Hiển thị các bài đăng có nhãn mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mang thai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Lập gia đình muộn. 40 tuổi. Tôi vẫn rất tự tin vào sức khỏe của mình. Chồng và tôi hòa hợp nên dường như chúng tôi trẻ hơn tuổi thật. Chỉ 4 tháng sau ngày cưới tôi có dấu hiệu mang thai.


Còn nhớ buổi sáng tôi thử quick stick thấy hai vạch, tôi rất vui, điện thoại khoe với ông xã lúc đó đang đi công tác xa. Buổi chiều, tôi cũng chuẩn bị quần áo đi công tác ở Hà Nội. Chuyến bay không êm dịu vì thời tiết xấu. Khi xuống sân bay và về tới khách sạn, tôi ngủ thiếp đi vì mệt mỏi.


Khi tỉnh dậy khoảng nửa đêm, tôi vào nhà tắm và phát hiện quần lót có vệt màu hồng hồng. Chưa có kinh nghiệm gì về mang thai nên tôi cũng không nói gì với ai. Hôm sau tôi phải làm việc cả ngày. Buổi tối lại đi bách bộ với cô bạn ở Hà Nội một quãng đường dài. Sáng hôm sau, tôi lên taxi đi Bắc Ninh. Khi vừa bước xuống xe ở Bắc Ninh, tôi có cảm giác như có cái gì vừa lay động trong bụng dạ của mình. Lên đến phòng khách sạn, tôi vô cùng hoảng sợ vì thấy mình đã ra huyết như thấy tháng. Bay vào thành phố Hồ Chí Minh ngay hôm sau. Đi khám, bác sĩ nói tôi đã bị xảy thai. Lúc đó cái thai mới khoảng 5 tuần tuổi.


Từ cảm giác vô cùng tự tin và không một chút gì lo lắng về chuyện con cái, chúng tôi trở nên hết sức căng thẳng. Bác sĩ nói, có thể khả năng thụ thai của chúng tôi không có vấn đề gì. Nhưng tử cung của tôi vốn có u xơ, dù kích thước nhỏ nhưng cũng sẽ gây khó khăn trong việc giữ thai.



Càng xem xét, tham khảo thông tin trên internet cũng như từ bạn bè người thân, chúng tôi càng thấy ở tuổi này, nguy cơ trong thai sản là vô cùng lớn. Từ chuyện khả năng thụ thai còn tốt không, em bé có bị dị tật gì không đến  quá trình mang thai liệu có suôn sẻ không, thể chất và trí tuệ của con sau này có bình thường không?


Ngồi trong công viên nhìn ngắm mọi người dẫn con đi chơi, hay đi trên đường gặp những đứa bé xinh xắn, tôi nhiều khi trào nước mắt. Tôi sợ rằng mình không thể có con được nữa. Mọi người khuyên đừng quá căng thẳng. Cứ để mọi sự tự nhiên. Nhưng tự nhiên sao được khi đã ba tháng sau sự cố vừa rồi, tôi vẫn không thấy dấu hiệu gì của việc mang thai.


Chồng tôi là người bình tĩnh lại trước. Anh vẫn phải đi công tác nhiều, nhưng lúc nào ở nhà anh chăm sóc và yêu thương tôi hơn hẳn mọi khi. Nấu cho tôi ăn những món tôi thích, cùng tôi đi xem phim, về nhà ba mẹ. Anh xin nghỉ phép để hai vợ chồng đi nghỉ ở những vùng biển mà tôi vốn ưa chuộng. Anh nói đùa “Tướng em mắn lắm, làm sao mà lại không có con được nữa”. Dần dần anh làm tôi không còn nghĩ nhiều đến sự cố vừa rồi và yêu đời trở lại.


Khoảng gần 5 tháng sau sự cố, tôi lại có thai. Cầm que thử hai vạch trên tay, tôi mừng rớt nước mắt. Chồng tôi hình như còn vui hơn. Đi khám bác sĩ, kết quả là có thai khoảng 4 tuần tuổi. Nhưng tôi vẫn lo sợ khi mốc 5 tuần ám ảnh đến. Sau 5 tuần mấy hôm, buổi sáng ngủ dậy, tôi lại thấy vệt hồng hồng trên quần lót. Chồng đi công tác. Tôi vội vàng điện thoại cho mẹ rồi lên giường nằm. Mẹ tôi đến, bà nói không đi khám nữa, đi lại nhiều bây giờ không tốt, để bà đi cắt thuốc bắc. Mẹ đi rồi đem về 3 thang thuốc bắc và sắc cho tôi uống. May làm sao, uống hết thang thứ hai thì hiện tượng ra máu hết. Tôi đổi nơi khám bệnh để tránh những ám ảnh trước đây.


Tôi đọc tất cả những tài liệu tìm được về việc mang thai và sinh con. Hồi hộp chờ đợi những lần khám thai kế tiếp. Tôi và chồng đều đã lớn tuổi. Đọc những bài viết về chỉ số độ mờ da gáy, tôi lại lo sốt vó. May mắn làm sao, độ mờ da gáy của bé trong mức chỉ số an toàn. Nhưng câu chẩn đoán của bác sĩ lại làm tôi lo lắng “Chưa phát hiện bệnh lý”. Tôi hỏi chị bạn làm ngành y, chưa là thế nào, chị ấy bảo bác sĩ sẽ luôn viết như vậy vì độ mờ da gáy cũng chỉ để xác định mức nguy cơ của một số bệnh chứ không phải là tất cả. Vừa thở phào, lại lo tiếp.


Lúc thai được hơn 3 tháng, tôi có việc phải đi công tác tại Cần Thơ. Vì một cái hẹn sát nút ở Sài Gòn mà lượt về tôi buộc lòng lại phải đi máy bay. Khi bước chân lên cái máy bay nhỏ xíu, cảm giác lo lắng càng tăng khi nhiều ghế trống, hành khách chỉ khoảng mười mấy người. Lần bay này thời tiết không hề xấu vậy mà bay được khoảng 10 phút máy bay chợt nhảy chồm lên như va vào ổ gà. Rồi cứ vậy rơi thẳng xuống. Lâu đến mức cả máy bay nhốn nháo. Rồi đột ngột khựng lại và ào ào ngóc đầu bay thẳng lên. Tay tôi bám chặt vào đệm ghế, cố gồng mình để không bị xô đẩy quá nhiều, nhưng bụng vẫn đau nhói. Tối, về đến nhà, tôi lại bắt đầu bị rong huyết. Đi khám, kết quả là động thai, nhau bóc tách 5%.



Đi khám, bác sĩ cho thuốc và bắt nằm yên một tuần. Từ đấy cả bác sĩ và mẹ tôi đều cấm ngặt không cho tôi đi đâu xa nữa. Thực ra những lần nguy hiểm như vậy toàn do tôi tự gây ra. Còn con tôi lại rất ngoan. Không hề hành mẹ ốm nghén hay sợ một món ăn nào. Mới có bầu mà tôi phây phây ăn uống ngon lành, thấy còn ngon miệng hơn cả lúc trước đây.


Mọi chuyện êm ả trôi qua. Tôi đã qua thời gian 3 tháng nguy hiểm nhất nên cũng thấy nhẹ nhõm hơn. Tưởng rằng vậy là đã hết mọi ưu phiền. Nhưng không. Khi tôi có thai được hơn 5 tháng, cha tôi đột ngột qua đời vì nhồi máu cơ tim. Nỗi đau quá lớn làm tôi không thể nào gượng lại được.


Sau 5 ngày quay cuồng lo đám tang cho cha, buổi sáng thức dậy tôi không thấy bé máy nữa. Bình thường, bao giờ bé cũng dậy trước mẹ và “khua khoắng” để đánh thức mẹ dậy theo. Hoảng kinh hồn vía, tôi nghĩ tới bao nhiêu chuyện xấu. Mẹ tôi cũng không giữ được bình tĩnh, ngồi khóc. Tôi xoay trở, xoa bụng rồi vỗ nhẹ nhẹ mà cũng không thấy con trả lời. Đến lúc đành dậy mặc quần áo để đi khám thì bé mới búng nhẹ một cái. Có lẽ cái mừng mừng tủi tủi của tôi khi thấy con cử động nhẹ trong bụng cũng hạnh phúc không khác gì lúc biết được mình đã có thai. Đi khám ngày hôm đó tôi sụt mất 2kg. Bác sĩ nói, bé cũng bị mệt theo mẹ và vì mẹ quá căng thẳng. Và chính lần siêu âm ở một phòng siêu âm không chuyên về sản ấy, chị bác sĩ đã nói với tôi, bé là con trai.


Ngày sinh tới gần, bác sĩ đo nước ối rồi bảo tôi. Nước ối hơi ít đấy em, về phải uống nước nhiều cho chị. Một tuần sau tái khám thì nước ối đã đạt mức bình thường. Bác sĩ dặn, bình thường rồi, nhưng vẫn phải uống nhiều nước trong ngày nhé.


Tháng cuối cùng, trọng lượng của bé tăng thật nhanh. Mẹ cũng phấn khởi theo. Nhưng chân mẹ phù quá nên bác sĩ quyết định mổ. “Em lớn tuổi rồi, con hiếm nên mổ cho an tâm”. Vậy là đúng ngày đúng giờ, tôi nhập viện rồi lên bàn mổ. Khi thấy bác sĩ nâng bé lên cho tôi nhìn rồi bế bé đi cân đi tắm, tôi thều thào hỏi chị y tá “Con em có khóc không chị?” Chị y tá trợn mắt “Trời, con chị nó khóc to thế mà chị không nghe thấy à”. Quả là tai tôi đã ù đi. Bạn tôi dặn, mày nhìn lên đèn mổ sẽ thấy bác sĩ mổ như thế nào. Vậy mà tôi cũng quên béng luôn, chẳng nhìn gì cả. Tôi chỉ chăm chăm chờ đợi lúc được nhìn thấy con mình. Khi đã cân và tắm sạch sẽ, cô y tá bế con tới cho tôi rồi nói “Bé trai, 3 ký hai nhé”. Nhìn con nhỏ xíu, ngủ ngon lành, tôi biết rằng mình sẽ dành cả đời để yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ cái núm ruột thân thương đó của mình.


Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Khoảng thời gian mang thai, hệ tim mạch và thần kinh có lúc không tự thích ứng với sự thay đổi của huyết áp. Điều này giải thích vì sao, có lúc bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng và hoa mắt. Nghiêm trọng hơn là bị ngất.

Trong suốt thai kỳ, hệ thống tim mạch có sự thay đổi: Nhịp tim tăng lên, máu được đưa lên tim nhiều hơn theo từng phút, lượng máu trong cơ thể cũng được tăng thêm 40-45%.


Sự lên – xuống của huyết áp trong một thai kỳ thông thường như sau: Thời kỳ đầu mang thai, huyết áp thường giảm. Nó đạt tới điểm thấp nhất vào giữa thai kỳ. Sau đó, huyết áp tăng dần và giữ mức ổn định cho đến cuối thai kỳ.


Khi có cảm giác hoa mắt, tốt nhất bạn nên ngồi xuống ngay. Điều này giúp bạn tránh bị ngã. Cho dù đó là nơi nào, bạn vẫn nên cố gắng tìm chỗ để nằm hoặc ngồi. Nếu bạn đang trong tình trạng có thể gây tai nạn, như lúc lái xe trên đường, bạn nên dừng xe ngay tức khắc.


Nằm nghiêng về một bên là tư thế giúp máu lưu thông tốt nhất lên tim và não. Nó cũng giúp bạn tránh bị ngất và kiểm soát được dấu hiệu bị choáng.


Những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt 1

Đứng dậy quá nhanh


Khi ngồi, máu trong cơ thể dồn ứ ở địa điểm thấp là phía bàn chân và bắp chân. Nếu đột ngột đứng dậy, lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng. Tình trạng này có thể xuất hiện với cả nhóm phụ nữ không mang bầu.


Nên tránh tư thế đứng khi bạn vừa rời khỏi giường hoặc một chiếc ghế. Nếu nằm, bạn nên trở dậy từ từ. Sau đó, bạn nên đứng im một chỗ trong vòng ít phút.


Nếu phải đứng ở cùng một địa điểm trong thời gian dài, bạn nên tìm cách di chuyển đôi chân để duy trì sự tuần hoàn ở chân. Tránh mặc quần bó khít sẽ giúp máu lưu thông đến phần dưới cơ thể tốt hơn.


Nằm ngửa


Sang quý II – III, sự phát triển của thai có thể làm chậm quá trình tuần hoàn máu ở đôi chân mẹ, do trọng lượng thai gây áp lực nên các động mạch chủ và các mạch ở khung xương chậu của người mẹ.


Nằm thẳng lưng là tư thế khiến rắc rối trên thêm nghiêm trọng. Khoảng 8% thai phụ trong quý II – III phải đối mặt với tình trạng: Khi nằm ngửa, nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm và họ cảm thấy choáng váng, khó chịu, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí.


Nằm nghiêng sẽ tốt hơn nằm thẳng lưng. Một chiếc gối nhỏ được đặt dưới hông có tác dụng hỗ trợ bạn trong tư thế nằm này.


Thiếu dinh dưỡng

Khi ăn không đủ, bạn có thể bị hạ đường huyết – chứng bệnh khiến bạn bị hoa mắt, thậm chí là ngất. Dấu hiệu này càng dễ xảy đến khi bạn mang thai.


Thiếu nước trong có thể cũng gây nên ảnh hưởng tương tự.


Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc lúc bạn luyện tập. Để tránh bị hạ đường huyết, bạn nên duy trì những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày bên cạnh 3 bữa chính. Tuyệt đối không nên để cơ thể bạn bị đói lả.


Thiếu máu

Khi thiếu máu, bạn sẽ có ít hồng cầu để cung cấp oxy cho não và các cơ quan khác. Kết quả, bạn sẽ xuất hiện dấu hiệu choáng váng. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu.


Đảm bảo rằng, bạn được nạp đủ sắt thông qua thực phẩm và viên uống, nhất là trong quý II – III.


Những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt 2

Quá nóng

Ở lâu trong một căn phòng nóng bức hoặc đi tắm hơi sẽ khiến các mạch máu bị giãn, gây hạ huyết áp, chóng mặt.


Nếu bạn bị chóng mặt do thời tiết, bạn nên tránh nơi đông đúc, khu vực nóng bức và mặc quần áo thoáng mát. Tránh tắm hơi khi bạn mang thai; thay vào đó, bạn chỉ nên tắm bằng nước ấm.


Mất nước


Một chế độ tập luyện liên tục hoặc khi bạn lo lắng sẽ khiến bạn bị mất nước và thấy choáng váng.


Mặc dù tập luyện là tốt, bạn vẫn nên cẩn thận và tránh tập quá sức. Bạn nên khởi động từ từ và ngưng tập ngay sau khi bị hoa mắt.


Trường hợp khác

Nhiều thai phụ cảm thấy choáng váng khi bị ho, đi tiểu hoặc đi tiêu. Những tác động này có thể khiến bạn bị hạ huyết áp, dẫn tới hoa mắt.


Dấu hiệu nên đi khám


Cảm giác choáng váng khi bị đói hay khi đứng dậy quá nhanh thường không đáng lo ngại. Bạn nên đi khám nếu bị choáng váng liên tục, hoa mắt nặng hoặc hoa mắt sau khi bạn bị chấn thương ở đầu.


Nên đi khám nếu hoa mắt có liên quan đến việc thay đổi thị giác, khó phát âm, ra máu hoặc bạn bị ngất. Một trong những dấu hiệu trên có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu đến thai.



7 rắc rối mẹ bầu gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ
Những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Thay đổi những thói quen trong cuộc sống sẽ giúp chị em có thai kỳ hoàn hảo.


Mang thai là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ. Nó giúp chị em trưởng thành nhanh chóng, từ một cô gái trẻ vô tư mải mê shopping, hay tham gia các buổi tụ tập bạn bè họ trở thành người phụ nữ của gia đình, biết cách vun vén cho tổ ấm bé nhỏ của mình.


Điều kiện sống thay đổi đồng nghĩa với những thói quen hàng ngày của chị em phải thay đổi theo để thích nghi với “hoàn cảnh mới”. Vậy chị em chúng mình sẽ phải thay đổi những thói quen nào trong cuộc sống sinh hoạt đây?


Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 7 thói quen mới này nhé!


Hạn chế tối đa đồ uống có chất kích thích


Phụ nữ hiện đại thường xuyên sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như :


- Cà phê: Trong cà phê có hàm lượng axít taníc tương đối cao, gây cản trở trong quá trình hấp thụ sắt khiến mẹ bầu thiếu sắt. Điều này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.


Có thể một ly cà phê vào mỗi buổi sáng giúp tinh thần chị em tỉnh táo làm việc, nhưng khi đã có bầu thì cần hạn chế tối đa việc sử dụng loại đồ uống này.


- Trà xanh: Trà xanh vốn là thức uống giàu chất chống ôxy hóa và có tác dụng bổ sung chất kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên mặt hạn chế khi mẹ bầu uống trà xanh là sẽ ảnh hưởng sự hấp thụ của axit folic đối với cơ thể. Trong khi đó, axit folic lại là dưỡng chất rất quan trọng để hạn chế nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của thai nhi. Đối với mẹ bầu đang mang thai trong 3 tháng đầu cần tuyệt đối không uống trà xanh trong giai đoạn này.


Như vậy: Các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo, một người bình thường chỉ nên sử dụng tối đa 200mg cafein/ngày, tương đương với 3-4 tách trà xanh/ngày. Vì vậy các mẹ bầu chỉ nên sử dụng 100mg cafein/ngày mà thôi. Lượng cafein này bao gồm việc sử dụng tất cả các loại đồ uống như cà phê, ca cao, trà xanh.


Nếu mẹ bầu sử dụng vượt quá hàm lượng cafein cho phép có thể khiến thai nhi sinh ra bị nhẹ cân, sinh non thậm chí phải đối mặt với nguy cơ trẻ bị khuyết tật.


- Rượu: Rượu có những tác hại trực tiếp đến gan và dạ dày. Nếu bà mẹ mang thai uống rượu và say dù chỉ trong thời gian ngắn thì thai nhi có thể “mê mệt” và say li bì suốt vài ngày do lá gan quá bé không thể phân hủy nhanh chóng lượng cồn mà bà mẹ hấp thụ.


Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu uống rượu có thể khiến bé sinh ra nhẹ cân, sinh non, sảy thai hoặc trẻ sơ sinh có nguy cơ đột tử. Vì vậy nếu bạn đang là người nghiện rượu thì cần cai rượu trước khi có ý định thụ thai.


- Hút thuốc lá: nicotin là chất kích thích có hại với sức khỏe của con người. Việc bỏ thói quen hút thuốc cần phải làm ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai.


Đối với chị em dù không có thói quen hút thuốc nhưng sống gần những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ biến các chị thành người hút thuốc lá thụ động. Vì vậy cần tránh xa môi trường khói thuốc, đồng thời vận động những người trong gia đình từ bỏ hút thuốc lá.


Nên và không nên khi mang thai 1

Khi mang thai, chị em không nên sử dụng chất kích thích. (ảnh minh họa)

Lối sống tiêu cực dẫn đến thói quen xấu


Khi còn son rỗi, nhiều chị em vẫn giữ những thói quen xấu, tuy biết rõ những tác hại của nó nhưng vẫn khó từ bỏ. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe của con yêu và đảm bảo cho thai kỳ luôn khỏe mạnh,mẹ bầu cần phải nghiêm túc thay đổi những thói quen xấu như:


- Thức khuya: thức khuya khiến cơ da mặt sớm lão hóa đồng thời cơ thể thường xuyên mệt mỏi do không ngủ đủ giấc, tinh thần không tập trung và thể trạng suy giảm.


Mỗi ngày nên dành từ 15-20 phút để đi bộ, tập yoga, bơi…đều giúp chị em nâng cao khả năng đề kháng cho cơ thể, cơ thể luôn dẻo dai, săn chắc đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân nhanh chóng sau thời gian mang thai và sinh nở.


Kiểm soát các loại thuốc đang sử dụng


Bài liên quan:


Người Việt Nam nói chung vốn có thói quen sử dụng thuốc một cách tùy tiện. Chỉ cần đau nhức ở đâu bạn có thể ra hiệu thuốc tây mô tả bệnh cho người bán thuốc và nhận về một tá các loại thuốc khác nhau.


Vì vậy chị em chúng mình cần lưu ý trong việc kiểm soát các loại thuốc đang sử dụng:


+ Đối với người chuẩn bị mang thai: Trước thời gian mang thai 3 tháng, chị em nên đi khám sức khỏe tổng quát. Đồng thời liệt kê cho bác sĩ về các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng đang sử dụng để họ có lời khuyên đúng đắn về các loại thuốc được phép sử dụng trong giai đoạn này.


Bên cạnh đó, một số loại thuốc chữa bệnh cần có thời gian phân hủy trước thời gian chị em có bầu để đảm bảo quá trình mang thai không có các biến chứng do thuốc gây ra.


+ Đối với mẹ bầu: Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Trước khi sử dụng loại thuốc nào cần có chỉ thị và hướng dẫn một cách chi tiết của chuyên gia y tế. Tuyệt đối không mua, uống thuốc theo sự mách bảo, mô tả của người ngoài.


Bổ sung axit folic


Việc bổ sung đầy đủ axit folic trước thời điểm thụ thai từ 2-3 tháng với liều lượng 400 microgram (mcg) hoặc 0,4mg axit folic rất quan trọng đến sức khỏe của thai nhi. Axit folic giúp hạn chế nguy cơ sẩy thai và thai nhi bị các khuyết tật ống thần kinh, tật nứt đốt cột sống.


Điều này còn được duy trì một cách đều đặn cho tới khi mẹ bầu sinh bé.


Lượng axit folic mẹ bầu cần phải bổ sung lúc này cần đến 600 đến 800mcg, tương đương 0,6 đến 0,8mg.


Axit folic không lưu giữ trong cơ thể vì vậy mẹ bầu cần bổ sung dưỡng chất quan trọng này hàng ngày để tránh sự thiếu hụt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.


Chị em có thể bổ sung dưỡng chất quan trọng này bằng việc sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều axit folic như bông cải xanh, đu đủ, các loại thịt đỏ, họ nhà đậu. Ngoài ra mẹ bầu nên sử dụng viên vitamin tổng hợp để đảm bảo việc bổ sung các vi chất một cách đầy đủ. Tuy nhiên chị em vẫn phải lưu ý để sử dụng hàm lượng một cách đầy đủ, không thiếu nhưng không được dư thừa quá mức.


Nên và không nên khi mang thai 2

Bổ sung axit folic rất quan trọng trong thai kỳ. (ảnh minh họa)

Kiểm tra mức độ an toàn của công việc đang làm


Đối với các chị em đang làm công việc văn phòng thì vấn đề này có vẻ không quan trọng lắm, tuy nhiên nếu những ai đang làm các công việc thường ngày phải tiếp xúc với các yếu tố rủi ro, môi trường độc hại như: khói bui, hóa chất, nhiệt độ cao thì cần cân nhắc về việc thuyên chuyển vị trí công tác sao cho phù hợp.


Thậm chí mẹ bầu văn phòng cũng nên lưu ý về chỗ ngồi làm việc như : không nên ngồi quá gần máy in, máy fax, máy photocopy vì nhiệt lượng tỏa ra từ các loại máy này về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.


Thay đổi thói quen ăn uống


Việc ăn uống khi chưa có bầu không được các chị em quan tâm nhiều lắm: thích gì ăn nấy, tiện đâu ăn đấy, bỏ bữa, ăn kiêng, không chú ý xem khẩu phần ăn có đủ chất, đủ dinh dưỡng hay không đều là những thói quen ăn uống cần phải thay đổi khi bầu bí.


Thời gian mang thai chế độ ăn khoa học, hợp lý để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi là điều vô cùng quan trọng. Mẹ ăn gì thì bé sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm đó nên chuyện ăn cho hai người trong giai đoạn này cần phải chú ý.


Nhiều mẹ bầu có tư tưởng cần phải ăn gấp đôi lượng thức ăn so với bình thường là điều hoàn toàn sai lầm vì có thể dẫn đến mẹ bầu bị thừa cân, béo phì mà thai nhi vẫn còi cọc do không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.


Chị em cần tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch về thực đơn phù hợp cho mẹ bầu tùy thuộc từng thai kỳ.


Mẹ bầu được khuyến cáo không nên ăn kiêng nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chị em được ăn uống thả phanh hoặc thèm gì ăn nấy. Các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, hàm lượng muối cao, đồ hải sản nghi có chứa thủy ngân, đồ ăn để lâu ngày, đồ ăn tái, sống đều là mầm mống chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho thai nhi.


Đặc biệt, những bà mẹ có tiền sử bị dị ứng thực phẩm thì cần đặc biệt lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm


Trở thành người phụ nữ của gia đình


Khi trở thành người phụ nữ của gia đình và đón nhận thiên chức làm mẹ, chị em sẽ ý thức hơn việc quản lý gia đình.


Nếu trước đây, nhiều chị có thói quen mua sắm “vung tay quá trán” thì giờ trở nên so đo, tính toán trước việc có cần thiết tiêu tiền cho một món đồ xinh xinh, hợp mắt nhưng không có giá trị sử dụng lâu dài. Điều này giúp chúng ta học cách cân nhắc chi tiêu, quản lý nguồn tài chính của gia đình.


Không chỉ vậy, trở thành người mẹ, chị em chúng ta cũng trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh hơn trong cuộc sống. Trước đây, ai đó còn là nàng công chúa hay mít ướt, gặp chút khó khăn đã nản lòng thì giờ đây chúng ta là bà mẹ đầy kiên cường với tinh thần lạc quan để chào đón thiên thần bé nhỏ sắp chào đời.

 

Theo Khampha.vn

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Nếu bạn muốn giữ sức khỏe trong thai kỳ, hãy duy trì những bài thể dục thường xuyên.
1. “Người hầu bàn” thư giãn


Lợi ích: Động tác chống đau lưng, chắc khỏe cơ ngực.


- Ngồi ngay ngắn trên một chiếc ghế có tay vịn, nâng ngực và giữ bụng bầu thẳng. Gập hau khuỷu tay thành một góc 90 độ, tương tự như khi đang bê hai chiếc khay (người hầu bàn).


6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 1

- Giữ cho khuỷu tay luôn áp sát vào xương sườn, hít vào – thở ra nhịp nhàng.


- Chú ý giữ cho xương sống được thẳng, hít vào – thở ra khoảng 8-15 lần.


2. Nằm kê chân


Lợi ích: Động tác phù hợp khi bạn mệt mỏi và bụng bầu đã lớn.

 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 2

- Nằm nghiêng về bên trái, kê đầu với một chiếc khăn tắm to, miếng đệm nhỏ hoặc một cái hộp nhẹ, giữ cho đầu và cổ không bị căng.


- Duỗi thẳng chân phải; sau đó, gập gối và kê chân phải trên một chiếc đệm.


- Hít vào – thở ra; đồng thời, nhấc chân trái lên cao vài cm so với mặt thảm.


- Bạn có cảm giác hơi căng ở cơ đùi. Đổi bên và lặp lại động tác 10 lần nhưng phải cẩn thận.


3. Động tác với đôi chân


Lợi ích: Chuột rút là rắc rối thường gặp trong thai kỳ. Thực hiện động tác này trước giờ đi ngủ, giúp thai phụ ngừa chuột rút.


 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 3

- Ngồi thẳng, giữ cho lưng và bụng bầu được thoải mái.


- Chuẩn bị một sợi dây vải mềm, vòng qua lòng bàn chân và nhẹ nhàng kéo các ngón chân hướng về phía ống quyển. Lặp lại động tác 6-10 lần. Đổi chân.


4. Động tác phối hợp


Lợi ích: Giúp săn chắc cơ xương chậu, cơ cánh tay và chân.


 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 4

- Chống tay, quỳ gối thoải mái dưới thảm.


- Giữ cho khuôn mặt song song với mặt nền. Hạ thấp khuỷu tay đồng thời khẽ hạ mông xuống phía dưới mà không làm thay đổi tư thế. Trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác khoảng 6 lần.


5. Thư giãn


Lợi ích: Giúp khỏe cơ bụng bầu, ngừa đau lưng.

 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 5

- Ngồi ngay ngắn trên sàn với một quả bóng dành cho bà bầu kê sau lưng.


- Dựa thẳng lưng, hai tay chạm nhẹ lên bụng bầu. Giữ nhịp thở thật tự nhiên. Lặp lại động tác 6 lần.


6. Dáng điệu của mèo


Lợi ích: Giữ sức khỏe trong toàn bộ thai kỳ.


 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 6

- Chống tay, quỳ gối dưới sàn và giữ cơ thể như được đặt trên một đường thẳng.


- Khẽ cúi đầu xuống sàn nhà. Hít sâu. Khi thở ra, hãy ngẩng mặt lên và thả lỏng các cơ. Lặp lại 6 lần.



Tập thể dục khi bầu bí mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ nhưng mẹ bầu cần hết sức lưu ý những điều sau.
 
” target=”_blank”>6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 7

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Nếu bị ngứa toàn thân (hội chứng OC), thai phụ dễ bị chuyển dạ sớm. Vì thế, người mẹ cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán và tìm cách điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi.

Suốt thời gian mang thai, bạn phải đối mặt với những thay đổi của cơ thể, đáp ứng nhu cầu phát triển của bào thai. Một trong những rắc rối liên quan đến thai kỳ là tình trạng ngứa do da bị rạn và khô. Ngứa trong thai kỳ là hiện tượng dễ gặp và ít khi gây nghiêm trọng. Tuy nhiên, ngứa có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như mất ngủ, kém ăn hoặc những triệu chứng khác do bác sĩ chẩn đoán. Khi đó, thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để tránh kiệt sức hoặc tổn thương đến làn da.


Chế độ dinh dưỡng tốt, cộng với sử dụng kem giữ ẩm hợp lý, giàu vitamin E sẽ cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, một số người mẹ bị ngứa nghiêm trọng ở tay, chân, lòng bàn chân, bụng bầu hoặc toàn cơ thể – gọi là hội chứng Obstetric Cholestasis (OC).


Bị ngứa toàn thân khi mang thai: mẹ bầu dễ sinh non 1

Tiến hành kiểm tra

Chỉ có bác sĩ mới chẩn đoán chứng ngứa ở thai phụ ở mức độ nào, bao gồm:


- Kiểm tra xem ngứa xuất hiện ở đâu, khu vực nào bị ngứa nặng nhất, đặc biệt ở gan bàn tay và gan bàn chân.


- Thai phụ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra những vấn đề liên quan.


- Kiểm tra tình trạng mệt mỏi, kiệt sức của thai phụ.


- Xem xét tình trạng ngứa gây ảnh hưởng thế nào đến sinh hoạt của bà bầu, có làm bà bầu mất ngủ không.


- Kiểm tra chế độ dinh dưỡng, chẩn đoán chứng ngứa có phải do dị ứng thức ăn hay không.


Lưu ý: Nếu bị ngứa toàn thân (hội chứng OC), thai phụ dễ bị chuyển dạ sớm. Vì thế, người mẹ cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán và tìm cách điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi.


Ngoài những bước kiểm tra nêu trên, thai phụ có thể xuất hiện những dấu hiệu ít phổ biến hơn là vàng da, bị nôn và trầm cảm. Nếu bác sĩ nghi ngờ thai phụ mắc OC, thai phụ còn phải làm xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan. Nhiều xét nghiệm gộp lại mới cho kết quả chính xác.



Những tư thế yoga cho bà bầu “đánh bay” mọi rắc rối thai kì
” target=”_blank”>Bị ngứa toàn thân khi mang thai: mẹ bầu dễ sinh non 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

hCG là một hormone được sản xuất trong quá trình mang thai. Dựa vào chỉ số hCG, bác sĩ có thể chẩn đoán người mẹ đã mang thai chưa, có mang thai ngoài tử cung hay không…

- Nồng độ hCG tăng lên gấp đôi sau mỗi 48-72h ở khoảng 85% thai phụ. Ở giai đoạn muộn hơn, (khi nồng độ hCG đã cao hơn trước), phải mất nhiều thời gian hơn để nó tăng gấp đôi (sau khoảng mỗi 96 giờ).


- Một thai kỳ có thể có nồng độ hCG thấp nhưng thai nhi vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.


- Nồng độ hormone hCG được tính theo đơn vị milli-international units (đơn vị quốc tế) trên mỗi mili-lít (ký hiệu là mIU/ml).


- Nồng độ hCG thấp hơn 5mIU/ml được xem là âm tính đối với thai kỳ, nếu như nó cho kết quả trên 25mIU/ml thì được xem là dương tính.


- Chỉ một kết quả hCG duy nhất không cung cấp đủ thông tin cho bác sĩ để chẩn đoán tình hình sức khỏe của thai phụ. Khi có băn khoăn về sức khỏe của thai phụ, bác sĩ có thể sẽ cho thực hiện nhiều xét nghiệm hCG cách nhau 1-2 ngày để giúp chẩn đoán chính xác hơn.


- Không nên dùng nồng độ hCG để tính tuổi thai, do những con số này có độ thay đổi rất lớn.


- Có 2 loại xét nghiệm hCG thường gặp:


+ Xét nghiệm kiểm tra hCG để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Có hCG hiện diện trong máu không?”


+ Xét nghiệm kiểm tra beta hCG để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Lượng hCG trong máu là bao nhiêu?”


Tất tần tật những điều về chỉ số hCG mẹ bầu cần biết 1

 
Nếu chỉ số hCG thấp


Hàm lượng hCG ở mức thấp, xảy ra một trong số những khả năng sau:


- Mang thai lạc vị.


- Có thể sảy thai hoặc trứng hỏng.


- Tính nhầm tuổi thai.


Nếu mực hCG cao


Hàm lượng hCG ở mức cao, xảy ra một trong số những khả năng sau:


- Song thai / đa thai.


- Tính nhầm tuổi thai.


- Thai trứng.


Nồng độ hCG khi không còn mang thai


Nồng độ hCG có thể quay trở lại bằng mức độ của những người không mang thai trong vòng từ 4-6 tuần, sau khi chấm dứt thai kỳ. Nồng độ này có thể khác nhau; chẳng hạn, tự nhiên sảy thai; nạo thai, phá thai hay sinh nở bình thường. Các bác sĩ thường sẽ tiếp tục theo dõi nồng độ hCG sau khi thai kỳ chấm dứt để bảo đảm chúng quay trở về <5.0.


Yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng hCG


Những loại thuốc chứa hCG sẽ ảnh hưởng đến mực hCG trong cơ thể. Những loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hCG.



Điều thú vị về “cô nàng” hCG và chuyện có thai
” target=”_blank”>Tất tần tật những điều về chỉ số hCG mẹ bầu cần biết 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Loạt ảnh chân thực ghi lại thời khắc “lọt lòng mẹ” của 1 đứa trẻ khiến nhiều người cảm thấy thật thiêng liêng. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng những hình đó hơi phản cảm và đáng sợ.

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Đan Mạch Suste Bonnen đã có cơ hội được vào thăm bệnh viện của trường ĐH Copenhagen để chứng kiến tận mắt và ghi lại những hình ảnh sinh nở chân thực nhất của nhiều thai phụ.


Được ghi lại ngay từ những giây phút thai nhi mới lọt lòng mẹ, những bức ảnh cho thấy khoảnh khắc thiêng liêng của những thiên thần nhỏ khi vừa bước chân vào thế giới mới.


Đã từng có 30 năm kinh nghiệm làm nhiếp ảnh, tuy nhiên đây là lần đầu tiên nữ nhiếp ảnh người Đan Mạch được phép có mặt trực tiếp tại phòng sinh nở của bệnh viện Đại học Copenhagen.


Nữ nhiếp ảnh gia tâm sự “Những chủ đề mà tôi luôn cảm thấy yêu thích và tâm huyết nhất đó là mối quan hệ giữa mẹ và con gái, giữa cha và con trai, giữa anh trai và em gái. Tôi đã từng chụp ảnh cho nhiều quan chức cấp cao, chính trị gia, ngôi sao nổi tiếng hay các CEO nhưng tình mẫu tử, tình cảm gia đình luôn là chủ đề khiến tôi đặc biệt yêu thích. Những giây phút đầu tiên khi 1 đứa trẻ chào đời thật thiêng liêng. Và cõ lẽ mỗi người cũng đều tò mò tự hỏi liệu dáng vẻ của chúng ta trông như nào vào giây phút chào đời? Tôi đã thật may mắn được có cơ hội chứng kiến 22 ca mổ đẻ của các thai phụ.”


 Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 1

Trong quá trình tác nghiệp, nhiếp ảnh gia đã rất cố gắng để có được những bức ảnh đẹp nhất bởi trong phòng sinh chỉ có chút ánh sáng từ các bóng đèn mổ.


 Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 2

Khi được công bố, những bức ảnh này đã dấy lên khá nhiều ý kiến trái chiều. Có những người cho rằng loạt ảnh này vô cùng thiêng liêng, ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng có những người lại nhận xét bộ ảnh có chút phản cảm, thậm chí là ghê rợn bởi khung cảnh thấm đẫm máu me.


Đáp lại những ý kiến trái chiều này, nữ nhiếp ảnh gia cho biết: “Tôi thừa nhận rằng những bức ảnh của mình có thể gây nên nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, đây là những hình ảnh được ghi lại trong 1 ca sinh mổ, bởi vậy, những hình ảnh này không tránh khỏi có chút máu me.”


 Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 3

Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 4

Những hình ảnh vô cùng chân thực khi 1 em bé vừa lọt lòng mẹ.


Những em bé được sinh ra bằng phương pháp sinh dưới nước có gì khác so với những em bé sinh trên cạn?. Cùng xem những thước ảnh tuyệt vời về em bé được sinh ra dưới nước.
” target=”_blank”>Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Phương pháp dạy con từ trong bụng mẹ (còn gọi là “thai giáo”) gần đây được nhiều mẹ bầu tìm hiểu và áp dụng.


Âm nhạc


Nghiên cứu của các bác sĩ tại Đại học Thượng Hải cho thấy nghe nhạc lúc vượt cạn sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác lo lắng căng thẳng và thai nhi bình tĩnh hơn. Nghe nhạc là một cách rất tốt có thể giúp bé trong bụng trải nghiệm cảm giác phong phú nhất trong liệu pháp thai giáo về âm nhạc. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên chọn những bản nhạc cổ điển có giai điệu mạch lạc, bố cục rõ ràng, dễ thu hút được sự chú ý của bé trong bụng, như: Air on the G String của Bach, Water Music của Handel…


5 cách để con thông minh từ trong bụng mẹ 1

  

Ngoài ra, bố mẹ của bé có thể nghe và hát những làn điệu dân ca hoặc bài hát thiếu nhi để củng cố thêm tình cảm gia đình. Cả nhà cùng hát cũng mang đến bầu không khi vui tươi, phấn khởi, có lợi cho tinh thần của mẹ bầu và sự phát triển tâm lý của thai nhi.


Đọc sách


Mẹ bầu nên tạo ra những hình ảnh về các con vật, cây cối, bầu trời, mặt đất… bằng chính… giọng nói của mình thông qua việc đọc những cuốn sách. Trong quá trình đọc, nếu mẹ bầu tưởng tượng trong đầu theo đúng nội dung trong sách thì những hình ảnh đó sẽ được chuyển tiếp một cách sống động cho em bé trong bụng giống như một đoạn phim ngắn vậy.


5 cách để con thông minh từ trong bụng mẹ 2

  

Những câu chuyện cổ tích luôn nằm trong Top đầu lựa chọn của những cuốn sách mẹ bầu nên đọc trong 9 tháng mang thai. Trong truyện cổ tích có ước mơ, hy vọng, tình bạn, tình cảm gia đình, cái thiện, cái ác, các quan niệm xã hội… và quan trong là luôn hướng con người tới điều tốt đẹp. Ngoài truyện cổ tích, mẹ bầu cũng có thể lựa chọn các bài đồng dao, tác phẩm kinh điển hoặc một tác phẩm văn xuôi được đánh giá cao… để đọc theo sở thích.


Tập thể dục


Các bài tập tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể của mẹ bầu, bên cạnh đó còn giúp lưu thông máu, hỗ trợ chức năng tim, phổi, tiêu hóa. Vì vậy, mẹ bầu nào thường xuyên tập thể dục sẽ luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.


5 cách để con thông minh từ trong bụng mẹ 3

  

Các mẹ nên tập các bài tập thể dục được thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai, các hoạt động ngoài trời như hít thở không khí trong lành, đi dạo… Một số môn thể thao như điền kinh, lặn, cưỡi ngựa, trượt tuyết… không những quá sức mà còn có thể khiến mẹ bầu bị thương. Vì thế, trong thai kì, dù yêu thích cỡ nào, mẹ bầu cũng nên tránh xa các môn thể thao này và những hình thức vận động gây mệt mỏi, căng thẳng.


Thị giác


Những năm gần đây, thai giáo bằng phương pháp thị giác đang ngày càng được nhiều người coi trọng. Phương pháp này hiểu một cách đơn giản là mẹ bầu càng nhìn thấy nhiều sự vật thì sự trải nghiệm thị giác của thai nhi càng phong phú.


Ví dụ, khi xem một bức tranh thì cảm nhận của người mẹ về màu sắc, cách vẽ… như thế nào sẽ được “truyền” sang em bé tương tự như thế. Vì thế, mẹ bầu nên ngắm nhiều tranh, ảnh, phong cảnh đẹp… để giúp phát triển thị giác và khả năng cảm nhận thông qua thị giác của bé được phát triển tốt.


Chế độ dinh dưỡng


Chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn tác động rất lớn đến thai nhi. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng với nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng và phát triển của thai nhi, giúp em bé luôn khỏe mạnh và duy trì thói quen “ăn ngon, ngủ kỹ” ngay từ trong bụng mẹ.


5 cách để con thông minh từ trong bụng mẹ 4

  

Theo các nhà nghiên cứu, thời gian phù hợp để mẹ bầu “nạp năng lượng” là 7 – 8h (ăn sáng), 12 – 13h (ăn trưa) và 18 – 19h (ăn tối). Mẹ bầu cần đảm bảo ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, không được bỏ bữa cũng như ghép bữa, không thể lấy lí do bận việc mà chỉ ăn uống qua loa. Ngoài ra, tốt nhất mẹ bầu không nên có thói quen ăn đêm.


Về cách chế biến, chú ý giữ được hương vị thuần chất và độ tươi ngon của thực phẩm, nên hầm, hấp nhiều hơn là chiên, nướng. Cũng không nên sử dụng quá nhiều gia vị tẩm ướp vì dễ làm thay đổi hương vị ban đầu của thực phẩm.

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Ăn gì để con đủ chất, thông minh ngay từ khi mới cấn thai là điều mẹ nào cũng quan tâm.


Lượn một vòng trên các diễn đàn dành riêng cho các bậc cha mẹ hay phụ nữ, có thể thấy không ít băn khoăn của các mẹ bầu về vấn đề ăn uống khi họ vừa mới biết tin mình đã có “hai vạch”. Chị Mai Anh (Nam Định) chia sẻ: “Các chị ơi, mừng quá cơ, em có “hai vạch” rồi. Sợ que thử giả nên em đã đi thử máu, kết quả là sắp có ngựa con rồi chị ạ. Ôi bao ngày mong chờ giờ cũng đã thành sự thật. Các mẹ chung vui với em nhé. À mà tiện cho em hỏi bây giờ em nên ăn gì để mẹ khỏe, con khỏe các chị nhỉ. Em mới bầu bí tập 1 nên lúng túng như gà mắc tóc ý, chả biết gì cả”.


Cũng cùng chung niềm hạnh phúc vì đã “đeo ba lô ngược” sau nhiều lần thụ tinh nhân tạo, chị Huyền My (Hải Phòng) tâm sự trên diễn đàn: “Không biết có mẹ bầu nào giống em không, que thử thai chất đầy tủ, đủ cả các loại. Ấy vậy mà bao lần thử lên thử xuống chỉ có một vạch. Những lúc ấy em buồn tủi lắm, nghĩ sao số mình khổ quá, mong mãi mà con chẳng đến. Lắm khi nghĩ chán nản, chẳng muốn cố gắng làm gì nữa, cứ hy vọng rồi mong ngóng mà chỉ toàn nhận được thất vọng mà thôi”.


Ăn gì sau “hai vạch”? 1

Ăn gì sau khi mang thai là băn khoăn của nhiều mẹ bầu (Ảnh minh họa)

“May mà lên trên này, các mẹ động viên, an ủi nên em cũng giữ vững được tinh thần và ngày hôm nay giấc mơ của em đã thành hiện thực rồi các chị ạ. Giờ thì em rối tung rối mù vì chẳng biết ăn món gì cả. Người thì mách cái này, người lại bảo cái kia. Loạn hết cả lên rồi. Các mẹ biết thì chia sẻ với em nhé”.


Có thể nói sau khi biết tin “trúng thưởng”, nhiều mẹ cảm thấy bối rối vì chẳng biết ăn gì, uống gì để con vừa khỏe mạnh, thông minh mà lại đẹp trai, xinh gái như diễn viên, người mẫu. Theo các chuyên gia để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi trong quá trình mang thai, chị em nên cố gắng bổ sung đầy đủ các dưỡng chất dưới đây.


Protein


Khi mới bầu bí, do bị ốm nghén trầm trọng nên nhiều thai phụ “ăn chẳng muốn ăn” khiến cơ thể thiếu các dưỡng chất quan trọng trong đó có protein. Theo các chuyên gia, điều này là vô cùng nguy hiểm bởi sự thiếu hụt protein sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi, gây giảm trí thông minh. Song nếu bổ sung quá nhiều protein đặc biệt là protein động vật sẽ dẫn đến việc tiêu thụ quá mức các acid amin, đẩy nhanh việc mất canxi, dẫn tới loãng xương. Do đó, để đảm bảo lượng protein đầy đủ cho cơ thể, mẹ bầu chỉ cần tăng thêm 15 g protein mỗi ngày qua các thực phẩm như tôm, cua, cá, đậu, vừng, lạc…


Sắt


Sắt là thành phần cấu tạo quan trọng của hồng cầu, có tác dụng vận chuyển oxy trong cơ thể. Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần sản xuất một lượng máu gần gấp đôi so với bình thường để có thể nuôi cả 2 mẹ con. Do vậy, nhu cầu sắt cũng tăng gấp đôi. Nếu không bổ sung sắt kịp thời có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sắt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, băng huyết sau sinh… ở mẹ và suy dinh dưỡng bào thai, sinh non, nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ sau này.


Ăn gì sau “hai vạch”? 2

Bổ sung sắt là yêu cầu của các bác sĩ dành cho thai phụ (Ảnh minh họa)

Do đó trong thời gian “đeo ba lô ngược” chị em nên tăng cường các loại thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, đậu, trứng, rau dền, rau xanh và uống bổ sung 1 viên sắt 60mg hàng ngày cho đến sau khi sinh một tháng. Lưu ý rằng để cơ thể hấp thu sắt 100 % bạn nên uống viên sắt lúc đói bụng cùng các loại giàu vitamin C như nước chanh, nước cam….


Axit folic


Axit folic đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành, phát triển não bộ và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch.. Ngoài ra thiếu hụt axit folic khiến chị em dễ thiếu máu, sảy thai, sinh non….


Bởi vậy trước, trong và sau quá trình mang thai, các mẹ nên chú ý “nạp” đầy đủ 400 mcg axit folic hàng ngày. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc bổ sung axit folic hay sữa có hàm lượng folate cao, chị em nên tăng cường ăn các loại thực phẩm dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé như đậu lăng, trứng, bông cải xanh, bơ, măng tây, cam quýt, rau bina, cà rốt, bánh mỳ, thịt bò, hướng dương….


Canxi


Theo các chuyên gia, canxi là một trong những khoáng chất quan trọng, rất cần thiết cho sự phát triển xương và hàm răng chắc khỏe của bào thai. Bên cạnh đó, canxi cũng là nhân tố không thể thiếu trong việc duy trì sự ổn định nhịp tim của thai nhi, khả năng đông máu…. Nếu mẹ bầu không “nạp” đủ lượng canxi cần thiết trong thời gian “vác ba lô ngược”, thai nhi sẽ tự lấy canxi từ cơ thể mẹ để phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng phụ nữ sau sinh thường bị loãng xương hoặc gặp các bệnh lý về xương khớp.


Ngoài ra các nghiên cứu đều chỉ ra rằng sự thiếu hụt canxi ở mẹ còn có thể đóng một vai trò trong sự phát triển bệnh tim mạch ở thai nhi, khiến trẻ suy dinh dưỡng ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp…


Ăn gì sau “hai vạch”? 3

Trong thời gian mang thai, chị em cần nạp từ 800 – 1500 mg canxi mỗi ngày thông qua sữa và các thực phẩm khác (Ảnh minh họa)

Vì thế, trong thời gian mang thai, chị em cần nạp từ 800 – 1500 mg canxi mỗi ngày tùy theo từng giai đoạn bằng cách ghi danh các thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày như sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa bò, sữa dê, pho mát, sữa chua…), rau xanh (rau cần, rau bina…), thủy hải sản (tôm, tép, cua, rong biển, hải sâm, ốc, trai, cá chép cá mòi…), đậu và các chế phẩm từ đậu (đậu nành, đậu phụ, đậu Hà Lan…)


I ốt


I ốt lại là chất cực kỳ quan trọng cho sự phát triển não bộ của bào thai nhưng hầu hết các loại thực phẩm có chứa rất ít iốt, vì vậy bắt buộc mẹ bầu cần phải sử dụng các loại thực phẩm tăng cường hoặc thuốc bổ sung i ốt trong thai kỳ. Tuy nhiên chị em cần lưu ý bổ sung i ốt vừa đủ bởi thiếu và thừa i ốt đều dẫn tới tình trạng thai nhi bị bướu cổ, thiểu năng hoặc suy giảm thể chất. Vậy nên “mẹ ỏng” cần chú ý tăng cường 100 -150 mcg i ốt mỗi ngày thông qua rong biển, hải sản, rau cần, rau chân vịt, cải thảo…


Vitamin A


Thiếu vitamin A có thể gây ra những dị tật về mắt, tim, phổi, thậm chí sảy thai hoặc thai chết lưu. Ngược lại, thừa vitamin A lại có thể gây ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng không tốt đến xương và gây dị tật đường tiết niệu của thai nhi. Chính bởi vậy lời khuyên mà các bác sĩ sản khoa dành cho mẹ bầu là nên bổ sung vitamin A đúng liều lượng cho phép vào khoảng 3000 mcg qua các thực phẩm nguồn gốc động vật như gan, lòng đỏ trứng….


Bên cạnh các loại dưỡng chất trên, chị em nên chú ý tăng cường các loại vitamin D, E, B1, 2, 6, C… để giúp cơ thể mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt 9 tháng “đeo ba lô ngược”. Ngoài ra, hạn chế lo lắng, stress, tăng cường tập các môn thể thao dành cho bà bầu… sẽ giúp thai phụ có một thai kỳ hoàn hảo.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN