Hiển thị các bài đăng có nhãn mùa đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mùa đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Cách ly với những đồng nghiệp bị cúm, hạn chế ra ngoài vào những ngày rét đậm hoặc nên sử dụng những đôi boot thấp ấm áp… sẽ giúp bà bầu luôn mạnh khỏe trong mùa đông.
1. Chọn giày giữ ấm

Những đôi boot thấp cổ, đế bằng là sự lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ đôi chân trong mùa đông. Hơn nữa loại giày này cũng khá thuận tiện khi bạn di chuyển.


Trọng lực của cơ thể sẽ dồn nhiều xuống chân trong thời gian mang thai. Đó là lý do vì sao bạn cần một đôi giày ấm áp và thích hợp để chống lạnh.


2. Chọn áo thun cổ chữ V

Bạn nên trang bị trong tủ quần áo mùa đông những chiếc áo chất liệu thun (hoặc len) dài tay, co giãn tốt, không quá đắt tiền và đặc biệt có cổ khoét hình chữ V. Loại trang phục này tạo khoảng trống giữa ngực và vùng cổ nên khiến bạn không có cảm giác chật chội vì ngạt thở.


Tất nhiên, nếu bụng bầu ngày một lớn đi kèm với sự tăng trưởng kích cỡ vòng 1, bạn nên tạm cất những chiếc áo thun bó người và chuyển sang áo bầu. Bạn hoàn toàn có thể mặc lại những chiếc áo dạng thun này sau khoảng thời gian sinh bé.


3. Ở trong nhà nhiều hơn


Tình trạng thời tiết cụ thể phụ thuộc vào địa điểm bạn cư trú; tuy nhiên, trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, bạn nên hạn chế ra ngoài trời. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, không khí lạnh có thể khiến bạn bị cảm, ho, sổ mũi… hoặc các biến chứng khác về sức khỏe. Do đó, bạn chỉ nên ra ngoài trời trong những ngày nắng ấm, tránh khoảng thời gian sáng sớm hoặc chiều muộn.


4. Cẩn thận với những cơn cảm lạnh kéo dài


Khi bạn có thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường kém hơn nên nếu bị cảm lạnh, thời gian diễn biến của bệnh sẽ dài hơn bình thường. Cảm lạnh trầm trọng có khả năng chuyển thành viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời.


Do đó, nếu bạn phải đối mặt với triệu chứng cảm lạnh bất thường, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin trong mùa đông để tăng sức đề kháng cho cơ thể.


10 lưu ý để mẹ bầu không bị ốm trong mùa đông 1


5. Tạm thời xin nghỉ việc nếu có đồng nghiệp bị cúm


Những dấu hiệu ho, hắt hơi, chảy nước mũi của đồng nghiệp có thể cảnh báo một cơn cảm cúm sắp đến gần. Nếu công việc cho phép, bạn nên tạm thời nghỉ ở nhà để “bảo vệ” an toàn cho hệ miễn dịch của cơ thể. Bạn có khả năng nhiễm virus cúm rất nhanh từ đồng nghiệp nếu như bạn không chủ động cách ly với mầm mống gây bệnh này.


Ngay sau khi nhận thấy dấu hiệu bị cúm nhẹ, bạn nên nghỉ việc để phục hồi sức khỏe. Nằm nhà thư giãn, ăn uống đủ chất và hít thở không khí trong lành, bạn sẽ sớm khỏe mạnh để quay lại với công việc.


6. Nạp thêm nước


Tình trạng ngứa da, giãn tĩnh mạch có xu hướng tăng lên trong những tháng mùa đông (thời điểm làn da đặc biệt dễ khô). Bên cạnh việc dùng kem giữ ẩm và giàu dưỡng chất, bạn nên nhớ uống đủ nước. Nước sẽ giúp tránh tình trạng khô, nẻ da cũng như khiến cơ thể bạn luôn thoải mái.


7. Không quên phụ kiện trang phục


Tất chân, găng tay, khăn quàng, mũ len… là những loại phụ kiện nhỏ nhưng không thể thiếu với bà bầu trong những ngày đông. Các loại quần tất mặc kèm với váy hoặc quần jean lưng chun là những trang phục giúp bạn giữ ấm và làm đẹp luân phiên trong tuần.


8. Sữa hoặc cacao nóng


Khi bác sĩ khuyến cáo bạn tránh xa rượu hoặc đồ uống chứa cồn thì sữa hay cacao nóng là thức uống bổ dưỡng lý tưởng. Hàm lượng caffein chứa trong cacao tương đối thấp nên có những tác dụng tốt với sức khỏe bà bầu như cung cấp năng lượng, ngăn ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, hàm lượng chất chống oxy hóa trong cacao thường gấp đôi so với rượu vang đỏ.


Cách một ngày bạn sử dụng một tách cacao là tần suất an toàn hợp lý với đồ uống này.


9. Thư giãn ngoài trời


Thời điểm lý tưởng cho những chuyến dã ngoại ngắn ngày hoặc khởi hành về quê là khoảng thời gian quý II của thai kỳ. Bạn nên lưu ý để những chuyến đi xa này không quá mạo hiểm và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cuộc khởi hành chỉ nên bắt đầu khi bạn theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo thời tiết ở nơi đến để đảm bảo điều kiện an toàn.


10. Tránh đồ đông lạnh

Nguyên tắc an toàn và tăng cường sức khỏe là bạn nên sử dụng các loại đồ ăn được chế biến từ thực phẩm tươi sống. Với những loại đồ ăn thừa, được dự trữ trong tủ lạnh, bạn nên tránh dùng.


Việc uống nước lạnh, dùng sữa lạnh cũng được chống chỉ định cho thai phụ để phòng viêm họng hoặc cảm.



Tắm nắng trong mùa đông sẽ mang lại những lợi ích bất ngờ cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng.
10 lưu ý để mẹ bầu không bị ốm trong mùa đông 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Vào mùa đông, dù được mặc nhiều quần áo ấm nhưng bàn tay, bàn chân một số trẻ nhỏ vẫn bị lạnh cóng là hiện tượng mẹ cần lưu tâm.Chị Toan (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Mấy hôm nay trời thường rất lạnh vào lúc sáng sớm và xẩm tối cho đến đêm nên mình mặc cho con rất cẩn thận. Nào áo len, áo khoác kín cổ, đội mũ che tai rồi đi tất, đi giầy đầy đủ mà thằng bé vẫn bị lạnh tay chân, dù lưng và bụng thì lại ấm. Không biết con mình có bị bệnh gì không, mình thấy lo quá!”.


“Con bé Mun nhà tớ mỗi khi trời trở lạnh là biết tay nhau ngay, xụt xịt, ho hắng là chuyện bình thường. Cho nên tớ đặc biệt chú ý đến nàng khi phải cho nàng ra phố vào những ngày lạnh, quần áo, khăn, tất, mũ, găng tay… đủ cả. Vẫn chạy nhy, nô đùa như bình thường, thậm chí có lúc kêu nóng nhưng lạ một điều là bàn tay, bàn chân của bé mình sờ vào vẫn thấy lạnh giá” là băn khoăn của chị Ninh (Thanh Trì, Hà Nội).


Bé bị lạnh tay chân, cha mẹ chớ coi thường! 1
Mùa đông, dù được mặc rất ấm nhưng tay chân của nhiều bé vẫn bị lạnh. (Ảnh minh họa)

Chị Vân, đồng nghiệp của chị Ninh cũng cùng cảnh ngộ: “Mình thì gửi con cho bà ngoại trông, sáng đưa đi chiều đón về. Nhiều hôm đi làm về nhà thấy con gái chạy ra đón, nắm tay con thì thấy lạnh lạnh là, mình trách bà chăm cháu không cẩn thận, để cháu mặc không đủ ấm làm bà ngoại tự ái mất mấy hôm. Nhưng hôm chủ nhật vừa rồi ở nhà, bàn tay bàn chân con gái vẫn lạnh như thế dù mình đã mặc rất ấm cho con. Mình cho con mặc thêm quần áo thì con bé la toáng lên không chịu, còn nói “nóng, nóng” và bắt cởi bớt đồ ra. Quả thật là lưng con bé thì ra mồ hôi nhưng tay chân vẫn bị lạnh. Thế là như thế nào nhỉ?”.


Giải thích về hiện tượng này, bác sĩ Vũ Văn Lực (Viện Bảo hộ lao động) cho biết: “Mặc dù bé bị lạnh chân tay không phải là bệnh lý nhưng cha mẹ không nên bỏ qua mà cần chú ý chăm sóc con hơn. Bởi theo một số nghiên cứu trên thế giới, trẻ bị lạnh chân tay vào mùa đông dù đã mặc quần áo ấm thường có sức đề kháng kém và có thể dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi… và các bệnh truyền nhiễm”.


Bác sĩ Lực còn cho biết thêm, đối với trẻ nhỏ, tay chân lạnh thường do sức đề kháng yếu hoặc thiếu máu thường xuyên. Thêm vào đó, ngón chân, đầu gối, vai, ngón tay lại là những bộ phận thường xuyên vận động nhiều nên có ít chất béo, không giữ được nhiệt lâu. Các mạch máu càng ít chất béo hơn nên càng dễ bị lạnh. Ngoài ra, hạ đường huyết và huyết áp thấp cũng rất dễ khiến chân tay bị ngấm lạnh.


Bé bị lạnh tay chân, cha mẹ chớ coi thường! 2
Nguyên nhân của việc lạnh tay chân trong mùa đông có thể là do thiếu máu. (Ảnh minh họa)

Bởi vậy, muốn giữ ấm cơ thể trong mùa đông, bên cạnh việc cho bé mặc đủ quần áo và giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định, các mẹ có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống thường xuyên được bổ sung thực phẩm giàu chất sắt.


Một số loại thực phẩm có hàm lượng sắt tương đối phong phú như: lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt cừu, cá, gan động vật, tiết, đậu nành, rau chân vịt, nấm… Ngoài ra, cũng nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu như: hạt mè, rau chân vịt, hạt lạc, đậu phụ, tỏi, hẹ tây, hạt tiêu… đồng thời ăn trái cây tươi để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin.


Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách, các mẹ có thể cho bé uống nước thường xuyên, tăng cường vận động cơ thể và có thể sử dụng phòng tắm xông hơi để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân tay. Duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày cũng là một phương pháp tốt để tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể bé trong mùa đông.



Mùa đông được coi là mùa cúm, vì thế, việc giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông cũng cần được lưu ý. 9 bí mật sau đây sẽ giúp bé không bị ốm trong mùa đông.
Bé bị lạnh tay chân, cha mẹ chớ coi thường! 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN