Hiển thị các bài đăng có nhãn mầm non. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mầm non. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Subeo nhà Hà Hồ và bé Todd của người đẹp Dương Thùy Linh đang học mẫu giáo tại ngôi trường có mức học phí lên tới hàng trăm triệu mỗi năm.


Trường hạng sang của con trai Hồ Ngọc Hà và Dương Thùy Linh


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 1 
Cậu nhóc Subeo của Hồ Ngọc Hà và đại gia Quốc Cường đi học mẫu giáo từ khá sớm. Có lẽ chính nhờ việc “đi bộ đội” từ nhỏ mà Quốc Hưng luôn tỏ ra rất tự tin và đĩnh đạc.


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 2

Ngôi trường Subeo đang theo học thuộc hệ thống trường quốc tế của Anh quốc với nhiều cấp bậc từ mẫu giáo tới trung học. Cấp mẫu giáo của cậu nhóc được chia thành 2 dạng là nguyên ngày (gồm ăn trưa tại trường) và nửa ngày (không ăn trưa tại trường). Vào một buổi trưa tháng 9 vừa rồi, Cường Đô la cõng con trai ra sân bay đón Hà Hồ trở về sau chuyến lưu diễn dài ngày ở Mỹ và Canada. Nữ ca sĩ chia sẻ trên trang cá nhân: “Con trai đi học về chạy ra đón mẹ. P/s: Đã biết mặc đồng phục rồi”. Những thông tin này khiến người hâm mộ phỏng đoán cậu nhóc chỉ phải đi học mẫu giáo nửa ngày.


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 3
  


Tuy chỉ là lớp mầm non nhưng học phí dành cho trẻ khoảng 3 tuổi như Subeo ở trường quốc tế này vẫn khá đắt. Số tiền phụ huynh phải đóng mỗi năm lên tới 147 triệu đồng, chưa kể tiền đặt cọc hơn 30 triệu đồng khi đăng ký nhập học và khoảng 22 triệu phí nhập học. Tuy nhiên, vì Quốc Hưng chỉ học nửa ngày nên những con số này chắc chắn sẽ thay đổi.


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 4
  


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 5 

Ngôi trường của Subeo nhận được nhiều lời khen bởi phương pháp giảng dạy và môi trường có chất lượng. Dù mới học mẫu giáo nhưng Subeo thường xuyên được tham gia các hoạt động ngoại khóa như đón Trung thu, Tết Nguyên đán theo phong tục Việt Nam, Noel theo phong cách châu Âu…


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 6
 
Cậu nhóc Todd – con trai của người đẹp Dương Thùy Linh cũng theo học ở trường mẫu giáo quốc tế này nhưng tại một cơ sở ở Hà Nội. Dù mới chỉ ở độ tuổi mầm non nhưng Subeo hay Todd… đều được học song ngữ Anh – Việt và các giáo viên luôn khuyến khích phát triển thành công dân toàn cầu.



Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 7 

Ngoài chất lượng giáo dục, các em nhỏ cũng được chăm sóc đầy đủ từ bữa ăn tới giấc ngủ. Điều này khiến các bậc phụ huynh sao Việt yên tâm khi gửi gắm con cái hơn dù phải tốn một khoản tiền không nhỏ mỗi tháng.


Học phí khó tin của quý tử nhà Lý Hải – Minh Hà


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 8

Cậu nhóc Rio của vợ chồng nam ca sĩ Trọn đời bên em là trường hợp hiếm hoi trong giới con sao được gửi tới trường công lập. Cậu nhóc hiện đang học tại một trong những trường mầm non công lập khá nổi tiếng ở TP.HCM. Ngôi trường này mỗi năm chăm sóc cho khoảng 1.000 học sinh.


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 9 

Lợi thế đầu tiên phải kể đến ở ngôi trường là nằm ở không quá xa nhà của Lý Hải – Minh Hà. Hơn nữa, cậu nhóc Rio cùng bạn bè vẫn có không gian thoải mái để chơi đùa trước và sau giờ học. Bên cạnh đó, học phí tại các trường công lập cũng rất rẻ. Con số mà bố mẹ Rio phải đóng mỗi tháng chỉ rơi vào khoảng từ 500 ngàn tới 1 triệu đồng.


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 10 

Tuy học phí thấp nhưng Rio vẫn được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa như Noel, Trung thu… Thậm chí các cô giáo cũng giúp bố mẹ tổ chức sinh nhật cho từng bé rất hoành tráng và ấn tượng. Hot girl Minh Hà rất chịu khó giao lưu với cô giáo ở lớp của Rio. Thế nên đôi khi họ còn chụp lại các khoảnh khắc thú vị của cậu nhóc và gửi cho ba mẹ.


Trường hiện đại của công chúa nhà MC Diệp Chi


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 11
  


Cô nhóc Sumo của MC Diệp Chi và Trung Kiên đang theo học tại hệ thống trường mẫu giáo khá nổi tiếng ở Hà Nội. Tuy không hoành tráng như hệ thống trường mà con trai Hồ Ngọc Hà và Dương Thùy Linh đang theo học nhưng MC của VTV 3 cũng phải tốn xấp xỉ 10 triệu/tháng cho tiền học, tiền ăn của con ở trường. Trong ảnh là cô nhóc Sumo tự tin, chững chạc đeo balo.


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 12
  


Được thành lập từ năm 2003, hệ thống trường này là nơi đầu tiên áp dụng phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori trên cở sở kết hợp với giá trị giáo dục văn hóa truyền thống Việt. Theo đó, các em nhỏ là trung tâm còn giáo viên chỉ là những người hướng dẫn chứ không áp đặt suy nghĩ của người lớn lên trẻ con.


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 13 

Theo một số nguồn tin, trung bình tiền ăn của mỗi em nhỏ một ngày cũng lên tới cả trăm ngàn cho 1 bữa chính và 2 bữa phụ. Ở tuổi ăn tuổi lớn này, ngay tại trường, các bé được uống sữa thoải mái theo khả năng.


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 14
Trường mầm non của con gái Diệp Chi cũng thường xuyên tổ chức khám sức khỏe, đo cân nặng cho các bé.


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 15
  


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 16

Bên cạnh đó, cũng giống như bé Subeo hay Todd, Sumo được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa rất thú vị và phù hợp với lứa tuổi của các em.


Vân Hugo mở trường quốc tế vì con trai


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 17

Vì con trai đang tuổi ăn tuổi học nên thay vì cho cu Bin đi học trường này trường kia, MC Vân Hugo quyết định cùng chung vai góp sức với một người bạn thành lập một trường mầm non quốc tế. Ngôi trường này nằm trong khu dân cư khá sầm uất trên phố Hoàng Hoa Thám – Hà Nội nên thu hút khá nhiều học sinh.


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 18 

Trường mầm non quốc tế của Vân Hugo được chia thành 5 cấp bậc cho trẻ ở các lứa tuổi từ 1-6. Học phí của trường cũng khá “chát” khi đặt lên bàn cân so sánh cùng các trường công lập trong khu vực Hà Nội. Khóa học hè 4 tuần đã tiêu tốn của các bậc phụ huynh khoảng 6 triệu – trong đó đã bao gồm 1 bữa chính và 2 bữa phụ.


Tiết lộ mức học phí mầm non của nhóc tỳ nhà sao Việt 19 

Tuy nhiên, học sinh tại trường của Vân Hugo có thể tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa như bơi lội, học lớp nấu ăn, đạp xe bảo vệ môi trường… Vân Hugo cũng đích thân đứng lớp để dạy các em nhỏ và cả con trai mình học kỹ năng sống, diễn kịch…


Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Từng có thời gian đưa con đi học tại một trường mẫu giáo ở Nhật, tôi choáng váng vì lòng yêu trẻ của giáo viên mầm non Nhật.


Hôm qua, khi vụ việc clip Bảo mẫu trường mầm non Phương Anh baọ hành trẻ rầm rộ trên khắp các diễn đàn và các trang báo mạng, tôi cũng như bao bà mẹ khác đều cảm thấy vô cùng phẫn nộ. Tôi xem clip mà nước mắt rơi không ngừng, nhiều lần phải ấn ngừng vì cảm giác như có ai bóp chặt con tim. Từng có thời gian sống bên Nhật và cũng cho con đi gửi trẻ tại một điểm trông trẻ của Nhật, tôi cảm thấy vô cùng may mắn vì con trai mình được chăm sóc, dù trong thời gian không dài, bởi những giáo viên mầm non Nhật rất tận tâm và yêu quí trẻ nhỏ. Trông người mà tôi lại ngẫm đến ta. Tôi không cố suý “sính ngoại” nhưng thật sự, “ngoại” thế này thì hẳn bà mẹ nào cũng muốn “sính”.


Cũng giống như ở Việt Nam, trước khi tròn 3 tuổi và được theo học tại trường mẫu giáo thì các bé từ 8 tháng đến trước 3 tuổi có thể được gửi đến các nhà trẻ (ở Nhật gọi là Hoikuen). Vì vậy, với những phụ nữ vẫn đang phải đi làm thì gửi con đến trường Hoikuen sẽ là một giải pháp tuyệt vời. Tuy nhiên, không giống những bà mẹ Việt, đưa con đi học mà đến cơ quan thấp thỏm không yên, tim đập như đánh “lô tô” mỗi khi thấy máy báo điện thoại cô giáo gọi, tôi gửi con đi nhà trẻ Nhật rất yên tâm và thoái mái dù khi đấy, Tomo mới được 10 tháng tuổi. Lý do cho sự thoái mái đó, là vì:


Công việc của giáo viên mầm non Nhật cực vất vả


Không ai bảo làm giáo viên mầm non hay bảo mẫu nhà trẻ ở Việt Nam thì không vất vả. Vậy nhưng những giáo viên mầm non Nhật thậm chí còn “nâng” sự vất vả đấy lên nhiều lần.


Thông thường, Tomo và các bạn đến trường vào lúc 9 giờ sáng và 3 giờ chiều tôi đã đón về. Vậy nhưng các cô giáo thì phải làm việc từ 7 giờ sáng đến tận 7 giờ tối. Họ đến sớm để chuẩn bị lớp học, đồ ăn trong ngày cho các con và sau đó, ở lại cho đến khi đứa trẻ cuối cùng được bố mẹ đón về. Khoảng thời gian từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối, các cô lại ngồi tự làm những món đồ chơi hay đồ dùng cho các bé. Giáo viên mầm non ở Nhật hầu như có rất ít thời gian cho bản thân vì thậm chí vào thứ 7 và chủ nhật, họ vẫn nhận trông trẻ cho các gia đình có việc đột xuất hoặc đăng ký gửi con cả cuối tuần.



Giáo viên mầm non Nhật rất hay đưa các bé đi ngoại khoá trên những chiếc xe đẩy đặc trưng

Không phải ai cũng có thể mở nhà trẻ


Tôi không hiểu, vì sao các nhà trẻ tư thục ở Việt Nam “mọc lên như nấm” mà không hề có một qui chuẩn nào. Ở Nhật, không phải bất cứ ngồi nhà nào cũng có thể biến thành một hoikuen (nhà trẻ). Tuy ở đây, mỗi nhà trẻ lại có qui tắc khác nhau nhưng tất cả đều phải được sự cấp phép của chính quyền và đáp ứng đủ các yêu cầu như: có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng bếp, sân chơi ngoài trời và toilet có bệ rửa tay, chỗ thay bỉm với chiều cao phù hợp cho trẻ. Mỗi lớp ở nhà trẻ Nhật cũng được chia theo lứa tuổi và có tên riêng. Như lớp của Tomo con trai tôi thì có tên là lớp Dream (giấc mơ). Lớp của các bé sơ sinh trên 1 tuổi có tên là Tanpopo (Bồ công anh) và lớp Sakura (Lớp hoa anh đào) là cho các bé từ 2-3 tuổi. Mỗi lớp thường có không quá 16 bé. Đối với cấp mẫu giáo, lớp có thể đông hơn, từ 10-30 bé một lớp.



Một phòng ở nhà trẻ Nhật dành cho các bé dứoi 1 tuổi.

Họ cẩn thận với con trẻ của chúng ta như con mình


Khi Tomo nhà tôi đi gửi trẻ, giáo viên yêu cầu tôi chuẩn bị cho con rất nhiều túi. Một túi để sách vở, một túi chăn, một chiếc túi để đồ dùng ăn uống, một hộp để đồ dùng ăn uống, một túi quần áo, một túi quần áo thay, một túi quần áo để cất đồ sau khi thay ra, và một túi để giày…. Tất cả những cái túi này đều không khiến giáo viên Nhật cảm thấy phiền phức. Tôi để ý, mỗi khi tôi đến đón Tomo ở trường, con luôn được đóng một cái bỉm mới toanh và sạch sẽ. Nhìn vào túi những chiếc bỉm đã thay của Tomo, tôi để ý có những cái bỉm vẫn còn khá mới và con hầu như không tè mấy. Vậy nhưng các cô giáo ở Nhật vẫn thay cho bé rất đúng giờ và không bao giờ để con phải chịu hăm, chịu mặc suốt một cái bỉm cả ngày như nhiều giáo viên mầm non ở Việt hay “quên”.



Khăn và túi được chia cất rất cẩn thận

Ngay cả quần áo của Tomo, các cô cũng rất chịu khó thay cho bé. Họ còn để riêng cho tôi quần áo của Tomo theo hai túi: 1 túi là quần áo thực sự đã bị bẩn và 1 túi là những quần áo bé chỉ mới thay ra. Như vậy, tuỳ theo các bà mẹ, chúng tôi có thể quyết định có cho con mặc tiếp ngày mai không hay giặt đi.Và khăn ướt của Tomo, các cô cũng hỏi tôi có gửi riêng khăn không và không ngần ngại chỉ dùng đúng từng loại khăn ướt cho từng bé để đảm bảo vệ sinh và tránh trường hợp có trẻ bị dị ứng.



Giấy ướt cũng được dùng riêng theo từng bé

Chuyện ăn uống của trẻ


Đây có lẽ là vấn đề khiến tôi trăn trở nhất khi gửi Tomo đi trẻ: Con mới chỉ hơn 10 tháng, mới chỉ biét bò, vẫn đang ăn dặm và cần them 4-5 cữ sữa mỗi ngày. Tomo cũng kén ăn nên càng khiến tôi lo lắng. Vậy nhưng khi nhìn các giáo viên Nhật chăm sóc cho bữa ăn của con. Tôi cảm thấy hoàn toàn yên tâm.


Thông thường, các bé ở lớp Dream (Lớp giấc mơ) mà con trai tôi đang gửi, sẽ ăn vào lúc 10 giớ 30. Cô giáo sẽ cho các bé ăn sữa công thức hoặc sữa mẹ gửi ngăn đá ở nhà trẻ. Với các bé đã ăn dặm như Tomo, nhà trường cũng sẽ chế biến đồ ăn dặm cho con hoặc lấy theo mẹ chuẩn bị. Thực đơn của trẻ được thong báo hàng tuần và những gì các bé ăn đều được bày trong một hộp thuỷ tinh ở đường ra vào, nơi các bố mẹ đón con hàng ngày. Các bé ở lớp Tanpopo và Sakura sẽ ăn muộn hơn 30 phút.



Một bữa ăn dặm ở nhà trẻ Nhật

Đồ ăn dặm của Tomo rất phong phú. Bé không hề bị ép phải ăn hết các món. Tuy nhiên món nào các cô cũng cho Tomo ăn thử. Với các bé lớn cũng vậy. Cũng có đứa chẳng thích ăn gì và có đứa thích ăn rất nhiều. Tuy nhiên giáo viên mầm non Nhật không ép trẻ ăn mà chỉ yêu cầu các bé món nào cũng cần xúc ăn. Có lẽ chính vì như vậy, trẻ con Nhật không hề sợ ăn mà ngược lại, coi giờ ăn như một hoạt động thú vị. Khi lớn lên, hầu hết các bé đều ăn được đủ món mà không hề “kén cá chọn canh”.


Chơi với trẻ con thì rất thích, vậy nhưng chăm trẻ lại là một việc hoàn toàn khác. Nó stress, nó căng thẳng, nó đầy áp lực và đôi khi nó cũng khiến chúng ta “phát điên”. Vậy nhưng ở các giáo viên mầm non Nhật, tôi luôn thấy một sự kiên nhẫn và sức khoẻ “phi thường”. Có lần, tôi đã hỏi một cô giáo mầm non của Tomo là “Trông các con như vậy, có lúc nào chị thấy áp lực? Có lúc nào chị muốn đánh, muốn mắng các bé?”. Tôi đã nhận được câu trả lời “Chúng tôi nghĩ đến sự may mắn của bản thân. Khi ngoài kia rất nhièu người không có được việc làm, rất nhiều người không có được con. Thì chúng tôi có. Chúng tôi có cả việc làm và có cả những đứa con đáng yêu. Sự may mắn này khiến cho những vất vả, mệt mỏi và căng thẳng dường như không còn to tát. Khi nghĩ vậy, chúng tôi hết mệt mỏi, hết bực bội và không bao giờ đánh mắng những đứa trẻ”.


Ở nước Nhật, họ chăm trẻ bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Nó cũng tạo ra được những đứa trẻ lớn lên với lòng bao dung và đức tính kiên trì. Tôi nghĩ, đó là một phần quan trọng cho sự thành công của quốc gia này. Một điều các giáo viên mầm non Việt cần học tập.


Chia sẻ của độc giả

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Các chuyên gia tâm lý sẽ chỉ ra một vài dấu hiệu cho thấy con bạn có thể bị bạo hành ở trường. Ngày hôm qua (17/12), trên khắp các trang tin lẫn mạng xã hội đều sôi sục vì video clip bạo hành trẻ ở cơ sở mầm non tư thục Phương Anh. Hành động nhẫn tâm của cô giáo và bảo mẫu trong clip này đã khiến cả xã hội phẫn nộ và lo lắng cho các thế hệ mầm non tương lai.

Tuy nhiên, hầu hết các bậc phụ huynh có con em được gửi trong trường mầm non tư thục Phương Mai đều không nhận ra con mình bị bạo hành một thời gian dài. Thậm chí, có vị phụ huynh còn ngất xỉu khi lần đầu tiên chứng kiến cảnh con bị bóp cổ, tát bôm bốp vào mặt qua clip. Điều này khiến nhiều người tự hỏi: “Liệu các vị phụ huynh này không quan tâm tới con của mình hay thực tế, họ không biết cách nhận ra dấu hiệu con bị bạo hành?”

Rất nhanh chóng, nhóm phóng viên đã có một cuộc trao đổi ngắn với các chuyên gia tâm lý để xin tư vấn về vấn đề này.



Làm sao để phát hiện con bị bạo hành ở trường? 1
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng hành động hành hạ trẻ mầm non là hành động đáng bị lên án. Đánh trẻ là một hành động không có tâm và tầm nhìn của cô giáo trông coi trẻ (Ảnh: Tuổi trẻ)


Những ảnh hưởng tâm lý khôn lường khi trẻ bị bạo hành


Trao đổi với phóng viên, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (Công ty tư vấn An Việt Sơn) cho rằng đánh trẻ là hành động  ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của trẻ. Trẻ bị đánh đập nhiều khi đến trường luôn mang tâm lý sợ sệt, lo lắng, mất hoàn toàn tính sáng tạo, không dám nói chuyện với cô giáo, bố mẹ về những nhu cầu thiết yếu của bản thân đơn giản vì trẻ sợ, sợ nếu làm trái ý của thầy cô chúng sẽ bị đòn roi, chửi rủa, bị “nhồi vào thùng nước cao”. 

Bố mẹ bận rộn nên chỉ mang con tới trường rồi an tâm công tác, không hiểu rằng trẻ có những nỗi niềm tâm sự riêng, trẻ sẽ suốt ngày lo lắng, nhìn cuộc sống, xã hội, người lớn một cách tiêu cực. Chúng sẽ đặt câu hỏi tại sao bố mẹ lại không quan tâm tới mình? Tại sao cô giáo lại hành xử như thế? Tóm lại, trẻ sẽ bị tổn thương về thể xác lẫn tinh thần. 


Sự thiệt thòi này sẽ khiến trẻ dần hình thành tư tưởng phản đối ngầm, phản đối bằng tư duy chứ không dám hành động. Có những trường hợp chuyên gia gặp, trẻ sợ đi học, sợ cô giáo tới nỗi tè dầm không dám nói. Ký ức về sự đánh đập này sẽ đi theo trẻ suốt cả cuộc đời. Đặc biệt, ngoài sự lo âu, sợ sệt, trẻ có thể hình thành nên tính cách ngang bướng, tấm công người khác.

Cách phát hiện khi con bị bạo hành ở trường


Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho biết, khi bị đối xử như trên, trẻ có biểu hiện tâm lý thường gặp là có những dấu hiệu giống trầm cảm hoặc bị trầm cảm; lo âu, sợ hãi và căng thẳng, đêm ngủ không ngon, dễ giật mình, có ác mộng, nghiến răng, cắn móng tay, lười ăn, dễ khóc, khi ăn dễ nôn trớ, thở nhanh, hồi hộp, toát mồ hôi, sợ hãi mỗi khi bố mẹ nhắc tới vấn đề đi học.


Ngoài những dấu hiệu trên, cha mẹ có thể phát hiện sớm con bị bạo hành bằng cách hãy quan sát cơ thể con sau mỗi ngày ở trường về, đặc biệt là lòng bàn tay, bàn chân và đầu các khớp tay con xem có dấu hiệu gì bất thường hay không.


Bên cạnh đó, với những bé đã biết nói, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con, hỏi han con để bé kể những chuyện vui buồn ở lớp. Trong những câu chuyện có thể không đầu không cuối nhưng cũng sẽ giúp mẹ hiểu hơn về con khi ở lớp.


Cách bảo vệ con trước nạn bạo hành trường học

Rất ngắn gọn, chuyên gia tâm lý Hồng Hà nhận định, cha mẹ nên tìm hiểu, cân nhắc kỹ, lựa chọn cho con em mình học ở trường có chứng chỉ rõ ràng, chất lượng được đảm bảo. Thêm vào đó, cha mẹ cần dạy cho con mình những kỹ năng sống để không gây phiền hà, bực bội tới người khác và cũng là để bảo vệ bản thân. Dành thời gian chơi với con, lắng nghe con nói, tinh tế phát hiện ra những sự thay đổi trong con. Khuyến khích con nói chuyện với cha mẹ. 







 Bạn có muốn đọc tâm sự gây shock của một giáo viên mầm non đã bỏ nghề
Làm sao để phát hiện con bị bạo hành ở trường? 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN