Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng cho con. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng cho con. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Những bữa ăn nhẹ của bé rất quan trọng cho dù con bạn đang ở bất cứ độ tuổi nào. Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt có thể dùng trong bữa phụ cho bé 3-5 tuổi.
Chuối: 3 loại đường thiên nhiên trong chuối là Sucrore, Flucore, Glucose kết hợp với chất xơ có khả năng làm gia tăng năng lượng tức thời cho cơ thể bé.


So với táo, chuối có hàm lượng chất đạm cao gấp 4, vitamin A và chất sắt gấp 5 lần, với các chất khoáng khác được coi là gấp đôi.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 1
Chuối có khả năng làm tăng năng lượng tức thời cho bé.

Ngoài ra, chuối có hàm lượng Kali cao, rất có ích cho tim và cơ bắp. Cho nên, chuối là giải pháp tích cực cho bữa ăn nhẹ của bé mỗi ngày.


Tuy nhiên, chuối chứa rất nhiều nguyên tố Magiê nên không tốt cho bé khi bụng đói.


Táo: Táo cung cấp các loại Vitamin A, C, E… và giúp bé phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp. Chất xơ trong táo cũng giúp bé ngừa được táo bón.


Bạn có thể chế biến táo thành những món bé yêu thích như bánh táo, sinh tố, táo trộn sữa…


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 2
Mẹ nên cho bé ăn táo trước bữa chính khoảng 10 phút để tăng cảm giác ngon miệng.

Để hấp thu được nhiều Vitamin và tăng cảm giác ngon miệng, bạn có thể cho bé ăn táo trước bữa ăn chính khoảng 10 phút.


Trứng luộc: Trứng gà là một lọai thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu Protein, trong lòng đỏ có chứa một lượng phong phú Vitamin A, D, B2.


Dù vậy, ăn nhiều trứng gà lại không phải là tốt vì khi các dưỡng chất không được hấp thu hết sẽ gây rối loạn tiêu hóa.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 3
Không nên cho bé ăn trứng quá nhiều, với bé 3-5 tuổi 1 tuần ăn 3-4 quả.

Sữa chua ít chất béo: Sữa chua ít chất béo chứa nhiều Canxi, Protein.  Nhờ vi khuẩn lactic nên sữa chua rất tốt cho đường ruột, dạ dày và tiêu hóa nói chung.


Bánh quy: Bánh quy là thực phẩm vô cùng tiện lợi của cho bé. Nguyên liệu chủ yếu của bánh quy là bột mỳ, đường, chất béo thực vật…


Tuy nhiên, bé ăn nhiều đồ ngọt nhất là về ban đêm lại là thủ phạm gây sâu răng và các bệnh về răng miệng.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 4

Nước ép trái cây: Nước ép trái cây cung cấp nhiều Vitamin nhất là Vitamin C làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong một số loại trái cây còn chứa nhiều Canxi, Kali…


Nước ép trái cây cũng rất có ích cho những bé thường xuyên bị táo bón. Bạn có thể dự trữ sẵn nước uống trái cây không đường trong tủ lạnh cho bé.


Sữa tươi: Mỗi ngày bé cần khoảng 500ml tương đương với 2 hộp sữa tươi để tăng trưởng và phát triển.


Sữa tươi chứa một nguồn dưỡng chất dồi dào Protein, Vitamin D, Canxi, sắt, kẽm, DHA… giúp bé phát triển trí não và khỏe mạnh.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 5

Bánh mì và ngũ cốc: Hai loại thực phẩm này cung cấp nhiều khoáng chất và Vitamin cộng với hàm lượng tinh bột có sẵn. Bạn có thể cho bé sử dụng bánh mì, bánh ngọt hay ngũ cốc đóng gói đều rất vệ sinh và tiện lợi.


Lưu ý: Bạn chỉ nên cho bé ăn nhẹ, tránh để ảnh hưởng đến các bữa chính trong ngày.



Cùng theo chân một mẹ Việt ở Tokyo đến lớp học cách chế biến bữa phụ cho bé do chuyên gia dinh dưỡng người Nhật hướng dẫn nhé!
” target=”_blank”>Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 6

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Vì vậy việc cho con ăn chất béo hợp lý là điều các mẹ nên quan tâm trong chế độ dinh dưỡng của bé.
Vai trò của chất béo


Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ.  


Mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic cần thiết cho cơ thể. 


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 1

Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.
 
Vì sao phải cho con ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật?


Bác sĩ dinh dưỡng Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Dầu thực vật hay mỡ động vật đều do chất béo cấu thành nhưng chúng có sự khác biệt. Trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no có ích cho cơ thể bé. Nhưng dầu thực vật lại rất ít hoặc hầu như không có axit arachidonic – một axit béo không no cần thiết và có nhiều vai trò quan trọng. Loại axit này lại được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật.


Bên cạnh đó, chất béo của dầu thực vật là do axit không bão hòa tổ hợp thành, còn thịt mỡ là loại “chất béo nguy hiểm”. Nếu cho bé sử dụng nhiều mỡ động vật dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch hoặc béo phì.


Khi chuẩn bị bữa, các bà mẹ thường băn khoăn chọn sử dụng dầu thực vật

hay mỡ động vật. Cách tốt nhất nếu bạn muốn bổ sung chất béo trong khẩu

phần ăn của bé là một bữa nấu dầu, bữa kia chuyển đổi sang nấu mỡ”.


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 2

Sử dụng dầu/ mỡ trong bữa ăn của bé như thế nào là hợp lý?

Bác sĩ Hải cho biết thêm: Các mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật nên là 70% và 30%.


Một số cách thêm dầu/ mỡ đơn giản như sau, các mẹ có thể tham khảo:


Dầu ăn


Các món ăn hoặc cháo đã nấu chín, bắc khỏi bếp, mẹ có thể trộn một vài thìa dầu ăn/ dầu mè/ dầu oliu vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé.  


Sốt Mayone


Đây cũng là một giải pháp thêm chất béo vào bữa ăn của con. Trong 100g sốt mayone có 79g cất béo. Khi cho con ăn sốt bánh mỳ hoặc rau trộn, mẹ có thể trộn mayone nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.


Bơ đậu phộng


Trong 100g đậu phộng, có 50g chất béo. Mẹ có thể phết bơ đậu phộng lên bánh mỳ cho con ăn sáng. Nhưng theo khuyến cáo, mỗi tuần, bé chỉ nên ăn 2 lần bơ đậu phộng.


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 3

Phô mai

Trong 100g phô mai có 33g chất béo. Mẹ có thể cho bé ăn một miếng phô mai vào bữa ăn nhẹ buổi chiều, hoặc sẽ cho bé ăn bánh mỳ quết phô mai cũng rất tốt.


Sinh tố bơ


Trong 100g thịt trái bơ, có chứa 17g chất béo. Chất béo trong trái bơ rất tốt cho sức khỏe của bé. Mỗi ngày, mẹ cho bé ăn một cốc sinh tố bơ nhỏ, sẽ rất tốt cho bé.
 
Những lưu ý khi cho con ăn dầu/ mỡ


Không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã rán và có mùi cháy khét: Dầu mỡ khi đã qua chế biến vừa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng vừa dễ bị nhiễm khuẩn.  


Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn rán (hoặc quay) bán sẵn ngoài hàng hay ngoài vỉa hè: Các loại thức ăn như bánh rán, bánh khoai, bánh chuối, gà quay, vịt quay… không đảm bảo vệ sinh và dĩ nhiên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của bé.


Không mua các loại mỡ cân đóng gói sẵn ngoài chợ: Tốt nhất, bạn nên chọn mua và sơ chế mỡ động vật từ mỡ lợn tươi sống.



 8 trò chơi phát triển trí thông minh kinh điển với trẻ em quốc tế
” target=”_blank”>Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Nếu con bạn có biểu hiện kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh và làn da xanh… thì rất có thể bé đang bị thiếu máu.
Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu


Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây của trẻ.


Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.


Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to…


Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.


Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 1

Bổ sung chất sắt cho bé


Thông thường, bé mới tập đi cần 7mg sắt mỗi ngày. Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hemoglobin (sắc tố đỏ chứa oxy có trong máu), và myoglobin (sắc tố chứa oxy có trong cơ). Thiếu  sắt có thể dẫn đến thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, suy yếu, chóng mặt hoa mắt, cáu gắt, da dẻ xanh xao, môi khô… Sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của não.


Cần lưu ý rằng sự khác biệt giữa chất sắt có trong thực vật và chất sắt có trong động vật. Sắt Heme – loại chất sắt có trong động vật như thịt, cá, tôm, cua, nghêu, sò, thịt các loại gia cầm… dễ hấp thụ đối với cơ thể. Nhưng loại chất sắt cơ thể cần lại không phải là Heme mà là một loại khác có trong các loại rau  màu xanh đậm, đậu và các loại hoa quả sấy khô…(lòng đỏ trứng cũng chứa chất sắc, hầu hết là chất sắc thực vật).


Bạn có thể tăng cường thêm chất sắt thực vật bằng cách cho bé ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt Heme. Thực phẩm giàu vi-ta-min C như các loại rau quả nước cam, cam, dâu Tây, tiêu đỏ, đu đủ, bông cải xanh, nho, dưa lưới, xoài, cà chua và khoai tây cũng có thể giúp tăng cường chất sắc thực vật..


Một số nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất cho bé:


¼ tách rau biển (bao gồm các loại tảo, rong biển)


1/3 tách bột ngũ cốc pha sẵn: 4.5mg


1/3 tách bột yến mạch pha sẵn: 4mg


¼ tách sữa đậu nành: 2.2mg


Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 2

¼ chén thịt heo, đậu nướng và nước sốt cà chua: 2mg


¼ tách đậu xanh


28g thịt thái lát nướng: 1mg


28g tôm: 9mg


½ bánh mì hamburger loại vừa (khoảng 43g): 9mg


¼ tách đậu đen: 9mg


1 thìa súp mầm lúa mì: 5mg


¼ chén đậu phụ: 9mg (lượng dưỡng chất sẽ khác nhau tùy vào từng loại đậu phụ.)


½ quả trứng lớn: 3mg


28g thịt ức gà: 2mg


Lưu ý: Số mg sẽ thay đổi tùy vào dụng cụ đo lường, chất lượng thực phẩm và nhãn hàng…



Thiếu máu ở bé và 5 nguyên nhân thường gặp
” target=”_blank”>Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Cà rốt rất tốt cho bé, vì vậy mẹ đừng bỏ qua thực phẩm này trong thực đơn của bé nhé! Và dưới đây là một vài cách nấu cháo (bột) với cà rốt cho bé.

- Bột (cháo) gạo đem nấu cùng carrot, súp lơ trắng và phômai thích hợp cho bé mới ăn dặm. Carrot, súp lơ trắng nghiền nhuyễn, cho vào nồi bột đang sôi cùng với phômai. Khuấy đều cho cả carrot, phômai cùng sánh và chín là được.


- Carrot nấu bột cùng khoai tây, thịt gà giúp bé ngon miệng.


- Thịt bò băm nhỏ, nấu cháo cùng carrot đã được xắt nhỏ và đỗ trắng được ninh nhừ là món ngon miệng cho bé. Cho đỗ trắng vào nồi, ninh nhừ. Cho tiếp carrot vào hầm. Cuối cùng, cho thịt bò băm nhỏ. Để tất cả các nguyên liệu trên vào trộn đều, sôi trở lại thì bắc nồi xuống. Múc cháo ra bát, trộn thêm dầu ăn và gia vị (nếu cần).


- Cháo thịt bò, nấu cùng carrot. Thịt bò băm qua, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Carrot cũng cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn (tùy độ tuổi của bé mà độ nhuyễn khác nhau). Khi cháo nhừ, cho thịt bò vào cháo, nấu cho chín trở lại. Sau đó, cho carrot xay vào, nấu sôi trở lại. Bắc cháo xuống, thêm dầu ăn.


Hoặc cháo thịt bò nấu cùng trứng gà, đậu Hà Lan, carrot.


Gợi ý chế biến một số món cháo với cà rốt cho bé 1

- Bột (cháo) hay soup tôm nấu cùng carrot.


- Cháo lươn carrot. Cho gạo và carrot băm vào ninh thành cháo. Lươn làm sạch, hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ. Cháo sôi thì cho lươn vào, đun sôi trở lại thì tắt bếp. Để cháo hơi nguội thì cho ½ thìa nhỏ dầu ăn vào trộn đều. Có thể nêm gia vị cho cháo, tùy độ tuổi của bé.


- Cháo cá quả, carrot. Bạn cần có thêm ít hành tây, hành lá, rau mùi, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm. Gạo bỏ vào nồi nấu thành cháo. Cho dầu ăn vào chảo, phi với tỏi tây, carrot, thịt cá quả. Nêm gia vị vừa miệng.


Chờ cháo sôi, cho carrot, cá đã xào chín vào, đun sôi lại thì tắt bếp.


Lưu ý: Để tránh nguy cơ bé bị thừa vitamin A, gây vàng da, bạn chỉ nên cho con ăn khoảng 2 bữa cháo carrot mỗi tuần. Mỗi bữa khoảng một khoanh carrot nhỏ.



Dù đã rất chăm chút đến việc tăng hương vị và chất dinh dưỡng trong cháo cho con ăn hàng ngày, tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn thấy con không tăng cân. Nguyên nhân vì sao?
Gợi ý chế biến một số món cháo với cà rốt cho bé 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Omega-6 và omega-3 là 2 loại chất béo cần để giúp bé thông minh hơn, mắt sáng hơn và hệ thần kinh phát triển hơn.

Axit béo cần thiết (essential fatty acids – EFAs) giúp xây dựng các tế bào, duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm khỏe tim và các mạch máu, tăng miễn dịch và giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. EFAs cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị giác và bộ não của bé.


Có 2 loại EFAs: Đó là Omega-6 (axit linoleic) và Omega-3 (axit alpha-linolenic).


Cơ chế hoạt động của các axit béo cần thiết


Cơ thể sử dụng các chất béo chuỗi ngắn để tạo nên các axit béo chuỗi dài, giúp cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách, tùy mục đích của chúng.


Một trong những axit béo chuỗi dài mà cơ thể sản xuất từ axit alpha-linolenic là DHA (docosahexaenoic acid), rất cần thiết cho não và mắt của bé. Điều này giải thích tại sao sữa bột dành cho các bé nhũ nhi đều có chứa DHA và đó cũng là lý do phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh được khuyên nên tăng cường DHA trong chế độ ăn của họ, qua thực phẩm và cả viên bổ sung.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 1

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất DHA của cơ thể bé, gồm lượng chất béo Omega-6, chất béo bão hòa và chất béo trans (trans fats) trong chế độ ăn. Mất cân bằng chất béo Omega-6 và Omega-3 có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch và phản ứng kháng viêm của cơ thể. Điều này nghĩa là bé dễ mắc bệnh như bệnh tim mạch và tiểu đường.


EPA (eicosapentaenoic acid) là một axit béo chuỗi dài mà bé hấp thu qua sữa mẹ. Giống DHA, chất này còn có trong các loại cá chứa dầu.


Lượng EFAs cho bé


- Bé 1-3 tuổi: 7000mg Omega-6 và 700mg Omega-3 mỗi ngày.


- Bé 4-8 tuổi: 10.000mg Omega-6 và 900mg Omega-3 mỗi ngày.


Omega-6 và Omega3 có mặt trong nhiều loại thực phẩm.


Nguồn dồi dào EFAs


Thực phẩm nhiều Omega-3:


- 30g đậu phụ: 300mg Omega-3.


- ½ bát đậu nành nấu chín: 500mg Omega-3.


- 1 thìa dầu hạt lanh: 1.500mg Omega-3.


- 1 thìa bơ lạc bổ sung Omage-3: 4.500mg Omega-3.


Ngoài ra, Omega-3 còn có trong sữa, sữa chua, nước cam ép và trứng. Omega-3 cũng có thể hiện diện trong nhiều loại thức ăn chế biến sẵn; do đó, bạn nên đọc kỹ nhãn hiệu trước khi cho bé ăn món gì.


Nguồn dồi dào Omega-6: Nhìn chung, Omega-6 có trong nhiều loại thực phẩm hơn Omega-3. Chẳng hạn, trong dầu đậu nành, hạt hướng dương, dầu ngô…


- 1 thìa dầu hạt hướng dương: 2.900mg Omega-6.


- 1 thìa dầu ngô: 2.400mg Omega-6.


- 1 thìa dầu cây rum: 3.300mg Omega-6.


- 1 thìa dầu đậu nành: 2600mg Omega-6.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 2

Để bé đủ DHA và EPA


Cơ thể bé dùng Omega-3 để tạo ra DHA và EPA. Các chuyên gia đề nghị, bé 1-3 tuổi cần 70mg DHA và EPA mỗi ngày; bé 4-8 tuổi cần 90mg DHA và EPA mỗi ngày. Nên khuyến khích bé ăn các thực phẩm giàu DHA hàng tuần, chẳng hạn:


- 30g cá hồi nấu chín: 400mg DHA.


- 30g cá thu đóng hộp: 226mg DHA.


- 30g cá sardines: 282mg DHA.


Ngoài ra, DHA còn có trong sữa, trứng, bánh… có bổ sung DHA.


Khi bé nhận quá nhiều EFAs


Quá nhiều EFAs sẽ dẫn tới mất cân bằng. Cách tốt nhất để cân bằng các axit béo cho dinh dưỡng của bé là chọn thực phẩm giàu Omega-3, tránh chất béo bão hòa và chất béo trans.


Trans fats có mặt trong nhiều đồ ăn chiên rán, bánh kẹo, pizza, bơ thực vật… Trans fats làm tăng LDL (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol tốt). Vì thế, nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiẻu đường.


Chất béo bã hòa có trong các thực phẩm từ động vật như thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, bơ, pho mát… Chúng cũng được tìm thấy trong đồ ăn nướng, chiên rán và một số thực phẩm từ thực vật như tinh dầu cọ, tinh dầu dừa…



Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Chất béo giúp ngăn cách các dây thần kinh, cải thiện khả năng học tập cũng như phát triển chức năng của mắt.
Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Cùng theo chân một mẹ Việt ở Tokyo đến lớp học cách chế biến bữa phụ cho bé do chuyên gia dinh dưỡng người Nhật hướng dẫn nhé!

Với các bé, ngoài bữa chính ra thì các bữa phụ cũng khá quan trọng. Trong thời kỳ ăn dặm thì bữa phụ của các bé là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nhưng khi bé tròn 1 tuổi rưỡi (cũng là lúc kết thúc thời kỳ ăn dặm) thì các bữa phụ bắt đầu thay bằng những đồ ăn điểm tâm khác.


Lần này mẹ Bee đi học lớp chế biến bữa phụ cho bé, mặc dù Bee chưa hết thời kỳ ăn dặm nhưng mẹ cứ học để biết trước, như vậy sẽ có thêm nhiều sự chuẩn bị cho thời gian tới.


Lớp học lần này được hướng dẫn bởi cô giáo phụ trách về dinh dưỡng cho trẻ và có rất nhiều bà mẹ đến tham gia.

 
Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 1

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bữa phụ cho trẻ mặc dù cần có đủ dinh dưỡng nhưng không quá cầu kỳ và phức tạp. Các mẹ có thể dùng chính đồ ăn có trong tủ lạnh hoặc cơm, bánh mỳ để làm bữa phụ cho con. Chỉ cần thêm vài gia vị cần thiết là có thể hoàn thành món phụ cho bé mà không quá tốn thời gian cho các mẹ.


Ngoài ra, những món này các mẹ có thể chế biến từ tối hôm trước rồi để tủ lạnh hôm sau cho bé ăn. Lúc ăn chỉ cần cho vào lò vi sóng quay lên là được.


 Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 2

Hôm nay cô giáo dinh dưỡng hướng dẫn cách chế biến 2 món phụ:


1. Bánh cơm


Nguyên liệu:


Cơm: 150g
Bột mỳ: 3 thìa to (27g)
Cá cơm: 2 thìa nhỏ (3g)
Vừng trắng: 2 thìa nhỏ (3g)
Tương Miso (Nhật): 1 thìa nhỏ (6g)
Đường: 1 thìa nhỏ (3g)
Dầu olive và nước lọc.


Cách chế biến:


Dùng một âu to:


(1). Bột + đường+ tương miso cho vào âu trộn đều.

 
Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 3

(2). Trong khi trộn thì cho nước từng ít một vào, để tránh bị dính vào âu.


(3). Cho tiếp cơm, cá cơm và vừng trắng vào âu trộn đều.


Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 4

(4). Đun nóng chảo, sau đó cho vài giọt dầu olive vào, dùng thìa nhỏ múc hỗn hợp (3) vào chảo, ấn dẹt, rán sao cho vàng đều là hoàn thiện.
 

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 5

Món này sử dụng cơm nguội để chế biến nên rất tiện lợi. Có thể thay thế vị miso và cá cơm bằng các gia vị khác, không nhất thiết là chỉ dùng được hai vị trên.


Món này ngoài là món ăn cho bữa phụ thì các mẹ có thể dùng làm đồ ăn sáng cho trẻ.
 
2. Khoai lang nấu táo


Nguyên liệu:


Khoai lang: 1 củ (200g)
Táo: 1/4 quả (50g)
Nho khô: 15g
Bơ: 5g
Nước cốt chanh: 10ml
Đường: 15g
Một chút muối và nước.


Cách chế biến:


(1). Rửa sạch khoai lang (để nguyên vỏ) và táo cắt miếng mỏng, nhỏ vừa với miệng của bé.

 
Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 6

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 7



(2). Rửa qua nho khô


(3). Dùng 1 nổi nhỏ cho tất cả các nguyên liệu vào nồi (bơ cho 1 nửa), trộn đều lên rồi đậy vung, đun nhỏ lửa cho đến khi khoai lang mềm là được. Cuối cùng cho nốt bơ vào đảo đều là hoàn thiện.
 

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 8

Món này nhuận tràng, phòng tránh táo bón cho bé.


Ngoài ra, với món này các mẹ có thể chế biến khoai lang với nước cam, dứa….


Sau khi tham gia lớp học này mẹ Bee thấy bớt lo lắng đi rất nhiều, vì không ngờ những món phụ của bé lại đơn giản, dễ chế biến như vậy. Các mẹ cũng thử làm cho bé ăn nhé!



Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi từ mẹ Mon
Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 9

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Mẹ bé Jenny Hoàng Anh tiếp tục ghi lại một số món ăn trưa phổ biến của trẻ em Mỹ.Sau một thời gian sinh sống tại Mỹ, chị Phượng – mẹ bé Jenny Hoàng Anh nhận thấy cũng giống như phần lớn người trưởng thành, trẻ em ở đất nước này có thói quen ăn trưa rất gọn nhẹ. Bữa trưa của các bé thường chỉ là sandwich, bánh mì nướng, mì pasta… với thành phần nhân rất phong phú.


1. Bánh mì với mật ong, bơ hạnh nhân và chuối


Món ăn này gồm hai lát bánh mì được phết bơ hạnh nhân hoặc bơ lạc. Phết một lớp mật ong lên một lát bánh mì rồi xếp một lớp chuối được thái lát lên trên. “Úp” lát bánh mì còn lại lên lớp chuối là được một món tuyệt ngon mà không chỉ trẻ em Mỹ mà rất nhiều bé được ăn thử món này cũng rất thích. Một điều cần chú ý là chỉ phết mật ong vào bánh mì dành cho bé 1 tuổi trở lên.


Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 1

2. Bánh mì với táo, pho-mát Cheddar và bơ lạc


Phết một lớp bơ lạc lên bánh mì, xếp 3 lát pho-mát lên trên, tiếp đến là táo tươi được cắt mỏng, rồi lại đến một lát bánh mì. Món bánh mì này có hương thơm bùi bùi ngậy ngậy của bơ lạc quyện với pho-mát và đặc biệt có vị ngon rất lạ miệng.


Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 2

3. Bánh muffin với dâu tây và pho-mát dê


Phết một lớp mỏng mứt dâu lên một nửa bánh, tiếp đến là vài miếng dâu tây tươi thái mỏng. Đem bánh nướng nhanh ở nhiệt độ thấp. Khi lấy bánh ra thì cho pho-mát dê hoặc pho-mát kem lên trên và đặt nửa bánh còn lại lên trên và ấn nhẹ.


Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 3

4. Mì pasta rau

Thành phần của món mì đặc biệt này gồm có mì pasta, bơ, đậu Hà Lan nấu chín, cà chua, muối, tiêu. Trẻ em Mĩ thường ăn món này với cà rốt và táo tươi.


Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 4

5. Pizza mini

Các bà mẹ Mỹ cho rằng chiếc bánh pizza xinh xắn này có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho những đứa bé hiếu động của họ. Vì thế, dù khâu chế biến hơi mất thời gian một chút nhưng các bà mẹ vẫn chuẩn bị món này cho bữa trưa của con (trên thực tế, để tiết kiệm thời gian của buổi sáng, các bà mẹ Mỹ thường chế biến sẵn nguyên liệu từ tối hôm trước). Dù kích thước rất “mini” nhưng một chiếc bánh pizza như thế này vẫn đầy đủ các thành phần cần có: nước sốt marinara, bông cải xanh hoặc rau bina xắt nhỏ (nếu bọn trẻ không phản đối), pho-mát Mozzarella.


Trẻ em Mỹ thích ăn món bánh này với một ít quả việt quất và bánh pudding chocolate hạnh nhân để tráng miệng.


Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 5

6. Salat gà


Nho, táo thái hạt lựu trộn cùng thịt gà luộc là thành phần chính của món salat được trẻ em Mỹ rất yêu thích này. Có thể tùy ý thêm một chút rau tươi, pho-mát và ăn kèm với bánh mì nướng để tăng thêm dinh dưỡng.


Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 6

7. Sandwich “như ý”

Đây là cách gọi vui của món sandwich tự chế theo khẩu vị của từng bé. Đôi khi, để tăng thêm hứng thú ăn uống cho con, các bà mẹ Mỹ sẽ cho bé tự chọn và phối hợp các loại nhân đã chuẩn bị sẵn trên bàn để làm thành một chiếc bánh sandwich theo ý thích của bé. Nhân bánh rất phong phú cho bé chọn lựa, gồm có: bơ, thịt nguội, pate, pho-mát, muối, tiêu, dưa chuột, hoa quả tươi…


Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 7
9 món ăn “kinh điển” trong bữa sáng của trẻ em Mỹ
Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 8

Nguồn bài viết: AFamily.VN