Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Có một số loại thực phẩm nếu không biết khéo léo kết hợp khi ăn sẽ không mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn vì không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.


1. Bánh mì thường tốt hơn bánh mì trắng


Hiện tại bạn thường lựa chọn bánh mì trắng trong chế độ ăn uống của mình và cho rằng đó là sự lựa chọn lành mạnh. Nói về mặt đảm bảo lượng calo cho cơ thể thì đó có vẻ là một sự lựa chọn khôn ngoan. 


Nhưng về mặt đảm bảo dinh duong cho tre thì đó không phải là sự lựa chọn tốt bởi vì bánh mì thường (được chế biến từ các loại bột mì, các loại ngũ cốc) sẽ cung cấp cho bạn các chất dinh dưỡng tốt nhất. Trong khi đó, bánh mì trắng là loại thực phẩm giàu chất bột – đường cao, có chỉ số đường huyết (GI) cao làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.


2. Chỉ ăn trái cây không bao giờ là đủ


Không có gì hoài nghi khi nói rằng các loại trái cây rất giàu chất chống oxy hóa. Vì thế chúng có thể bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Tuy nhiên có một nguyên tắc về dinh dưỡng mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý trong quá trình ăn trái cây đó là: nếu chỉ ăn mình trái cây hoặc lấy trái cây làm bữa ăn chính thì không bao giờ là đúng và đủ. 


Theo các nhà dinh dưỡng Hoa Kỳ, nếu bạn chỉ ăn mình trái cây trong các bữa ăn thì cơ thể bạn sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Mặt khác, lượng đường trong trái cây có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể là khi một mình trái cây, lượng đường trong máu sẽ tăng lên rất cao và cũng nhanh chóng hạ xuống. Điều này sẽ khiến cơ thể bạn rơi vào tình trạng mỏi mệt, thiếu năng lượng – sức sống. 


Do đó, nguyên tắc dinh dưỡng tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên kết hợp ăn trái cây với loại thực phẩm giàu protein hoặc chất béo lành mạnh. Điều này sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn chặn tình trạng lượng đường tăng cao hoặc hạ xuống nhanh chóng. 


5 quy tắc dinh dưỡng bạn không thể không biết 1
Ảnh minh họa


3. Không bỏ bữa sáng nhưng cũng không ăn quá no


Theo nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng vì năng lượng nó mang lại chiếm 1/3 năng lượng tổng các bữa ăn trong ngày. Do đó việc bỏ bữa sáng là một điều tuyệt đối không nên.


Một bữa ăn sáng cân bằng dinh dưỡng nên có đầy đủ các loại thực phẩm chứa tinh bột, chất béo, đạm, chất xơ… Nên hạn chế các loại chất béo không lành mạnh – chất béo có trong mỡ động vật, các loại nội tạng vì chúng là nguyên nhân gây ra các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch.


Bạn có thể bổ sung thêm các loại rau, trái cây… để tăng lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 


Một lưu ý quan trọng là bạn không nên ăn quá no trong bữa sáng. Bởi vì việc ăn nhiều trong bữa sáng sẽ khiến bạn nặng nề, mệt mỏi và không còn muốn ăn uống trong những bữa tiếp theo.


4. Đa dạng khẩu vị trong chế độ ăn uống của bạn


Với nhiều người đề cao ý thức sức khỏe, họ thường bám chặt vào chế độ ăn uống đạt chuẩn. Chính điều này khiến cho bữa ăn của họ được lặp đi lặp lại, gây ra cảm giác chán ăn. 


Vì vậy, bạn nên thay đổi khẩu vị trong các bữa ăn. Nên tránh đồ ăn nhiều kem, nước sốt và bổ sung các loại gia vị như nghệ, cayenne tiêu, gừng vào các bữa ăn hàng ngày. Các loại gia vị này không những có thể tăng hương vị của thức ăn mà còn tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều chất chống oxy hóa.


Bà Stephanie Middleberg, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Mỹ cho biết rằng có rất nhiều loại gia vị chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa. Chúng rất tốt cho huyết áp và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.


5. Thưởng thức café một cách hợp lý


Có thể bạn từng cho rằng trà giàu chất chống oxy hóa và nó rất tốt cho cơ thể, còn café có chứa chất kích thích nên có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê cũng là loại thức uống giúp cơ thể sảng khoái, linh hoạt hơn. Bản thân cà phê có những hợp chất thực vật có thể giảm nguy cơ các bệnh như bệnh tiểu đường và mất trí nhớ. 


Do đó, chỉ cần bạn thưởng thức café một cách hợp lý (từ 1 đến 2 ly mỗi ngày) thì sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Cam và sữa, cải và tôm, cà rốt củ cải…nấu ăn dặm cho con như vậy, thực phẩm sẽ bị mất chất hoàn toàn.


Không phải thực phẩm nào cũng có thể nấu chung với nhau. Những loại thực phẩm có thành phần vitamin và khoáng chất không tương đồng khi nấu có thể làm hòa tan các chất dinh dưỡng có trong bát cháo của con khiến bé ăn hoài không lớn. Cũng có những loại thực phẩm có thời gian tiêu hóa khác nhau, độ nhai khác nhau nếu nấu chung có thể khiến bé đầy bụng, khó tiêu.


Nấu ăn dặm cho trẻ là một “nghệ thuật” và mẹ hãy ghi nhớ những qui tắc sau để làm một đầu bếp “nghệ sĩ” thật chuẩn cho trẻ


Cải bó xôi và tôm


Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau 1

  

Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi. Nếu không sẽ chỉ là phí hoài.


Thịt lợn và đậu nành


Theo quan niệm của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt lợn và đậu nành không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu nành là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt-pho nên khi kết hợp chế biến đậu nành với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu có khả năng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc. Với trẻ ăn dặm chỉ hay ăn thịt nạc, nếu mẹ nấu thịt lợn cùng đậu nành cho con thì sẽ rất phí chất.


Cam dầm sữa


Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau 2

  

Nhiều mẹ có thói quen làm cam dầm trộn thêm sữa cho con ăn chiều. Thực ra, đây là một quan niệm sai lầm. Nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein. Hơn nữa, kết hợp như vậy sẽ gây ra ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa trong cơ thể bé.


Thường món cam sữa hay nước cam sữa chua rất hay được mẹ Tây dùng làm mẹo trị con táo bón vì sau khi uống món này, cơ thể các bé sẽ có phản ứng muốn “tống” ngay chúng ra ngoài.


Gan xào rau cần hay cháo gan cà rốt


Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau 3

  

Gan rất nhiều sắt và tưởng như tốt cho trẻ. Tuy nhiên nếu nấu chung gan với rau cần hay cà rốt, bé sẽ chẳng hấp thụ được tí sắt nào. Lý do: Cellulose xung khắc với sắt. Các loại gan động vật có chứa nhiều sắt, nên nếu được ăn cùng với các loại rau cần, cà rốt chứa nhiều cellulose, cellulose sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể bé.


Óc lợn và trứng gà


Nhiều mẹ có thói quen mua óc lợn về rồi đập trứng gà vào rán lên hoặc hấp cho bé ăn. Món ăn này rất thơm ngậy nên bé nào cũng mê. Tuy nhiên chúng lại không tốt cho trẻ. Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu trẻ.


Canh, súp cà rốt và củ cải


Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau 4

  

Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước bé thích mê, Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho con về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.


Nước ngọt có ga và cơm


Với các bé lớn, mẫu giáo, khi biết uống nước ngọt có ga thì thường rất mê. Nhiều bé đòi mẹ bữa ăn cơm phải có một cốc nước có ga bên cạnh mới chịu ăn. Và vừa ăn vừa uống nước ngọt. Cách chiều con như vậy là sai lầm. Uống nước ngọt khi ăn cơm sẽ làm loãng dịch vị, gây cản trở hoạt động co bóp thức ăn của trẻ. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Những năm gần đây, váng sữa đang trở thành mặt hàng khá phổ biến với người tiêu dùng Việt, đặc biệt với nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ đây có thể xem là sản phẩm không thể thiếu.


Nắm bắt được tâm lí thích hàng ngoại và nuôi con theo ý kiến số đông của các bà mẹ, trên thị trường gần đây xuất hiện nhiều loại váng sữa và chúng đang được quảng cáo thổi phồng về giá trị cũng như hiệu quả. Phần lớn các loại váng sữa đều được người bán hàng giới thiệu là có hàm lượng vitamin, khoáng chất cao, phong phú, tuy nhiên trên nhãn của hầu hết các sản phẩm này lại không ghi cụ thể hàm lượng từng loại.


Thực tế cũng cho thấy không ít người tiêu dùng vẫn thường xuyên mua và sử dụng váng sữa mà bản thân vẫn băn khoăn về giá trị mà loại thực phẩm bổ sung này có thể mang lại.


Nguy hại khi cho trẻ ăn nhiều váng sữa 1

  

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc mua các loại váng sữa mà không tìm hiểu kĩ nguồn gốc, thành phần đã là một thiếu sót của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhiều mẹ còn có xu hướng ép con ăn quá mức cần thiết. Điều này có thể sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến thói quen ăn cũng như sức khỏe của trẻ sau này.


TS. Nguyễn Đức Minh, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học, cho biết, xét về khẩu phần dinh dưỡng, nhìn chung các thành phần chất trong váng sữa không cân đối. Váng sữa không phải là thực phẩm độc hại nhưng không hề tốt cho trẻ khi ăn quá nhiều. Lí do là khi trẻ đã ăn một lượng năng lượng như vậy thì cơ hội để trẻ ăn những thực phẩm khác đầy đủ dinh dưỡng hơn sẽ giảm.


Hơn nữa, thói quen ăn uống được hình thành, ảnh hưởng trong cả quá trình dài từ gia đình, xã hội và đời sống hàng ngày của một cá thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, từ lúc còn nhỏ nếu để trẻ hay dùng nước có ga, ăn thật ngọt, thật béo thì thói quen đó thường đồng tồn với trẻ, cứ thế đó là những yếu tố liên quan đến mô hình bệnh tật sau này của cá thể cũng như của cộng đồng. Cụ thể là các bệnh mãn tính không lây, bệnh được gây ra bởi các chất béo như: huyết áp, tim mạch, tiểu đường, thậm chí là loãng xương do tiêu thụ nhiều chất béo.


Vì vây, các chuyên gia cũng khuyến cáo các bà mẹ nên kiểm soát cân nặng của con để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, không nên nghĩ cứ ăn nhiều váng sữa là con sẽ béo tốt, khỏe mạnh. Thông thường trẻ từ 6 tháng có thể sử dụng váng sữa hằng ngày. Tuy nhiên, những trẻ 6 -12 tháng chỉ nên dùng từ một nửa đến một hộp váng sữa mỗi ngày. Còn trẻ trên lớn hơn có thể nâng khẩu phần ăn tùy theo khả năng hấp thụ, nhưng không nên nhiều hơn 2 hộp mỗi ngày. Với những trẻ béo phì, phụ huynh cũng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm váng sữa vào thực đơn mỗi ngày cho con.


Theo Thuỳ Minh

Vnmedia

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Trong suốt ba tháng qua, các mẹ trên khắp cả nước đã rủ nhau tham dự hàng loạt buổi sinh hoạt của câu lạc bộ tiền sản “Nuôi dưỡng bé thông minh” do nhãn hàng EnfaMama A+ tổ chức.


Xôn xao trên các trang mạng xã hội là những hình ảnh và lời chia sẻ của các mẹ tham dự về. Nhóm phóng viên chúng tôi đã lập tức lên đường tìm hiểu về câu lạc bộ này. Sau đây là bản thu hoạch những cái “Được” và “Mất” mà các mẹ có được khi tham dự câu lạc bộ tiền sản này.

 

“Được” và “mất” khi tham dự câu lạc bộ “Nuôi dưỡng bé thông minh” 1

 

Khi tham gia mẹ được gì?

 

Có rất nhiều cái “được” khi mẹ bầu tham dự câu lạc bộ “Nuôi dưỡng bé thông minh”. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tạm gạch đầu dòng những điểm tiêu biểu nhất như sau: 

 

Tư vấn thai kỳ: Các lớp học của câu lạc bộ được EnfaMama A+ thiết kế sao cho đứng lớp là các bác sĩ sản khoa và chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành. Khi đến với câu lạc bộ, các mẹ đã được hiểu thêm rất rõ về cơ chế thụ thai cũng như các kiến thức quan trọng về thai kỳ như tăng cân bao nhiêu trong suốt thời gian mang thai, những điều cần lưu ý về tiêm ngừa trước thai kỳ, các nguy cơ nào khi chuyển dạ và sinh con…

 

Tư vấn dinh dưỡng: Với nhận định “mẹ là nguồn dinh dưỡng Duy Nhất của con”, các chuyên gia dinh dưỡng đã tư vấn cho mẹ bầu cách bổ sung dưỡng chất hợp lý nhất để tối ưu hóa nguồn dinh dưỡng Duy Nhất của mẹ truyền sang con. Các chuyên gia cũng chỉ ra những quan niệm sai lầm khá phổ biến như “Mang thai là ăn cho hai người” để các mẹ bầu có cái nhìn đúng đắn hơn về chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của mình. Cụ thể, muốn con thông mình thì mẹ phải bổ sung hàm lượng cao DHA, Choline và Axit Folic vào bữa ăn hàng ngày của mình từ rất sớm trong giai đoạn mang thai (đặc biệt Axit Folic cần được mẹ bổ sung ít nhất một tháng trước khi mang thai). 

 

Chia nhóm thảo luận: Đây là mô hình của lớp tiền sản đầu tiên tại Việt Nam tạo điều kiện cho các mẹ bầu tham dự được chia nhóm theo từng tuổi thai. Theo đó, các mẹ sẽ được hướng dẫn phương pháp thai giáo như trò chuyện cùng con làm sao, cho con nghe nhạc như thế nào… để kích thích và “đánh thức” tiềm năng trí tuệ của thai nhi ngay trong bụng mẹ.

 


“Được” và “mất” khi tham dự câu lạc bộ “Nuôi dưỡng bé thông minh” 2


 

Mẹ “mất” gì ở câu lạc bộ?

 

Dạo qua một vòng tham khảo ý kiến các mẹ bầu tại câu lạc bộ, nhóm phóng viên chúng tôi đã tổng hợp được những cái “mất” lớn nhất của mẹ như sau:

 

Sự mù mờ về kiến thức nuôi con: Với sự chọn lọc kỹ lưỡng nhất từ chương trình, hầu hết các mẹ bầu khi ra về đều nắm vững được những kiến thức cơ bản và cần thiết để chuẩn bị chào đón bé yêu một cách trọn vẹn nhất. Không chỉ là kiến thức thai kỳ và dinh dưỡng mà các mẹ còn được trang bị “tận răng” đến cả những kỹ năng tắm bé, vệ sinh rốn…

 

Mồ hôi: Thật vậy, câu lạc bộ “Nuôi dưỡng bé thông minh” có rất nhiều hoạt động thú vị như “Mẹ làm diễn viên” (thi chụp ảnh mẹ bầu nào dễ thương nhất), “Góc tâm tư của mẹ” (sân chơi cho mẹ chia sẻ những tâm tư tình cảm về bé con sắp chào đời), “Bố đảm đang – Mẹ khỏe mạnh” (cơ hội cho bố pha sữa đúng cách cho mẹ uống)… và mẹ nào cũng muốn tham gia. Khi tham gia xong thì mẹ có thể rất “mất sức” và phải nhờ bố cầm dùm những phần quà thiết thực của chương trình như túi di sinh, khăn quấn bé, bộ đồ chơi thông minh…

 


“Được” và “mất” khi tham dự câu lạc bộ “Nuôi dưỡng bé thông minh” 3


 

Câu lạc bộ “Nuôi dưỡng bé thông minh” do EnfaMama A+ tổ chức có tổng cộng 18 buổi sinh hoạt được tổ chức trên 12 tỉnh thành khắp cả nước. Đến nay, chương trình đã khép lại với sự tham dự của hơn 10000 mẹ bầu gần xa. Thông qua câu lạc bộ “Nuôi dưỡng bé thông minh” với nhiều bài học bổ ích từ các bác sĩ chuyên khoa, nhãn hàng EnfaMama A+ đã giúp mẹ bầu biết cách chăm sóc thai kỳ và quan trọng hơn là mẹ bầu có thể học cách dạy bé thông minh từ trong bụng mẹ. 


 

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Hàng ngày vẫn có rất nhiều bà mẹ đưa con đến khám than vãn rằng dù rất chăm con nhưng không hiểu sao bé vẫn còi, mãi không chịu lên cân”.


Nếu con bạn là một trong những trường hợp trên thì mẹ hãy “kiểm điểm” lại bản thân xem có mắc những lỗi sau khi chăm con không nhé!


1. Trộn sữa vào nhiều loại nước


Nhiều cha mẹ lo bé không uống đủ sữa nên quyết định trộn sữa công thức vào nước quả, nước khoáng, nước rau… cho bé.


Thực tế: Sữa bán trên thị trường đã được nhà sản xuất cân bằng thành phần dinh dưỡng. Nếu trộn sữa lung tung, bé có thể bị tiêu chảy. Hoặc dẫn tới tình trạng lãng phí. Chẳng hạn, nếu đem sữa công thức pha với nước khoáng sẽ dẫn tới việc thừa hàm lượng chất khoáng vì bản thân chất khoáng có trong nước khoáng đã khá cao.


Vì thế, chỉ nên pha sữa công thức với nước lọc (ấm) thông thường.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 1

2. Nghiện khoai tây, carrot

Một số cha mẹ cho rằng, hai loại củ này dồi dào dinh dưỡng, nên cho bé ăn nhiều.


Thực tế: Khoai tây, carrot thuộc nhóm “thức ăn có đường”. Luợng đường trong đó cao hơn trong các loại rau xanh. Nếu cho ăn nhiều, bé sẽ hấp thu quá lượng đường cho phép. Vì thế, món nào cũng nên cho bé ăn điều độ, không nên lạm dụng.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 2

 

3. Hầm xương lấy nước

 

Nhiều người mẹ chịu khó hầm xương, lấy nước để nấu bột (cháo) cho con. Họ nghĩ, nước xương chứa nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn tốt hơn cả thịt nạc.

Thực tế: Nước xương chỉ có vị ngọt và thơm. Protein thường bị giữ lại trong thịt và xương. Vì thế, bé cần được ăn cả phần thịt và phần nước để ngăn ngừa thiếu chất.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 3

 

4. Mua cháo dinh dưỡng cho con ăn

 

Không ít cha mẹ mua cháo bán sẵn ngoài hàng (hoặc cho bé ra hàng) ăn cháo. Nhiều cha mẹ ưa chuộng cháo dinh dưỡng (nutritious porridge) trong quá trình nuôi con.

Thực tế: Khá nhiều bé ăn cháo “vỉa hè” không lên cân tốt vì cháo loại này không đủ chất cho bé. Một số bé phải nhập viện do nôn trớ hay tiêu chảy vì những sản phẩm được quảng cáo là “cháo dinh dưỡng”. Cha mẹ nên tránh những sản phẩm cháo dành cho bé không rõ nguồn gốc. Nếu không, nên mua cháo trắng mang về nấu lại rồi thêm dầu, trứng… vào cháo trước khi cho bé ăn.


Theo PLXH

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Đôi khi, cha mẹ đã tẩm bổ cho bé nhiều mà bé vẫn còi cọc. Nguyên nhân có thể do bạn chăm con chưa khoa học.Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Hàng ngày vẫn có rất nhiều bà mẹ đưa con đến khám than vãn rằng dù rất chăm con nhưng không hiểu sao bé vẫn còi, mãi không chịu lên cân”.


Nếu con bạn là một trong những trường hợp trên thì mẹ hãy “kiểm điểm” lại bản thân xem có mắc những lỗi sau khi chăm con không nhé!


1. Trộn sữa vào nhiều loại nước


Nhiều cha mẹ lo bé không uống đủ sữa nên quyết định trộn sữa công thức vào nước quả, nước khoáng, nước rau… cho bé.


Thực tế: Sữa bán trên thị trường đã được nhà sản xuất cân bằng thành phần dinh dưỡng. Nếu trộn sữa lung tung, bé có thể bị tiêu chảy. Hoặc dẫn tới tình trạng lãng phí. Chẳng hạn, nếu đem sữa công thức pha với nước khoáng sẽ dẫn tới việc thừa hàm lượng chất khoáng vì bản thân chất khoáng có trong nước khoáng đã khá cao.


Vì thế, chỉ nên pha sữa công thức với nước lọc (ấm) thông thường.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 1

2. Nghiện khoai tây, carrot

Một số cha mẹ cho rằng, hai loại củ này dồi dào dinh dưỡng, nên cho bé ăn nhiều.


Thực tế: Khoai tây, carrot thuộc nhóm “thức ăn có đường”. Luợng đường trong đó cao hơn trong các loại rau xanh. Nếu cho ăn nhiều, bé sẽ hấp thu quá lượng đường cho phép. Vì thế, món nào cũng nên cho bé ăn điều độ, không nên lạm dụng.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 2

3. Hầm xương lấy nước


Nhiều người mẹ chịu khó hầm xương, lấy nước để nấu bột (cháo) cho con. Họ nghĩ, nước xương chứa nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn tốt hơn cả thịt nạc.


Thực tế: Nước xương chỉ có vị ngọt và thơm. Protein thường bị giữ lại trong thịt và xương. Vì thế, bé cần được ăn cả phần thịt và phần nước để ngăn ngừa thiếu chất.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 3

4. Mua cháo dinh dưỡng cho con ăn


Không ít cha mẹ mua cháo bán sẵn ngoài hàng (hoặc cho bé ra hàng) ăn cháo. Nhiều cha mẹ ưa chuộng cháo dinh dưỡng (nutritious porridge) trong quá trình nuôi con.


Thực tế: Khá nhiều bé ăn cháo “vỉa hè” không lên cân tốt vì cháo loại này không đủ chất cho bé. Một số bé phải nhập viện do nôn trớ hay tiêu chảy vì những sản phẩm được quảng cáo là “cháo dinh dưỡng”. Cha mẹ nên tránh những sản phẩm cháo dành cho bé không rõ nguồn gốc. Nếu không, nên mua cháo trắng mang về nấu lại rồi thêm dầu, trứng… vào cháo trước khi cho bé ăn.



Cho dù bạn chưa hay đã có kinh nghiệm làm mẹ thì những lời khuyên sau đây vẫn rất bổ ích.
4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN