Hiển thị các bài đăng có nhãn dấu hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dấu hiệu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Các nhà nghiên cứu người Mỹ cho biết nếu có 9 dấu hiệu dưới đây thì bạn cần xem lại cách chăm sóc con của mình bởi bé đang bị quan tâm quá mức.


1. Thường xuyên can thiệp vào thời gian chơi của con


Can thiệp vào thời gian chơi của con nên hiểu là khi bé đang chơi với bạn, nếu xảy ra tranh cãi, xung đột với bạn thì bố mẹ lập tức đứng ra bênh vực hoặc tìm cách dàn xếp vụ xung đột một cách êm xuôi bằng nhiều biện pháp. Ngay cả khi bé chơi một mình với đồ chơi thì bố mẹ cũng luôn sẵn sàng “ra tay” nếu bé không sắp xếp đồ chơi như ý muốn.


Cách quan tâm con như thế này đích thực là làm hại con nhiều hơn là yêu con, bởi sự can thiệp của bố mẹ ngay cả trong thời gian chơi đùa, giải trí sẽ làm bé mất dần tính tự chủ và không rèn luyện được khả năng độc lập giải quyết những rắc rối nho nhỏ xung quanh mình.


2. Luôn kiểm soát đồ ăn của con


Nếu con chán ăn, không lên cân và ngày càng gầy yếu (hoặc bé bị béo phì) thì mới là lúc bạn cần lo lắng xem con ăn những gì, ăn như thế nào và nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ. Nhưng nếu bé không nằm trong những trường hợp trên thì không phải lúc nào bạn cũng ý kiến về món ăn trong mỗi bữa của con. Hãy tôn trọng sở thích và khẩu vị cá nhân của bé, dù nó có thể hơi khác với quan điểm dinh dưỡng của bạn.


3. Tranh luận về cách ăn mặc của con


Bố mẹ không nên quá khắt khe trong chuyện ăn mặc của con cái và càng nên tránh đưa ra yêu cầu lúc nào phải mặc quần áo gì. Ở lứa tuổi thiếu niên và đặc biệt là với các bé nhi đồng, bố mẹ nên đứng trên quan điểm của con để nhìn nhận về thời trang và cách ăn mặc, không nên áp đặt cách nhìn của người cách các bé đã mấy thế hệ.


9 dấu hiệu cho thấy bạn đang quan tâm con quá mức 1

4. Làm hết việc nhà cho con

Vì thương con học hành vất vả (không có cả thời gian để chơi), thương con sức yếu, nhà có người giúp việc và vô số lí do khác được các bậc cha mẹ đưa ra để giải thích cho việc con mình không cần làm việc nhà. Trên thực tế, không phải lúc nào việc học tập cũng chiếm quá nhiều thời gian của trẻ con như thế và việc nhà không có gì quá sức đối với một đứa trẻ. Làm việc nhà cũng là trải nghiệm để con trẻ có thể hình thành khả năng tự giải quyết vấn đề của mình cũng như biết cách sắp xếp thời gian hợp lí.


5. “Chạy” điểm cho con


Điểm số nên được coi là chuyện riêng giữa các bé và thầy, cô giáo. Bố mẹ chỉ nên tạo mọi điều kiện để con phát huy năng lực trong các môn học, giành được thành tích tốt hơn mà cần tránh tuyệt đối chuyện “chạy” điểm, nâng cao thứ hạng của con. Điểm số chưa phải là tất cả, vì vậy đừng vội lo lắng khi con bị điểm thấp, quan trọng là hãy xem bé xử lý việc này như thế nào, có rút kinh nghiệm và cố gắng học hành hơn không.


6. Thường xuyên gọi điện thoại kiểm tra


Bố mẹ không cần giám sát từ xa đối với mỗi hành động của con qua chiếc điện thoại. Làm như vậy, trước hết là bạn đang cho con thấy bố mẹ không tin tưởng bé. Thứ hai, con sẽ tìm ra cách để đối phó với những câu hỏi căn vặn qua điện thoại của bạn, dần dần bé còn có thể nói dối trơn tru mà không cảm thấy áy náy trong lòng.


7. Yêu cầu con phải “tường trình” các hoạt động trong ngày


Trừ khi đang nghi ngờ con về một việc gì đó rất nghiêm trọng, bạn mới bắt bé làm bản tường trình chi tiết các hoạt động trong ngày. Còn nếu không thì nên hạn chế tuyệt đối các cuộc hỏi cung, căn vặn xem trong ngày bé đã đi những đâu, làm gì, với ai… Bởi con bạn là một đứa trẻ luôn cần sự yêu thương chứ không phải phạm nhân cần người giám sát.


8. Xem trộm các bí mật của con


Lục đồ, đọc lén nhật kí của con là sự xâm phạm nghiêm trọng đời sống riêng tư của một đứa trẻ. Tệ hại hơn là sau khi biết các bí mật của con, bạn lại đem chúng ra làm lí do để trách phạt bé. Bé sẽ cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương. Tình cảm giữa bé và bạn rất có thể bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo các chuyên gia tâm lí trẻ em, bạn có thể quan sát, “theo dõi” con từ một khoảng cách nhất định, không cần thiết phải tìm mọi cách để biết mọi bí mật của con mới hiểu và bảo vệ được con.


9. Chọn hộ trường học cho con


Ở lứa tuổi mẫu giáo, nhi đồng thì việc chọn trường học cho con có thể do cha mẹ toàn quyền quyết định. Thế nhưng, khi con bạn lên cấp II, cấp III và đặc biệt là học đại học, hãy tôn trọng mong muốn của con. Đừng vì trường chuyên lớp chọn hay vì danh tiếng của trường mà ép con phải theo ý kiến cá nhân của bạn, nên nhớ có câu “Ước mơ cha đè nát cuộc đời con”.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Tắc tia sữa nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến mẹ bị áp-xe vú vô cùng nguy hiểm.


Tắc ti sữa là triệu chứng bệnh thường gặp với mẹ mới sinh đặc biệt những mẹ nhiều sữa. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp-xe vú, rất nguy hiểm.


Truy tìm nguyên nhân


Các mẹ cần biết rằng, sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của bé, sữa sẽ chảy ra ngoài. Trên dòng chảy, vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.


Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân sau đây gây tắc tia sữa sau khi sinh như: Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh; không vắt bỏ sữa thừa (khi bé bú không hết) gây ứ đọng sữa; mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông; sau khi cho bé bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch…


Tắc tia sữa - chữa dễ ợt! 1

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa. (ảnh minh họa)

Nhận biết dấu hiệu tắc tia sữa


Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc sữa là bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra. Có cảm giác sốt, đau tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong. Việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài. Nếu không chữa trị kịp thời, tắc tia sữa sẽ chuyển sang áp-xe vú vô cùng nguy hiểm.


Cách thông tia sữa theo khoa học


Bài liên quan:


Trước khi áp dụng những phương pháp này, mẹ nên sử dụng khăn ấm để massage trên bầu ngực để kích thích sữa.


Day ép bằng tay


Động tác day ép: Mẹ dùng 1 bàn tay đè ép bầu cú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. “day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết.


Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần.


Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi tắc tia sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ chắc ở bầu vú. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn.


Tắc tia sữa - chữa dễ ợt! 2

Massage ngực đúng cách giúp mẹ thông được tia sữa. (ảnh minh họa)

Dụng cụ hút sữa


Dùng áp lực âm để hút nên thường chỉ sử dụng trong giai đoạn sớm khi sữa mới vón kết và với vị trí tắc nằm gần núm vú. Đối với vị trí tắc ở sâu hoặc ở nang sữa thì rất khó bởi vì nếu để áp lực nhỏ thì không thể làm tan sữa đông kết, còn nếu để áp lực lớn thì sẽ làm tổn thương nặng thêm do mạch máu, ống dẫn bị căng dãn; nhất là khi hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn. Ở giai đoạn muộn khi sự vón kết sữa đã hình thành những cục, mảng lớn thì dùng dụng cụ hút sữa gần như không có tác dụng.


Cách dân gian chữa tắc tia sữa


Bên cạnh những phương cách khoa học, dân gian cũng lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa tắc tia sữa cho sản phụ, chị em cùng tham khảo nhé!


Uống nước lá đinh lăng


Các mẹ lấy một nắm lá đinh lăng, sau đó rửa sạch, sao vàng lên, hạ thổ rồi đun nước uống, sẽ có tác dụng nhanh chóng. Nước này ngon, rất dễ uống, ngoài ra còn làm cho sữa thơm, hấp dẫn em bé nữa.


Nước xơ mướp khô


Lấy xơ mướp già khô (từ một quả mướp già, để khổ, đập bỏ vỏ và hạt), 10 cái gai bồ kết, 1 củ hành tươi hoặc khô. Các mẹ cho tất cả vào ấm, đổ 2 bát nước vào đun cho đến khi còn một bát, chờ nguội rồi uống. Mỗi ngày uống một thang như trên trong khoảng 2-3 ngày.


Sau khi uống xong, các mẹ lấy lược thưa chải từ cuống vú xuống đầu vú chừng nhiều lần rồi nhờ người mút mạnh đầu vú, sữa sẽ thông.


Hành tím


Các mẹ lấy củ hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm, sau đó đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần kết hợp với xoa bóp ngực, sau khoảng 4 ngày sẽ hết tắc hoàn toàn.


Lá mít


Hái một nắm lá mít to, rửa sạch, sau đó hơ nóng, mỗi bên bầu ngực 9 lá, các mẹ hãy đặt lên vùng nào cứng nhất. Tiếp đó dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra thì cho bé bú liền, làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.


Tắc tia sữa - chữa dễ ợt! 3

  

Lá mít hơ nóng, áp vào bầu ngực cũng giúp mẹ giảm được cảm giác đau nhức và thông tia sữa ở giai đoạn đầu khi bị tắc. (ảnh minh họa)


Xôi nếp


Nấu xôi nếp, sau đó bọc xôi nóng vào trong hai khăn vải mềm và chườm hai bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.


Đu đủ


Các mẹ hãy tìm một trái đu đủ non, sau đó về xắt xắt thánh lát mỏng, nướng lên cho nóng rồi đắp vào hai bên bầu ngực cũng có tác dụng giảm đau, thông tắc tia sữa rất hiệu quả.


Men rượu


Lấy viên men rượu, giã nhỏ, cho thêm rượu vào, sau đó các mẹ bôi vào bầu ngực và ủ khăn lại. Mấy tiếng sau lại dùng cơm nóng chườm và xoa bóp liên tục. Cách này phải kiên trì trong khoảng 2 ngày mới có hiệu quả.


Lá bắp cải


Đầu tiên, các mẹ mua cây bắp cải về, tách lấy từng lá, rửa sạch đi để ráo nước, có thể cắt bỏ bớt phần lá mềm đi, chỉ để lại phần cọng cứng thôi. Dùng phần cọng cứng của lá bắp cải hơ lửa cho thật nóng (càng nóng càng tốt), đắp lên chỗ bị tắc sữa một lớp khăn, nếu sợ nóng quá thì để vài ba lớp cũng được. Sau đó đặt cọng cứng bắp cải đã hơ nóng lên chỗ bị tắc sữa dùng tay day thật mạnh. Bớt nóng thì lại hơ rồi làm tiếp, lá héo thì thay lá khác.


Phòng chống tắc tia sữa


Để ngăn ngừa nguy cơ bị tắc tia sữa sau sinh, chị em cần đặc biệt lưu ý:


- Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ của phần đầu vú. Dùng khăn sạch, nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú.


- Trước khi cho bé bú, cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú.


- Lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, dễ vón cục gây tắc tuyến sữa.


Nếu áp dụng những phương cách trên mà thấy không hiệu quả hoặc mẹ có dấu hiệu sốt nhẹ, căng tức quá mức bầu ngực sau sinh thì cần đến bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị bệnh kịp thời.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, ăn vạ là một dấu hiệu phát triển tích cực, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng.


Các chuyên gia đồng ý rằng, nguyên nhân ăn vạ ở bé là do bé thất vọng. Bé mới biết đi có bộ não phát triển tốt, đủ để biết những gì bé muốn và những gì bé đang cảm thấy. Tuy nhiên bé chưa đủ kỹ năng ngôn ngữ để bộc lộ nỗi thất vọng này.


Bé mới biết đi cũng chưa hiểu lý do sự việc hoặc hậu quả mà bé để lại sau cơn ăn vạ. Bé có xu hướng hành động mà không suy nghĩ về những gì sẽ xảy tới tiếp theo. Một khi bé giận dữ, bé không biết cách làm thế nào để tự thoát ra. Tức là bé chưa có kỹ năng quản lý tức giận.


Chia sẻ cách ứng phó từ một số người mẹ


- “Tôi sử dụng hình phạt khi con ăn vạ nhưng tôi đã nhận ra, cách này không hiệu quả với con tôi. Bé càng chống đối “điên cuồng” thì tôi càng nghĩ đang bị con thách thức nên dễ mất bình tĩnh hơn. Điều quan trọng là cha mẹ phải cực kỳ bình tĩnh khi con nổi đóa. Bé ăn vạ có thể do quá mệt và buồn ngủ. Khi đó, nếu vỗ về dỗ con ngủ thì mọi chuyện sẽ ổn (chị Hương, mẹ của bé Rêu, 3 tuổi).


- “Tôi đã thử nhiều cách ứng phó với cơn ăn vạ của con và tôi chọn cách bỏ qua cư xử chưa ngoan, ca ngợi và tặng thưởng khi bé ngoan là hữu ích hơn cả. Tôi cố gắng để không bao giờ đánh con vì tôi nghĩ, nếu đánh con lần này thì hẳn nhiên sẽ có lần khác.


Tôi nghĩ điều quan trọng là tìm hiểu điều gì làm bé mè nheo. Trong trường hợp của con tôi, nguyên nhân chính là khi bé mệt, ốm… Còn khi bé vui vẻ, khỏe mạnh thì bé cực kỳ dễ chịu” (chị Mai Anh, mẹ của bé Linh, 5 tuổi).


Mẹ hãy mừng khi con biết... ăn vạ 1

Ăn vạ là bình thường, tự nhiên và lành mạnh ở bé. (Ảnh minh họa)

“Chiến thuật” phòng chống


Hầu hết các bé đều la hét, lăn bò khóc lóc nhiều lần trong giai đoạn 1-5 tuổi. Cơn ăn vạ có thể gây ra hoặc bùng nổ nặng hơn bởi các yếu tố thực tế như mệt mỏi, đói. Đó là lý do vì sao nhiều bé ăn vạ vào cuối ngày hoặc trước giờ ngủ trưa. Cho bé đi ngủ hoặc ăn nhẹ có thể là cách hiệu quả nhất để “gìn giữ hòa bình”.


Nếu bạn có thể chỉ cho bé một việc khác giúp bé phân tâm thì nên làm. Bé dễ bị mất tập trung và vì thế, cơn giận dữ cũng qua mau.


Khi cơn ăn vạ chấm dứt


Khoảng 4 hoặc 5 tuổi, kỹ năng ngôn ngữ, hiểu biết giúp bé nhận ra rằng, có những cách thể hiện tốt hơn để có những gì bé muốn. Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, ăn vạ là một dấu hiệu phát triển tích cực, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng.


Gợi ý ứng xử từ nhà tâm lý học trẻ em Angharad Rudkin: Bạn phải thực sự bình tĩnh khi bé bắt đầu ăn vạ. Mặc dù tất nhiên chuyện này nói dễ hơn làm. Bé đang ở trong trạng thái cảm xúc dễ bị kích thích. Bởi vậy, nếu bạn cũng nóng nảy thì chỉ làm cơn thịnh nộ của cả hai mẹ con bùng cháy. Nếu bạn muốn nhắc nhở, hãy chờ cho tới khi bé bình tĩnh, sau đó bạn nói với bé những chuyện xảy ra, một cách nghiêm khắc nhưng không đổ lỗi.


Vài lưu ý cha mẹ cần nhớ:


- Ăn vạ là bình thường, tự nhiên và lành mạnh ở bé. Bé ăn vạ vì bé chưa biết cách tự giải tỏa cơn giận.


- Nó là bình thường khi bạn bực bội nhưng hữu ích hơn, nếu bạn tránh đổ lên đầu con những cảm xúc tiêu cực ấy.


- Hãy thử những “chiến thuật” sau theo thứ tự: phân tâm, bỏ qua và đi ra chỗ khác. Hãy giữ bình tĩnh. Cúi xuống ngang tầm mắt của bé và nói thật nghiêm túc: “Bao giờ con hết la khóc thì mẹ sẽ quay lại”.


- Đừng nhượng bộ đòi hỏi của bé vì bé sẽ chọn cách này cho những đòi hỏi tiếp theo.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Bác sĩ Lê Thị Hải cho biết: “Hầu hết các bé đều có giai đoạn biếng ăn. Vì vậy cha mẹ chỉ cần thực sự lo lắng nếu bé có các biểu hiện sau”.

Cùng tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân vào những giai đoạn biếng ăn nghiêm trọng của bé. Qua đó, giúp cha mẹ xác định xem có cần lo ngại về bé hay không.


Khi biếng ăn của bé là vấn đề


Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Có những bé biếng ăn tùy vào từng giai đoạn. Do đó khi chuyện biếng ăn của bé thực sự là một vấn đề cần lo lắng nếu có biểu hiện sau”:


- Cha mẹ lo lượng thức ăn hàng ngày không đáp ứng về nhu cầu năng lượng cho bé.


- Bạn phải chuẩn bị đồ ăn vặt thay thế vì bữa chính của bé còn nguyên.


- Bạn phải bổ sung vitamin cho bé.


- Bé hay bị ốm, bạn nghi ngờ là do bé ăn uống thiếu chất vì lười ăn.


- Bé có các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng như giảm cân, mệt mỏi, khó ngủ, táo bón hoặc hiếu động thái quá…


Nguyên nhân


Có nhiều lý do khiến bé bỏ bữa:


- Dùng kháng sinh có thể làm đảo lộn các vi sinh vật đường ruột, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng ở bé.


- Không dung nạp thực phẩm gây đau, chướng bụng và khiến bé không muốn ăn.


- Mọc răng hay bị cảm có thể làm bé không thấy hứng thú ăn uống.


- Táo bón gây đầy bụng có thể làm bé khó chịu, trốn tránh bữa ăn.


- Một bé tự kỷ có thể gặp những rắc rối về ăn uống.


- Bé lo lắng hoặc bị căng thẳng sẽ dẫn tới mất cảm giác ngon miệng khi ăn.


Một số điều mẹ có con cực kỳ biếng ăn rất muốn biết 1
Hầu hết các bé đều có giai đoạn biếng ăn. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu cha mẹ không cần lo lắng

Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:


- Bé có khỏe mạnh với đôi mắt sáng và làn da mịn màng?


- Bé có đi tiêu và đi tiểu đều đặn?


- Bé vẫn đủ năng lượng để vui chơi?


- Bé vẫn tăng cân và cân nặng của bé ở trong ngưỡng chuẩn?


- Bé có chịu ăn một vài món, cho dù bạn muốn bé ăn uống phong phú hơn?


Nếu đáp án cho phần lớn các câu hỏi trên là “có” thì chuyện lười ăn ở bé chưa gây hại tới sức khỏe của bé. Nếu bạn còn lo ngại, nên ghi lại lịch ăn uống của bé trong một tuần. Bạn có thể nhận ra rằng, bé ăn nhiều hơn bạn nghĩ.


Tuy nhiên nếu bé cực kỳ lười ăn, ví dụ ăn rất ít và kén ăn trong một thời gian dài, bé từ chối hầu như mọi món kể cả những món trước kia bé rất thích hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở sức khỏe, hành vi của bé… thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các cách để cải thiện chuyện ăn uống của bé hoặc nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thuốc.



Với những bà mẹ đang đau đầu vì con biếng ăn, có thể đây sẽ là giải pháp tuyệt vời.
” target=”_blank”>Một số điều mẹ có con cực kỳ biếng ăn rất muốn biết 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

7 câu hỏi đi kèm đáp án đúng – sai dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức giữ gìn sức khỏe suốt hành trình mang thai.


1. Tất cả phụ nữ đều bị ra máu khi mang thai?


Sai. Ra máu là dấu hiệu tương đối dễ gặp khi mang bầu nhưng không phải 100% thai phụ đều bị ra máu. Nếu dấu hiệu ra máu nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng đi khám.


2. Bạn chỉ nên luyện tập khoảng 2 lần/tuần (mỗi lần 30 phút) khi mang bầu?


Sai. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên duy trì chế độ luyện tập hợp lý khoảng 30 phút mỗi ngày. Những hoạt động tốt cho thai phụ là đi bộ, yoga, bài thể dục dành cho bà bầu…


3. Bạn có thể phòng ngừa được chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai?


Sai. Giãn tĩnh mạch là một trong những rắc rối khi mang bầu. Bạn không thể phòng tránh hoàn toàn được hiện tượng này. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng khoa học, uống đủ nước, sử dụng kem dưỡng da hợp lý có tác dụng giảm thiểu nguy cơ giãn tĩnh mạch.


4. Bị đau đầu khi mang thai sẽ phải được bác sĩ điều trị khẩn cấp?


Sai. Cũng không phải mọi dấu hiệu đau đầu khi mang thai là tình trạng nguy cấp. Chứng đau đầu cũng là một trong những khó chịu về sức khỏe dành cho bà bầu, nhất là trong quý I (khi lượng hormone thay đổi mạnh). Bạn không nên tự ý dùng thuốc giảm đau. Nếu chứng đau đầu nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.


7 câu mẹ nào cũng muốn hỏi khi mang bầu 1

Khi mang thai, mẹ bầu có rất nhiều thắc mắc nhưng không biết hỏi ai. (Ảnh minh họa)

5. Nếu bạn không xuất hiện những vệt sậm màu ở bụng bầu thì có thể bạn đang gặp nguy hiểm về sức khỏe?


Sai. Những vệt sẫm màu ở bụng bầu là kết quả thay đổi hormone khi mang thai. Không phải bà bầu nào cũng gặp phải hiện tượng này.


6. Sang quý III, chứng chuột rút về đêm có thể cảnh báo nguy cơ chuyển dạ sớm?


Sai. Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng tỏ, dấu hiệu chuột rút về ban đêm có liên quan đến nguy cơ chuyển dạ sớm.


7. Chứng ợ nóng có liên quan đến số tóc trên đầu em bé sau này?


Đúng. Có nghiên cứu chứng minh, chứng ợ nóng ở người mẹ có tỷ lệ thuận với số tóc trên đầu của bé sơ sinh. Nếu mẹ mắc chứng ợ nóng nhiều, bé sẽ có nhiều tóc và ngược lại.

 

Theo Pháp luật xã hội 

 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Cùng “check” xem bé của mẹ có các dấu hiệu thông minh bẩm sinh không nhé.


Các ông bố bà mẹ, khi sinh con ra, điều mong muốn đầu tiên, đó là mong con được lành lặn khỏe mạnh. Nhưng khi đã đón trên tay đứa con lành lặn khỏe mạnh, ta lại mong ước nhiều hơn. Mong con được thông minh, vượt trội ngay từ tấm bé, từ khi còn ẵm ngửa trên tay mẹ.


Trẻ sơ sinh và não bộ của bé vẫn là chủ đề rất hấp dẫn và đầy tò mò không chỉ với bố mẹ mà còn với cả các nhà khoa học. Nhiều đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã bộc lộ những tố chất thông minh vượt trội. Biết được khả năng của con mình, không phải để khoe mẽ hay ganh đua mà quan trọng hơn, ta cần biết để có hướng phát triển và tạo điều kiện giáo dục thích hợp cho trẻ.


Mẹ hãy tìm hiểu những dấu hiệu trẻ sơ sinh thông minh này và xem bé liệu có thông minh không nhé


Số liệu thực tế


Không phải tất cả những đứa trẻ biết nói sớm, biết đi sớm đều thông minh nhưng có một sự thật không thể chối cãi, đó là trẻ nhận thức tốt và sớm hơn bạn bè cùng tuổi, đương nhiên thể hiện sự phát triển tốt hơn của não bộ. Một cuộc khảo sát gần đây được tiến hành trên 241 trẻ em có điểm IQ từ 160 đến 237 cho thấy hồi còn là trẻ sơ sinh:


- 94% các bé đều cực kỳ hiếu động.


- 94% có khả năng tập trung lâu.


- 91% có khả năng nói sớm.


- 60% đạt được các kỹ năng vận động như lẫy, bò, đứng, đi…sớm vượt tiêu chuẩn.


- 48.9% có khả năng thuận cả hai tay tại một số thời điểm phát triển.


- 37% có một người bạn tưởng tượng trong trí não.


- Thời điểm nói được từ đầu tiên thường vào lúc 9 tháng.


- Thời điểm biết đọc thường trước 4 tuổi.


Thêm những dấu hiệu khác


Trẻ thông minh thường hay quấy khóc


Bố mẹ của những bé hay khóc có thể bực mình, khó chịu, mệt mỏi, cảm thấy bản thân “đen đủi” nên con hay khóc quấy. Tuy nhiên, sẽ an ủi rất nhiều nếu mẹ biết được rằng, khóc quấy cũng là một biểu hiện của trẻ thông minh. Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của trẻ sơ sinh thông minh, đó la lúc nào cũng cần sự kích thích. Và nếu không nhận được đủ sự kích thích cần thiết, hậu quả sẽ là khóc liên tục.


Một đứa trẻ nếu đã được ăn no và thay bỉm mà vẫn khóc nhưng khi được kích thích, thay đổi hoạt cảnh lại nín. Đó là biểu hiện của sự thông minh. Trẻ thông minh thường chán phải nhìn mãi một thứ. Vậy nhưng bé sơ sinh chỉ biết nằm ngửa và nhìn mãi một khung cảnh, điều đó khiến bé cảm thấy buồn chán.


Muốn biết con khóc vì bệnh hay vì thông minh, mẹ có thể bế thử bé đi xung quanh, cho bé xem những khung cảnh mới, những khuôn mặt mới, đồ vật mới. Nếu con ngừng khóc, đó là dấu hiệu trẻ thông minh. Bố mẹ của những em bé có IQ cao cũng thừa nhận, khi con còn bé, họ thường phải bế con đi loanh quanh 20 phút một lần để dỗ con nín khóc.


Trẻ thông minh rất “thù dai nhớ lâu”


Dấu hiệu này nghe có vẻ mơ hồ nhưng thực ra lại biểu hiện bằng những biểu hiện rất đơn giản của bé:


- Thông thường, trẻ sơ sinh thường ít nhớ lại được những gì mình đã trải qua. Vậy nhưng những bé thông minh, có não bộ phát triển sớm thường tỏ ra: nhớ mặt người quen rất sớm. Điều này khiến bé sớm nảy sinh tâm lý bám mẹ, bám bà và sợ người lạ.


- Thêm một cách nhận biết nữa: Nếu bé đang cầm đồ vật mà mẹ lấy, bé khóc và biết đòi từ khi mới 5,6 tháng và đến 10,11 tháng thì thậm chí còn biết lật chăn tìm đồ mẹ giấu. Chứng tỏ con có trí nhớ rất tốt.


Trẻ thông minh “cả thèm chóng chán”


Theo một khảo sát, khi cho các bé từ 9-12 tháng tuổi lựa chọn giữa một món đồ chơi quen thuộc và đồ mới, chúng sẽ có xu hướng cầm đồ chơi lạ. Thông tin thú vị đúc kết được từ khảo sát này đó là: những đứa trẻ thông minh thường luôn cần những thông tin mới để tiếp nhận và nhanh chán những thông tin cũ được lặp lại ngày qua ngày. Nhu cầu học tập nảy sinh từ tấm bé chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ thông minh sáng dạ sau này.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN