Hiển thị các bài đăng có nhãn chuối. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuối. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Những bữa ăn nhẹ của bé rất quan trọng cho dù con bạn đang ở bất cứ độ tuổi nào. Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt có thể dùng trong bữa phụ cho bé 3-5 tuổi.
Chuối: 3 loại đường thiên nhiên trong chuối là Sucrore, Flucore, Glucose kết hợp với chất xơ có khả năng làm gia tăng năng lượng tức thời cho cơ thể bé.


So với táo, chuối có hàm lượng chất đạm cao gấp 4, vitamin A và chất sắt gấp 5 lần, với các chất khoáng khác được coi là gấp đôi.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 1
Chuối có khả năng làm tăng năng lượng tức thời cho bé.

Ngoài ra, chuối có hàm lượng Kali cao, rất có ích cho tim và cơ bắp. Cho nên, chuối là giải pháp tích cực cho bữa ăn nhẹ của bé mỗi ngày.


Tuy nhiên, chuối chứa rất nhiều nguyên tố Magiê nên không tốt cho bé khi bụng đói.


Táo: Táo cung cấp các loại Vitamin A, C, E… và giúp bé phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp. Chất xơ trong táo cũng giúp bé ngừa được táo bón.


Bạn có thể chế biến táo thành những món bé yêu thích như bánh táo, sinh tố, táo trộn sữa…


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 2
Mẹ nên cho bé ăn táo trước bữa chính khoảng 10 phút để tăng cảm giác ngon miệng.

Để hấp thu được nhiều Vitamin và tăng cảm giác ngon miệng, bạn có thể cho bé ăn táo trước bữa ăn chính khoảng 10 phút.


Trứng luộc: Trứng gà là một lọai thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu Protein, trong lòng đỏ có chứa một lượng phong phú Vitamin A, D, B2.


Dù vậy, ăn nhiều trứng gà lại không phải là tốt vì khi các dưỡng chất không được hấp thu hết sẽ gây rối loạn tiêu hóa.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 3
Không nên cho bé ăn trứng quá nhiều, với bé 3-5 tuổi 1 tuần ăn 3-4 quả.

Sữa chua ít chất béo: Sữa chua ít chất béo chứa nhiều Canxi, Protein.  Nhờ vi khuẩn lactic nên sữa chua rất tốt cho đường ruột, dạ dày và tiêu hóa nói chung.


Bánh quy: Bánh quy là thực phẩm vô cùng tiện lợi của cho bé. Nguyên liệu chủ yếu của bánh quy là bột mỳ, đường, chất béo thực vật…


Tuy nhiên, bé ăn nhiều đồ ngọt nhất là về ban đêm lại là thủ phạm gây sâu răng và các bệnh về răng miệng.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 4

Nước ép trái cây: Nước ép trái cây cung cấp nhiều Vitamin nhất là Vitamin C làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong một số loại trái cây còn chứa nhiều Canxi, Kali…


Nước ép trái cây cũng rất có ích cho những bé thường xuyên bị táo bón. Bạn có thể dự trữ sẵn nước uống trái cây không đường trong tủ lạnh cho bé.


Sữa tươi: Mỗi ngày bé cần khoảng 500ml tương đương với 2 hộp sữa tươi để tăng trưởng và phát triển.


Sữa tươi chứa một nguồn dưỡng chất dồi dào Protein, Vitamin D, Canxi, sắt, kẽm, DHA… giúp bé phát triển trí não và khỏe mạnh.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 5

Bánh mì và ngũ cốc: Hai loại thực phẩm này cung cấp nhiều khoáng chất và Vitamin cộng với hàm lượng tinh bột có sẵn. Bạn có thể cho bé sử dụng bánh mì, bánh ngọt hay ngũ cốc đóng gói đều rất vệ sinh và tiện lợi.


Lưu ý: Bạn chỉ nên cho bé ăn nhẹ, tránh để ảnh hưởng đến các bữa chính trong ngày.



Cùng theo chân một mẹ Việt ở Tokyo đến lớp học cách chế biến bữa phụ cho bé do chuyên gia dinh dưỡng người Nhật hướng dẫn nhé!
” target=”_blank”>Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 6

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Tập thể dục đều đặn và một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh suốt 9 tháng.


Giai đoạn mang thai 9 tháng 10 ngày luôn khiến mẹ bầu mệt mỏi, căng thẳng vì vậy nhiều chị em cho rằng khi có thời gian rảnh rỗi thì mình được phép lười biếng và nghỉ ngơi thật nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều các công trình nghiên cứu đã cho thấy nếu mẹ bầu tích cực tập thể dục và lựa chọn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng thì sẽ nhanh chóng đánh bay cơn mệt mỏi thay vì ngồi lười trước màn hình ti vi.


Chế độ ăn hợp lý cùng chương trình luyên tập khoa học không chỉ giúp mẹ bầu có sức khỏe thể chất tốt mà còn có sự hỗ trợ tích cực đến tâm lý cho cả bà mẹ và thai nhi.


Nhiều chuyên gia thể dục đã nhận thấy, bên cạnh việc cung cấp năng lượng và giảm bớt tình trạng sưng tấy xuất hiện trong thai kỳ, phụ nữ sau sinh sẽ nhanh chóng lấy lại vóc dáng cân đối. Trẻ sinh ra có xu hướng khỏe mạnh hơn, nhịp tim ổn định và tránh béo phì.


Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ bầu trong quá trình luyện tập thể dục và lựa chọn chế độ ăn hợp lý.


Tập thể dục vừa khỏe, vừa vui


Pilates


Đây là một hình thức tập thể dục kết hợp giữa việc luyện tập về thể chất và tinh thần. Nó giúp mẹ bầu nhanh chóng giảm bớt sự căng thẳng xuất hiện trong thai kỳ.


Sau khi sinh, nếu chị em vẫn duy trì được việc tập luyện thì sự vận động của các cơ sẽ mau chóng phục hồi.


Nếu mẹ bầu lựa chọn tập Yoga thì cũng có tác dụng tương tự giúp chị em điều hòa hơi thở và thư giãn hiệu quả.


Nhún người


Thực hiện một cách đều đặn các động tác nhún nhẹ người xuống và ngồi xổm nhẹ hang ngày. Bài tập này giúp làm giảm áp lực lên lưng của mẹ bầu trong suốt một ngày dài làm việc mệt mỏi. Các mẹ chú ý không nên nhún người quá thấp, giữ vị trí cơ thể trong tình trạng thoải mái.


Bài tập tốt cho tim: luyện tập các bài tập về tim mạch thường xuyên sẽ giúp cơ thể chị em luôn cảm thấy khỏe mạnh. Các mẹ có thể tập các bài tập có nhịp điệu nhẹ nhàng như đi bộ, bơi… bất cứ loại hình nào chị em thấy phù hợp với khả năng của bản thân.


Tập cơ chân, tay


Sự gia tăng nội tiết tố trong suốt thai kỳ khiến toàn cơ thể cũng như các cơ tay, chân luôn cảm thấy uể oải, lỏng lẻo. Mẹ bầu có thể mua một số dụng cụ tập cơ tay có bán tại các cửa hàng đồ thể thao. Đồng thời hang ngày các mẹ nên massage tay, chân một cách nhẹ nhàng để kéo giãn cơ, đồng thời tăng cường sự linh hoạt của hệ thống gân, cơ, khớp tay chân.



Tập Yoga cũng có tác dụng giúp chị em điều hòa hơi thở và thư giãn hiệu quả. (ảnh minh họa)

Duy trì ổn định mức năng lượng của cơ thể


Hãy thường xuyên duy trì những thói quen tốt sau đây để duy trì ổn định mức năng lượng của cơ thể :


Đi dạo ngoài trời


Mẹ bầu nên dành 15-20 phút mỗi ngày để đi bộ ngoài trời, đặc biệt là buổi sáng sớm hoặc khi chiều tà. Ánh nắng mặt trời lúc này có cường độ nhẹ sẽ không làm hại da cho chị em, đồng thời có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể mẹ bầu.


Điều hòa hơi thở


Nếu chị em đang cảm thấy đầu óc căng thẳng, mệt mỏi thì hãy dừng mọi việc lại. Dành ra một vài phút giữa buổi để thở 1 hơi thật sâu. Làm như vậy từ 5-10 lần sẽ giúp các mẹ thúc đẩy lưu thông máu và giải phóng endorphin một cách tự nhiên . Động tác đơn giản này cũng giúp chị em lấy lại sự bình tĩnh trong trường hợp cảm xúc căng thẳng.


Cố gắng có thời gian ngủ ngon giấc


Không phải mẹ bầu nào cũng có giấc ngủ ngon một mạch từ tối cho đến sáng. Hãy tranh thủ thời gian để đi ngủ đúng giờ, ngủ sớm. Sắp xếp không gian phòng ngủ yên tĩnh và suy nghĩ một cách tích cực để chào đón một giấc ngủ ngon cho hai mẹ con bạn.


Chiều chuộng cơ thể mình


Những động tác massage trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu giảm áp lực đau mỏi của các cơ bắp và hạn chế sự gia tăng của axit lactic ảnh hưởng đến hệ thống cơ cũng như các cảm xúc tiêu cực. Chị em hãy “tận dụng” ông xã yêu quý để giúp mình các thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng này nhé! Các mẹ sẽ còn cảm nhận được nhiều hiệu quả bất ngờ nhờ bàn tay của người bạn đời.


Dành thời gian nghỉ ngơi trước khi sinh


Mẹ bầu đừng tham công tiếc việc, hãy sắp xếp công việc để nghỉ làm 1- 2 tuần trước khi sinh. Điều này giúp các mẹ chủ động trong quá trình ổn định sức khỏe và chuẩn bị tinh thần trước ngày chào đón con yêu ra đời.


Duy trì tinh thần thoải mái, cảm xúc ổn định


Qúa trình mang thai khiến tâm trạng của mẹ bầu có nhiều thay đổi bất thường, dễ xúc động và nhạy cảm hơn bình thường. Dưới đây là 6 trạng thái cảm xúc mẹ bầu thường gặp phải:


Lo lắng về hình dáng mới của cơ thể


Hãy tập trung suy nghĩ về những mặt tích cực của thân hình mới, điều đó sẽ điều chỉnh tâm trạng của mẹ bầu. Hãy để ý rằng mọi người đang ghen tỵ về mái tóc ngày càng mượt mà và làn da căng hồng của bạn.


Căng thẳng, khó chịu


Khi cơ thể cũng như tinh thần của mẹ bầu đã xuống đến mức thấp nhất thì đừng phí thời gian , công sức để ép mình tập trung vào công việc. Hãy nghỉ ngơi thôi mẹ bầu ạ! Dành thời gian đi bộ, gác chân lên cao hoặc xem một tờ tạp chí sẽ khiến chị em cảm thấy thoái mái, dễ chịu hơn.


Lo lắng về quá trình sinh nở


3 tháng cuối của thai kỳ nhiều mẹ bầu tưởng tượng về quá trình chở dạ và sinh bé sẽ như thế nào, đặc biệt điều này thường xuất hiện ở bà mẹ sinh con so. Những lo lắng không đáng có này khiến chị em thấy mình bị áp lực tinh thần rất lớn. Mẹ bầu hãy dành thời gian ngồi thiền hoặc chơi một trò giải trí nhẹ nhàng nào đó trước khi đi ngủ thay vì ngồi không lo lắng.


Khó ngủ


Những suy nghĩ trăn trở hoặc sự đau mỏi về cơ thể khiến mẹ bầu khó có giấc ngủ yên, thậm chí là mất ngủ. Nhiều chị em cho rằng đây là một điều đáng lo vì như vậy sức khỏe sẽ giảm sút. Hãy tranh thủ bất kỳ lúc nào có thể để ngủ đủ giờ và đúng giấc. Vấn đề này sẽ nhanh chóng trở lại bình thường sau khi mẹ sinh bé.


Thiếu tập trung


Bỗng chốc chị em nhận thấy mình là người nhớ trước quên sau, thiếu tập trung hoặc nhanh mất tập trung trong quá trình làm việc. Mẹ bầu nên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ ghi chép cá nhân để lưu lại các điều cần ghi nhớ để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Điều này cũng sẽ qua nhanh khi tuyến nội tiết của cơ thể được cân bằng nên không có gì phải quá lo lắng đâu chị em nhé!



Nho khô có chứa nhiều chất xơ và sắt rất tốt cho mẹ bầu ( Ảnh minh họa)

Khẩu phần ăn đa dạng và hợp lý


Các bữa ăn của mẹ bầu nên đa dạng hóa các nhóm thực phẩm. Việc bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả cũng như protein từ ngũ cốc, trứng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy no lâu hơn, đồng thời giảm nhu cầu tiếp nhận các lại chất béo, đường.


Đối với các bữa ăn vặt, chị em nên sử dụng các loại trái câyvà hạt hỗn hợp. Các loại hạt chính là nguồn cung cấp các loại axit béo có hàm lượng omega-3 cao, có tác động đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi.


Vào giữa buổi sáng, mẹ bầu nên ăn một quả chuối. Chuối không chỉ cung cấp vitamin C và K mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu vì có nhiều chất xơ.


Mẹ bầu có biết rằng, thai nhi cũng có thể cảm nhận được hương vị của các loại thực phẩm mà mẹ sử dụng không? Khi các mẹ có cảm giác thèm ngọt hay tinh thần mệt mỏi thì đừng quên nhấm nháp một vài mẩu sô cô la đen để giúp cân bằng cảm giác.


Trước khi đi ngủ, chị em có thể ăn nhẹ một vài chiếc bánh quy giòn với phô mai. Các mẹ nên lựa chọn các loại bánh giàu dinh dưỡng chứa nhiều vitamin nhóm B , rất có lợi cho chức năng não bộ của bé . Phô mai sẽ giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon vì nó có chứa axit amin tryptophan giúp tinh thần thư giãn.


Chị em hãy luôn giữ một vài hộp bánh quy nhỏ hoặc vài viên phô mai bên cạnh giường để ăn bất kể lúc nào đói, đặc biệt để tránh những cơn nôn ọe vào sáng sớm.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Ăn trái cây và rau quả, đặc biệt là 8 loại củ, quả dưới đây sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ thai nhi phát triển, phòng tránh nguy cơ sinh con nhẹ cân.


1. Dâu tây


Dâu tây rất giàu vitamin C, axit folic và chất xơ. Mẹ bầu ăn dâu tây chủ yếu sẽ được bổ sung thêm axit folic. Tuy nhiên, cách tốt nhất để hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong dâu tây vào cơ thể mẹ bầu là uống nước dâu tây ngâm đường.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 1

  

Khi mua dây tây, mẹ bầu nên chọn quả chín, màu sắc tươi sáng. Không nên dùng nước tẩy rửa để làm sạch dâu tây mà nên ngâm trong nước vo gạo. Một điều cần chú ý là dâu tây là loại trái cây rất dễ hỏng, mẹ bầu không nên mang đi xa hoặc để lâu mới ăn (nếu chưa ngâm đường). Theo Đông y, dâu tây có tính hàn nên mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều.


2. Cà rốt


Nếu bị thiếu vitamin A, mẹ bầu dễ bị khô mắt, mắt kém, da xấu, hệ thống miễn dịch hoạt động không tốt… Trong cà rốt có chưa carotene có thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp mẹ bầu phòng tránh được tình trạng nêu trên.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 2

  

Khi chế biến thành món ăn, mẹ bầu chú ý không dùng giấm hoặc thực phẩm có vị chua nấu cùng cà rốt để không giảm hiệu quả của loại củ này.


3. Cà chua


Cà chua rất giàu vitamin, carotene, protein và các nguyên tố vi lượng. Ăn nhiều cà chua có thể giúp mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng và làm đẹp da.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 3

  

Mẹ bầu chú ý không nên ăn cà chua chưa chín đề đề phòng ngộ độc, gây buồn nôn, mệt mỏi và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Mẹ bầu cũng không nên ăn cà chua khi đói vì như vậy sẽ cản trở tiêu hóa và khiến mẹ bầu bị đau bụng.


4. Chuối


Chuối có lượng axit folic rất phong phú, giúp em bé trong bụng mẹ phát triển các ống thần kinh, não và xương bé phát triển. Ăn chuối cũng giúp mẹ bầu thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện sự thay đổi nội tiết khi mang thai.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 4

5. Ngô ngọt

Ngô ngọt bổ dưỡng, có chứa nhiều vitamin, axit béo chưa bão hòa, giúp làm mềm mạch máu và phòng ngừa bệnh tim mạch. Ăn ngô không chỉ giúp mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng mà còn cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể, phòng chống táo bón rất tốt. Mẹ bầu nên ăn ngô luộc hoặc hấp để hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng trong ngô.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 5

6. Hành tây

Hành tây có tác dụng giải độc và là một trong số hiếm hoi các loại củ quả có chứa prostaglandin A, có thể làm giảm huyết áp. Hành tây cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi cảm thấy mệt mỏi, mẹ bầu nên ăn món ăn chế biến từ thịt và hành tây. Nấu canh xương hầm với hành tây cũng là một món dễ ăn, ngọt nước nhưng trên thực tế cách chế biến này làm giảm tỷ lệ hấp thu vitamin B1 vào cơ thể.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 6

  

Mẹ bầu bị ngứa da hoặc sung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và đánh trung tiện.


7. Dưa hấu


Dưa hấu có chứa carotene, vitamin, đường, sắt và một số chất dinh dưỡng khác. Dưa hấu giúp lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể. Khi cảm thấy khát, mẹ bầu nên ăn dưa hấu nhưng không nên ăn dưa hấu để lạnh. Mẹ bầu có tiền sử tiểu đường cũng không nên ăn dưa hấu.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 7

  

Một điều cần chú ý là một số người có thói quen ăn dưa hấu với một chút muối để tăng vị ngọt nhưng cách làm này làm tiêu hao một số lượng đáng kể chất kali có trong dưa hấu.


8. Đào


Đông y xem quả đào là “tiên dược” và rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng lâu nay, đào thường được xếp vào danh sách những loại quả mẹ bầu không nên ăn. Lý do là vì quả đào hay bị sâu hại và nhanh hỏng (thối nhũn) nên người ta thường hay phun thuốc trừ sâu và ngâm thuốc bảo quản, ăn vào dễ bị ngộ độc. Ngoài ra, vỏ quả đào có nhiều lông khiến mẹ bầu ăn vào thường bị rát họng, viêm họng. Sự thật thì chỉ có lá đào là chứa chất độc và không nên ăn mà thôi.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 8

  

Vì vậy, mẹ bầu vẫn có thể ăn đào để bổ sung chất dinh dưỡng, chỉ cần chọn loại đào không phun thuốc trừ sâu, ngâm thuốc bảo quản và rửa sạch sẽ, gọt vỏ trước khi ăn là được.

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Hoa quả thì tốt nhưng mẹ cho bé ăn không đúng cách cũng khiến hoa quả mất chất.


Hoa quả có rất nhiều vitamin, trẻ ăn hoa quả rất tốt cho sức khoẻ…bất cứ bà mẹ nào cũng biết điều đó. Hầu hết chúng ta đều rất háo hức đợi đến khi con biết ăn dặm để cho con ăn những thìa hoa quả đầu tiên trong đời. Hoa quả có vị ngọt, thơm tự nhiên nên trẻ rất dễ ăn và rất thích ăn. Tuy nhiên, nếu cho con ăn không đúng cách, mẹ sẽ khiến bao công sức của mình…”đổ song đổ bể’.


Dưới đây là những lỗi sai “kinh điển” của các bậc cha mẹ


Cho con ăn hoa quả để “tráng miệng” sau bữa ăn


Đây là một trong những lỗi sai rất phổ biến của mẹ Việt, bắt đầu từ nhu cầu ăn mặn xong thường cần có đồ ngọt ngọt để tráng miệng và đổi vị. Tuy nhiên, mẹ nên ghi nhớ: Hoa quả chỉ nên được ăn với một cái dạ dày “rỗng”, tức là trước đó, trẻ chưa từng được ăn gì.


Cứ tưởng tượng, khi bé vừa ăn xong bát cháo lớn, mẹ cho con ăn them chút chuối. Hai thìa chuối đáng lẽ ra đã có thể đi thẳng vào ruột và được cơ thể hấp thụ. Vậy nhưng bát cháo lớn còn đang trong dạ dày đã cản trở chúng. Thêm vào đó, hoa quả vào ruột sẽ sản sinh ra axit. Các axit này sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong “bát cháo” đang ở dạ dày bé, đồng thời gây ra đầy bụng, khó tiêu.


Hẳn mẹ còn nhớ cảm giác vừa ăn tối xong mà ăn một quả chuối, ta sẽ “có hứng” đi toilet ngay lập tức. Đó là vì axit trong chuối ở dạ dày đã khiến bữa ăn bị “hỏng” và cơ thể muốn tống chúng ra ngoài.


Đừng để điều đó xảy ra tương tự với bé.


Lời khuyên hợp lý nhất, đó là cho trẻ ăn hoa quả vào bữa chiều hoặc 30 phút trước khi mẹ dự định cho bé ăn bất cứ thứ gì.


Ép hoa quả lấy nước uống cho được nhiều


Ăn nguyên quả quít thì trẻ chỉ ăn được 1 nhưng nếu ép lấy nước không, trẻ có thể ăn được 2,3 quả một lúc. Thêm vào đó, vì nước ép tiện lợi nên nhiều bà mẹ lựa chọn cho con uống nước ép hoa quả.


Thực tế, một số loại nước ép hoa quả đóng hộp trên thị trường có 100% là hoá chất tổng hợp. Nhưng kể cả khi mẹ đảm bảo chỉ ép cho con uống hoa quả tươi, đó vẫn là một ý tưởng không hay.


Hoa quả ép, chẳng khác gì nước có vị hoa quả, nhưng tất cả các chất có lợi đều đã bị vứt đi. Không có chất xơ, không có một số vitamin chỉ có trên màng và cũng không có cơ hội cho bé luyện tập khả năng nhai. Vì vậy nếu được, mẹ hãy thử làm bằng tay: bơ dầm, dưa hấu dầm, chuối nạo và quít miếng…Thay vì cho vào máy xay và xay nhuyễn hết chúng lên thành một hỗn hợp nước lõng bõng.


Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 1

Trẻ ăn nguyên quả sẽ tốt hơn ép lấy nước (ảnh minh họa)

Trộn lẫn vài loại hoa quả cho con ăn một lúc


Cũng vẫn một lỗi khá phổ biến của mẹ Việt: Kết hợp hai ba loại hoa quả vào chung một bát rồi xay nhuyễn hoặc dầm ra để xúc cho trẻ ăn. Ăn hoa quả trộn lẫn có thể làm hại hệ tiêu hoá non nớt của trẻ. Chúng không những kết hợp với nhau tạo nên một lượng đường khổng lồ mà còn khiến trẻ bị lẫn vị và mất đi khả năng phân biệt từng loại hoa quả với từng vị khác nhau.


Ăn hoa quả trước khi đi ngủ


Trẻ ăn hoa quả trước khi đi ngủ có thể khiến bé tỉnh táo của mức vì đầy bụng, từ đó dẫn đến mất ngủ.


Ăn cam quít ngay trước và sau khi bú sữa


Trong vòng 1 giờ, không nên để bé cùng ăn sữa và cam, quýt. Chất chua (acid) trong loại hoa quả này, khi gặp protein trong sữa có thể bị ngưng động, kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình cơ thể bé hấp thụ chất dinh dưỡng từ cam, quýt.


Mua hoa quả xanh về dấm cho chín dần


Ngày nay, vì lý do an toàn thực phẩm, lại sợ trẻ ăn phải hoa quả bị ngâm thuốc giục chín, rất nhiều chị em tỏ ra chuộng phương pháp mua hoa quả xanh về rồi để tự chín trong nhà. Tuy nhiên, trừ những trường hợp bất khả kháng, ta vẫn nên để hoa quả được chín tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời. Hoa quả chín nhờ sự quang hợp ánh nắng mặt trời sẽ có hàm lượng vitamin cao và bổ dưỡng hơn.


Mẹ có thể tham khảo bảng sau:


Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 2

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 3

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 4

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 5

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 6

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 7

Cho con ăn quá nhiều hoa quả

Hoa quả ngon, ngọt nên trẻ con rất thích. Một số chị em vì thấy con ăn “tì tì”, lại nghĩ hoa quả lành nên mặc sức để bé ăn mà không cần hạn chế. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Trẻ ăn quá nhiều hoa quả có nguy cơ dẫn đến tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.


Trẻ ăn quá nhiều chuối có thể dẫn đến các trường hợp như ghê miệng, buồn nôn. Trẻ ăn quá nhiều dưa hấu có thể dẫn đến lạnh bụng, đau bụng. Ăn quá nhièu vải, mít có thể bị nóng trong. Ăn nhiều ổi, hồng có thể bị táo bón…

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Hoa quả thì tốt nhưng mẹ cho bé ăn không đúng cách cũng khiến hoa quả mất chất.


Hoa quả có rất nhiều vitamin, trẻ ăn hoa quả rất tốt cho sức khoẻ…bất cứ bà mẹ nào cũng biết điều đó. Hầu hết chúng ta đều rất háo hức đợi đến khi con biết ăn dặm để cho con ăn những thìa hoa quả đầu tiên trong đời. Hoa quả có vị ngọt, thơm tự nhiên nên trẻ rất dễ ăn và rất thích ăn. Tuy nhiên, nếu cho con ăn không đúng cách, mẹ sẽ khiến bao công sức của mình…”đổ song đổ bể’.


Dưới đây là những lỗi sai “kinh điển” của các bậc cha mẹ


Cho con ăn hoa quả để “tráng miệng” sau bữa ăn


Đây là một trong những lỗi sai rất phổ biến của mẹ Việt, bắt đầu từ nhu cầu ăn mặn xong thường cần có đồ ngọt ngọt để tráng miệng và đổi vị. Tuy nhiên, mẹ nên ghi nhớ: Hoa quả chỉ nên được ăn với một cái dạ dày “rỗng”, tức là trước đó, trẻ chưa từng được ăn gì.


Cứ tưởng tượng, khi bé vừa ăn xong bát cháo lớn, mẹ cho con ăn them chút chuối. Hai thìa chuối đáng lẽ ra đã có thể đi thẳng vào ruột và được cơ thể hấp thụ. Vậy nhưng bát cháo lớn còn đang trong dạ dày đã cản trở chúng. Thêm vào đó, hoa quả vào ruột sẽ sản sinh ra axit. Các axit này sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong “bát cháo” đang ở dạ dày bé, đồng thời gây ra đầy bụng, khó tiêu.


Hẳn mẹ còn nhớ cảm giác vừa ăn tối xong mà ăn một quả chuối, ta sẽ “có hứng” đi toilet ngay lập tức. Đó là vì axit trong chuối ở dạ dày đã khiến bữa ăn bị “hỏng” và cơ thể muốn tống chúng ra ngoài.


Đừng để điều đó xảy ra tương tự với bé.


Lời khuyên hợp lý nhất, đó là cho trẻ ăn hoa quả vào bữa chiều hoặc 30 phút trước khi mẹ dự định cho bé ăn bất cứ thứ gì.


Ép hoa quả lấy nước uống cho được nhiều


Ăn nguyên quả quít thì trẻ chỉ ăn được 1 nhưng nếu ép lấy nước không, trẻ có thể ăn được 2,3 quả một lúc. Thêm vào đó, vì nước ép tiện lợi nên nhiều bà mẹ lựa chọn cho con uống nước ép hoa quả.


Thực tế, một số loại nước ép hoa quả đóng hộp trên thị trường có 100% là hoá chất tổng hợp. Nhưng kể cả khi mẹ đảm bảo chỉ ép cho con uống hoa quả tươi, đó vẫn là một ý tưởng không hay.


Hoa quả ép, chẳng khác gì nước có vị hoa quả, nhưng tất cả các chất có lợi đều đã bị vứt đi. Không có chất xơ, không có một số vitamin chỉ có trên màng và cũng không có cơ hội cho bé luyện tập khả năng nhai. Vì vậy nếu được, mẹ hãy thử làm bằng tay: bơ dầm, dưa hấu dầm, chuối nạo và quít miếng…Thay vì cho vào máy xay và xay nhuyễn hết chúng lên thành một hỗn hợp nước lõng bõng.


Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 1

Trẻ ăn nguyên quả sẽ tốt hơn ép lấy nước (ảnh minh họa)

Trộn lẫn vài loại hoa quả cho con ăn một lúc


Cũng vẫn một lỗi khá phổ biến của mẹ Việt: Kết hợp hai ba loại hoa quả vào chung một bát rồi xay nhuyễn hoặc dầm ra để xúc cho trẻ ăn. Ăn hoa quả trộn lẫn có thể làm hại hệ tiêu hoá non nớt của trẻ. Chúng không những kết hợp với nhau tạo nên một lượng đường khổng lồ mà còn khiến trẻ bị lẫn vị và mất đi khả năng phân biệt từng loại hoa quả với từng vị khác nhau.


Ăn hoa quả trước khi đi ngủ


Trẻ ăn hoa quả trước khi đi ngủ có thể khiến bé tỉnh táo của mức vì đầy bụng, từ đó dẫn đến mất ngủ.


Ăn cam quít ngay trước và sau khi bú sữa


Trong vòng 1 giờ, không nên để bé cùng ăn sữa và cam, quýt. Chất chua (acid) trong loại hoa quả này, khi gặp protein trong sữa có thể bị ngưng động, kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình cơ thể bé hấp thụ chất dinh dưỡng từ cam, quýt.


Mua hoa quả xanh về dấm cho chín dần


Ngày nay, vì lý do an toàn thực phẩm, lại sợ trẻ ăn phải hoa quả bị ngâm thuốc giục chín, rất nhiều chị em tỏ ra chuộng phương pháp mua hoa quả xanh về rồi để tự chín trong nhà. Tuy nhiên, trừ những trường hợp bất khả kháng, ta vẫn nên để hoa quả được chín tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời. Hoa quả chín nhờ sự quang hợp ánh nắng mặt trời sẽ có hàm lượng vitamin cao và bổ dưỡng hơn.


Mẹ có thể tham khảo bảng sau:


Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 2

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 3

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 4

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 5

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 6

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 7

Cho con ăn quá nhiều hoa quả

Hoa quả ngon, ngọt nên trẻ con rất thích. Một số chị em vì thấy con ăn “tì tì”, lại nghĩ hoa quả lành nên mặc sức để bé ăn mà không cần hạn chế. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Trẻ ăn quá nhiều hoa quả có nguy cơ dẫn đến tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.


Trẻ ăn quá nhiều chuối có thể dẫn đến các trường hợp như ghê miệng, buồn nôn. Trẻ ăn quá nhiều dưa hấu có thể dẫn đến lạnh bụng, đau bụng. Ăn quá nhièu vải, mít có thể bị nóng trong. Ăn nhiều ổi, hồng có thể bị táo bón…

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN