Hiển thị các bài đăng có nhãn hấp thụ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hấp thụ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Làm đúng theo nguyên tắc và tránh các lỗi thường gặp khi cho con uống nước hoa quả dưới đây sẽ giúp bé nhà bạn hấp thu được các chất dinh dưỡng có trong các loại quả tốt hơn.


Cho con uống sữa pha với nước hoa quả


Uống sữa pha với nước hoa quả hoặc vừa uống sữa vừa uống nước hoa quả sẽ làm chất protein có trong sữa sau khi kết hợp với axit trong nước hoa quả sẽ bị kết tủa trong dạ dày, không dễ hấp thu vào cơ thể.


Cho rằng nước ép hoa quả tươi cũng giống nước hoa quả đóng hộp


Trong nước hoa quả đóng hộp, thành phần hoa quả tươi không chiếm hoàn toàn mà còn hương liệu và các chất phụ gia thực phẩm khác nữa. Còn nước ép hoa quả tươi được bạn chế biến tại nhà đảm bảo 100% là nước hoa quả nguyên chất.


Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 1
Chọn nho tím khi cho con uống nước hoa quả lần đầu


Trong nước ép nho tím có nhiều polyphenol có thể ức chế quá trình hấp thu sắt vào cơ thể. Vì vậy, nếu cho bé uống nước nho khi lần đầu uống nước hoa quả có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.


Cho con uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày


Uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa nói chung không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thế nhưng nếu uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày, ngay cả đối với một em bé 5 tuổi, sẽ gây tác hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe của bé.


Uống nước hoa quả thay cho nước lọc


Dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nước hoa quả hoa không thể thay thế hoàn toàn nước đun sôi để nguội. Bạn cần nhắc nhở và cho bé uống nước đun sôi để nguội hàng ngày để có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đối với một số loại hoa quả có vị ngọt đậm, còn cần pha loãng với nước lọc.


Đã uống nước ép nên không cần ăn hoa quả


Một số loại hoa quả có chứa nhiều cellulose, dù không hấp thụ được nhưng loại chất này có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi hơn. Ngoài ra, cần phải nghiền, nhai khi ăn hoa quả nên có tác dụng phát triển răng và cơ hàm của bé.


Uống thuốc với nước hoa quả


Một số loại nước ép hoa quả có chứa thành phần hóa học đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc với cơ thể.


Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 2
Nguyên tắc khi cho con uống nước hoa quả


Thời gian: Sau khi bé được tròn một tháng tuổi là đã có thể cho bé uống nước hoa quả. Thời điểm tốt nhất cho bé uống là khoảng một giờ đồng hồ sau khi bé bú bữa chiều. Chú ý không nên trộn lẫn nước hoa quả vào sữa cho bé bú vì làm như vậy sẽ khiến cơ thể bé rất khó hấp thụ chất dinh dưỡng có trong sữa và trái cây.


Số lượng: Khi bắt đầu cho bé tập uống nước hoa quả, mỗi ngày chỉ nên cho bé uống 1 lần với 5 – 10ml nước ép nguyên chất pha loãng với một chút nước ấm. Sau này, khi bé đã lớn hơn, bạn có thể cho bé uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20ml nước hoa quả.


Vệ sinh: Không nên sử dụng nước hoa quả đóng hộp mà dùng hoa quả tươi ép nước là tốt nhất. Hoa quả cần rửa sạch kỹ, gọt vỏ cẩn thận (với loại quả không được vỏ). Các dụng cụ liên quan như bát, thìa, chai, muỗng khuấy, máy ép hoa quả… phải rửa sạch và chần trong nước sôi để tiệt trùng. Nếu không có máy ép hoa quả, bạn có thể dùng thìa và gạc vô trùng để nghiền, lọc lấy nước cốt từ quả.


Quan sát phản ứng cơ thể bé: Khi cho bé uống nước ép của một loại quả, cần quan sát các phản ứng trên cơ thể bé trong 24 giờ đồng hồ như: phân có biến chất không, da có bị nổi mẩn không?… Nếu không có những biểu hiện trên, bạn có thể tiếp tục cho bé uống nước ép từ loại quả đó 7 – 10 ngày, sau đó đổi sang loại quả mới để bé đổi khẩu vị.

 

Theo Pháp luật xã hội 

 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Cách cho trẻ ăn và thời điểm ăn ảnh hưởng lớn đến tác dụng của sữa chua.


Sữa chua từ lâu vốn rất được các bà các mẹ tin dùng cho con vì cho rằng sữa chua tốt, hỗ trợ tiêu hóa, tăng canxi và lại rất lành cho trẻ. Món ăn tưởng chừng đơn giản và quen thuộc nhưng nếu không biết cách, mẹ có thể sẽ làm mất hoàn toàn giá trị dinh dưỡng của sữa chua. Ăn thế nào mới là “chuẩn”? Xin liệt kê những lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua cho bé


Ăn sữa chua không nên ăn buổi tối


Nhiều chị em đến tối là không muốn cho trẻ ăn sữa chua nữa vì nghĩ rằng tối rồi ăn sữa chua con không hấp thụ được gì, lại phí tiền. Thực ra đây là suy nghĩ rất sai lầm. Không cho trẻ ăn sữa chua buổi tối là mẹ đã bỏ qua “thời điểm vàng” giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua.


Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ.


Lý do: Từ buổi tối đến nửa đêm là thời điểm hàm lượng canxi của cơ thể bé đạt mức thấp nhất nên rất có lợi cho sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Cũng trong thời điểm này, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của trẻ ít hơn. Ngoài ra, nếu uống sữa chua trong trạng thái đói nó rất dễ dàng kích thích đường tiêu hóa, khiến dinh dưỡng trong sữa chua chưa kịp hấp thụ hết đã bị bài tiết ra ngoài. Ăn sữa chua sau bữa ăn sẽ giảm kích thích, khiến sữa chua trong dạ dày được hấp thụ một cách từ từ hơn.


Lời khuyên: Mẹ nên lưu ý khi dùng sữa chua vào buổi tối thì cần vệ sinh miệng cho bé sau khi uống hay ăn. Vì sữa chua và các chất có tính axit trong sữa có thể gây hại cho răng trẻ.


5 Lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua 1

Buổi tối là thời điểm cơ thể trẻ hấp thụ được nhiều canxi từ sữa chua nhất (ảnh minh họa)

Sữa chua càng đặc càng tốt


Hầu hết các bà mẹ tin rằng sữa chua đặc hơn thì tốt hơn. Nhưng trên thực tế sữa chua cô đặc thường được bổ sung với các chất như phân lân tinh bột hydroxypropyl, pectin, gelatin đó không tốt cho sức khỏe của trẻ. Trừ những hộp sữa chua mẹ tự làm cho con thì khái niệm sữa chua càng đặc càng tốt là sai lầm.


Sữa chua cứ chưa mở nắp thì để bao lâu cũng được


Một sai lầm rất lớn của các bà mẹ, đó là tùy tiện ra hàng tạp hóa hay đi siêu thị bỏ vài hộp sữa chua vào giỏ mà quên mất không xem Hạn sử dụng của sữa chua. Đặc biệt, có nhiều mẹ nghĩ sữa chua dưới đáy ghi hạn sử dụng dài, chưa mở nắp thì để bao lâu cũng được nên mua cả chục hộp về cho con ăn dần. Tuy nhiên trên thực tế, sữa chua mua về có thể sử dụng trong 2 tuần nhưng để tốt nhất cho trẻ, mẹ chỉ nên để sữa chua trong vòng 1 tuần.


Theo một chuyên gia trong ngành hóa thực phẩm, người tiêu dùng cần bảo quản sữa chua ở nhiệt độ 6-8 độ C. Để trong môi trường nhiệt độ bình thường, sản phẩm sẽ bị lỏng sau khoảng 30-60 phút, tùy thời tiết. Nếu để ở bên ngoài lâu quá, thì chất lượng sữa chua sẽ bị ảnh hưởng, mùi hương không thơm như ban đầu, vị chua nhiều, trạng thái lỏng, vữa…, vì vậy không nên dùng. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế lắc, nghiêng hộp mà chưa có ý định ăn để tránh phá vỡ cấu trúc, làm hỏng sữa chua.


5 Lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua 2

Mua sữa chua mẹ nên lưu ý chọn hộp có Ngày sản xuất gần nhất cho con (ảnh minh họa)

Ăn sữa chua ấm cho con đỡ đau họng


Khi lấy sữa chua từ tủ lạnh, nhiều mẹ thường cho vào lò vi sóng để làm nóng sữa chua hoặc khi lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh thì ngay lập tức nhúng vào nước sôi để ngâm nhằm mục đích tránh con bị đau họng khi ăn. Đó là thói quen sai lầm bởi khi làm nóng, vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị giết chết, từ đó làm mất tác dụng của sản phẩm và khẩu vị, giá trị dinh dưỡng cũng giảm đi. Để tránh lạnh, buốt, các mẹ có thể lấy sữa chua ra để ở nhiệt độ thường khoảng 10-15 phút hoặc có thể ngâm vào nước ấm theo công thức 2 sôi 1 lạnh, rồi trộn để nhiệt độ sữa chua đồng đều trước khi cho bé ăn.


Sữa chua hộp và sữa chua nước là như nhau


Hiện nay trên thị trường, ngoài những loại sữa chua lên men từ sữa nguyên chất được đóng hộp dạng dẻo còn có rất nhiều những loại sữa chua dạng nước được gọi với cái tên thông dụng là “sữa uống lên men”. Sữa chua dạng nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản… Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ.


Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN