Hiển thị các bài đăng có nhãn hướng dẫn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hướng dẫn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Con mình thuộc dạng “siêu còi” nhưng nhờ bí kíp giá đỗ bé tăng cân khiến mình “mừng rơn”.


Bé nhà mình thuộc dạng “siêu còi”. Bình thường trước đây, con tăng cân chậm lắm. Mỗi tháng chỉ lên 1,2 lạng. Thậm chí có tháng còn chẳng lên được lạng nào. 15 tháng con mới có 7,8kg. Ai gặp cũng chê con còi. Thương con, mình cho bé đi khám. Hôm đấy, sau khi thăm khám cho con, mình được các bác sĩ mách mẹo tăng cân cho bé bằng cách bổ sung giá vào các bữa ăn hàng ngày.


Nghe lời khuyên của bác sĩ, mình về nấu giá cho con. Cứ thế, ngày nào con mình cũng ăn 100g (1 lạng) giá. Vì giá có tác dụng làm lỏng thức ăn nên mình tha hồ nấu nhiều hơn bình thường mà không sợ bát cháo của con quá đặc.


Sau ba tuần liên tục ăn giá, hôm ấy, mình cho con lên cân thử. Một điều chưa bao giờ xảy ra với bé. Mới tháng trước con còn 7,8kg, bây giờ 16 tháng, con đã được 9,2kg. Mình mừng như bắt được vàng vì chưa bao giờ bé lại tăng cân “thần tốc” đến vậy.


Trước đây, mình chăm con cũng cầu kì lắm, ép bé ăn suốt ngày mà chẳng lên được cân nào. Vậy mà chỉ nhờ “chiêu” giá đỗ, con đã tăng tới 1kg chỉ trong 3 tuần. Có thể bé nhà mình cũng hợp giá đỗ nữa, nên trộm vía con tăng cân nhanh chóng.


Ăn giá đỗ, con mình 3 tuần tăng 1kg 1

Con gái mình (bé Quỳnh Anh) đã tăng 1 kg chỉ trong 3 tuần nhờ bí kíp giá đỗ của mình đấy!

Mình xin mách chị em cụ thể cách nấu giá cho con và thực đơn của bé nhà mình, mong sẽ có ích cho những bà mẹ có con bị còi:


Trước tiên phải hiểu là mình dùng giá để lấy nước thay nước lọc nấu cháo cho con. Tuy nhiên nước giá này sẽ làm lỏng cháo và thức ăn rất nhiều nên các mẹ cho thêm lượng gạo và rau củ lên cho con ăn được nhiều và thêm nhiều chất nhé. Không nên tăng chất đạm vì sẽ làm con đầy bụng, khó tiêu dẫn đến đi ngoài.


Mình trích công thức trong cuốn sách “Hướng dẫn thực hành nuôi dưỡng trẻ” của Viện dinh dưỡng quốc gia nhé mà mình đẫ đọc và ghi chép lại:


- Bé 6-7 tháng: Gạo 10g, Chất đạm 10g, Rau củ 10g, Giá 15g, Dầu ăn 1 thìa café


- Bé 7-9 tháng: Gạo 20g, Chất đạm 20g, Rau củ 20g, Giá 20g, Dầu ăn 1 thìa café


- Bé 10-12 tháng: Gạo 30g, Chất đạm 30g, Rau củ 20g, Giá 25g, Dầu ăn 1 thìa café


- Bé 13-18 tháng: Gạo 35g, Chất đạm 35g, Rau củ 25g, Giá 30g, Dầu ăn 2 thìa café


- Bé 18-24 tháng: Gạo 40g, Chất đạm 40g, Rau củ 30g, Giá 40g, Dầu ăn 2 thìa café


- Bé trên 24 tháng trở lên lúc đó đã ăn đc cơm, các mẹ có thể cho con ăn giá luộc, xào, hấp, chiên….


Cách chế biến cháo đặc của mình:


Áp dụng cho bé nhà mình 16 tháng. Bé từ 13-18 tháng đều ăn được


Bước 1:


Nấu cháo trắng đặc cho cả ngày hôm sau từ tối hôm trước. Mình hay nấu bằng nồi kho cá, chỉ cần bật nấc hâm là sáng hôm sau có nồi cháo đặc.


Tỷ lê nấu cháo đặc là 1:5 (Ví dụ : 100g gạo thì cho 500ml nước).


Các mẹ nên nấu cháo trước rồi sau mới nấu cùng nước giá nhá, nếu lọc nước giá mà để ninh cháo thì không đủ lượng nước và mất hết chất của giá.


Ăn giá đỗ, con mình 3 tuần tăng 1kg 2

Giá đỗ mình rửa sạch mình dùng giá cho vào xay để lấy nước thay nước lọc nấu cháo cho con

Bước 2:


Chia cháo ra làm 3 phần. Mỗi bữa nấu như sau:


1. Xay 30g giá và 100 – 120ml nước (xay nhiễn lọc lấy nước)


2. Đổ nước giá đã lọc vào nồi. Chất đạm 35g nấu lên cho tái tái


3. Cho cháo đặc đã chia vào


4. Gần chín cho rau củ 25g vào.


5. Nếm thử thấy hết mùi hăng của giá và rau là chín, cho 1 chút nước mắm vào


6. Đổ ra bát trộn 2 thìa café dầu ăn vào


Bát cháo đầy đủ dưỡng chất, bát cháo mềm, không đặc. Bé dễ ăn, dễ tiêu, nhanh hấp thu. Ngoài ra, nếu muốn an toàn cho bé, mẹ có thể tham khảo cách tự giống giá đỗ tại nhà này nhé. Rất đơn giản các mẹ ạ.


Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm của mình chia sẻ với các mẹ. Chúc các con ham ăn, tăng cân nhanh và mau lớn.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Các mẹ có thể tự làm màu vẽ an toàn cho bé tại nhà với những công thức đơn giản như sau.
1. Màu vẽ từ sữa đặc

Nguyên liệu:


- 1 cái bát nhựa


- 1 tách sữa đặc


- Màu thực phẩm (mua trong siêu thị hoặc các cửa hàng làm bánh)


- 1 cái bút lông (cọ lông).


2 cách tự chế màu vẽ không độc hại cho bé 1

Thực hiện: Đổ sữa đặc vào bát nhựa. Nhỏ vào bát màu thực phẩm để tạo màu.


Hướng dẫn bé dùng bút lông (cọ lông) nhúng vào màu vẽ rồi quết lên bức tranh, để khô.


Lưu ý để bé không được ăn màu vẽ này. Phần màu còn lại có thể được bảo quản trong tủ lạnh.


2. Màu vẽ bột ngô

Nguyên liệu:

- 1 cái lọ nhỏ hoặc hộp nhựa


- 1 thìa bột ngô


- ½ thìa café kem


- ½ thìa café nước


Màu thực phẩm.


2 cách tự chế màu vẽ không độc hại cho bé 2

Thực hiện: Trộn bột ngô và kem thành hỗn hợp sệt.


Thêm nước vào rồi khuấy đều.


Thêm màu thực phẩm vào, cho tới khi đạt được màu sắc như mong muốn.
nh quy mới nướng. Cho bánh trở lại lò, nướng tới khi màu sơn cứng lại.



Muốn con thông minh, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ học vẽ vì môn học này không chỉ giúp con nâng cao khả năng sáng tạo mà còn mang lại 7 lợi ích sau.
” target=”_blank”>2 cách tự chế màu vẽ không độc hại cho bé 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

GiadinhNet – Trời rét, vì sợ con gái tè dầm gây lạnh nên tôi cho bé mặc bỉm cả ngày đêm, không ngờ bé bị hăm nhiều quá. Tôi tắm cho bé thì thấy chỗ hăm lại càng bị đỏ hơn. Mong chuyên mục cho biết lý do vì sao lại thế và cách trị?


Hà Phương (Ninh Bình)


Em bé bị hăm, chỗ hăm càng đỏ hơn khi tắm có thể là do bạn đã tắm cho bé bằng nước nóng già nên càng khiến cho da của bé bị tổn thương thêm. Bạn có thể dùng nước sát trùng để pha tắm rửa cho bé như dung dịch Cyteal, Saforelle theo hướng dẫn sử dụng. Những phương pháp dân gian như dùng trà xanh hay nước khổ qua cũng tốt cho da bé.


Bạn cũng có thể bôi một số loại kem trị hăm dành cho trẻ em. Tuy nhiên da trẻ nhỏ thường nhạy cảm, vì vậy bạn nên thử trước bằng cách bôi lên một vùng cánh tay của bé. Nếu sau vài giờ không thấy dị ứng, nổi đỏ thì có thể sử dụng được. Không nên dùng phấn rôm để rắc vào chỗ hăm vì có thể làm nặng thêm vùng da đang bị tổn thương. Cũng không nên sử dụng các loại kem thoa có chứa corticoid trừ trường hợp được bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng.


Để bé không bị hăm, bạn nên mặc đồ bằng chất liệu cotton 100%, không chật quá cũng không rộng quá. Với những bé đóng bỉm suốt ngày thì nên kiểm tra xem tã giấy có vừa với bé không. Khi bỉm đã đủ ướt, không còn khả năng thẩm thấu thì phải được thay bỉm mới. Khi bé đã bị hăm thì bạn cần phải để chỗ da bị tổn thương được thông thoáng.


Chuyên gia tư vấn Kim Mai


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, răng sữa đằng nào cũng thay nên không chú ý đến việc chăm sóc răng miệng cho con. Đây là việc làm sai lầm vì răng sữa có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời.


Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu chăm sóc răng sữa tốt thì răng vĩnh viễn của trẻ cũng sẽ khỏe và tốt về sau này. Vậy khi nào cần cho trẻ bắt đầu tự đánh răng?


Răng sẽ thay đổi theo từng trẻ nhưng nếu trẻ dưới 8 tuổi cần có sự giúp đỡ khi tự chải răng.


- Chọn bàn chải phù hợp cho lứa tuổi của trẻ.


- Nên cùng trẻ chải răng để giúp trẻ quan sát và bắt chước .


- Chải răng ít nhất 2 lần một ngày, buổi sáng và trước khi đi ngủ .


- Chú ý chải mặt nhai và các răng hàm phía sau là nơi sâu răng thường phát triển đầu tiên.


Cách chăm sóc răng cho trẻ thế nào là đúng? 1

  

Chỉ nên dùng một lượng nhỏ như hạt đậu kem đánh răng có chứa Fluor. Hướng dẫn trẻ súc miệng sạchvà nhổ hết kem đánh răng ra sau khi chải răng.


Phụ huynh sẽ đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe răng miệng của con mình. Thật vậy, chăm sóc răng miệng cho trẻ bắt đầu từ bạn. Điều đặc biệt quan trọng làm cho trẻ cảm thấy hăng hái, nhiệt tình, năng động trong việc chăm sóc hàm răng của mình. Mặc dù bạn hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách hoặc đưa trẻ đi khám răng định kỳ cũng nên nhớ đó là một cách tốt nhưng đừng quên khen ngợi và khuyến khích trẻ để hướng cho trẻ tự ý chăm sóc răng miệng.


Chải răng cho trẻ như thế nào?


Để ngăn ngừa sự thành lập mảng bám thì điều quan trọng nên làm là chải sạch kỹ lưỡng răng và nướu mỗi ngày ít nhất 2 lần. Khi chải răng cần nhớ là mỗi răng của chúng ta có đến 5 mặt: mặt ngoài, mặt trong, 2 mặt bên gần xa và mặt nhai (răng cối), hay bờ cắn (răng cửa). Và chỉ có một cách duy nhất chắc chắn giúp ta phòng ngừa bệnh lý răng miệng là làm sạch tất cả các mặt của răng. Hiện nay có nhiều kỹ thuật chải răng khác nhau và tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến nha sĩ điều trẻ cho bạn để biết mình nên theo phương pháp chải răng nào là phù hợp nhất khi chải răng.


- Chải mặt ngoài các răng cửa, đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ hướng về phía bờ nướu.


- Bắt đầu chải mặt nhai với bàn chải trẻ em có sợi lông mềm, dùng động tác đẩy tới lui với biên độ ngắn.


- Di chuyển vào răng trong chải nhẹ nhàng.


- Chải mặt trong các răng cửa dưới, giữ bàn chải thẳng đứng, dùng phần đỉnh bàn chải chải nhẹ theo hướng từ nướu đến bờ cắn.


- Phải chắc chắn rằng các răng sau và nướu được làm sạch đúng mức.


Nên thay bàn chải của trẻ khi lông bàn chải bắt đầu tòe ra, thường thì mỗi 3 tháng một lần.


Chọn bàn chải và kem đánh răng cho trẻ?


Nên chọn bàn chải có sợi lông thật mềm được dành riêng cho trẻ em.Có thể chọn cho trẻ loại bàn chải máy rất hiệu quả và an toàn khi chải răng.


Nhiều loại kem đánh răng trẻ em có mùi vị phù hợp với vị giác của trẻ để khuyến khích trẻ chải răng, nhưng nên chọn cho con bạn mùi vị mà cháu thích nhất.


Thời điểm nên đánh răng


Chải răng vào buổi sáng sau khi thức dậy: Giúp loại trừ các vi khuẩn trong miệng hoạt động trong suốt thời gian dài đi ngủ. Giúp hơi thở thơm tho, sảng khoái.


Chải răng sau mỗi bữa ăn: giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn, mảng bám còn sót lại trên răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và từ đó ngăn ngừa sâu răng.


Chải răng trước khi đi ngủ rất cần thiết: Giúp răng miệng sạch sẽ trong khoảng thời gian dài đi ngủ. Khi ngủ thì lưu lượng và tốc độ tiết nước bọt đều giảm mà nước bọt là một cơ chế bảo vệ răng khá quan trọng. Do đó, nguy cơ sâu răng sẽ tăng cao hơn nếu không chải răng sạch sẽ trước khi đi ngủ.


Hệ răng sữa: Gồm 20 cái, bắt đầu hình thành và cấu tạo từ trong bào thai và tiếp tục phát triển sau khi trẻ sinh ra. Răng sữa đầu tiên mọc lúc sáu tháng tuổi, sau đó trung bình cứ bốn tháng sẽ mọc các răng tiếp theo và trẻ có đủ hệ răng sữa vào lứa tuổi 2-2,5.


Theo Minh Hải (VnMedia.vn)


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Ở độ tuổi đến trường, nếu được rèn luyện những quy tắc ứng xử và kỹ năng sống theo lứa tuổi dưới đây, bé sẽ có nền tảng đạo đức, phẩm chất tốt.


1. Cử chỉ văn minh


Cử chỉ văn minh là một trong những yêu cầu cơ bản của con người sống trong xã hội hiện đại. Vì vậy, trẻ cần phải biết một số cử chỉ tối thiểu như: không nhổ nước bọt bừa bãi, không tiểu tiện sai nơi quy định, không gây ồn ào nơi công cộng, biết xếp hàng chờ đến lượt, chấp hành luật giao thông…


Những việc bé phải biết làm trước khi 7 tuổi 1

  

Để rèn luyện cho bé hình thành cách ứng xử văn minh, bạn nên quan sát các phản ứng của bé khi gặp các tình huống cụ thể trong một thời gian. Từ đó, bạn sẽ có những giảng giải và hướng dẫn kịp thời cho bé.


2. Ai cũng có việc phải làm


Bảy tuổi là bé đã vào lớp một được khoảng 1 năm và sau khoảng thời gian này, bé cần nhận ra và hiểu rằng người lớn đi làm, còn trẻ em đến trường. Ai cũng có việc phải làm và có sự phân công rất công bằng. Vì vậy, không có lý do để bé từ chối đến trường hay không tham gia vào các hoạt động tập thể. Khi thấy bé có tính khí thất thường và xuất hiện tâm lý rút lui, bạn nên kiên nhẫn tìm hiểu lý do, đồng thời giúp bé vượt qua.


3. Học tập và vui chơi theo thời gian biểu


Thói quen sắp xếp công việc một cách có trình tự có thể nâng cao ý thức tự giác và hiệu quả học tập, làm việc của một em bé. Nhưng quả thật là khó để bé có thể học bài đúng giờ bởi trẻ nhỏ mải chơi, nhác học không phải là chuyện hiếm thấy.


Những việc bé phải biết làm trước khi 7 tuổi 2

  

Cách tốt nhất để bé dần loại bỏ thói quen xấu này là bạn chủ động nhắc bé về những việc cần làm với khoảng thời gian hạn định, ví dụ: “5 phút nữa là đến giờ học rồi đấy con”, “Xem ti vi 10 phút nữa rồi đi ngủ con nhé!”… Cách nhắc nhở như vậy giúp bé có khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị tâm lý.


4. Tự chăm sóc bản thân


Không phải là việc gì to tát hay khó khăn mà đối với một em bé 7 tuổi, “tự chăm sóc bản thân” có thể chỉ là gấp chăn của bé sau khi ngủ dậy, dọn dẹp phòng riêng, sắp xếp góc học tập, trang trí đồ dùng cá nhân, giặt quần áo của mình… Trước khi để bé tự mình làm những việc này, bạn nên hướng dẫn bé và luôn sẵn sàng âm thầm đi sau “giải quyết hậu quả”.


5. Học cách chờ đợi


Học cách chờ đợi là bước khởi đầu để bé rèn luyện tính nhẫn nại và lòng kiên trì. Đối với một số việc bạn nên có “giao ước” trước với bé, ví dụ: xem ti vi sau khi ăn tối, hết chương trình thời sự sẽ cho xem hoạt hình, cuối tuần đi công viên…


Nếu bé chưa có khái niệm về thời gian hoặc có “ác cảm” với chiếc đồng hồ, bạn có thể “mô tả” thời gian bằng ngôn ngữ, như: “Đợi khi nào mặt trời mọc trở lại ba lần nữa, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên” hoặc bằng những cách khác mềm mỏng hơn để bé dễ dàng chấp nhận.

 

Theo PLXH

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Các bác sĩ của bệnh viện Nhi bang Pennsylvania (Mỹ) sẽ mách các mẹ 2 cách cực đơn giản và an toàn để chấm dứt những cơn ho ở bé.Nếu như bạn đã đưa bé đi gặp bác sĩ và uống thuốc nhưng tình trạng ho của bé vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì không có lý do gì để các mẹ không thử hai cách làm rất an toàn dưới đây.


1. Cho bé uống mật ong trước giờ đi ngủ

Cho bé uống một thìa cafe mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp làm dịu những cơn ho đêm, từ đó giúp bé có giấc ngủ ngon.


Các bác sĩ của bệnh viện Nhi bang Pennsylvania (Mỹ) đã rút ra kết luận kể trên sau khi thử nghiệm trên 105 bé. Kết quả, ở những bé được uống mật ong trước giờ ngủ, các cơn ho đêm giảm đáng kể và bé ngủ ngon, sâu hơn.


Tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý, mật ong chỉ được dùng khi bé đã trên 1 tuổi.


2. Massage gan bàn chân cho bé

Mẹ hãy nhỏ một vài giọt dầu như dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân vào lòng bàn tay, xoa đều rồi massage lòng bàn chân cho bé. Vuốt chầm chậm, nhẹ nhàng và đều tay theo chiều từ gót chân đến ngón chân. Nếu bé không ho, massage với chút dầu ôliu (có thể thay bằng dầu dừa). Khi bé bị ho, nên sử dụng loại dầu tương tự như Vicks VapoRub (hay dầu cù là) có tinh dầu bạc hà sẽ mang lại tác dụng trị ho cảm khá hiệu quả.


Hai cách cực đơn giản và an toàn giúp bé hết ho 1

Mẹ có thể massage lần lượt từng chân cho bé hoặc cả hai chân cùng một lúc.


Các bác sĩ cũng đưa ra một lời khuyên hữu ích cho các mẹ để giữ ấm cho con khi ngủ trong mùa đông: Với bé trên 2 tuổi, nếu sợ bé bị lạnh khi ngủ, do bé hay đạp chăn, mẹ nên dùng dầu Vicks VapoRub thoa trước trên cổ và bả vai của bé. Loại dầu này không làm cho bé bị nóng, mà giúp giữ ấm cho vùng da bé nếu có bị hở lạnh.


Vỗ rung long đờm cho bé


Trong trường hợp bé ho có đờm, mẹ có thể cho con uống siro ho long đờm hoặc bằng cách vỗ rung. Cách vỗ rung rất đơn giản: Mẹ khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sau động tác này, bé có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm nên cần làm lúc bé đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì. Với những bé không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng…


Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị ho đúng cách


Bác sĩ Vũ Hồng Liên (Khoa chăm sóc trẻ sau sinh – Bệnh viện Phụ sản An Thịnh) cho biết: “Có rất nhiều phụ huynh không biết cách chăm sóc con khi bé bị ho khiến cho tình trạng ho của bé thêm nặng. Để chăm con bị ho đúng cách, cha mẹ cần làm những việc sau”:


- Tiếp tục cho bé ăn, bú: khi bị bệnh bé thường lười ăn, lười bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho bé ăn, bú nhiều lần trong ngày. Nếu bé bị nghẹt mũi, cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú.


- Cho bé uống đủ nước: Nếu bé ho nhiều, có thể cho bé uống thuốc ho an toàn như: quất (tắc) chưng đường, mật ong hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.


Hai cách cực đơn giản và an toàn giúp bé hết ho 2

Nếu bé bị nghẹt mũi, làm thông thoáng mũi:


- Bé lớn: hướng dẫn bé xì mũi đúng cách. Xì mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, xì mạnh bên kia và làm ngược lại. Lưu ý: không được bịt hai mũi cùng một lúc.


- Bé nhỏ: phụ huynh dùng giấy mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi bé. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.


Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay như: không uống được hoặc bỏ bú, thở mệt, sốt cao.


Những điều không nên làm


- Tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi có chất co mạch vì có thể gây ngộ độc cho bé, rất nguy hiểm.


- Dùng miệng để hút mũi bé vì có thể lây bệnh truyền nhiễm.


- Dùng tăm bông để ngoáy mũi vì có thể làm tổn thương mũi bé.



Bí quyết chăm con ốm của phụ huynh thông minh
Hai cách cực đơn giản và an toàn giúp bé hết ho 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN