Hiển thị các bài đăng có nhãn bầu bí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bầu bí. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Lập gia đình muộn. 40 tuổi. Tôi vẫn rất tự tin vào sức khỏe của mình. Chồng và tôi hòa hợp nên dường như chúng tôi trẻ hơn tuổi thật. Chỉ 4 tháng sau ngày cưới tôi có dấu hiệu mang thai.


Còn nhớ buổi sáng tôi thử quick stick thấy hai vạch, tôi rất vui, điện thoại khoe với ông xã lúc đó đang đi công tác xa. Buổi chiều, tôi cũng chuẩn bị quần áo đi công tác ở Hà Nội. Chuyến bay không êm dịu vì thời tiết xấu. Khi xuống sân bay và về tới khách sạn, tôi ngủ thiếp đi vì mệt mỏi.


Khi tỉnh dậy khoảng nửa đêm, tôi vào nhà tắm và phát hiện quần lót có vệt màu hồng hồng. Chưa có kinh nghiệm gì về mang thai nên tôi cũng không nói gì với ai. Hôm sau tôi phải làm việc cả ngày. Buổi tối lại đi bách bộ với cô bạn ở Hà Nội một quãng đường dài. Sáng hôm sau, tôi lên taxi đi Bắc Ninh. Khi vừa bước xuống xe ở Bắc Ninh, tôi có cảm giác như có cái gì vừa lay động trong bụng dạ của mình. Lên đến phòng khách sạn, tôi vô cùng hoảng sợ vì thấy mình đã ra huyết như thấy tháng. Bay vào thành phố Hồ Chí Minh ngay hôm sau. Đi khám, bác sĩ nói tôi đã bị xảy thai. Lúc đó cái thai mới khoảng 5 tuần tuổi.


Từ cảm giác vô cùng tự tin và không một chút gì lo lắng về chuyện con cái, chúng tôi trở nên hết sức căng thẳng. Bác sĩ nói, có thể khả năng thụ thai của chúng tôi không có vấn đề gì. Nhưng tử cung của tôi vốn có u xơ, dù kích thước nhỏ nhưng cũng sẽ gây khó khăn trong việc giữ thai.



Càng xem xét, tham khảo thông tin trên internet cũng như từ bạn bè người thân, chúng tôi càng thấy ở tuổi này, nguy cơ trong thai sản là vô cùng lớn. Từ chuyện khả năng thụ thai còn tốt không, em bé có bị dị tật gì không đến  quá trình mang thai liệu có suôn sẻ không, thể chất và trí tuệ của con sau này có bình thường không?


Ngồi trong công viên nhìn ngắm mọi người dẫn con đi chơi, hay đi trên đường gặp những đứa bé xinh xắn, tôi nhiều khi trào nước mắt. Tôi sợ rằng mình không thể có con được nữa. Mọi người khuyên đừng quá căng thẳng. Cứ để mọi sự tự nhiên. Nhưng tự nhiên sao được khi đã ba tháng sau sự cố vừa rồi, tôi vẫn không thấy dấu hiệu gì của việc mang thai.


Chồng tôi là người bình tĩnh lại trước. Anh vẫn phải đi công tác nhiều, nhưng lúc nào ở nhà anh chăm sóc và yêu thương tôi hơn hẳn mọi khi. Nấu cho tôi ăn những món tôi thích, cùng tôi đi xem phim, về nhà ba mẹ. Anh xin nghỉ phép để hai vợ chồng đi nghỉ ở những vùng biển mà tôi vốn ưa chuộng. Anh nói đùa “Tướng em mắn lắm, làm sao mà lại không có con được nữa”. Dần dần anh làm tôi không còn nghĩ nhiều đến sự cố vừa rồi và yêu đời trở lại.


Khoảng gần 5 tháng sau sự cố, tôi lại có thai. Cầm que thử hai vạch trên tay, tôi mừng rớt nước mắt. Chồng tôi hình như còn vui hơn. Đi khám bác sĩ, kết quả là có thai khoảng 4 tuần tuổi. Nhưng tôi vẫn lo sợ khi mốc 5 tuần ám ảnh đến. Sau 5 tuần mấy hôm, buổi sáng ngủ dậy, tôi lại thấy vệt hồng hồng trên quần lót. Chồng đi công tác. Tôi vội vàng điện thoại cho mẹ rồi lên giường nằm. Mẹ tôi đến, bà nói không đi khám nữa, đi lại nhiều bây giờ không tốt, để bà đi cắt thuốc bắc. Mẹ đi rồi đem về 3 thang thuốc bắc và sắc cho tôi uống. May làm sao, uống hết thang thứ hai thì hiện tượng ra máu hết. Tôi đổi nơi khám bệnh để tránh những ám ảnh trước đây.


Tôi đọc tất cả những tài liệu tìm được về việc mang thai và sinh con. Hồi hộp chờ đợi những lần khám thai kế tiếp. Tôi và chồng đều đã lớn tuổi. Đọc những bài viết về chỉ số độ mờ da gáy, tôi lại lo sốt vó. May mắn làm sao, độ mờ da gáy của bé trong mức chỉ số an toàn. Nhưng câu chẩn đoán của bác sĩ lại làm tôi lo lắng “Chưa phát hiện bệnh lý”. Tôi hỏi chị bạn làm ngành y, chưa là thế nào, chị ấy bảo bác sĩ sẽ luôn viết như vậy vì độ mờ da gáy cũng chỉ để xác định mức nguy cơ của một số bệnh chứ không phải là tất cả. Vừa thở phào, lại lo tiếp.


Lúc thai được hơn 3 tháng, tôi có việc phải đi công tác tại Cần Thơ. Vì một cái hẹn sát nút ở Sài Gòn mà lượt về tôi buộc lòng lại phải đi máy bay. Khi bước chân lên cái máy bay nhỏ xíu, cảm giác lo lắng càng tăng khi nhiều ghế trống, hành khách chỉ khoảng mười mấy người. Lần bay này thời tiết không hề xấu vậy mà bay được khoảng 10 phút máy bay chợt nhảy chồm lên như va vào ổ gà. Rồi cứ vậy rơi thẳng xuống. Lâu đến mức cả máy bay nhốn nháo. Rồi đột ngột khựng lại và ào ào ngóc đầu bay thẳng lên. Tay tôi bám chặt vào đệm ghế, cố gồng mình để không bị xô đẩy quá nhiều, nhưng bụng vẫn đau nhói. Tối, về đến nhà, tôi lại bắt đầu bị rong huyết. Đi khám, kết quả là động thai, nhau bóc tách 5%.



Đi khám, bác sĩ cho thuốc và bắt nằm yên một tuần. Từ đấy cả bác sĩ và mẹ tôi đều cấm ngặt không cho tôi đi đâu xa nữa. Thực ra những lần nguy hiểm như vậy toàn do tôi tự gây ra. Còn con tôi lại rất ngoan. Không hề hành mẹ ốm nghén hay sợ một món ăn nào. Mới có bầu mà tôi phây phây ăn uống ngon lành, thấy còn ngon miệng hơn cả lúc trước đây.


Mọi chuyện êm ả trôi qua. Tôi đã qua thời gian 3 tháng nguy hiểm nhất nên cũng thấy nhẹ nhõm hơn. Tưởng rằng vậy là đã hết mọi ưu phiền. Nhưng không. Khi tôi có thai được hơn 5 tháng, cha tôi đột ngột qua đời vì nhồi máu cơ tim. Nỗi đau quá lớn làm tôi không thể nào gượng lại được.


Sau 5 ngày quay cuồng lo đám tang cho cha, buổi sáng thức dậy tôi không thấy bé máy nữa. Bình thường, bao giờ bé cũng dậy trước mẹ và “khua khoắng” để đánh thức mẹ dậy theo. Hoảng kinh hồn vía, tôi nghĩ tới bao nhiêu chuyện xấu. Mẹ tôi cũng không giữ được bình tĩnh, ngồi khóc. Tôi xoay trở, xoa bụng rồi vỗ nhẹ nhẹ mà cũng không thấy con trả lời. Đến lúc đành dậy mặc quần áo để đi khám thì bé mới búng nhẹ một cái. Có lẽ cái mừng mừng tủi tủi của tôi khi thấy con cử động nhẹ trong bụng cũng hạnh phúc không khác gì lúc biết được mình đã có thai. Đi khám ngày hôm đó tôi sụt mất 2kg. Bác sĩ nói, bé cũng bị mệt theo mẹ và vì mẹ quá căng thẳng. Và chính lần siêu âm ở một phòng siêu âm không chuyên về sản ấy, chị bác sĩ đã nói với tôi, bé là con trai.


Ngày sinh tới gần, bác sĩ đo nước ối rồi bảo tôi. Nước ối hơi ít đấy em, về phải uống nước nhiều cho chị. Một tuần sau tái khám thì nước ối đã đạt mức bình thường. Bác sĩ dặn, bình thường rồi, nhưng vẫn phải uống nhiều nước trong ngày nhé.


Tháng cuối cùng, trọng lượng của bé tăng thật nhanh. Mẹ cũng phấn khởi theo. Nhưng chân mẹ phù quá nên bác sĩ quyết định mổ. “Em lớn tuổi rồi, con hiếm nên mổ cho an tâm”. Vậy là đúng ngày đúng giờ, tôi nhập viện rồi lên bàn mổ. Khi thấy bác sĩ nâng bé lên cho tôi nhìn rồi bế bé đi cân đi tắm, tôi thều thào hỏi chị y tá “Con em có khóc không chị?” Chị y tá trợn mắt “Trời, con chị nó khóc to thế mà chị không nghe thấy à”. Quả là tai tôi đã ù đi. Bạn tôi dặn, mày nhìn lên đèn mổ sẽ thấy bác sĩ mổ như thế nào. Vậy mà tôi cũng quên béng luôn, chẳng nhìn gì cả. Tôi chỉ chăm chăm chờ đợi lúc được nhìn thấy con mình. Khi đã cân và tắm sạch sẽ, cô y tá bế con tới cho tôi rồi nói “Bé trai, 3 ký hai nhé”. Nhìn con nhỏ xíu, ngủ ngon lành, tôi biết rằng mình sẽ dành cả đời để yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ cái núm ruột thân thương đó của mình.


Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Khoảng thời gian mang thai, hệ tim mạch và thần kinh có lúc không tự thích ứng với sự thay đổi của huyết áp. Điều này giải thích vì sao, có lúc bạn cảm thấy chóng mặt, choáng váng và hoa mắt. Nghiêm trọng hơn là bị ngất.

Trong suốt thai kỳ, hệ thống tim mạch có sự thay đổi: Nhịp tim tăng lên, máu được đưa lên tim nhiều hơn theo từng phút, lượng máu trong cơ thể cũng được tăng thêm 40-45%.


Sự lên – xuống của huyết áp trong một thai kỳ thông thường như sau: Thời kỳ đầu mang thai, huyết áp thường giảm. Nó đạt tới điểm thấp nhất vào giữa thai kỳ. Sau đó, huyết áp tăng dần và giữ mức ổn định cho đến cuối thai kỳ.


Khi có cảm giác hoa mắt, tốt nhất bạn nên ngồi xuống ngay. Điều này giúp bạn tránh bị ngã. Cho dù đó là nơi nào, bạn vẫn nên cố gắng tìm chỗ để nằm hoặc ngồi. Nếu bạn đang trong tình trạng có thể gây tai nạn, như lúc lái xe trên đường, bạn nên dừng xe ngay tức khắc.


Nằm nghiêng về một bên là tư thế giúp máu lưu thông tốt nhất lên tim và não. Nó cũng giúp bạn tránh bị ngất và kiểm soát được dấu hiệu bị choáng.


Những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt 1

Đứng dậy quá nhanh


Khi ngồi, máu trong cơ thể dồn ứ ở địa điểm thấp là phía bàn chân và bắp chân. Nếu đột ngột đứng dậy, lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng. Tình trạng này có thể xuất hiện với cả nhóm phụ nữ không mang bầu.


Nên tránh tư thế đứng khi bạn vừa rời khỏi giường hoặc một chiếc ghế. Nếu nằm, bạn nên trở dậy từ từ. Sau đó, bạn nên đứng im một chỗ trong vòng ít phút.


Nếu phải đứng ở cùng một địa điểm trong thời gian dài, bạn nên tìm cách di chuyển đôi chân để duy trì sự tuần hoàn ở chân. Tránh mặc quần bó khít sẽ giúp máu lưu thông đến phần dưới cơ thể tốt hơn.


Nằm ngửa


Sang quý II – III, sự phát triển của thai có thể làm chậm quá trình tuần hoàn máu ở đôi chân mẹ, do trọng lượng thai gây áp lực nên các động mạch chủ và các mạch ở khung xương chậu của người mẹ.


Nằm thẳng lưng là tư thế khiến rắc rối trên thêm nghiêm trọng. Khoảng 8% thai phụ trong quý II – III phải đối mặt với tình trạng: Khi nằm ngửa, nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm và họ cảm thấy choáng váng, khó chịu, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí.


Nằm nghiêng sẽ tốt hơn nằm thẳng lưng. Một chiếc gối nhỏ được đặt dưới hông có tác dụng hỗ trợ bạn trong tư thế nằm này.


Thiếu dinh dưỡng

Khi ăn không đủ, bạn có thể bị hạ đường huyết – chứng bệnh khiến bạn bị hoa mắt, thậm chí là ngất. Dấu hiệu này càng dễ xảy đến khi bạn mang thai.


Thiếu nước trong có thể cũng gây nên ảnh hưởng tương tự.


Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc lúc bạn luyện tập. Để tránh bị hạ đường huyết, bạn nên duy trì những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày bên cạnh 3 bữa chính. Tuyệt đối không nên để cơ thể bạn bị đói lả.


Thiếu máu

Khi thiếu máu, bạn sẽ có ít hồng cầu để cung cấp oxy cho não và các cơ quan khác. Kết quả, bạn sẽ xuất hiện dấu hiệu choáng váng. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu.


Đảm bảo rằng, bạn được nạp đủ sắt thông qua thực phẩm và viên uống, nhất là trong quý II – III.


Những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt 2

Quá nóng

Ở lâu trong một căn phòng nóng bức hoặc đi tắm hơi sẽ khiến các mạch máu bị giãn, gây hạ huyết áp, chóng mặt.


Nếu bạn bị chóng mặt do thời tiết, bạn nên tránh nơi đông đúc, khu vực nóng bức và mặc quần áo thoáng mát. Tránh tắm hơi khi bạn mang thai; thay vào đó, bạn chỉ nên tắm bằng nước ấm.


Mất nước


Một chế độ tập luyện liên tục hoặc khi bạn lo lắng sẽ khiến bạn bị mất nước và thấy choáng váng.


Mặc dù tập luyện là tốt, bạn vẫn nên cẩn thận và tránh tập quá sức. Bạn nên khởi động từ từ và ngưng tập ngay sau khi bị hoa mắt.


Trường hợp khác

Nhiều thai phụ cảm thấy choáng váng khi bị ho, đi tiểu hoặc đi tiêu. Những tác động này có thể khiến bạn bị hạ huyết áp, dẫn tới hoa mắt.


Dấu hiệu nên đi khám


Cảm giác choáng váng khi bị đói hay khi đứng dậy quá nhanh thường không đáng lo ngại. Bạn nên đi khám nếu bị choáng váng liên tục, hoa mắt nặng hoặc hoa mắt sau khi bạn bị chấn thương ở đầu.


Nên đi khám nếu hoa mắt có liên quan đến việc thay đổi thị giác, khó phát âm, ra máu hoặc bạn bị ngất. Một trong những dấu hiệu trên có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu đến thai.



7 rắc rối mẹ bầu gặp phải trong 3 tháng giữa thai kỳ
Những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Đo độ mờ gáy (nuchal traslucency – NT, nhiều người còn gọi là đo độ mờ da gáy hoặc đo khoảng sáng sau gáy) là cách kiểm tra lớp da gáy ở bào thai, qua siêu âm vào tuần 11-14 (11-13 tuần 6 ngày) của thai kỳ.

Cách này sẽ giúp chẩn đoán nguy cơ mắc hội chứng Down, giúp bác sĩ tư vấn xem người mẹ có cần làm thêm xét nghiệm là chọc dò ối hoặc CVS (lấy mẫu nhung màng đệm) hay không.


Cách tiến hành


NT thường được thực hiện vào tuần 11-14 (có thể là 11-13 tuần 6 ngày) của thai kỳ. Trước tuần thứ 11, kỹ thuật đo là khó khăn vì bào thai còn quá nhỏ, sau tuần thứ 14, da gáy sẽ trở về bình thường (không có nghĩa là thai bình thường) nên việc đo độ mờ da gáy không còn ý nghĩa.


Kỹ thuật đo chủ yếu thực hiện qua siêu âm nhưng một số trường hợp, tiến hành thêm chụp âm đạo cho người mẹ, để có kết quả chính xác. Không có bất kỳ nguy hiểm nào cho mẹ và bé trong quá trình thao tác.


Để tính tuổi của bào thai, bác sĩ dùng một máy đo, gọi là sonographer, ước lượng chiều dài của bé từ đỉnh đầu đến cuối xương sống. Sau đó, bác sĩ tiếp tục đo độ mờ da gáy. Khoảng mờ này là một đường trắng xuất hiện sau gáy trong khi khu vực xung quanh đó có màu tối hơn. Chính vì thế, kỹ thuật này còn được gọi là đo khoảng sáng sau gáy.


Qua màn hình siêu âm, bạn có thể nhìn thấy các bộ phận của con như đầu, xương sống, chân, tay.


Kết quả bình thường


- Tuần 11 của thai kỳ, NT cho kết quả tới 2mm.


- 13 tuần 6 ngày của thai kỳ, NT cho kết quả tới 2,8mm.


Kết quả NT là bình thường khi tương ứng với sự phát triển của bé.


Tất tần tật những điều về độ mờ da gáy mẹ bầu nên biết 1
Kết quả NT là 1,3mm, bé có nguy cơ thấp về dị tật.

Tất tần tật những điều về độ mờ da gáy mẹ bầu nên biết 2
NT là 2,9mm, trên giới hạn bình thường một chút. Nhiều bé có độ mờ gáy 2,5-3,5mm cũng là điều bình thường.

Tất tần tật những điều về độ mờ da gáy mẹ bầu nên biết 3
NT là 6mm, nguy cơ cao bị Down và những bất thường nhiễm sắc thể khác.


NT có thể phán đoán chính xác 75% nguy cơ bé bị Down. Do đó, nhiều trường hợp, việc đo độ mờ gáy cho kết quả là bất thường nhưng bào thai lại bình thường. Có nghĩa là khoảng 1/20 hoặc 1/25 người mẹ có kết luận “nguy cơ cao” sẽ sinh con khỏe mạnh.


Vì thế, nếu bác sĩ thông báo: “Có nguy cơ” thì người mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng vì đó chưa phải kết luận cuối cùng.


Cách tiếp theo để phát hiện Down và bất thường nhiễm sắc thể ở bé là các xét nghiệm chẩn đoán như chọc dò ối hoặc CVS. Cùng với xét nghiệm máu nhằm đo mực HCG và protein PAPP-A (những bé mắc Down có hàm lượng hCG cao và PAPP-A thấp). Khi đó, việc chẩn đoán hội chứng Down ở bé có thể chính xác đến 90%. Đây được gọi là kỹ thuật kết hợp.



Tất tần tật những điều về chỉ số hCG mẹ bầu cần biết
” target=”_blank”>Tất tần tật những điều về độ mờ da gáy mẹ bầu nên biết 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Nếu bạn muốn giữ sức khỏe trong thai kỳ, hãy duy trì những bài thể dục thường xuyên.
1. “Người hầu bàn” thư giãn


Lợi ích: Động tác chống đau lưng, chắc khỏe cơ ngực.


- Ngồi ngay ngắn trên một chiếc ghế có tay vịn, nâng ngực và giữ bụng bầu thẳng. Gập hau khuỷu tay thành một góc 90 độ, tương tự như khi đang bê hai chiếc khay (người hầu bàn).


6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 1

- Giữ cho khuỷu tay luôn áp sát vào xương sườn, hít vào – thở ra nhịp nhàng.


- Chú ý giữ cho xương sống được thẳng, hít vào – thở ra khoảng 8-15 lần.


2. Nằm kê chân


Lợi ích: Động tác phù hợp khi bạn mệt mỏi và bụng bầu đã lớn.

 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 2

- Nằm nghiêng về bên trái, kê đầu với một chiếc khăn tắm to, miếng đệm nhỏ hoặc một cái hộp nhẹ, giữ cho đầu và cổ không bị căng.


- Duỗi thẳng chân phải; sau đó, gập gối và kê chân phải trên một chiếc đệm.


- Hít vào – thở ra; đồng thời, nhấc chân trái lên cao vài cm so với mặt thảm.


- Bạn có cảm giác hơi căng ở cơ đùi. Đổi bên và lặp lại động tác 10 lần nhưng phải cẩn thận.


3. Động tác với đôi chân


Lợi ích: Chuột rút là rắc rối thường gặp trong thai kỳ. Thực hiện động tác này trước giờ đi ngủ, giúp thai phụ ngừa chuột rút.


 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 3

- Ngồi thẳng, giữ cho lưng và bụng bầu được thoải mái.


- Chuẩn bị một sợi dây vải mềm, vòng qua lòng bàn chân và nhẹ nhàng kéo các ngón chân hướng về phía ống quyển. Lặp lại động tác 6-10 lần. Đổi chân.


4. Động tác phối hợp


Lợi ích: Giúp săn chắc cơ xương chậu, cơ cánh tay và chân.


 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 4

- Chống tay, quỳ gối thoải mái dưới thảm.


- Giữ cho khuôn mặt song song với mặt nền. Hạ thấp khuỷu tay đồng thời khẽ hạ mông xuống phía dưới mà không làm thay đổi tư thế. Trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác khoảng 6 lần.


5. Thư giãn


Lợi ích: Giúp khỏe cơ bụng bầu, ngừa đau lưng.

 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 5

- Ngồi ngay ngắn trên sàn với một quả bóng dành cho bà bầu kê sau lưng.


- Dựa thẳng lưng, hai tay chạm nhẹ lên bụng bầu. Giữ nhịp thở thật tự nhiên. Lặp lại động tác 6 lần.


6. Dáng điệu của mèo


Lợi ích: Giữ sức khỏe trong toàn bộ thai kỳ.


 
6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 6

- Chống tay, quỳ gối dưới sàn và giữ cơ thể như được đặt trên một đường thẳng.


- Khẽ cúi đầu xuống sàn nhà. Hít sâu. Khi thở ra, hãy ngẩng mặt lên và thả lỏng các cơ. Lặp lại 6 lần.



Tập thể dục khi bầu bí mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ nhưng mẹ bầu cần hết sức lưu ý những điều sau.
 
” target=”_blank”>6 động tác giúp bà bầu khỏe mạnh suốt mùa đông 7

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Nếu bị ngứa toàn thân (hội chứng OC), thai phụ dễ bị chuyển dạ sớm. Vì thế, người mẹ cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán và tìm cách điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi.

Suốt thời gian mang thai, bạn phải đối mặt với những thay đổi của cơ thể, đáp ứng nhu cầu phát triển của bào thai. Một trong những rắc rối liên quan đến thai kỳ là tình trạng ngứa do da bị rạn và khô. Ngứa trong thai kỳ là hiện tượng dễ gặp và ít khi gây nghiêm trọng. Tuy nhiên, ngứa có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như mất ngủ, kém ăn hoặc những triệu chứng khác do bác sĩ chẩn đoán. Khi đó, thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để tránh kiệt sức hoặc tổn thương đến làn da.


Chế độ dinh dưỡng tốt, cộng với sử dụng kem giữ ẩm hợp lý, giàu vitamin E sẽ cải thiện được tình hình. Tuy nhiên, một số người mẹ bị ngứa nghiêm trọng ở tay, chân, lòng bàn chân, bụng bầu hoặc toàn cơ thể – gọi là hội chứng Obstetric Cholestasis (OC).


Bị ngứa toàn thân khi mang thai: mẹ bầu dễ sinh non 1

Tiến hành kiểm tra

Chỉ có bác sĩ mới chẩn đoán chứng ngứa ở thai phụ ở mức độ nào, bao gồm:


- Kiểm tra xem ngứa xuất hiện ở đâu, khu vực nào bị ngứa nặng nhất, đặc biệt ở gan bàn tay và gan bàn chân.


- Thai phụ được chỉ định xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra những vấn đề liên quan.


- Kiểm tra tình trạng mệt mỏi, kiệt sức của thai phụ.


- Xem xét tình trạng ngứa gây ảnh hưởng thế nào đến sinh hoạt của bà bầu, có làm bà bầu mất ngủ không.


- Kiểm tra chế độ dinh dưỡng, chẩn đoán chứng ngứa có phải do dị ứng thức ăn hay không.


Lưu ý: Nếu bị ngứa toàn thân (hội chứng OC), thai phụ dễ bị chuyển dạ sớm. Vì thế, người mẹ cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán và tìm cách điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi.


Ngoài những bước kiểm tra nêu trên, thai phụ có thể xuất hiện những dấu hiệu ít phổ biến hơn là vàng da, bị nôn và trầm cảm. Nếu bác sĩ nghi ngờ thai phụ mắc OC, thai phụ còn phải làm xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan. Nhiều xét nghiệm gộp lại mới cho kết quả chính xác.



Những tư thế yoga cho bà bầu “đánh bay” mọi rắc rối thai kì
” target=”_blank”>Bị ngứa toàn thân khi mang thai: mẹ bầu dễ sinh non 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

hCG là một hormone được sản xuất trong quá trình mang thai. Dựa vào chỉ số hCG, bác sĩ có thể chẩn đoán người mẹ đã mang thai chưa, có mang thai ngoài tử cung hay không…

- Nồng độ hCG tăng lên gấp đôi sau mỗi 48-72h ở khoảng 85% thai phụ. Ở giai đoạn muộn hơn, (khi nồng độ hCG đã cao hơn trước), phải mất nhiều thời gian hơn để nó tăng gấp đôi (sau khoảng mỗi 96 giờ).


- Một thai kỳ có thể có nồng độ hCG thấp nhưng thai nhi vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.


- Nồng độ hormone hCG được tính theo đơn vị milli-international units (đơn vị quốc tế) trên mỗi mili-lít (ký hiệu là mIU/ml).


- Nồng độ hCG thấp hơn 5mIU/ml được xem là âm tính đối với thai kỳ, nếu như nó cho kết quả trên 25mIU/ml thì được xem là dương tính.


- Chỉ một kết quả hCG duy nhất không cung cấp đủ thông tin cho bác sĩ để chẩn đoán tình hình sức khỏe của thai phụ. Khi có băn khoăn về sức khỏe của thai phụ, bác sĩ có thể sẽ cho thực hiện nhiều xét nghiệm hCG cách nhau 1-2 ngày để giúp chẩn đoán chính xác hơn.


- Không nên dùng nồng độ hCG để tính tuổi thai, do những con số này có độ thay đổi rất lớn.


- Có 2 loại xét nghiệm hCG thường gặp:


+ Xét nghiệm kiểm tra hCG để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Có hCG hiện diện trong máu không?”


+ Xét nghiệm kiểm tra beta hCG để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Lượng hCG trong máu là bao nhiêu?”


Tất tần tật những điều về chỉ số hCG mẹ bầu cần biết 1

 
Nếu chỉ số hCG thấp


Hàm lượng hCG ở mức thấp, xảy ra một trong số những khả năng sau:


- Mang thai lạc vị.


- Có thể sảy thai hoặc trứng hỏng.


- Tính nhầm tuổi thai.


Nếu mực hCG cao


Hàm lượng hCG ở mức cao, xảy ra một trong số những khả năng sau:


- Song thai / đa thai.


- Tính nhầm tuổi thai.


- Thai trứng.


Nồng độ hCG khi không còn mang thai


Nồng độ hCG có thể quay trở lại bằng mức độ của những người không mang thai trong vòng từ 4-6 tuần, sau khi chấm dứt thai kỳ. Nồng độ này có thể khác nhau; chẳng hạn, tự nhiên sảy thai; nạo thai, phá thai hay sinh nở bình thường. Các bác sĩ thường sẽ tiếp tục theo dõi nồng độ hCG sau khi thai kỳ chấm dứt để bảo đảm chúng quay trở về <5.0.


Yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng hCG


Những loại thuốc chứa hCG sẽ ảnh hưởng đến mực hCG trong cơ thể. Những loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hCG.



Điều thú vị về “cô nàng” hCG và chuyện có thai
” target=”_blank”>Tất tần tật những điều về chỉ số hCG mẹ bầu cần biết 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Loạt ảnh chân thực ghi lại thời khắc “lọt lòng mẹ” của 1 đứa trẻ khiến nhiều người cảm thấy thật thiêng liêng. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng những hình đó hơi phản cảm và đáng sợ.

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Đan Mạch Suste Bonnen đã có cơ hội được vào thăm bệnh viện của trường ĐH Copenhagen để chứng kiến tận mắt và ghi lại những hình ảnh sinh nở chân thực nhất của nhiều thai phụ.


Được ghi lại ngay từ những giây phút thai nhi mới lọt lòng mẹ, những bức ảnh cho thấy khoảnh khắc thiêng liêng của những thiên thần nhỏ khi vừa bước chân vào thế giới mới.


Đã từng có 30 năm kinh nghiệm làm nhiếp ảnh, tuy nhiên đây là lần đầu tiên nữ nhiếp ảnh người Đan Mạch được phép có mặt trực tiếp tại phòng sinh nở của bệnh viện Đại học Copenhagen.


Nữ nhiếp ảnh gia tâm sự “Những chủ đề mà tôi luôn cảm thấy yêu thích và tâm huyết nhất đó là mối quan hệ giữa mẹ và con gái, giữa cha và con trai, giữa anh trai và em gái. Tôi đã từng chụp ảnh cho nhiều quan chức cấp cao, chính trị gia, ngôi sao nổi tiếng hay các CEO nhưng tình mẫu tử, tình cảm gia đình luôn là chủ đề khiến tôi đặc biệt yêu thích. Những giây phút đầu tiên khi 1 đứa trẻ chào đời thật thiêng liêng. Và cõ lẽ mỗi người cũng đều tò mò tự hỏi liệu dáng vẻ của chúng ta trông như nào vào giây phút chào đời? Tôi đã thật may mắn được có cơ hội chứng kiến 22 ca mổ đẻ của các thai phụ.”


 Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 1

Trong quá trình tác nghiệp, nhiếp ảnh gia đã rất cố gắng để có được những bức ảnh đẹp nhất bởi trong phòng sinh chỉ có chút ánh sáng từ các bóng đèn mổ.


 Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 2

Khi được công bố, những bức ảnh này đã dấy lên khá nhiều ý kiến trái chiều. Có những người cho rằng loạt ảnh này vô cùng thiêng liêng, ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng có những người lại nhận xét bộ ảnh có chút phản cảm, thậm chí là ghê rợn bởi khung cảnh thấm đẫm máu me.


Đáp lại những ý kiến trái chiều này, nữ nhiếp ảnh gia cho biết: “Tôi thừa nhận rằng những bức ảnh của mình có thể gây nên nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, đây là những hình ảnh được ghi lại trong 1 ca sinh mổ, bởi vậy, những hình ảnh này không tránh khỏi có chút máu me.”


 Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 3

Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 4

Những hình ảnh vô cùng chân thực khi 1 em bé vừa lọt lòng mẹ.


Những em bé được sinh ra bằng phương pháp sinh dưới nước có gì khác so với những em bé sinh trên cạn?. Cùng xem những thước ảnh tuyệt vời về em bé được sinh ra dưới nước.
” target=”_blank”>Loạt ảnh ghi lại khoảnh khắc em bé chào đời chân thực đến từng cm 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Đi, đứng, ngồi, nằm là 4 tư thế thường xuyên của mẹ bầu và cần được thực hiện chuẩn để tránh làm ảnh hưởng sức khoẻ mẹ và bé.
Tư thế đứng

Phụ nữ mang thai không nên đứng lâu, bởi nó dễ gây ra đau lưng, giãn tĩnh mạch và làm chậm sự lưu thông máu ở chân, gây ra phù nề chân. Vì thế, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên chọn tư thế đứng phù hợp với thể chất đặc biệt của mình trong 9 tháng thai kỳ như sau: thả lỏng vai, đứng thẳng, hai chân song song, khoảng cách hai chân nhỏ hơn độ rộng của vai một chút. Khi đứng như thế này, trọng tâm của cơ thể sẽ rơi vào khoảng giữa hai chân, giúp cơ thể mẹ bầu bớt mệt mỏi.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 1

Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải đứng lâu, mẹ bầu nên để hai chân hơi lệch nhau, một trước một sau và thỉnh thoảng đảo vị trí hai chân. Một số mẹ bầu do tính chất công việc thường xuyên phải đứng lâu thì ngoài việc áp dụng biện pháp trên, cần phải nghỉ ngơi nhiều với tư thế ngồi trên ghế, duỗi hai chân lên chiếc ghế nhỏ ở đối diện.


Tư thế ngồi


Mẹ bầu không nên ngồi ghế quá cao hoặc quá thấp, độ cao của ghế khoảng 40cm là phù hợp. Khi chuẩn bị ngồi xuống, trước hết mẹ bầu vịn nhẹ hai tay vào đùi hoặc tay vịn của ghế rồi mới từ từ ngồi xuống. Lúc mới ngồi xuống ghế, mẹ bầu nên ngồi dịch về phía trước ghế một chút, hai tay đỡ lấy bụng, khuỷu tay hướng vào bên trong ghế, sau đó dịch mông ngồi sát lưng ghế và tựa lưng thoải mái, dừng lại rồi hơi dạng hai chân trong khi vẫn giữ cho hông và đầu gối vuông góc với nhau. Có thể đặt một chiếc gối nhỏ đỡ bụng ở vị trí của thận cũng giúp cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 2

Với những mẹ bầu làm công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều, đặc biệt là dân văn phòng, chú ý cần đứng dậy và di chuyển thường xuyên, tránh ngồi tại chỗ trong suốt buổi làm việc. Làm như vậy sẽ giúp cơ thể lưu thông máu và ngăn ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, do ngồi viết nhiều hoặc làm việc với máy tính, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, thư giãn ít nhất mỗi giờ đồng hồ một lần.


Tư thế nằm


Trước khi thai được 16 tuần, tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu là nằm ngửa, có thể đặt một chiếc gối dưới chân để cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng sau 16 tuần cho đến trước thời điểm sinh con, tư thế nằm ngửa lại làm tăng áp lực động mạch chủ trong tử cung, lượng máu cung cấp cho tử cung giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu thường xuyên nằm ngửa khi thai đã lớn có thể gây giãn tĩnh mạch, bong nhau thai và thậm chí làm suy yếu sức khoẻ mẹ bầu.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 3

Vì vậy, từ 16 tuần trở đi, mẹ bầu nên nằm nghiêng nhiều hơn để giúp thả lỏng cơ bắp, hạn chế tình trạng căng cơ, đồng thời làm giảm cảm giác mệt mỏi và loại bỏ áp lực lên các mạch máu ở bụng. Mẹ bầu nằm nghiêng trái hay phải đều được, miễn là cảm thấy thoải mái, chỉ cần không được cong gập người như con tôm.


Tuy nhiên, một số bác sĩ lại cho rằng nằm nghiêng phải nhiều hơn có thể gây bất lợi cho sự phát triển thai nhi và khi vượt cạn. Bởi thường xuyên nằm nghiêng phải đôi khi ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho bào thai, gây ra tình trạng thiếu oxy mãn tính.


Tư thế đi


Bà mẹ mang thai khi đi bộ cần giữ lưng thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước, khép chặt hai hông. Khi bước đi, cần đặt gót chân xuống trước, mỗi bước đi đều mang lại “cảm giác thực”, luôn giữ cân bằng cơ thể và tốc độ đi đều đặn. Chú ý tuyệt đối không đi lại bằng các đầu ngón chân và hạn chế đi nhanh, thay đổi tốc độ đi đột ngột cũng như cách đi ưỡn bụng về phía trước. Mẹ bầu có thể tận dụng các tay vịn hoặc thành lan can trên đường đi (nếu có) làm điểm tựa, giúp mỗi bước vững chắc và an toàn hơn.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 4

Đi bộ đường dài rất có lợi cho mẹ bầu, giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Nhưng nếu đang đi cảm thấy mệt mỏi, mẹ bầu nên lập tức dừng lại, tìm chỗ có bề mặt phẳng ở gần nhất để ngồi nghỉ trong khoảng 5 – 10 phút. Mẹ bầu nơi chọn nơi thoáng đãng như công viên, vườn hoa để đi dạo hàng ngày là tốt nhất.


Khi leo cầu thang, ngược lại với cách đi trên đường bằng, mẹ bầu nên đặt ngón chân lên bậc thang trước rồi mới đến gót chân, lưng luôn giữ thẳng, trọng tâm cơ thể nghiêng về phía trước, di chuyển về phía trước bằng lực đẩy của chân sau. Chú ý phải đặt toàn bộ bàn chân lên bậc thang mới được di chuyển chân tiếp theo, chỉ sử dụng phần đầu ngón chân hoặc nửa bàn chân để đi cầu thang là rất nguy hiểm.



12 điều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi
” target=”_blank”>Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Đau lưng là một trong những rắc rối sức khỏe phổ biến khi mang thai. Khoảng 50-70% thai phụ phàn nàn rằng, họ bị đau lưng trong cả 3 quý. Những cơn đau thường xuất hiện ở phía dưới ở một hoặc cả hai bên lưng.

Nguyên nhân gây đau lưng có thể là:


1. Thay đổi hormone thai nghén

Progesterone (một loại hormone thai nghén) khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão”. Thỉnh thoảng, nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng.


Đây chỉ là một khó chịu nhỏ của hormone thai nghén bởi vì, loại hormone này giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt. Như thế, khung xương chậu mới trở thành “không gian” nâng đỡ và hỗ trợ quá trình chuyển dạ thành công.


2. Các cơ vùng bụng bị yếu đi


Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bạn muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất… Trong khoảng thời gian mang bầu, các cơ này hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên. Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng.


Một số phụ nữ trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó là vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.


5 nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng 1

3. Vị trí của thai


Điều này có thể gây nên những cơn đau lưng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.


4. Ngồi sai tư thế


Không ít thai phụ ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.


Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Nếu đứng, ngồi sai tư thế liên tục thì khả năng bị đau lưng của bạn càng lớn hơn; chẳng hạn, bé sẽ cảm nhận những cơn đau lưng rõ nét hơn khi bạn nhấc một vật nặng hoặc thực hiện những động tác xoắn lưng.


5. Do bệnh


Thỉnh thoảng, chứng đau lưng có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân. Nguyên nhân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của bạn đã bị giảm chức năng.



Tuy đơn giản nhưng nếu chăm chỉ tập luyện hàng ngày, mẹ bầu sẽ thấy tác dụng giảm đau lưng khá hiệu quả.
” target=”_blank”>5 nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Sự thay đổi hormone khi mang thai gây nên tình trạng gia tăng lưu thông máu và thay đổi các mô ở ngực – khiến bầu ngực bị căng, đau, có thể là ngứa ran khi chạm vào.

Một số thai phụ còn cảm thấy phiền phức vì sự tăng kích cỡ của bộ ngực.


Đau ngực là một trong nhóm dấu hiệu sớm thông báo bạn có thai, thường xuất hiện trong tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 và kéo dài suốt quý I. Khoảng tuần thứ 8, ngực bắt đầu lớn hơn và nó tiếp tục duy trì điều này trong suốt thai kỳ.


Nhiều trường hợp, bầu ngực tăng thể tích lên gấp đôi, nhất là khi bạn mang thai lần đầu. Cũng có lúc, bạn cảm thấy ngứa ngáy vùng ngực và phát hiện những vết rạn dac; thậm chí, bạn cũng nhìn thấy tĩnh mạch ẩn dưới lớp da ngực, còn đầu ti trở nên to và sậm màu hơn.


Sau một vài tháng đầu tiên, quầng vú (vòng tròn màu sậm, bao quanh núm vú) cũng trở nên to và sẫm màu hơn. Đồng thời, montgomery – một tuyến sản xuất dầu trên bầu ngực cũng hoạt động mạnh mẽ hơn. Sự thay đổi này sẽ tạo điều kiện cho quá trình nuôi bé bằng sữa mẹ về sau.


Sang đến quý III, ngực bạn bắt đầu tiết sữa non – loại sữa đặc biệt dành cho bé trong những ngày mới chào đời (cuối thai kỳ, đầu ti có thể chảy ra dòng chất lỏng có màu vàng nhạt). Cũng có một số trường hợp, thai phụ tiết sữa non sớm hơn nhưng cũng có thai phụ không tiết sữa non.


Một số thay đổi phiền phức ở ngực khi mang thai 1

Cách giảm đau ngực


Lời khuyên tốt nhất là bạn nên chọn những chiếc áo ngực có chức năng nâng đỡ nhưng vẫn tạo sự thoải mái.


Nên tránh những chiếc áo bó khít, gây chà xát vào bầu ngực của bạn. Cũng nên chọn loại áo ngực hơi rộng một chút để bầu ngực có chỗ trống mà phát triển.


Loại áo ngực bằng cotton thường thoải mái và dễ thở hơn loại bằng sợi tổng hợp; đồng thời, bạn nên chọn loại áo ngực dành riêng cho thai phụ.


Buổi tối, khi đi ngủ, bạn có thể chọn sử dụng những chiếc áo ngực ban đêm hoặc không cần mặc áo ngực.


Ngoài ra, bạn nên dùng áo ngực có khả năng nâng đỡ vừa vặn khi luyện tập, vì lúc này, bầu ngực có cảm giác nặng nề hơn. Loại áo ngực được thiết kế đặc biệt khi luyện tập sẽ giúp bạn giảm thiếu những khó chịu do đau ngực.



Trong ba tháng đầu, mẹ bầu có thể thấy những thay đổi trên làn da của mình như da khô và nhạy cảm hơn hoặc trở nên nhờn, dễ nổi mụn.
” target=”_blank”>Một số thay đổi phiền phức ở ngực khi mang thai 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Bạn đã từng tham khảo khá nhiều nguồn tin về sức khỏe khi mang thai, chẳng hạn “thai phụ không nên tiếp xúc với động vật”, “không được dùng Paracetamol”… Trong khi mức độ đúng/ sai của những lời cảnh báo này còn chưa được làm sáng tỏ.

Chuyên gia sức khỏe Gwyneth Lewis (người Mỹ) sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những thông tin này.


Con vật mà thai phụ nên tránh tiếp xúc


Phần lớn các loài vật khỏe mạnh không gây hại cho thai phụ, tuy nhiên, nếu nhà bạn nuôi mèo thì bạn nên lưu ý. Phân mèo có chứa những vi sinh vật gây nên chứng Toxoplasmosis, có thể gây hại cho thai. Cừu cũng là loài vật có khả năng gây nên chứng bệnh tương tự.


Đúng - Sai về những cảnh báo sức khỏe cho bà bầu 1

Bạn cũng nên tránh dọn dẹp hoặc vệ sinh dụng cụ đựng thức ăn cho mèo. Nếu bắt buộc phải làm điều này, bạn nên đeo khẩu trang và đi găng tay thật cẩn thận. Nếu chẳng may bạn vô tình chạm vào phân mèo (hoặc phân những loài vật khác), bạn không nên quá lo lắng mà nên đi rửa tay bằng xà phòng ngay lập tức.


Sử dụng Paracetamol khi mang bầu


Nếu được bác sĩ cho phép, phụ nữ vẫn có thể dùng Paracetamol trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ (giúp hạ sốt; giảm đau, nhất là đau đầu). Paracetamol thường được sử dụng ở liều thấp trong thời gian ngắn. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc dùng Paracetamol ở liều lượng được bác sĩ chỉ định sẽ gây hại cho thai. Tuy nhiên, không phải loại thuốc giảm đau nào cũng an toàn với thai phụ. Nếu bạn không được khỏe hoặc muốn dùng thuốc khi mang thai, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc uống thuốc an toàn.


Đúng - Sai về những cảnh báo sức khỏe cho bà bầu 2

 
Lưu ý khi nhấc vật nặng


Quá trình mang thai khiến các mối dây chằng ở xương yếu và dễ bị kéo căng hơn. Chúng có thể bị tác động xấu khi bạn nhấc đồ vật nặng.


Khi nhấc đồ vật nhẹ, bạn nên giữ cho lưng được thẳng bằng cách gập gối lại, từ từ hạ thấp trọng lượng và duy trì sự cân bằng cho cơ thể. Nếu phải đi siêu thị một mình, bạn nên chia nhỏ khối lượng vào hai bên túi nilon; sau đó, bạn xách đều ở cả hai tay.


Lưu ý khi ăn cá


Cá là loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho con người nói chung và thai phụ nói riêng, vì vậy, sử dụng khoảng 2 bữa cá (có thể gồm một bữa cá biển) mỗi tuần rất có lợi cho sự phát triển của thai. Phần lớn các loại cá được nấu chín đều an toàn cho bạn, trừ nhóm cá chứa nhiều thủy ngân thì bạn nên hạn chế.


Đúng - Sai về những cảnh báo sức khỏe cho bà bầu 3

- Loại cá có hàm lượng thủy ngân cao mà thai phụ nên tránh là cá kiếm.


- Loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp hơn mà thai phụ nên hạn chế tới mức tối thiểu là cá thu, cá ngừ. Hàm lượng thủy ngân trong cá có khả năng xâm nhập vào bào thai, gây cản trở sự phát triển hệ thần kinh của bé.


Bạn cũng nên tránh ăn cá (hoặc động vật có vỏ sò như tôm, cua, ốc…) khi chúng chưa được nấu chín.


Dự đoán giới tính thai dựa vào đặc điểm nghén, hình dáng bụng bầu… chỉ mang tính tham khảo


Hàng trăm năm trước đã có khá nhiều gợi ý về cách đoán giới tính thai nhưng chúng đều không có khả năng chính xác đến 100%. Các gợi ý chỉ mang tính chất vui vẻ và giải trí. Phương pháp kiểm tra giới tính thai chính xác hiện nay vẫn là siêu âm thai. Khoảng tuần 18-22 của thai kỳ, việc siêu âm thai có thể giúp bạn biết trước được giới tính của em bé chưa chào đời.


Đúng - Sai về những cảnh báo sức khỏe cho bà bầu 4

Quan hệ vợ chồng hoặc ăn món cà-ri sẽ khiến thai phụ chuyển dạ đúng ngày?


Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh việc quan hệ vợ chồng hoặc ăn cà-ri sẽ khiến bạn chuyển dạ đúng kỳ hạn (mặc dù nhiều thai phụ vẫn tin vào điều này). Nếu có dấu hiệu mang thai quá ngày, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thật cụ thể. Nếu bạn mang thai quá 10-14 ngày so với ngày sinh dự kiến, bác sĩ có thể quyết định việc dùng các phương pháp kích thích sinh cho bạn hoặc không (nhiều trường hợp, thai phụ có dấu hiệu sinh chậm hơn thời gian dự định – điều này cũng bình thường).


Vẫn nên tập thể dục khi mang thai


Chính xác là bạn nên duy trì những bài tập dành cho thai phụ. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có tiền sử sảy thai, ra máu hoặc chóng mặt.


“Hút thuốc lá có thể khiến em bé không bị nặng cân; do đó, việc sinh nở sẽ dễ dàng hơn”. Hoàn toàn sai.


Khi bạn hút thuốc lá (hoặc hít phải khói thuốc lá), carbon monoxide và những độc tố khác sẽ xâm nhập vào phổi của bạn. Điều này có nghĩa là em bé sẽ nhận được ít oxy hơn và không thể phát triển khỏe mạnh. Chất nicotine có trong khói thuốc còn khiến nhịp tim thai đập nhanh hơn.


Đúng - Sai về những cảnh báo sức khỏe cho bà bầu 5

Nếu bạn ngừng tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá, bạn sẽ giảm thiểu được những khó chịu của cơn nghén buổi sáng và hạn chế được những rắc rối sức khỏe khác. Điều này đồng nghĩa với việc cả bạn và bé được khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa những biến chứng trong quá trình chuyển dạ.


Bạn càng tránh xa được môi trường có khói thuốc lá ngày nào càng tốt ngày đó. Cho dù bạn chỉ có vài tuần cuối sống trong khu vực trong lành, nó cũng rất có lợi cho sự phát triển của thai.


Tăng cường axit folic trong thai kỳ

Axit folic được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm như các loại rau có màu xanh, lúa gạo, ngũ cốc… Bạn nên bắt đầu tăng cường Axit folic ngay từ trước khi bạn có ý định mang thai.



Những thay đổi ở làn da khi mang thai mẹ bầu nên biết
” target=”_blank”>Đúng - Sai về những cảnh báo sức khỏe cho bà bầu 6

Nguồn bài viết: AFamily.VN