Hiển thị các bài đăng có nhãn biểu hiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn biểu hiện. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Bác sĩ Lê Thị Hải cho biết: “Hầu hết các bé đều có giai đoạn biếng ăn. Vì vậy cha mẹ chỉ cần thực sự lo lắng nếu bé có các biểu hiện sau”.


Cùng tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân vào những giai đoạn biếng ăn nghiêm trọng của bé. Qua đó, giúp cha mẹ xác định xem có cần lo ngại về bé hay không.


Khi biếng ăn của bé là vấn đề


Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Có những bé biếng ăn tùy vào từng giai đoạn. Do đó khi chuyện biếng ăn của bé thực sự là một vấn đề cần lo lắng nếu có biểu hiện sau”:


- Cha mẹ lo lượng thức ăn hàng ngày không đáp ứng về nhu cầu năng lượng cho bé.


- Bạn phải chuẩn bị đồ ăn vặt thay thế vì bữa chính của bé còn nguyên.


- Bạn phải bổ sung vitamin cho bé.


- Bé hay bị ốm, bạn nghi ngờ là do bé ăn uống thiếu chất vì lười ăn.


- Bé có các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng như giảm cân, mệt mỏi, khó ngủ, táo bón hoặc hiếu động thái quá…


Nguyên nhân


Có nhiều lý do khiến bé bỏ bữa:


- Dùng kháng sinh có thể làm đảo lộn các vi sinh vật đường ruột, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng ở bé.


- Không dung nạp thực phẩm gây đau, chướng bụng và khiến bé không muốn ăn.


- Mọc răng hay bị cảm có thể làm bé không thấy hứng thú ăn uống.


- Táo bón gây đầy bụng có thể làm bé khó chịu, trốn tránh bữa ăn.


- Một bé tự kỷ có thể gặp những rắc rối về ăn uống.


- Bé lo lắng hoặc bị căng thẳng sẽ dẫn tới mất cảm giác ngon miệng khi ăn.


Một số điều mẹ có con cực kỳ biếng ăn rất muốn biết 1

Hầu hết các bé đều có giai đoạn biếng ăn. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu cha mẹ không cần lo lắng


Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:


- Bé có khỏe mạnh với đôi mắt sáng và làn da mịn màng?


- Bé có đi tiêu và đi tiểu đều đặn?


- Bé vẫn đủ năng lượng để vui chơi?


- Bé vẫn tăng cân và cân nặng của bé ở trong ngưỡng chuẩn?


- Bé có chịu ăn một vài món, cho dù bạn muốn bé ăn uống phong phú hơn?


Nếu đáp án cho phần lớn các câu hỏi trên là “có” thì chuyện lười ăn ở bé chưa gây hại tới sức khỏe của bé. Nếu bạn còn lo ngại, nên ghi lại lịch ăn uống của bé trong một tuần. Bạn có thể nhận ra rằng, bé ăn nhiều hơn bạn nghĩ.


Tuy nhiên nếu bé cực kỳ lười ăn, ví dụ ăn rất ít và kén ăn trong một thời gian dài, bé từ chối hầu như mọi món kể cả những món trước kia bé rất thích hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở sức khỏe, hành vi của bé… thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các cách để cải thiện chuyện ăn uống của bé hoặc nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thuốc.

 

Theo Pháp luật xã hội


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Sự thật về những đứa trẻ chậm nói tự kỷ và chậm nói thông thường mẹ cần biết.


Có một nỗi lo ngày càng lớn trong các bậc cha mẹ hiện đại, đó là số lượng trẻ chậm nói đang ngày càng tăng. Trong khi một số bà mẹ tỏ ra lo lắng thái quá và lo rằng bé tự kỷ thì cũng có không ít các chị em lại tự AQ và cố an ủi bằng những quan niệm dạng như “trẻ con phát triển nhanh chậm khác nhau mà!”, “nó đi sớm nên đương nhiên phải nói muộn” hay “Con chị A… mãi 3, 4 tuổi mới nói, vẫn thông minh và lanh lợi chứ có gì đâu”.


Thực tế, đúng là mỗi trẻ đều có một mức độ phát triển khác nhau phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, hoàn cảnh sống, cách giáo dục của bố mẹ…Tuy nhiên hầu hết các bé trước 24 tháng đều nên nói được 25 từ cơ bản. Nếu không, có thể coi là chậm nói.


Với các bé chậm nói, cần phân biệt hai khả năng về ngôn ngữ:


Nếu bé vẫn hiểu được lời nói: chỉ đúng những gì bố mẹ hỏi như “tai đâu, mắt đâu…” và thực hiện đúng những mệnh lệnh giản đơn như lấy mũ, dép cho mẹ, đưa đồ cho mẹ, nói hoan hô con biết vỗ tay, nói “bye bye” con biết vẫy tay… thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Nếu được giúp đỡ tốt thì các bé này có thể phát triển lời nói rất nhanh để không bị chậm trễ về mặt ngôn ngữ khi đến tuổi đi học.


Ngược lại, những bé bị chậm cả diễn đạt lẫn cảm thụ ngôn ngữ thường có căn nguyên nghe kém hoặc chậm khôn. Việc giúp đỡ sẽ khó khăn hơn nhiều. Bé nhất thiết phải được các bác sĩ chuyên khoa tai khám, đo sức nghe và đo chỉ số IQ.


10 dấu hiệu “chỉ điểm” trẻ chậm nói 1

Trẻ chậm nói nhưng vẫn hiểu được mẹ nói gì thì chỉ là chậm nói đơn thuần (ảnh minh hoạ)

Nếu con đã gần đạt mốc 24 tháng mà vẫn có nhiều biểu hiện dưới đây, mẹ nên chú ý đưa trẻ đi khám:


1. Bé không quay lại khi nghe gọi tên: Não bộ của bé phản ứng không tốt, và đó cũng là biểu hiện đầu tiên của hệ thần kinh kém phát triển.


2. Bé không sợ người lạ: Không phải do bé dạn người hay quá hòa đồng, mà đó có thể là bé không phân biệt được người lạ hay quen.


3. Bé lắc đầu mỗi khi phấn khích.


4. Bé không bắt chước: Đó là biểu hiện cho thấy bé không có khả năng tập trung theo dõi hành động của người lớn và làm theo. Nếu không dạy thì bé không biết để ý học và sẽ không bao giờ biết.


5. Bé không biết chỉ bằng một ngón trỏ: Khi trẻ chỉ bằng một ngón là bé đã có khả năng tập trung để nhìn vào một hướng.


6. Bé mê coi quảng cáo: Cứ có quảng cáo là bé ngồi xem say sưa, thậm chí vẫy tay trước mặt bé, bé cũng không chớp mắt. Cha mẹ mua đĩa quảng cáo về cho bé coi, để làm việc.


Sai lầm lớn, với những trẻ bình thường xem quảng cáo ít thì cũng có lợi vì trẻ có thể học được vài thứ hay. Nhưng với trẻ chậm phát triển thì coi quảng cáo càng làm cho bé chìm vào thế giới ảo của quảng cáo.


Trong quảng cáo, hình ảnh và âm thanh biến đổi nhanh và sôi động hơn bình thường. Trẻ càng thích coi hình ảnh của quảng cáo nhiều sẽ càng chán hình ảnh của thế giới thực vì nó không sáng, không chuyển hình nhanh bằng.


7. Hay ăn vạ, kêu khóc khi đòi một cái gì đó: Các bé không có hoặc không biết sử dụng ngôn ngữ hay ăn vạ hơn bé bình thường vì chúng không biết làm sao để thể hiện ý muốn của mình.


8. Bé ra ngoài là cắm đầu chạy: Chạy nhiều hơn đi là biểu hiện của chứng tăng động, thiếu khả năng tập trung.


9. Bé khó ăn, khó ngủ, không chịu nhai.


10. Bé không tập trung làm cái gì đó lâu.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Cùng “check” xem bé của mẹ có các dấu hiệu thông minh bẩm sinh không nhé.


Các ông bố bà mẹ, khi sinh con ra, điều mong muốn đầu tiên, đó là mong con được lành lặn khỏe mạnh. Nhưng khi đã đón trên tay đứa con lành lặn khỏe mạnh, ta lại mong ước nhiều hơn. Mong con được thông minh, vượt trội ngay từ tấm bé, từ khi còn ẵm ngửa trên tay mẹ.


Trẻ sơ sinh và não bộ của bé vẫn là chủ đề rất hấp dẫn và đầy tò mò không chỉ với bố mẹ mà còn với cả các nhà khoa học. Nhiều đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã bộc lộ những tố chất thông minh vượt trội. Biết được khả năng của con mình, không phải để khoe mẽ hay ganh đua mà quan trọng hơn, ta cần biết để có hướng phát triển và tạo điều kiện giáo dục thích hợp cho trẻ.


Mẹ hãy tìm hiểu những dấu hiệu trẻ sơ sinh thông minh này và xem bé liệu có thông minh không nhé


Số liệu thực tế


Không phải tất cả những đứa trẻ biết nói sớm, biết đi sớm đều thông minh nhưng có một sự thật không thể chối cãi, đó là trẻ nhận thức tốt và sớm hơn bạn bè cùng tuổi, đương nhiên thể hiện sự phát triển tốt hơn của não bộ. Một cuộc khảo sát gần đây được tiến hành trên 241 trẻ em có điểm IQ từ 160 đến 237 cho thấy hồi còn là trẻ sơ sinh:


- 94% các bé đều cực kỳ hiếu động.


- 94% có khả năng tập trung lâu.


- 91% có khả năng nói sớm.


- 60% đạt được các kỹ năng vận động như lẫy, bò, đứng, đi…sớm vượt tiêu chuẩn.


- 48.9% có khả năng thuận cả hai tay tại một số thời điểm phát triển.


- 37% có một người bạn tưởng tượng trong trí não.


- Thời điểm nói được từ đầu tiên thường vào lúc 9 tháng.


- Thời điểm biết đọc thường trước 4 tuổi.


Thêm những dấu hiệu khác


Trẻ thông minh thường hay quấy khóc


Bố mẹ của những bé hay khóc có thể bực mình, khó chịu, mệt mỏi, cảm thấy bản thân “đen đủi” nên con hay khóc quấy. Tuy nhiên, sẽ an ủi rất nhiều nếu mẹ biết được rằng, khóc quấy cũng là một biểu hiện của trẻ thông minh. Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của trẻ sơ sinh thông minh, đó la lúc nào cũng cần sự kích thích. Và nếu không nhận được đủ sự kích thích cần thiết, hậu quả sẽ là khóc liên tục.


Một đứa trẻ nếu đã được ăn no và thay bỉm mà vẫn khóc nhưng khi được kích thích, thay đổi hoạt cảnh lại nín. Đó là biểu hiện của sự thông minh. Trẻ thông minh thường chán phải nhìn mãi một thứ. Vậy nhưng bé sơ sinh chỉ biết nằm ngửa và nhìn mãi một khung cảnh, điều đó khiến bé cảm thấy buồn chán.


Muốn biết con khóc vì bệnh hay vì thông minh, mẹ có thể bế thử bé đi xung quanh, cho bé xem những khung cảnh mới, những khuôn mặt mới, đồ vật mới. Nếu con ngừng khóc, đó là dấu hiệu trẻ thông minh. Bố mẹ của những em bé có IQ cao cũng thừa nhận, khi con còn bé, họ thường phải bế con đi loanh quanh 20 phút một lần để dỗ con nín khóc.


Trẻ thông minh rất “thù dai nhớ lâu”


Dấu hiệu này nghe có vẻ mơ hồ nhưng thực ra lại biểu hiện bằng những biểu hiện rất đơn giản của bé:


- Thông thường, trẻ sơ sinh thường ít nhớ lại được những gì mình đã trải qua. Vậy nhưng những bé thông minh, có não bộ phát triển sớm thường tỏ ra: nhớ mặt người quen rất sớm. Điều này khiến bé sớm nảy sinh tâm lý bám mẹ, bám bà và sợ người lạ.


- Thêm một cách nhận biết nữa: Nếu bé đang cầm đồ vật mà mẹ lấy, bé khóc và biết đòi từ khi mới 5,6 tháng và đến 10,11 tháng thì thậm chí còn biết lật chăn tìm đồ mẹ giấu. Chứng tỏ con có trí nhớ rất tốt.


Trẻ thông minh “cả thèm chóng chán”


Theo một khảo sát, khi cho các bé từ 9-12 tháng tuổi lựa chọn giữa một món đồ chơi quen thuộc và đồ mới, chúng sẽ có xu hướng cầm đồ chơi lạ. Thông tin thú vị đúc kết được từ khảo sát này đó là: những đứa trẻ thông minh thường luôn cần những thông tin mới để tiếp nhận và nhanh chán những thông tin cũ được lặp lại ngày qua ngày. Nhu cầu học tập nảy sinh từ tấm bé chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ thông minh sáng dạ sau này.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN