Hiển thị các bài đăng có nhãn kỹ năng làm mẹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kỹ năng làm mẹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Một trong những mẹo chữa nấc cho bé là mẹ hãy ấn nhẹ tay vào vùng mạch (chỗ nổi gân) trên cổ tay bé trong vòng 30 giây.


Một số bé bị nấc 1-3 lần mỗi năm trong khi một số bé khác bị nấc liên tục. Không ít bé đột nhiên tái phát nấc sau một thời gian dài. Nếu bé bị nấc quá nhiều, bạn nên đưa bé đi khám. Nấc quá mức sẽ gây khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày của bé như làm gián đoạn giấc ngủ, bữa ăn hoặc khiến bé ngại ngùng khi vui chơi cùng các bạn.


Bạn có thể thử vài gợi ý sau để giúp bé nhanh hết nấc:


- Càng lớn, tần suất bị nấc ở bé càng giảm dần.


- Các bé trai có xu hướng bị nấc nhiều hơn các bé gái.


- Bạn nên cho bé uống từng ngụm nước lọc nhỏ một cách chậm rãi.


- Bạn cù nhẹ vào người bé.


Một vài mẹo giúp bé nhanh hết nấc 1


- Bạn kể một câu chuyện vui khiến bé bật cười thích thú.


- Bạn hướng dẫn bé cách nín thở trong khoảng thời gian mà bé có thể chịu đựng được.


- Bạn đặt một thứ có vị ngọt, chẳng hạn, một thìa đường ở mặt sau lưỡi của bé.


- Bạn đặt ngón trỏ vào trong tai của bé, khẽ ngọ nguậy.


- Bạn ấn nhẹ tay vào vùng mạch (chỗ nổi gân) trên cổ tay bé trong vòng 30 giây.


Phòng tránh nấc cho bé


- Nếu ăn quá nhanh, bé cũng có thể bị nấc. Nguyên nhân là do khi ăn nhanh, lượng không khí sẽ không đủ lưu thông cùng với thức ăn trong khoang miệng.


- Bạn cũng không nên để bé ăn quá no. Nấc có thể là dấu hiệu thông báo hệ tiêu hóa không thể dung nạp thêm thức ăn.


- Những món ăn nhiều gia vị cũng khiến bé dễ bị nấc. Thực phẩm cay, nóng tác động đến lớp da bên ngoài thực quản, dạ dày, nhất là khi bé chưa từng ăn đồ ăn có tính chất cay, nóng trước đó.


- Đồ uống chứa chất kích thích cũng có thể làm bé bị nấc.


Nguồn bài viết: Báo NgoiSao.VN

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Nhà chỉ có hai mẹ con, bạn thì đang bận với việc nội trợ, bé (4, 5 tuổi) lại luôn miệng: “Mẹ ơi, con buồn lắm, mẹ chơi với con đi!”.

Lúc này, bạn cần tìm cho bé một số hoạt động để mình rảnh rang làm việc của mình và dưới đây là một số gợi ý:


1. Sắp xếp nhà cửa


Bạn có thể hướng dẫn cho con cách thu dọn phòng riêng của bé. Gợi ý rằng, bé có thể sắp xếp và trang trí phòng theo ý thích. Sau đó, bạn sẽ quay lại kiểm tra kết quả và tặng cho bé một phần thưởng xứng đáng.


Tốt nhất, bạn có thể chuẩn bị một chậu nước, một chiếc khăn và động viên bé lau bàn ghế, giường tủ, sàn nhà… Bạn nên động viên để bé hào hứng với công việc này.


2. Mời bạn của bé đến nhà


Nếu bé có một vài người bạn cùng độ tuổi sinh sống gần nhà, bạn có thể gọi điện mời bạn của bé đến nhà chơi. Bé sẽ hào hứng vui chơi cùng bạn bè và không ở bên cạnh làm phiền bạn nữa.


8 cách để không bị bé làm phiền khi đang bận việc 1

3. Những âm thanh vui vẻ


Bật cho bé nghe một câu chuyện trên radio dành cho thiếu nhi hoặc bạn có thể mở một chiếc đĩa có những bài hát vui vẻ bé yêu thích.


Bạn chỉ nên mở đài hoặc đĩa CD chứ không phải tivi hay máy vi tính. Vì nếu bạn phải làm việc nhà trong một thời gian dài sẽ khó kiểm soát được thời gian bé xem tivi.


Tiếp đến, bạn có thể đưa cho bé giấy và bút màu để bé vẽ lại tranh theo nội dung của câu chuyện hay bài hát mà bé vừa nghe được.


4. Chơi dựng lều


Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một chiếc chiếu cũ: Uốn cong một mép chiếu vào tường và dùng chăn chặn một bên mép chiếu còn lại. Lúc này chiếc chiếu đã tạo thành một lỗ hổng giống như một chiếc lều nhỏ để bé có thể chui ra chui vào đùa nghịch.


Bạn có thể mang cho bé chút đồ chơi, ít đồ ăn nhẹ để bé sử dụng trong lều.


5. Đạp xe


Nếu nhà bạn có phòng rộng, bạn có thể cho bé đạp xe lòng vòng quanh nhà. Để bé thú vị hơn, bạn có thể cho bé vào vai người giao hàng, chằng hạn nhờ bé chờ chiếc cốc từ phòng khách sang phòng bếp…


8 cách để không bị bé làm phiền khi đang bận việc 2

6. Sáng tạo với hoa quả


Trước hết, bạn có thể cắt lát những miếng dưa chuột, táo, dâu tây… sau đó, xếp những lát hoa quả này ra đĩa và đưa cho bé. Hướng dẫn bé bày đặt và trang trí những lát hoa quả này thành hình bông hoa hay hình mặt trời hay bất kỳ một mẫu hình nào khiến bé thích thú.


Nếu không bạn cũng có thể kiếm một vài vỏ trứng, rửa sạch và cho bé vẽ hình mặt hề lên đó.


7. Truy tìm kho báu


Bạn cất giấu một đồ vật mà bé yêu thích như đồ chơi hay một quyến sách. Tiếp đến, bạn vẽ một sơ đồ minh họa để bé tự biết cách tìm kho báu – đồ vật ấy.


Để bé bất ngờ và hứng thú, bạn có thể vẽ bản đồ chỉ dẫn hơi rắc rối một chút. Ví dụ, muốn đến được “kho báu” bé phải tìm đủ 2 chiếc “chìa khóa” – là hai đồ chơi khác được giấu trong nhà.


Bạn cũng có thể chọn tờ giấy cũ, xé mép để vẽ bản đồ cho có vẻ “thần bí” như trong những câu chuyện bé đã được nghe.


8. Nhà thiết kế thời trang


Đưa cho bé một ít vải vụn, vài cô búp bê, một cái kéo nhỏ vài cái bút màu và hướng dẫn bé cắt áo váy cho búp bê. Trò chơi này rất được các bé gái ưa chuộng; tuy nhiên, nếu là bé trai, bạn có thể khuyến khích bé vẽ áo cho siêu nhân.


Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm một cuốn tạp chí thời trang và dạy bé cắt, ghép tranh, tạo ra những bộ váy áo mới theo ý thích của bé.


Lưu ý: Chọn loại kéo thủ công dành cho bé và luôn để mắt đến con.



5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm
” target=”_blank”>8 cách để không bị bé làm phiền khi đang bận việc 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Trẻ em cần được rèn luyện tính kỷ luật từ nhỏ, tốt nhất là ngay từ khi bé bắt đầu biết nhận thức. Điều này rất có ích khi trẻ trưởng thành.

1. Tính nhất quán là chìa khóa. Ví dụ bạn đặt ra quy tắc: “Nếu đến giờ ăn, trẻ không chịu ngồi vào bàn thì sẽ không được xem ti vi sau bữa ăn” – và nhất quán với nguyên tắc đó. Điều này sẽ giúp trẻ suy đoán được cách cư xử của bạn để tránh né.


Việc không thống nhất sẽ khiến trẻ cảm thấy không chắc chắn, không an toàn và bối rối.  


2. Lựa chọn sự ưu tiên. Bạn cần biết chọn lựa thách thức kỉ luật nào đầu tiên cần được giải quyết nếu bạn không muốn mình bị quá tải.


3. Luôn luôn đặt mình vào vị trí của con để giải quyết vấn đề 1 cách phù hợp. Đôi khi những ông bố bà mẹ luôn muốn con mình phải theo ý họ và hành xử theo cách của họ mà không biết điều đó hoàn toàn không phù hợp với con mình. Điều này sẽ càng khiến việc kỷ luật con của bạn trở nên thất bại.


8 bí mật của những bà mẹ có con ngoan 1

4. Tuyệt đối không nên cáu giận, quát mắng trẻ. Cách tốt nhất bạn nên viết những điều sau vào giấy nhớ và dán chúng ở những nơi dễ dàng nhìn thấy: “Không cãi vã với con”, “Cần có sự hợp tác giữa 2 mẹ con” hoặc “Không được cáu lên”.


5. Tìm kiếm sự ủng hộ từ những người xung quanh. Việc dạy con cần sự thống nhất tuyệt đối giữa các thành viên trong gia đình. Điều này có nghĩa khi trẻ mắc lỗi sẽ có nguy cơ bị rơi vào sự cô lập, gặp sự phản đối của tất cả mọi người và không có đồng minh. Từ đó, trẻ sẽ không dám tái phạm.


6. Trì hoãn việc thực hiện quy tắc kỉ luật chứ không nên bỏ qua. Nếu trẻ mắc lỗi, lúc đó bạn quá bận rộn hoặc vô tình quên mất việc kỉ luật trẻ thì vô hình chung, cũng sẽ khiến trẻ không còn tôn trọng nguyên tắc của bạn. Cách tốt nhất, trong trường hợp đó, bạn nên trì hoãn việc có thể nói: “Mẹ không đồng ý với việc làm của con vừa rồi. Chúng ta sẽ nói chuyện về vấn đề này sau bữa ăn tối nay”.


8 bí mật của những bà mẹ có con ngoan 2

7. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn có thể vẫn bỏ qua lỗi của trẻ, tuy nhiên hãy thể hiện đó là một ngoại lệ duy nhất và nên thông báo sớm cho trẻ. Có thể nói: “Vì tuần này con sẽ đến nhà ông bà ngoại nên con có thể bỏ qua việc dọn dẹp phòng mình cho đến tuần tới.


8. Bạn cần kiên trì tuyệt đối trong việc dạy con, nhất là khi kỉ luật trẻ. Có nhiều bà mẹ trước đó có thể rất tức giận con nhưng đã mềm lòng ngay khi con khóc lóc quá nhiều và bỏ ngay các quy tắc dạy trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ càng tạo áp lực cho bạn. Cách tốt nhất khi trẻ khóc lóc, bạn hãy để trẻ 1 mình ở trong phòng. Khi không có ai, trẻ sẽ sớm nín.



Phạt con cũng cần có phương pháp hợp lý mới có thể đạt được mục đích răn dạy mà không làm tổn thương lòng tự tôn non nớt của trẻ.
8 bí mật của những bà mẹ có con ngoan 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Khi trẻ bị sốt, các mẹ cần có phương pháp chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách, cần hạ sốt cho bé khi bé bị sốt cao để tránh hiện tượngị co giật.

Bên cạnh sốt do mọc răng, virus… thì thời tiết chuyển mùa, mưa nhiều, trong đó ngấm mưa là một trong những nguyên nhân gây nên những cơn sốt cho trẻ.


5 bước an toàn để hạ sốt cho bé một cách hiệu quả 1

Tuy nhiên, trẻ bị sốt với những nguyên nhân nào thì việc chăm sóc trẻ thật tốt là điều hết sức cần thiết. Trước khi đưa trẻ đi viện, trẻ sốt nhẹ, hay chưa nghiêm trọng đến mức đi viện thì phụ huynh cần phải nắm được những yêu cầu chăm sóc cho trẻ tại nhà để trẻ nhanh chóng hạ cơn sốt.




Clip hướng dẫn 5 bước hạ sốt hiệu quả cho con.


Bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, khi trẻ vừa bị sốt, bạn cần nhanh chóng thực hiện những biện pháp sau nhằm giúp thân nhiệt của trẻ được giảm bớt: tìm nơi thoáng mát để trẻ nằm; nới rộng quần áo của trẻ, không ủ cho trẻ bằng các loại chăn hay gối; sau khi cho trẻ nằm nghỉ nơi thoáng mát thì các mẹ sẽ hạ sốt cho trẻ.


Hạ sốt cho trẻ có thể bằng nhiều cách như uống thuốc, chườm mát cho trẻ bằng khăn ướt. Thường xuyên lau khô mồ hôi cho trẻ. Tuy nhiên, bạn hãy tìm mọi cách hạ sốt cho con trước khi cần dùng đến thuốc, như lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, bẹn… bằng nước ấm ở nơi kín gió, không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng. Khi sốt, trẻ rất khát và đau họng.



Các mẹ hãy tham khảo 10 lời khuyên dưới đây của các chuyên gia y tế hàng đầu của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ khi dùng thuốc cho con.
” target=”_blank”>5 bước an toàn để hạ sốt cho bé một cách hiệu quả 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Tự ý kê kháng sinh cho con là một trong những sai lầm của rất nhiều bà mẹ trẻ.


Suýt hại con vì bệnh “tự ý”


Dù có kinh nghiệm làm mẹ ngót nghét được gần 2 năm nhưng chị Lê Hằng (Mỹ Đình, Hà Nội) vẫn mắc phải sai lầm trong việc chăm sóc con.


Đợt lạnh vừa rồi chị suýt hại con khi liều lĩnh tự ý cho con dùng kháng sinh khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ. Chị chia sẻ: “Mình thấy biểu hiện của con cũng giống như đợt trước cách đây 4 tháng, mình nghĩ cháu bị viêm mũi họng thông thường nên dùng y lại đơn cũ của bác sĩ. Đơn gồm 1 thuốc kháng sinh, 1 thuốc chống viêm, 1 thuốc giảm sốt, 1 thuốc dùng nhỏ mũi”.


Sau khi dùng được 2 ngày, bé Bi nhà chị không thấy đỡ, thậm chí còn có dấu hiệu nặng hơn. Thấy thế chị “mạnh dạn” tăng liều kháng sinh cho con. Đến khi con bị dị ứng, phát ban đầy người, chảy máu cam chị mới lo lắng đưa con vào viện. May mắn được các bác sĩ khám chữa tích cực nên bé nhanh chóng qua khỏi.


Sai lầm của mẹ khi tự làm thầy thuốc cho con 1
Tự ý kê kháng sinh cho con là một trong những sai lầm của rất nhiều bà mẹ trẻ. (Ảnh minh họa: Chí Toàn)


Sai lầm lớn nhất của các bà mẹ là khi con bị sốt thì cho rằng con bị

viêm họng, viêm phế quản, tự ý đi mua thuốc giảm sốt, thuốc kháng sinh

về cho con uống. Chị Nguyên Anh (Hà Đông, Hà Nội) là một ví dụ.

Bé Mít nhà chị được hơn 1 tuổi. Chị tự trách mình suốt hồi bé Mít được vài tháng tuổi, bé bị viêm đường tiết niệu, ngày nào hai mẹ con cũng ôm nhau ngồi trong viện chờ tới lượt khám. Vào viện nhiều quá, Mít bị lây chéo bệnh viêm mũi họng từ những bé khác. Vậy là suốt một tuần bé phải truyền thuốc, rồi uống kháng sinh. Mít gầy tọp đi trông thấy.



Từ lần đó, chị tự nhủ sẽ chăm sóc bé thật tốt. Thế nhưng dù chị có tẩm bổ nhiều cho bé, giữ bé ấm nhưng trong thời tiết lạnh như hiện nay, Mít vẫn bị sụt sịt, ho hắng.


Thấm thía cảnh ra vào bệnh viện đông đúc, truyền thuốc, tìm ven để truyền thuốc đến lỗ chỗ ở tay, chị quyết tâm phải trị dứt căn bệnh này ngay mà không cần tới ý kiến bác sĩ. Nghĩ bé bị viêm họng thông thường, chị hỏi ý kiến bạn bè trên mạng và quyết định cho con một liều kháng sinh với hi vọng “bệnh sớm đẩy lùi”.


Sau 1 ngày, bé có biểu hiện sốt dữ dội hơn, phân lỏng, chân tay lạnh, lờ đờ, bứt rứt, bỏ ăn. Nhận thấy không thể chờ thêm được, chị quyết định đưa con vào viện khám. Tại đây chị được biết, bé bị sốc thuốc.


Cảnh giác và sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách



Bác sĩ Philippe Collin (Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Pháp) trả lời về vấn đề này như sau, viêm mũi họng là bệnh hay gặp ở trẻ, với hai biểu hiện chính là ho và sốt. Thời tiết lạnh như hiện nay trẻ rất hay gặp phải. Tuy nhiên, tự ý kê thuốc kháng sinh cho con dùng là một thực trạng gặp nhiều ở những bà mẹ hiện nay.

 

Theo tổ chức y tế thế giới, có rất nhiều hậu quả  nếu cha mẹ tự ý kê đơn cho con. Khi dùng thuốc vô tội vạ, bé có nguy cơ bị nhờn thuốc cao. Nhờn thuốc là một điều vô cùng nguy hiểm.

 

Hậu quả khi sử dụng thuốc kháng sinh không có sự chỉ định như: dị ứng, đi ngoài, phát ban… Hai triệu chứng đi ngoài, dị ứng ta có thể nhìn thấy ngay lập tức. Tuy nhiên theo bác sĩ Collin, triệu chứng này không nguy hiểm bằng việc nhờn thuốc. Có những trường hợp bé được đưa tới viện khi dùng kháng sinh đồ để kiểm tra đều ghi nhận kết quả nhờn thuốc cao. Phương pháp kháng sinh đồ là phương pháp kiểm tra để tìm ra loại kháng sinh mẫn cảm đối với một dòng vi khuẩn gây bệnh nào đó. 

 

Nguyên nhân nhờn thuốc: do gia đình, sự chỉ định vội vàng của bác sĩ, sự tuyên truyền chưa tốt, chưa rộng rãi tới mọi người, do các hãng dược phẩm làm thuốc và quảng cáo vì lợi nhuận của họ. Bên Châu Âu đang có biện pháp tuyên truyền để mọi người tránh lạm dụng thuốc kháng sinh.

 

Tóm lại, bác sĩ Collin nhấn mạnh việc lạm dụng kháng sinh khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

 

Bác sĩ Philippe Collin khuyên, trước khi cho bé dùng thuốc, cha mẹ cần phải xin ý kiến của bác sĩ, xem lại đơn bác sĩ về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, cách dùng thuốc, sau đó xem tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc về cách dùng, tác dụng phụ… để dùng thuốc cho đúng, tránh những điều đáng tiếc. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng sai bởi vì nhiều cha mẹ tự ý cho con uống, không dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Họ có thể cho con ngừng uống thuốc kháng sinh quá sớm  trước khi bệnh của con được hoàn toàn chữa khỏi, hoặc tự ý tăng liều để “nhanh khỏi”. Điều này sẽ khiến vi khuẩn trở nên đề kháng với thuốc kháng sinh.

 

Để phát hiện ra bệnh và lên bài toán chữa bệnh, bác sĩ mới là người quyết định. Tại bệnh viện, bệnh nhi sẽ được khám tổng thể, xét nghiệm máu, nước tiểu, thậm chí làm kháng sinh đồ trước khi chỉ định để thuốc có tác dụng nhất, tránh nhờn thuốc.

 

Để phòng tránh các bệnh đường hô hấp của trẻ em cần tăng cường hệ miễn dịch của trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống đủ chất, vệ sinh môi trường sống thoáng mát không khói thuốc, bụi bặm, vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý. Cha mẹ nên để ý tới lịch tiêm phòng của bé. 








Các mẹ hãy tham khảo 10 lời khuyên dưới đây của các chuyên gia y tế hàng đầu của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ khi dùng thuốc cho con.

Sai lầm của mẹ khi tự làm thầy thuốc cho con 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Mai Anh – một bà mẹ 3 con năng động và được đánh giá cao trong công việc. Tuy nhiên, sau khi sinh đứa con thứ 3, chị đã quyết định nghỉ việc ở nhà chăm con.
Dưới đây là 7 lời khuyên của một phụ nữ từng trải dành cho những mẹ có ý định tương tự.

Khi cô con gái thứ ba của tôi – bé Sóc ra đời cũng là lúc tôi quyết định nộp đơn xin thôi việc tại công ty cũ. Mọi người đều rất ngạc nhiên, ngay cả chồng tôi. Phải nói thêm rằng, sự nghiệp của tôi lúc đó rất tốt. Tôi được đánh giá cao về năng lực. Mọi người đều chờ đợi tôi trở về tiếp tục cống hiến và hứa hẹn một vị trí cao trong công ty sẽ sớm thuộc về tôi.


Tuy nhiên, tôi đã lựa chọn gác lại tất cả và ở nhà chăm sóc, dạy dỗ cho những thiên thần của mình.


Chỉ 10 phút sau khi tôi trở về từ công ty để báo cáo thôi việc, tôi đã cho 3 đứa nhóc của mình đến công viên, vui đùa với chúng trên bãi cỏ xanh mượt, dưới ánh nắng chan hòa và hít thở không khí trong lành. Tôi thực sự thoải mái với quyết định của mình. Cho đến nay, đã 8 tháng kể từ đó, có những lúc vui có những lúc buồn, nhưng trên tất cả, tôi vẫn thấy mình đã làm đúng.



Có những lúc tôi ước gì mình đang ở công sở…

Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ những điều thật nhất mà mình đã trải qua cho những bà mẹ có ý định ở nhà chăm con.


1. Tôi coi nhà mình là công ty và chăm con là một công việc. Cũng có những mục tiêu, deadline tôi phải đạt được. Điều này khiến tôi trở nên nghiêm túc ngay cả khi tôi ở nhà.


2. Tôi rèn cho mình việc đừng có quá cầu toàn.


3. Ở nhà chăm con có thể nói là một việc đầy tính thách thức với cảm xúc của bạn. Bạn sẽ học được nhiều thứ, tính kiên trì, nhẫn nại khi dành 12 tiếng đồng hồ để cố gắng trả lời những câu hỏi vì sao của 1 đứa bé 3 tuổi.


4. Tôi đã từng thề thốt rằng: Không được để bản thân buông xuôi. Tuy nhiên, áp lực, sự chán nản đã khiến tôi đôi khi rơi vào tình trạng đó. Nhưng may mắn thay, những lúc như vậy, tôi đều ngâm mình trong bồn tắm nước nóng và điều đó giúp tôi cân bằng trở lại.


5. Đôi khi, tôi ước giá mình đừng bỏ việc, giá mà bây giờ mình đang ở chốn công sở.


6. Ngay cả khi đêm xuống và bố của những đứa bé ở nhà thì người mẹ cũng dường như không được nghỉ ngơi. Đến 3 giờ sáng, con tôi vẫn mếu máo đến tìm mẹ vì chúng vừa gặp ác mộng.



… nhưng khi ngồi nghĩ lại, tôi thấy mình rất hạnh phúc khi được chứng kiến mọi sự kiện trong tuổi thơ của con.

7. Ở nhà chăm con – đó là một sự lựa chọn không hề dễ dàng. Điều đó chứng tỏ bạn rất dũng cảm và yêu con rất nhiều. Tuy nhiên, tôi đã có cơ hội nuôi và dạy con đúng như cách mình muốn, gần gũi với chúng và chứng kiến được mọi sự kiện trong tuổi thơ của chúng. Tôi biết mọi khó khăn sẽ qua và quãng thời gian này sẽ trở thành phần đẹp nhất trong cuộc đời tôi.



Những chuyện buồn khi ở nhà chăm con
” target=”_blank”>

Nguồn bài viết: AFamily.VN

4 tháng tuổi, bé có thể làm được những gì? Hãy tham khảo những mốc quan trọng dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.

Bé có thể làm gì ở mốc 4 tháng tuổi này?


Xã hội/ Cảm xúc


- Cười có ý thức, đặc biệt là cười với người khác.
- Bắt chước một vài chuyển động và biểu cảm gương mặt như cười hoặc cau mày.
- Thích chơi với người khác và có thể khóc nếu ngừng chơi.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 1

Ngôn ngữ/ Giao tiếp


- Bắt đầu bập bẹ.
- Bập bẹ kèm theo cảm xúc và bắt chước âm thanh bé nghe thấy.
- Khóc bằng nhiều kiểu khác nhau để thể hiện bé đói, đau, mệt.


Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)


- Thể hiện cho bạn biết khi bé buồn hay vui.
- Phản ứng lại với những tác động bên ngoài.
- Với đồ vật bằng một tay.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 2

- Kết hợp giữa tay và mắt, ví dụ nhìn đồ chơi và đưa tay ra với.
- Mắt nhìn theo vật chuyển động từ bên này sang bên kia.
- Nhìn gương mặt người khác một cách chăm chú.
- Nhận ra người thân và đồ vật ở khoảng cách nhất định.


Vận động/ Phát triển thể chất


- Nâng đầu lên một cách chắc chắn, không cần trợ giúp.
- Dồn lực xuống chân khi đặt bé đứng trên mặt phẳng cứng.
- Cho bé nằm úp bé có thể lẫy về vị trí nằm ngửa.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 3

- Có thể cầm một thứ đồ chơi và lắc.
- Cho tay vào mồm.
- Khi nằm úp, dồn lực vào khủy tay rướn lên.


Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển


- Ôm và nói chuyện với bé; cười và luôn vui vẻ trong lúc bạn làm.
- Lập thời gian biểu chặt chẽ cho việc ăn và ngủ của bé.
- Hãy lưu tâm tới những gì bé thích và không thích; bạn sẽ biết được cách đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của bé và biết những gì bạn có thể làm để bé vui.
- Bắt chước những âm thanh của bé.
- Tỏ ra hào hứng và cười với bé mỗi khi bé của bạn phát ra âm thanh.
- Có những khoảng thời gian yên tĩnh đọc sách và hát cho bé nghe.
- Đưa cho bé đồ chơi hợp với lứa tuổi, ví dụ như xúc sắc hoặc tranh ảnh màu.
- Chơi các trò chơi ví dụ như ú òa.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 4

- Tạo không gian an toàn cho bé để bé với đồ chơi và khám phá xung quanh.
- Đặt đồ chơi gần bé để bé có thể với hoặc đá chân.
- Đặt đồ chơi hoặc xúc sắc vào trong tay bé và dạy bé nắm lấy.
- Giữ bé đứng thẳng trên mặt sàn, hát hoặc nói chuyện với bé trong lúc bé ‘đứng’ có sự hỗ trợ.


Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn có những biểu hiện sau:


- Không nhìn theo vật khi vật chuyển động.
- Không cười với người khác.
- Không cất được đầu lên một cách chắc chắn.
- Không ú ớ hoặc phát ra âm thanh.
- Không cho tay vào miệng.
- Không dồn lực xuống chân khi đặt bé đứng trên mặt phẳng cứng.
- Có vấn đề trong việc chuyển động một hoặc 2 mắt theo các hướng.



Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi
” target=”_blank”>Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Hãy tham khảo những mốc quan trọng dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.

Theo thống kế Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ có tới gần 17% trẻ em tại Mỹ có biểu hiện khiếm khuyết về phát triển và hành vi. Sớm phát hiện khiếm khuyết ở trẻ nhỏ giúp các bậc phụ huynh sớm hành động. Thấu hiểu tầm quan trọng về sự phát triển bình thường của trẻ trong những năm đầu đời, CDC – Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, cơ quan trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đầu tư cho chiến dịch “Học dấu  hiệu. Sớm hành động”. Chiến dịch nhằm giúp các bậc phụ huynh nắm được từng bước phát triển của bé theo từng mốc phát triển quan trọng.


Những mốc phát triển quan trọng dưới đây liệt kê những điều hầu hết các bé có thể làm ở những giai đoạn nhất định, một số có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn.


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 1

Bé 02 tháng tuổi


Bé có thể làm gì tại mốc này?

Xã hội/Cảm xúc

- Tự trấn an bản thân (có thể bé sẽ cho tay vào trong miệng và mút tay)
- Bắt đầu cười với người khác
- Cố gắng nhìn gương mặt của bố, mẹ


Ngôn ngữ/Giao tiếp

- Miệng phát ra âm thanh nho nhỏ
- Hướng đầu về phía có âm thanh


Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)


- Chú ý tới khuôn mặt người
- Bắt đầu dõi mắt theo những vật chuyển động và nhận ra người ở khoảng cách nhất định
- Bắt đầu thể hiện cảm xúc khi buồn chán (khóc, quấy)


Vận động/ Phát triển thể chất


- Có thể cất đầu lên và bắt đầu rướn người khi cho nằm sấp
- Tay và chân chuyển động nhịp nhàng hơn

Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 2

Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển

- Âu yếm, nói chuyện, và chơi với bé trong lúc cho bé ăn, thay đồ và tắm cho bé.
- Giúp bé học cách trấn an bản thân. Không vấn đề gì nếu bé mút tay mình.


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 3

- Hãy bắt đầu tạo thời gian biểu và thực hiện đều đặn cho bé, bao gồm cả việc luyện cho bé ngủ đêm nhiều hơn ban ngày.
- Làm quen với những điều bé thích và không thích có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tự tin hơn.
- Luôn tỏ ra hào hứng và cười khi bé ú ớ phát ra âm thanh.
- Thỉnh thoảng bạn hãy bắt chước những âm thanh của bé, nhưng cũng hãy dùng cả những âm tiết rõ ràng của bạn.
- Hãy lưu tâm đến những tiếng khóc khác nhau của bé bạn sẽ học được cách phân biệt được khi nào bé cần gì.
- Nói chuyện, đọc sách, và hát cho bé nghe.
- Chơi ú òa với bé. Giúp bé cùng chơi ú òa.


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 4

- Đặt một chiếc gương an toàn vào trong cũi hoặc giường của bé để bé có thể nhìn được mình trong gương.
- Cùng xem tranh với bé và nói cho bé nghe về bức tranh
- Cho bé nằm sấp khi bé thức dậy và đặt đồ chơi cạnh bé


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 5

- Cầm đồ chơi hoặc xúc xắc phía trước bé và cổ vũ bé chạm vào.
- Bế đứng bé, chạm chân bé  xuống sàn. Hát và nói chuyện với bé trong lúc bế bé đứng.


Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn:


- Không phản ứng với âm thanh lớn
- Không nhìn theo đồ vật đang di chuyển
- Không cười với người khác
- Không cho tay vào miệng
- Không cất đầu lên hoặc rướn người khi nằm sấp.



Bé có những phản xạ từ lúc mới sinh nhưng nhiều phản xạ sẽ biến mất sau một vài tháng. Nếu bé không có những phản xạ được coi là tự nhiên nhất, bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ.
” target=”_blank”>Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 6

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Đang trong một hàng dài chờ thanh toán thì con đòi đi vệ sinh, trong khi nhà vệ sinh dành cho nữ không còn phòng nào trống, bạn có dám liều mình đưa con sang phòng vệ sinh nam?
1. Lần đầu tiên bé sử dụng nhà vệ sinh


Lần đầu tiên bé chạm mông vào bồn cầu sứ là một cột mốc rất lớn. Đó được coi là một kĩ năng sống đầu tiên mà bạn cần dạy bé, bạn cần cho bé biết việc này sẽ diễn ra mãi mãi và không có gì đáng sợ.


2. Lần đầu tiên có người nhìn thấy bé nhà bạn đang ngồi bô


Cảm giác lần đầu tiên bị bắt gặp khi bạn đang dạy bé ngồi bô khá là không thoải mái và bạn có thể thấy ngượng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ ai cũng sẽ có khoảng thời gian này. Chỉ cần bạn vui vẻ: “Xin lỗi vì đã thấy bé nhà mình khỏa thân nhé” và tiếp tục việc huấn luyện bé bình thường.


Những tình huống hài hước và đáng nhớ về việc dạy con ngồi bô 1

3. Lần đầu tiên chạm vào mông bé mà không có bỉm


Lần đầu tiên tôi không đóng bỉm cho bé Su Hào nhà tôi, có một cảm giác rất sợ sệt bé sẽ tè hoặc ị ra nhà. Chốc chốc tôi lại sờ dưới quần bé xem có bị ướt không. Tuy nhiên, tôi cảm thấy với bé thì khá là thoải mái. Mỗi lần tôi chạm vào mông bé, bé lại cười thích thú.  


4. Lần đầu tiên sử dụng nhà vệ sinh công cộng

Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên cho Su Hào vào nhà vệ sinh công cộng tại một trung tâm thương mại. Bé đã khóc toáng lên vì quá nhiều người, vì tiếng ồn ào khi giật nước bồn cầu, từ máy sưởi tay…


5. Ngày đầu tiên không xảy ra “tai nạn”


Nếu bạn có một ngày không đóng bỉm cho bé và kịp thời cho bé ngồi bô để đi tiểu hoặc ị, bạn sẽ có cảm giác rất sung sướng như mình đã đạt được thành công lớn.


Những tình huống hài hước và đáng nhớ về việc dạy con ngồi bô 2

6. Lần đầu tiên con bạn muốn đi vệ sinh khi bạn đang… chờ thanh toán ở siêu thị

Đó là một buổi chiều thứ 7 tôi không bao giờ có thể quên. Rất nhiều người đi mua sắm ở siêu thị hôm đó và tôi phải xếp hàng dài để chờ thanh toán. Bỗng nhiên bé Su Hào kêu toáng lên: “Mẹ, con muốn đi ị. Nhanh mẹ ơi!” Đó vừa là cảm giác cuống, vừa có chút xấu hổ. Nếu bạn là tôi lúc đó, bạn sẽ làm gì?


Nói với bé hãy chờ cho đến khi bạn thanh toán xong và có thể bé sẽ ị ngay ở đó 1 lúc nữa?


Phá hàng và chạy lên đòi thanh toán luôn?


Từ bỏ toàn bộ công sức, thời gian xếp hàng của bạn nãy giờ để cho bé đi vệ sinh?


Chọn bất cứ cách xử lý tình huống nào trên đây thì đối với tôi, đó cũng là một trải nghiệm đáng sợ nhất.


7. Lần đầu tiên bạn vào nhà vệ sinh nam


Tôi từng bị rơi vào trường hợp này: lúc đó, bé nhà tôi rất muốn đi vệ sinh trong khi mọi phòng toilet dành cho nữ đã có người. Nhà vệ sinh kế tiếp thì cách rất xa và Su Hào không thể chờ thêm được. Tôi đã quyết định sẽ phải đến nhà vệ sinh nam. Đó là một quyết định không hề dễ dàng chút nào. Ngay khi vừa vào đó, rất nhiều người đàn ông đã rất bất ngờ kèm tức giận, vội vàng kéo quần lên. Tuy nhiên, tôi chỉ có thể xin lỗi và dắt bé thật nhanh vào 1 phòng. May sao lúc ra thì họ cũng thông cảm hơn cho tôi. Một kỉ niệm đáng nhớ.



Khi bé nhà bạn được 3 tuổi là cha mẹ có thể dạy cho con kỹ năng tự đi vệ sinh. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải dạy bé cả cách tự lau chùi sau khi đi vệ sinh xong.
” target=”_blank”>Những tình huống hài hước và đáng nhớ về việc dạy con ngồi bô 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Đồ chơi của bé cần phân thành 5 loại như dưới đây để có cách làm sạch tương ứng.

Theo các chuyên gia y tế, bạn chọn một ngày Chủ nhật trong mỗi tháng để tiến hành làm sạch đồ chơi của con. Bạn nên cho bé tham gia hoạt động này, lúc đầu bé có thể chỉ giữ vai trò “quan sát viên” nhưng dần dần hãy để bé vào cuộc và trở thành “diễn viên” chính, còn bạn chủ yếu hướng dẫn và hỗ trợ con khi cần thiết. Hãy biến mỗi lần vệ sinh đồ chơi là một buổi vui chơi, thư giãn của cả bạn và bé nhé.


1. Thú nhồi bông


Hòa chất tẩy rửa hoặc bột giặt vào thùng, xô hoặc chậu to tùy theo số lượng và kích thước của thú nhồi bông. Khuấy nước trong thùng cho đến khi hòa tan chất tẩy rửa hoặc bột giặt, thấy bọt nổi trên mặt nước là được. Nhúng lần lượt từng con thú nhồi bông vào dung dịch và ngâm trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó bạn tiến hành giặt tay hoặc cho vào máy giặt rồi đem phơi kỹ dưới nắng để làm khô.


Mẹo làm sạch đồ chơi nhanh chóng, tránh mầm bệnh cho con 1

2. Đồ chơi nhựa


Đồ chơi nhựa là loại đồ chơi phổ biến nhất và rất dễ bị vấy bẩn. Bạn có thể dùng dung dịch chuyên dụng làm sạch bình sữa của bé để vệ sinh loại đồ chơi này. Cách làm là nhúng bàn chải vào dung dịch rồi cọ sạch từng chỗ bẩn trên đồ chơi, sau đó rửa kỹ với nhiều lần nước rồi phơi khô trong túi lưới.


Mẹo làm sạch đồ chơi nhanh chóng, tránh mầm bệnh cho con 2

3. Đồ chơi gỗ


Đồ chơi gỗ thường bị nấm mốc nếu bé dùng lâu ngày, đặc biệt là với môi trường có khí hậu nóng ẩm nhiệt đới như Việt Nam. Các bước làm sạch đồ chơi gỗ cũng tương tự như đối với đồ chơi nhựa nhưng chú ý sau khi xả nước xong, cần dùng vải thấm hút tốt để lau kỹ từng bề mặt trên đồ chơi. Chỉ nên phơi đồ chơi gỗ ở nơi râm mát, thoáng gió, không nên để lâu dưới ánh nắng mặt trời sau khi vừa bị nhúng ướt để tránh làm nứt gỗ.


Mẹo làm sạch đồ chơi nhanh chóng, tránh mầm bệnh cho con 3

4. Đồ chơi dùng pin


Làm sạch đồ chơi chạy bằng pin hoặc phải sạc điện hơi “phiền phức” một chút. Trước khi làm sạch đồ chơi, bạn cần tháo bỏ tất cả pin hoặc đầu sạc, sau đó lau bằng vải khô. Muốn khử trùng hoàn toàn loại đồ chơi này, có thể sử dụng một miếng gạc vô trùng và cồn y tế 75 độ, sau đó để ở nơi thoáng khí cho bay hết hơi cồn mới cho bé tiếp tục chơi.


5. Đồ chơi ngoài trời


Một số gia đình có vườn nhà hay đặt xích đu, cầu trượt và một số đồ chơi ngoài trời khác để con có thể vui chơi ngay tại nhà. Do để ở ngoài trời nên loại đồ chơi này cần thường xuyên làm sạch, đặc biệt là sau khi trời có mưa, giông hoặc lâu ngày không sử dụng.


Chỉ cần khăn, xà phòng và nước là có thể cọ rửa sạch sẽ các loại đồ chơi ngoài trời rồi. Tuy nhiên, do kích thước tương đối lớn nên khối lượng công việc lau chùi, cọ rửa khá vất vả với sức của một em bé. Vì vậy, bạn nên chịu trách nhiệm chính trong việc làm sạch, còn bé chỉ hỗ trợ một số việc lặt vặt hoặc tham gia hỗ trợ theo hướng dẫn của bạn mà thôi.



 Dưới đây là 6 bộ đồ chơi đã được đoạt giải của năm, đáng để các bà mẹ chi tiền và là ước mơ của tất cả trẻ con.
Mẹo làm sạch đồ chơi nhanh chóng, tránh mầm bệnh cho con 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Theo bác sĩ Lê Thị Hải: “Khi bé bị ho, ngoài việc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cha mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cho bé”.
Lo lắng không yên vì con ho mãi không khỏi


Bé Bon (8 tháng tuổi) rất hay bị ho, đặc biệt là trong những ngày thời tiết lạnh giá. Nhiều lần bé ho mà bố mẹ không biết vì sao con ho, tuy ho không nhiều nhưng mỗi lần ho lại bị nôn ói ra hết thức ăn. Thương con, bố mẹ mua thuốc về cho bé uống nhưng uống thuốc vào bé lại nôn ra hết, mấy ngày rồi không đỡ.


Bé Cún bị ho và sổ mũi mấy ngày liền. Mẹ đưa Cún đi khám thì được kết luận là viêm họng, cho uống thuốc suốt cả tuần mà không đỡ. Việc uống thuốc của Cún thì vô cùng khổ sở, mẹ cho uống tới 4, 5 lần mà lần nào Cún cũng ói ra hết, chẳng được tí tẹo thuốc nào vào người. Mẹ dùng cả xi lanh để bơm thuốc vào miệng mà Cún vẫn ói. Cuối cùng, mẹ đành bẻ thuốc bỏ vào thìa cháo cho Cún ăn thì Cún vẫn nuốt, nhưng nếu không may gặp cơn ho là lại “phun” ra hết. Những lúc đó mẹ chỉ muốn khóc theo con vì lo lắng.


Trường hợp như của bé Bo và bé Cún không phải là đặc biệt. Có thể nói, tình trạng ho rồi không ăn không uống được thuốc là rất phổ biến hiện nay.


Dinh dưỡng cho bé bị ho


Thời gian này bé thường lười ăn và cần có cách chăm sóc đặc biệt để giúp bé bình phục nhanh chóng. Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) sẽ bày cho mẹ một vài cách lên thực đơn để bé bị ho mau khỏi.


Thực phẩm cho bé bị ho

Trong lúc bệnh, bé rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé. Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở bé, không bị kích thích ho nhiều.


Bên cạnh đó, bé cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Cần hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi bé có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho ăn trở lại.


Thực đơn dinh dưỡng giúp bé bị ho mau khỏi bệnh 1

Cách cho bé ăn


Bé bị ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt; vì thế trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho con nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn.


Mẹ nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần, mỗi lần cho con ăn một chút, tránh để bé ăn quá no thành ra dễ bị nôn trớ.


Cha mẹ cần chú ý

Bác sĩ Lê Hà (Khoa chăm sóc trẻ sau sinh, bệnh viện phụ sản An Thịnh) cho biết: “Mùa lạnh, cha mẹ cần giữ ấm thân thể cho trẻ, tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột, kéo dài cho con. Giữ vệ sinh sạch sẽ trong việc ăn, ở, cải tạo môi trường trong lành, tránh ô nhiễm… Nên tránh để bé tiếp xúc với những người bị cảm hay viêm họng, mũi cấp tính”.


Ngoài ra, bác sĩ còn cho biết thêm: Khi bé bị bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị bệnh. Điều trị đúng, đủ để giải quyết triệt để các ổ viêm ở mũi họng gây ra ho. Các bậc phụ huynh cần nhớ, không phải con cứ ho là cho uống kháng sinh. Vì việc lạm dụng kháng sinh ngoài các tác dụng phụ từng được nhắc đến rất nhiều như diệt vi khuẩn có lợi, không diệt được vi khuẩn có hại còn gây mệt mỏi, chán ăn cho trẻ. Trẻ ốm, đây là khoảng thời gian cần khôi phục lại sức lực, sức đề kháng mà cơ thể lại bị kháng sinh làm cho suy yếu thì rất nguy hiểm”.



Những đứa trẻ khỏe mạnh và không đau ốm luôn là điều mong ước của bất cứ cha mẹ nào. Dưới đây là 8 cách để con bạn không bao giờ đau ốm.
Thực đơn dinh dưỡng giúp bé bị ho mau khỏi bệnh 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Từ ngày Sóc sinh ra đời, mẹ thấy cuộc sống và bản thân mẹ có rất nhiều thay đổi. Các mẹ có cùng những trải nghiệm và thay đổi bản thân như thế này không?


1. Khi có con, mẹ đảm nhận nhiều vai trò: 1 đầu bếp tài ba, 1 bác sỹ tận tâm, 1 nhà tổ chức sự kiện cho con và các bạn, hay đến tối, mẹ trở thành một người kể chuyện dẫn dắt con vào giấc ngủ. Nói cách khác, mẹ sẵn sàng làm bất cứ điều gì để con hạnh phúc.


2. Nếu như  trước đây, mẹ thích lượn lờ ở những cửa hàng mỹ phẩm, quần áo, hay đi cafe tám chuyện với bạn bè… thì nay mẹ thích tìm hiểu những công thức nấu nướng để cho con những bữa ăn ngon bổ.


3. Mong muốn con trở thành một người hoạt bát, nhanh nhẹn, ngay từ khi mang bầu, mẹ đã chăm chỉ nói chuyện với con. Mẹ hăng say giới thiệu vạn vật, giải thích hàng ngàn hiện tượng dù lúc ấy chỉ có 1 mình mẹ ở đó (nhưng tất nhiên có cả bé con trong bụng nữa).


10 thay đổi lớn trong cuộc đời mẹ khi có con 1

4. Năng lượng mẹ tăng lên kể từ khi có con. Đau đớn khi lâm bồn, những đêm dài thức chăm con ốm, công việc ở cơ quan… nhưng mẹ vẫn vượt qua. Nhìn thấy con cười, con ngủ ngon lành là dường như năng lượng của mẹ lại tràn đầy.


5. Mẹ cân nhắc hơn trong việc chi tiêu. Trước đây, mẹ sẵn sàng chi cả tháng lương để mua 1 thỏi son hàng hiệu, 1 bộ váy xách tay từ nước ngoài… nhưng có con, mẹ giới hạn mức chi tiêu cho bản thân, tính toán mỗi tháng chi cho con bao nhiêu  và còn để dành tiết kiệm cho con bao nhiêu.


6. Tin không, chính con làm mẹ trở nên tốt hơn. Từ khi có con, tính mẹ đằm hơn, biết lắng nghe và chia sẻ. Mẹ nói “Xin lỗi” và “Cám ơn” nhiều hơn. Đặc biệt, mẹ hiểu những vất vả của ông bà và càng thương yêu họ hơn.


7. Trí tưởng tượng của mẹ phát triển rõ rệt. Mẹ luôn cố gắng nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng, bằng con mắt ngộ nghĩnh để qua mỗi câu chuyện của mẹ, tâm hồn con trong sáng và yêu cuộc sống.


10 thay đổi lớn trong cuộc đời mẹ khi có con 2

8. Từ khi có con, mẹ rèn được tính sắp xếp khoa học. Trong cuộc chạy đua gồm những việc: cho con ăn, thay bỉm, tắm rửa, công việc nhà, việc cơ quan…, nếu mẹ không sắp xếp có tổ chức chắc mẹ sẽ bị rối tung và không có thời gian viết cho con thế này.


9. Không cần đến những phòng tập đắt tiền, mẹ vẫn có thân hình thon gọn. Chạy lên xuống lấy đồ cho con, chăm chỉ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ… giờ thành những bài tập thể dục thường xuyên của mẹ.


10. Và cuối cùng có một điều mẹ muốn cám ơn con. Có lẽ nhờ có con, bố càng yêu thương mẹ hơn. Hiểu sự vất vả của mẹ, bố sẵn sàng xắn tay vào bếp nấu nướng, rửa bát, quét nhà, hạn chế đi chơi với bạn bè, dành nhiều thời gian chơi với con và nghe mẹ tâm sự… Vì thế với mẹ, con chính là thiên thần mang đến gia đình mình tình yêu thương, trách nhiệm và gắn kết.



Nhật ký những ngày đầu tiên con đi nhà trẻ
10 thay đổi lớn trong cuộc đời mẹ khi có con 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN