Hiển thị các bài đăng có nhãn kỹ năng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kỹ năng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, ăn vạ là một dấu hiệu phát triển tích cực, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng.


Các chuyên gia đồng ý rằng, nguyên nhân ăn vạ ở bé là do bé thất vọng. Bé mới biết đi có bộ não phát triển tốt, đủ để biết những gì bé muốn và những gì bé đang cảm thấy. Tuy nhiên bé chưa đủ kỹ năng ngôn ngữ để bộc lộ nỗi thất vọng này.


Bé mới biết đi cũng chưa hiểu lý do sự việc hoặc hậu quả mà bé để lại sau cơn ăn vạ. Bé có xu hướng hành động mà không suy nghĩ về những gì sẽ xảy tới tiếp theo. Một khi bé giận dữ, bé không biết cách làm thế nào để tự thoát ra. Tức là bé chưa có kỹ năng quản lý tức giận.


Chia sẻ cách ứng phó từ một số người mẹ


- “Tôi sử dụng hình phạt khi con ăn vạ nhưng tôi đã nhận ra, cách này không hiệu quả với con tôi. Bé càng chống đối “điên cuồng” thì tôi càng nghĩ đang bị con thách thức nên dễ mất bình tĩnh hơn. Điều quan trọng là cha mẹ phải cực kỳ bình tĩnh khi con nổi đóa. Bé ăn vạ có thể do quá mệt và buồn ngủ. Khi đó, nếu vỗ về dỗ con ngủ thì mọi chuyện sẽ ổn (chị Hương, mẹ của bé Rêu, 3 tuổi).


- “Tôi đã thử nhiều cách ứng phó với cơn ăn vạ của con và tôi chọn cách bỏ qua cư xử chưa ngoan, ca ngợi và tặng thưởng khi bé ngoan là hữu ích hơn cả. Tôi cố gắng để không bao giờ đánh con vì tôi nghĩ, nếu đánh con lần này thì hẳn nhiên sẽ có lần khác.


Tôi nghĩ điều quan trọng là tìm hiểu điều gì làm bé mè nheo. Trong trường hợp của con tôi, nguyên nhân chính là khi bé mệt, ốm… Còn khi bé vui vẻ, khỏe mạnh thì bé cực kỳ dễ chịu” (chị Mai Anh, mẹ của bé Linh, 5 tuổi).


Mẹ hãy mừng khi con biết... ăn vạ 1

Ăn vạ là bình thường, tự nhiên và lành mạnh ở bé. (Ảnh minh họa)

“Chiến thuật” phòng chống


Hầu hết các bé đều la hét, lăn bò khóc lóc nhiều lần trong giai đoạn 1-5 tuổi. Cơn ăn vạ có thể gây ra hoặc bùng nổ nặng hơn bởi các yếu tố thực tế như mệt mỏi, đói. Đó là lý do vì sao nhiều bé ăn vạ vào cuối ngày hoặc trước giờ ngủ trưa. Cho bé đi ngủ hoặc ăn nhẹ có thể là cách hiệu quả nhất để “gìn giữ hòa bình”.


Nếu bạn có thể chỉ cho bé một việc khác giúp bé phân tâm thì nên làm. Bé dễ bị mất tập trung và vì thế, cơn giận dữ cũng qua mau.


Khi cơn ăn vạ chấm dứt


Khoảng 4 hoặc 5 tuổi, kỹ năng ngôn ngữ, hiểu biết giúp bé nhận ra rằng, có những cách thể hiện tốt hơn để có những gì bé muốn. Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, ăn vạ là một dấu hiệu phát triển tích cực, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng.


Gợi ý ứng xử từ nhà tâm lý học trẻ em Angharad Rudkin: Bạn phải thực sự bình tĩnh khi bé bắt đầu ăn vạ. Mặc dù tất nhiên chuyện này nói dễ hơn làm. Bé đang ở trong trạng thái cảm xúc dễ bị kích thích. Bởi vậy, nếu bạn cũng nóng nảy thì chỉ làm cơn thịnh nộ của cả hai mẹ con bùng cháy. Nếu bạn muốn nhắc nhở, hãy chờ cho tới khi bé bình tĩnh, sau đó bạn nói với bé những chuyện xảy ra, một cách nghiêm khắc nhưng không đổ lỗi.


Vài lưu ý cha mẹ cần nhớ:


- Ăn vạ là bình thường, tự nhiên và lành mạnh ở bé. Bé ăn vạ vì bé chưa biết cách tự giải tỏa cơn giận.


- Nó là bình thường khi bạn bực bội nhưng hữu ích hơn, nếu bạn tránh đổ lên đầu con những cảm xúc tiêu cực ấy.


- Hãy thử những “chiến thuật” sau theo thứ tự: phân tâm, bỏ qua và đi ra chỗ khác. Hãy giữ bình tĩnh. Cúi xuống ngang tầm mắt của bé và nói thật nghiêm túc: “Bao giờ con hết la khóc thì mẹ sẽ quay lại”.


- Đừng nhượng bộ đòi hỏi của bé vì bé sẽ chọn cách này cho những đòi hỏi tiếp theo.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Khoảng 12 tháng trở lên, nhiều bé có thể tự ăn bằng thìa. Tuy nhiên, khi bé được 6-9 tháng, bạn có thể luyện cho bé kỹ năng này.


Dưới đây là 10 mẹo hữu ích để mẹ có thể dạy cho bé cách tự xúc ăn bằng thìa:


1. Tập trước


Trước khi dạy bé dùng thìa, mẹ và bé có thể dùng bát thìa nhựa để chơi. Giả vờ chơi trò ăn uống với bé nhà bạn. Chẳng hạn, vờ như bạn đang xúc thức ăn từ bát rồi đưa vào miệng cho bé. Sau đó, giúp bé bắt chước những hành động này. Đây là cách tuyệt vời để bé cầm chắc thìa mà không làm vấy bẩn đồ ăn.


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 1

 

2. Xem xét tò mò ở bé

 

Khi bé được khoảng 6-9 tháng, bé thường tò mò về thìa. Mỗi giờ cho bé ăn, bạn đưa cho bé thêm một chiếc thìa để bé giữ và chơi trong suốt giờ ăn. Khuyến khích bé xúc và liếm thìa của bé.

3. Tìm món tập xúc thìa


Những món bạn dùng để tập cho bé ăn thìa có thể gồm sữa chua, kem, bột, khoai tây nghiền, mỳ ống, nước sốt…


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 2

 

4. Chọn thìa bé cầm được

 

Để thành công, nên chọn thìa nhựa có tay cầm to, nằm vừa vặn trong tay bé.

5. Vừa học vừa chơi


Mặc dù cầm được thìa nhưng bé còn yếu trong kỹ năng dùng thìa để xúc thức ăn. Do đó, chỉ nên cho bé xúc thìa như một hoạt động vui chơi, rèn luyện thể chất chứ không phải để bé phải tự xúc được bột.


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 3

6. Để sạch sẽ

Nên rải thảm nilon dưới bàn ăn của bé để đồ ăn có rơi vào đó thì cũng dễ làm sạch.


7. Đừng quên yếm


Nên đeo yếm khi dạy bé dùng thìa vì chắc chắn bé sẽ làm bẩn quần áo của chính bé.


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 4

8. Quy tắc riêng

Nghiêm khắc với bé nếu bé múc thức ăn rồi ném cả thìa cả thức ăn xuống sàn nhà. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé. Nên dạy cho bé mục đích của cầm thìa ngay từ đầu để sau này, bạn không phải chạy theo sửa thói xấu cho bé. Nếu bé tỏ ra chán và nghịch ngợm, bạn nên chấm dứt việc “học tập” của bé tại đây.


9. Cho bé dùng dĩa


Khi bé xử lý tốt với thìa, bạn có thể chuyển sang dạy bé dùng dĩa. Cho bé những món mà bé có thể dùng dĩa để xiên như hoa quả cắt miếng…


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 5

10. Tâm lý

Nên kiên nhẫn và khen ngợi nỗ lực cầm thìa của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi.

 

Theo Pháp luật xã hội

 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN