừa hưởng gen thông minh của bố. Tôi cũng bước vào tuổi 34 một cách khó khăn.


Suốt quãng thời gian qua, trái tim tôi đã khô héo trước những tình cảm trai gái. Nhiều người đàn ông đã ngỏ ý muốn nối duyên với tôi nhưng tôi đều khước từ. Có lẽ ngày chồng tôi ra đi cũng là lúc anh đã mang theo trái tim của người đàn bà trong tôi.


Trong suốt 7 năm đấy, anh Chính vẫn luôn hỗ trợ và giúp đỡ cho mẹ con tôi cũng như ông bà nội của cháu Minh rất nhiều. Gia đình nhà chồng tôi đã coi anh Chính như con cái trong nhà, anh gọi bố mẹ chồng tôi là bố mẹ xưng con. Mọi người cũng rất quý mến và dành nhiều tình cảm tốt đẹp cho anh.


Mấy năm trở lại đây, có lần mẹ chồng tôi gọi tôi lên nhà bảo rằng: “Con ạ, mẹ thương con, hiểu lòng dạ con đối với con trai mẹ như thế nào. Giờ chồng con ngắn số, nó nằm xuống nhưng nhìn cảnh mẹ góa con côi của con như thế này chắc chắn nó cũng chẳng vui được. Thằng Chính nó là người tốt, nó mải mê công việc nên muộn đường vợ con. Mẹ thấy nó hết lòng nhiệt tình với gia đình mình với cháu Minh. Mẹ cũng là người đàn bà nên mẹ hiểu nó cũng mến con đấy. Mẹ mong con và cháu sống hạnh phúc thì tuổi bố mẹ mới an lòng, còn không ông bà già này thấy có tội với con lắm con ơi”


Bài liên quan:


Lại một lần nữa tôi và mẹ chồng ôm nhau khóc. Tôi biết bà thương con thương cháu nên mở đường trước cho tôi, sợ tôi lỡ dở tuổi xuân. Bản thân tôi cũng biết anh Chính là người tốt, tôi mến anh và cảm động trước tình cảm của anh. Vậy nhưng lòng tôi vẫn ngổn ngang khó buông chuyện quá khứ.


Mùa đông năm ngoái, ngày giỗ chồng tôi, tôi cùng gia đình trong đó có anh Chính ra mộ viếng bố Minh. Sau khi làm xong các thủ tục thì anh Chính níu tay tôi lại nói chuyện. Trước phần mộ của chồng tôi, anh đã không ngại ngùng nói ra tất cả tâm tư, tình cảm mà bấy lâu nay anh dành cho tôi và Minh. Anh muốn xin phép chồng tôi để anh được phép thay anh ấy phần việc chăm sóc cho mẹ con tôi.


Tôi đã khóc rất nhiều và cũng sau lần ấy trái tim người phụ nữ trong tôi đã bắt đầu gõ nhịp. 6 tháng trước tôi đồng ý đến với anh trước sự chứng kiến mừng vui của gia đình và bạn bè.


Nhưng còn 1 điều khó khăn nữa đấy chính là Minh. Tôi không biết sẽ phải nói chuyện với con như thế nào. Tôi cứ để cháu nhận anh Chính là người bố đã đi công tác xa nhà lâu nay thì cũng không hợp lý. Nếu tôi nói sự thật với con rằng bố cháu đã mất lâu nay thì tôi chưa tưởng tượng được phản ứng của cháu. Chuyện giữa tôi và anh Chính không có gì gấp gáp vội vàng như giờ mọi chuyện phơi bày liệu bé Minh có oán trách tôi không? Liệu tôi có nên nói với con rằng anh Chính là bố của bé để con đỡ đau lòng? Tôi thấy mình bối rối quá.


Tâm sự của một độc giả xin được giấu tên

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Có những thực phẩm tưởng giàu canxi mà hoá ra không phải.


Ngày nay, các bà mẹ vẫn hay truyền nhau câu nỏi “nuôi con chiều dài chứ không ai nuôi con chiều ngang”. Có thể thấy được, vấn đề cải thiện chiều cao cho thế hệ sau đang rất được xã hội quan tâm. Chị em không tiếc tiền mua sữa ngoại, thuốc bổ sung canxi, vitamin D, cho bé ăn nhiều tôm cua hải sản…chỉ để con sau này có chiều cao lý tưởng.


Tuy nhiên, một số bà mẹ dường như đã quá lạm dụng thực phẩm để ‘nhồi nhét’ . Việc nuôi con không theo kiến thức khoa học sẽ chỉ ‘lợi bất cập hại”.


Liên quan đến vấn đề tăng chiều cao cho trẻ, tất cả các bà mẹ đều biết rằng để con phát triển chiều cao, ta cần bổ sung cho bé những thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào và liều lượng ra sao không phải bà mẹ nào cũng rõ..


Xin liệt kê ra đây những lỗi “kinh điển” của các bà mẹ Việt bất cẩn chúng ta:


Chỉ ninh xương nấu cháo cho con


Lỗi “khổ lắm nói mãi” này thực ra vẫn rất nhiều bà mẹ Việt mắc phải. Vì muốn con hấp thụ canxi để phát triển chiều cao, nhiều mẹ thường mua xương ống ninh lấy nước nấu cháo cho con ăn hàng ngày.


Trên thực tế, trong xương có nhiều canxi nhưng đều ở dạng vô cơ rất khó hấp thụ. Khi ninh nấu dù tốn bao nhiêu giờ, lượng canxi này vẫn tồn tại trong xương là chính chứ không hòa tan ra nước dùng. Muốn trẻ hấp thụ canxi từ xương, có lẽ mẹ phải cho bé ăn…nguyên khúc.


Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như mẹ tưởng


Lỗi dinh dưỡng mẹ hại con “lùn tịt” 1

Lượng canxi trong vỏ tôm rất ít, lại là loại canxi khó tiêu (ảnh minh hoạ)

Rất nhiều bà mẹ không tiếc tiền mua hẳn loại tôm sú 400.000 – 500.000 VND một kg để rim hoặc hấp luộc cho con ăn cả vỏ rồi ‘ôm mộng’ cơ thể bé sẽ hấp thụ thêm được nhiều canxi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực chất vỏ tôm không có chất canxi. Vỏ tôm cấu tạo từ chitin, tương tự như vỏ của con giun đũa, côn trùng. Thực sự nó không có nhiều giá trị dinh dưỡng so với thịt tôm. Ăn nhiều vỏ tôm có thể gây trĩ nhưng ăn ít thì cũng có tác dụng như một loại chất xơ chống táo bón. Nguồn canxi chính của tôm lại chủ yếu ở thịt, chân và càng. Nếu ăn phải vỏ tôm, hệ tiêu hóa của trẻ cũng không hấp thụ được và sẽ bài tiết ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ nên bóc vỏ tôm để trẻ không bị hóc hay đau miệng do vỏ dày đâm phải.


Nếu mẹ quá “tiếc” vỏ tôm, có thể xay nhuyễn rồi đun lấy nước ngọt dùng quấy bột, nấu cháo cho trẻ sẽ có tác dụng tăng hương vị, ngọt nước.


Ăn váng sữa thay sữa


Trẻ biếng ăn sữa thì nhiều nhưng hiếm có bé nào lại biếng ăn…váng sữa. Với quan niệm “váng sữa là những gì tinh tuý nhất của sữa”, nhièu mẹ Việt thường cho con ăn vô tội vạ và lạm dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên trên thực tế, để làm ra chỉ 1 kg váng sữa người ta phải cần tới 100kg sữa. Trong khi đó, nhiều loại váng sữa nhập khẩu từ Đức, Pháp… lại có thành phần chủ đạo là “sữa nguyên chất”, “sữa nguyên kem”, hoặc ghi chung chung là sữa. Tên gọi “váng sữa” chỉ là tên Việt hoá của các sản phẩm hiên có trên thị trường. Váng sữa nhiều chất béo và chỉ nên dành cho các bé suy dinh dưỡng, cần tăng cân chứ không có tác dụng thay thế sữa tươi. Cho con ăn váng sữa thay sữa là mẹ đã gián tiếp hạn chế chiều cao trẻ.


Cho trẻ ăn quá nhiều thịt bò


Lỗi dinh dưỡng mẹ hại con “lùn tịt” 2

Thịt bò nhiều axit khiến cơ thể phải dùng canxi để trung hoà, dẫn đến mất canxi ở trẻ nếu ăn quá nhiều (ảnh minh hoạ)

Mẹ biết rằng thịt bò chứa rất nhiều sắt, nhiều protein và rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, sự thật là, những người hay ăn thịt bò lại là những người thiếu canxi nghiêm trọng. Bởi vì bản thân thịt bò chứa rất ít canxi. Đồng thời, trong thịt bò còn giàu các nguyên tố có tính axit, chủ yếu là phốt pho, lưu huỳnh và clo – nguyên nhân khiến máu có tính axit. Khi trong máu có axit cơ thể phải dùng canxi trong thực phẩm và canxi trong xương để trung hòa, từ đó tăng sự bốc hơi canxi và giảm hấp thụ canxi trong cơ thể. Cho nên, nếu bé đang thiếu canxi mẹ nên cho bé ăn vừa đủ thịt bò, bổ sung thêm các loại hải sản và thịt trắng khác.


Nấu cải bó xôi cùng với hải sản


Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi. Nếu không sẽ chỉ là phí hoài.


Sữa chua hộp và sữa chua nước là như nhau


Hiện nay trên thị trường, ngoài những loại sữa chua lên men từ sữa nguyên chất được đóng hộp dạng dẻo còn có rất nhiều những loại sữa chua dạng nước được gọi với cái tên thông dụng là “sữa uống lên men”. Sữa chua dạng nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản… Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ và giúp bé phát triển chiều cao.


Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau. Nếu muốn con tang chiều cao tốt, mẹ nên ưu tiên cho bé ăn sữa chua hộp.


Cho con uống nhiều nước uống có ga


Bọt khí trong nước uống có ga chứa chất hóa học “ăn mòn” canxi của xương, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của bé. Con bạn có thể bị lùn hơn so với ngưỡng chiều cao mà bé có thể đạt được nếu như mẹ cho bé uống nước có ga quá nhiều.


Các chuyên gia y tế khuyên mẹ nên thay loại đồ uống này. Chẳng hạn mẹ có thể cho bé uống nước chanh, hay cam… đây là loại thức uống rất tốt cho thể chất và tinh thần của bé, lại chứa nhiều vitamin C, D, A – tốt cho quá trình chuyển hóa, hỗ trợ hấp thu canxi cho cơ thể.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Sự thật về những đứa trẻ chậm nói tự kỷ và chậm nói thông thường mẹ cần biết.


Có một nỗi lo ngày càng lớn trong các bậc cha mẹ hiện đại, đó là số lượng trẻ chậm nói đang ngày càng tăng. Trong khi một số bà mẹ tỏ ra lo lắng thái quá và lo rằng bé tự kỷ thì cũng có không ít các chị em lại tự AQ và cố an ủi bằng những quan niệm dạng như “trẻ con phát triển nhanh chậm khác nhau mà!”, “nó đi sớm nên đương nhiên phải nói muộn” hay “Con chị A… mãi 3, 4 tuổi mới nói, vẫn thông minh và lanh lợi chứ có gì đâu”.


Thực tế, đúng là mỗi trẻ đều có một mức độ phát triển khác nhau phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, hoàn cảnh sống, cách giáo dục của bố mẹ…Tuy nhiên hầu hết các bé trước 24 tháng đều nên nói được 25 từ cơ bản. Nếu không, có thể coi là chậm nói.


Với các bé chậm nói, cần phân biệt hai khả năng về ngôn ngữ:


Nếu bé vẫn hiểu được lời nói: chỉ đúng những gì bố mẹ hỏi như “tai đâu, mắt đâu…” và thực hiện đúng những mệnh lệnh giản đơn như lấy mũ, dép cho mẹ, đưa đồ cho mẹ, nói hoan hô con biết vỗ tay, nói “bye bye” con biết vẫy tay… thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Nếu được giúp đỡ tốt thì các bé này có thể phát triển lời nói rất nhanh để không bị chậm trễ về mặt ngôn ngữ khi đến tuổi đi học.


Ngược lại, những bé bị chậm cả diễn đạt lẫn cảm thụ ngôn ngữ thường có căn nguyên nghe kém hoặc chậm khôn. Việc giúp đỡ sẽ khó khăn hơn nhiều. Bé nhất thiết phải được các bác sĩ chuyên khoa tai khám, đo sức nghe và đo chỉ số IQ.


10 dấu hiệu “chỉ điểm” trẻ chậm nói 1

Trẻ chậm nói nhưng vẫn hiểu được mẹ nói gì thì chỉ là chậm nói đơn thuần (ảnh minh hoạ)

Nếu con đã gần đạt mốc 24 tháng mà vẫn có nhiều biểu hiện dưới đây, mẹ nên chú ý đưa trẻ đi khám:


1. Bé không quay lại khi nghe gọi tên: Não bộ của bé phản ứng không tốt, và đó cũng là biểu hiện đầu tiên của hệ thần kinh kém phát triển.


2. Bé không sợ người lạ: Không phải do bé dạn người hay quá hòa đồng, mà đó có thể là bé không phân biệt được người lạ hay quen.


3. Bé lắc đầu mỗi khi phấn khích.


4. Bé không bắt chước: Đó là biểu hiện cho thấy bé không có khả năng tập trung theo dõi hành động của người lớn và làm theo. Nếu không dạy thì bé không biết để ý học và sẽ không bao giờ biết.


5. Bé không biết chỉ bằng một ngón trỏ: Khi trẻ chỉ bằng một ngón là bé đã có khả năng tập trung để nhìn vào một hướng.


6. Bé mê coi quảng cáo: Cứ có quảng cáo là bé ngồi xem say sưa, thậm chí vẫy tay trước mặt bé, bé cũng không chớp mắt. Cha mẹ mua đĩa quảng cáo về cho bé coi, để làm việc.


Sai lầm lớn, với những trẻ bình thường xem quảng cáo ít thì cũng có lợi vì trẻ có thể học được vài thứ hay. Nhưng với trẻ chậm phát triển thì coi quảng cáo càng làm cho bé chìm vào thế giới ảo của quảng cáo.


Trong quảng cáo, hình ảnh và âm thanh biến đổi nhanh và sôi động hơn bình thường. Trẻ càng thích coi hình ảnh của quảng cáo nhiều sẽ càng chán hình ảnh của thế giới thực vì nó không sáng, không chuyển hình nhanh bằng.


7. Hay ăn vạ, kêu khóc khi đòi một cái gì đó: Các bé không có hoặc không biết sử dụng ngôn ngữ hay ăn vạ hơn bé bình thường vì chúng không biết làm sao để thể hiện ý muốn của mình.


8. Bé ra ngoài là cắm đầu chạy: Chạy nhiều hơn đi là biểu hiện của chứng tăng động, thiếu khả năng tập trung.


9. Bé khó ăn, khó ngủ, không chịu nhai.


10. Bé không tập trung làm cái gì đó lâu.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN