Hiển thị các bài đăng có nhãn kỷ luật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kỷ luật. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Trẻ em cần được rèn luyện tính kỷ luật từ nhỏ, tốt nhất là ngay từ khi bé bắt đầu biết nhận thức. Điều này rất có ích khi trẻ trưởng thành.

1. Tính nhất quán là chìa khóa. Ví dụ bạn đặt ra quy tắc: “Nếu đến giờ ăn, trẻ không chịu ngồi vào bàn thì sẽ không được xem ti vi sau bữa ăn” – và nhất quán với nguyên tắc đó. Điều này sẽ giúp trẻ suy đoán được cách cư xử của bạn để tránh né.


Việc không thống nhất sẽ khiến trẻ cảm thấy không chắc chắn, không an toàn và bối rối.  


2. Lựa chọn sự ưu tiên. Bạn cần biết chọn lựa thách thức kỉ luật nào đầu tiên cần được giải quyết nếu bạn không muốn mình bị quá tải.


3. Luôn luôn đặt mình vào vị trí của con để giải quyết vấn đề 1 cách phù hợp. Đôi khi những ông bố bà mẹ luôn muốn con mình phải theo ý họ và hành xử theo cách của họ mà không biết điều đó hoàn toàn không phù hợp với con mình. Điều này sẽ càng khiến việc kỷ luật con của bạn trở nên thất bại.


8 bí mật của những bà mẹ có con ngoan 1

4. Tuyệt đối không nên cáu giận, quát mắng trẻ. Cách tốt nhất bạn nên viết những điều sau vào giấy nhớ và dán chúng ở những nơi dễ dàng nhìn thấy: “Không cãi vã với con”, “Cần có sự hợp tác giữa 2 mẹ con” hoặc “Không được cáu lên”.


5. Tìm kiếm sự ủng hộ từ những người xung quanh. Việc dạy con cần sự thống nhất tuyệt đối giữa các thành viên trong gia đình. Điều này có nghĩa khi trẻ mắc lỗi sẽ có nguy cơ bị rơi vào sự cô lập, gặp sự phản đối của tất cả mọi người và không có đồng minh. Từ đó, trẻ sẽ không dám tái phạm.


6. Trì hoãn việc thực hiện quy tắc kỉ luật chứ không nên bỏ qua. Nếu trẻ mắc lỗi, lúc đó bạn quá bận rộn hoặc vô tình quên mất việc kỉ luật trẻ thì vô hình chung, cũng sẽ khiến trẻ không còn tôn trọng nguyên tắc của bạn. Cách tốt nhất, trong trường hợp đó, bạn nên trì hoãn việc có thể nói: “Mẹ không đồng ý với việc làm của con vừa rồi. Chúng ta sẽ nói chuyện về vấn đề này sau bữa ăn tối nay”.


8 bí mật của những bà mẹ có con ngoan 2

7. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn có thể vẫn bỏ qua lỗi của trẻ, tuy nhiên hãy thể hiện đó là một ngoại lệ duy nhất và nên thông báo sớm cho trẻ. Có thể nói: “Vì tuần này con sẽ đến nhà ông bà ngoại nên con có thể bỏ qua việc dọn dẹp phòng mình cho đến tuần tới.


8. Bạn cần kiên trì tuyệt đối trong việc dạy con, nhất là khi kỉ luật trẻ. Có nhiều bà mẹ trước đó có thể rất tức giận con nhưng đã mềm lòng ngay khi con khóc lóc quá nhiều và bỏ ngay các quy tắc dạy trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ càng tạo áp lực cho bạn. Cách tốt nhất khi trẻ khóc lóc, bạn hãy để trẻ 1 mình ở trong phòng. Khi không có ai, trẻ sẽ sớm nín.



Phạt con cũng cần có phương pháp hợp lý mới có thể đạt được mục đích răn dạy mà không làm tổn thương lòng tự tôn non nớt của trẻ.
8 bí mật của những bà mẹ có con ngoan 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Dưới đây là những chia sẻ của nhà văn Phan Việt về cách dạy con tự lập, kỷ luật của bố mẹ Đức trong cuốn du ký Bất hạnh là một tài sản: Một mình ở Châu Âu.


Trên bờ biển, bố nằm sưởi nắng, mẹ ung dung đọc sách, mặc cho những đứa trẻ mới lẫm chẩm bước đi bò xuống mép nước và nghịch cát. Tôi nằm trên cát và kinh ngạc vì cái cách mà người Đức dạy con.


Dưới đây là những chia sẻ của nhà văn Phan Việt về cách dạy con tự lập, kỷ luật của bố mẹ Đức trong cuốn du ký Bất hạnh là một tài sản: Một mình ở Châu Âu.


Trẻ con Đức, từ những em bé một, hai tuổi đã có ý thức kỷ luật và tự lập một cách đáng kinh ngạc: không hề có cảnh trẻ con khóc lóc, bám bố mẹ, không có cảnh bố mẹ dỗ dành, quát nạt, bú mớm, cho con ăn uống, tay xách nách mang. Trẻ em ở đây được tôn trọng như những cá thể độc lập và có ý thức, cho nên chúng được đối xử trên tinh thần như thế; và chúng cư xử lại cũng với tinh thần như thế. Không có sự bảo bọc, nuông chiều, cung phụng hoặc hách dịch với trẻ.


Khi cùng bố mẹ ra bãi biển, bọn trẻ con xuống tắm, hầu hết bố mẹ ngồi hoặc sưởi nắng ở bên trên, mặc bọn trẻ muốn làm gì thì làm. Có những đứa bé chỉ lẫm chẫm đi, hoặc còn đang bò, nhưng bố mẹ chúng mặc kệ cho chúng bò xuống mép nước hoặc nghịch cát. Họ chỉ im lặng và theo dõi từ xa chứ không kè kè bên cạnh, cũng không ngăn cản, đe dọa, khuyên bảo, dỗ dành.


Tôi quan sát một em bé còn đeo tã lẫm chẫm đi rồi bị một cơn sóng đánh ngã ngồi ra sau nhưng bố mẹ em chỉ chăm chú theo dõi mà không chạy lại giúp. Em bé lồm cồm bò dậy, tự động lùi lại rồi tiếp tục vục tay xuống nước để vầy.


Kinh ngạc với cách dạy con tự lập của cha mẹ Đức 1
Tôi kinh ngạc trước cách bố mẹ Đức dạy con tự lập và kỷ luật. (Ảnh minh họa)


Ở ngoài xa hơn một chút, những đứa bé ba, bốn tuổi; và xa hơn là bọn trẻ mười, mười lăm tuổi túm tụm đùa nhau. Chúng có thể cãi nhau và đánh nhau, và phải tự giải quyết lấy; người lớn sẽ không can thiệp ngay cả khi trẻ con quay về “mách”.


“Việc của con, con tự giải quyết,” tôi nghe một ông bố nói với đứa con khoảng sáu tuổi của mình; trong lúc đó, người mẹ nằm sưởi nắng, đọc sách.


Tôi nằm trên cát, cạnh những bụi sậy úa vàng dưới nắng hè xem bọn trẻ đùa trên bãi biển và kinh ngạc về cái cách mà người Đức dạy con. Họ kỷ luật và còn lý tính hơn người Mỹ. Được nuôi lớn trong sự bình tĩnh và kỷ luật tự nhiên như thế này, hy vọng những đứa trẻ sẽ có cơ hội giữ được sự bình tĩnh và kỷ luật trước những biến động và cám dỗ của cuộc sống người lớn sau này.


Phan Việt


Trích từ “Bất hạnh là một tài sản – Một mình ở Châu Âu”

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN