Hiển thị các bài đăng có nhãn con hư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn con hư. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Trẻ em cần được rèn luyện tính kỷ luật từ nhỏ, tốt nhất là ngay từ khi bé bắt đầu biết nhận thức. Điều này rất có ích khi trẻ trưởng thành.

1. Tính nhất quán là chìa khóa. Ví dụ bạn đặt ra quy tắc: “Nếu đến giờ ăn, trẻ không chịu ngồi vào bàn thì sẽ không được xem ti vi sau bữa ăn” – và nhất quán với nguyên tắc đó. Điều này sẽ giúp trẻ suy đoán được cách cư xử của bạn để tránh né.


Việc không thống nhất sẽ khiến trẻ cảm thấy không chắc chắn, không an toàn và bối rối.  


2. Lựa chọn sự ưu tiên. Bạn cần biết chọn lựa thách thức kỉ luật nào đầu tiên cần được giải quyết nếu bạn không muốn mình bị quá tải.


3. Luôn luôn đặt mình vào vị trí của con để giải quyết vấn đề 1 cách phù hợp. Đôi khi những ông bố bà mẹ luôn muốn con mình phải theo ý họ và hành xử theo cách của họ mà không biết điều đó hoàn toàn không phù hợp với con mình. Điều này sẽ càng khiến việc kỷ luật con của bạn trở nên thất bại.


8 bí mật của những bà mẹ có con ngoan 1

4. Tuyệt đối không nên cáu giận, quát mắng trẻ. Cách tốt nhất bạn nên viết những điều sau vào giấy nhớ và dán chúng ở những nơi dễ dàng nhìn thấy: “Không cãi vã với con”, “Cần có sự hợp tác giữa 2 mẹ con” hoặc “Không được cáu lên”.


5. Tìm kiếm sự ủng hộ từ những người xung quanh. Việc dạy con cần sự thống nhất tuyệt đối giữa các thành viên trong gia đình. Điều này có nghĩa khi trẻ mắc lỗi sẽ có nguy cơ bị rơi vào sự cô lập, gặp sự phản đối của tất cả mọi người và không có đồng minh. Từ đó, trẻ sẽ không dám tái phạm.


6. Trì hoãn việc thực hiện quy tắc kỉ luật chứ không nên bỏ qua. Nếu trẻ mắc lỗi, lúc đó bạn quá bận rộn hoặc vô tình quên mất việc kỉ luật trẻ thì vô hình chung, cũng sẽ khiến trẻ không còn tôn trọng nguyên tắc của bạn. Cách tốt nhất, trong trường hợp đó, bạn nên trì hoãn việc có thể nói: “Mẹ không đồng ý với việc làm của con vừa rồi. Chúng ta sẽ nói chuyện về vấn đề này sau bữa ăn tối nay”.


8 bí mật của những bà mẹ có con ngoan 2

7. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn có thể vẫn bỏ qua lỗi của trẻ, tuy nhiên hãy thể hiện đó là một ngoại lệ duy nhất và nên thông báo sớm cho trẻ. Có thể nói: “Vì tuần này con sẽ đến nhà ông bà ngoại nên con có thể bỏ qua việc dọn dẹp phòng mình cho đến tuần tới.


8. Bạn cần kiên trì tuyệt đối trong việc dạy con, nhất là khi kỉ luật trẻ. Có nhiều bà mẹ trước đó có thể rất tức giận con nhưng đã mềm lòng ngay khi con khóc lóc quá nhiều và bỏ ngay các quy tắc dạy trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ càng tạo áp lực cho bạn. Cách tốt nhất khi trẻ khóc lóc, bạn hãy để trẻ 1 mình ở trong phòng. Khi không có ai, trẻ sẽ sớm nín.



Phạt con cũng cần có phương pháp hợp lý mới có thể đạt được mục đích răn dạy mà không làm tổn thương lòng tự tôn non nớt của trẻ.
8 bí mật của những bà mẹ có con ngoan 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN