Hiển thị các bài đăng có nhãn bác sĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bác sĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Bé trai nhà tôi sắp được 3 tuổi nhưng chỉ nói được vài từ không rõ nghĩa (các kỹ năng khác của bé đều bình thường).
Một người mẹ thắc mắc: Bé trai nhà tôi sắp được 3 tuổi nhưng chỉ nói được vài từ không rõ nghĩa. Khi tôi đưa ra một từ, yêu cầu bé bắt chước thì bé không thể nói theo một cách rõ ràng. Các kỹ năng khác như vận động, cảm xúc, trí tuệ của bé đều bình thường. Có vấn đề gì với bé không?


Chuyên gia về trẻ em của tạp chí Kidshealth tư vấn:


Bé gần 3 tuổi mà chậm nói thì không thể coi là bình thường (có vấn đề trục trặc trong quá trình phát triển của bé). Bởi vì, ở độ tuổi xấp xỉ lên 3, các bé có thể nói được khoảng 600 từ vựng (80% số từ đó có nghĩa hoặc người nghe hiểu được).


Tình trạng bé nhà bạn được xếp vào nhóm bé chậm nói. Nhóm bé này được đánh giá theo tiêu chí: Bé 3 tuổi nói được dưới 200 từ; bé không biết cách đặt câu ngắn; 50% số từ của bé không có nghĩa…


Phân loại chậm nói ở bé


Chậm nói được chia làm 2 loại: đơn thuần và tự kỷ.


- Chậm nói đơn thuần là do bé bị rối loạn trong phát triển ngôn ngữ.


- Chậm nói tự kỷ có liên quan các dấu hiệu khác như bé không hiểu ngôn ngữ, sống tách bạch với thế giới riêng…


Nỗi lo của người mẹ có con 3 tuổi chậm nói 1
Ảnh minh họa.

Nguyên nhân của chậm nói ở bé


- Bé bị mất thính lực.


- Bé chậm phát triển tâm thần.


- Nhóm nguyên nhân khác là di truyền, bé bị chấn thương sọ não, động kinh, dị tật cơ quan phát âm, viêm thanh quản, viêm tai giữa…


Các yếu tố khiến làm chậm quá trình ngôn ngữ của bé:


- Bé ngồi xem tivi quá nhiều, cha mẹ hay người thân ít nói chuyện với bé…


- Bé suy dinh dưỡng, bị bố mẹ bạo hành… cũng dễ có nguy cơ chậm nói.


- Bé trai thường phát triển khả năng nói chậm hơn các bé gái.


Điều trị


Trường hợp này, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo một bảng theo dõi sự tăng trưởng ngôn ngữ ở bé; ví dụ: số từ bé nói được trong một ngày; số từ có nghĩa là bao nhiêu; bé có biết đặt câu ngắn hoàn chỉnh không; người ngoài có hiểu bé nói gì không…


Bé chậm nói vẫn có trí tuệ, khả năng thính giác, cảm xúc xã hội… bình thường như các bé khác. Trường hợp bé nhà bạn, bác sĩ có thể can thiệp theo các mức độ sau.


- Trước tiên, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách giao tiếp với bé thông qua đồ chơi hoặc các hoạt động giải trí khác.


- Thứ hai, bác sĩ vẫn khuyến khích cha mẹ để bé đi mẫu giáo như bình thường. Tuy nhiên, bạn nên phối hợp cùng cô giáo trong trường của bé để thúc đẩy ngôn ngữ cho bé.


- Cuối cùng, nếu bé không có dấu hiệu tiến bộ, bạn có thể gửi bé vào lớp học đặc biệt dành cho những bé chậm nói.


Song song với những biện pháp trên, bác sĩ cũng có thể thăm khám và chữa trị những trục trặc về sức khỏe, gây cản trở phát triển ngôn ngữ ở bé.


Bạn cũng nên dành nhiều thời gian vui chơi với bé. Có thể đọc sách, truyện tranh để kích thích ngôn ngữ cho bé. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát thời gian bé xem tivi (bao gồm cả thời lượng bé sử dụng máy vi tính). Bạn nên cùng bé xem phim hoạt hình và bình luận về những tình tiết trong bộ phim. Việc này giúp bé xây dựng phản xạ qua những gì bé nghe được từ tivi và bố mẹ.


Bạn nên dạy bé nói từng câu 1 từ, dần dần, nâng lên câu 2-3… từ với bé. Chỉ nên dạy bé trong không khí thoải mái, vui vẻ. Bạn nên tránh nói nhanh, nói ngọng, tránh quát mắng bé (vì bé chưa nói được nên nếu bạn càng mắng, bé  càng khó phát âm hơn).


Bạn nên dạy bé nói gắn với những hình ảnh cụ thể, cảm xúc hào hứng để bé yêu thích ngôn ngữ hơn. Hàng ngày, bạn có thể cùng bé gọi tên các loại thức ăn, gọi tên các đồ vật xung quanh nhà; chỉ dẫn cho bé thấy các hiện tượng thiên nhiên ngoài trời, đặt cho bé những câu hỏi đơn giản và trao phần thưởng khi bé trả lời đúng…



Bé Mon tuy mới 18 tháng tuổi nhưng đã nói được khá nhiều. Mẹ Mon đã có bí quyết gì để dạy con biết nói sớm?
” target=”_blank”>Nỗi lo của người mẹ có con 3 tuổi chậm nói 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Bác sĩ Lê Thị Hải cho biết: “Hầu hết các bé đều có giai đoạn biếng ăn. Vì vậy cha mẹ chỉ cần thực sự lo lắng nếu bé có các biểu hiện sau”.


Cùng tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân vào những giai đoạn biếng ăn nghiêm trọng của bé. Qua đó, giúp cha mẹ xác định xem có cần lo ngại về bé hay không.


Khi biếng ăn của bé là vấn đề


Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Có những bé biếng ăn tùy vào từng giai đoạn. Do đó khi chuyện biếng ăn của bé thực sự là một vấn đề cần lo lắng nếu có biểu hiện sau”:


- Cha mẹ lo lượng thức ăn hàng ngày không đáp ứng về nhu cầu năng lượng cho bé.


- Bạn phải chuẩn bị đồ ăn vặt thay thế vì bữa chính của bé còn nguyên.


- Bạn phải bổ sung vitamin cho bé.


- Bé hay bị ốm, bạn nghi ngờ là do bé ăn uống thiếu chất vì lười ăn.


- Bé có các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng như giảm cân, mệt mỏi, khó ngủ, táo bón hoặc hiếu động thái quá…


Nguyên nhân


Có nhiều lý do khiến bé bỏ bữa:


- Dùng kháng sinh có thể làm đảo lộn các vi sinh vật đường ruột, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng ở bé.


- Không dung nạp thực phẩm gây đau, chướng bụng và khiến bé không muốn ăn.


- Mọc răng hay bị cảm có thể làm bé không thấy hứng thú ăn uống.


- Táo bón gây đầy bụng có thể làm bé khó chịu, trốn tránh bữa ăn.


- Một bé tự kỷ có thể gặp những rắc rối về ăn uống.


- Bé lo lắng hoặc bị căng thẳng sẽ dẫn tới mất cảm giác ngon miệng khi ăn.


Một số điều mẹ có con cực kỳ biếng ăn rất muốn biết 1

Hầu hết các bé đều có giai đoạn biếng ăn. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu cha mẹ không cần lo lắng


Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:


- Bé có khỏe mạnh với đôi mắt sáng và làn da mịn màng?


- Bé có đi tiêu và đi tiểu đều đặn?


- Bé vẫn đủ năng lượng để vui chơi?


- Bé vẫn tăng cân và cân nặng của bé ở trong ngưỡng chuẩn?


- Bé có chịu ăn một vài món, cho dù bạn muốn bé ăn uống phong phú hơn?


Nếu đáp án cho phần lớn các câu hỏi trên là “có” thì chuyện lười ăn ở bé chưa gây hại tới sức khỏe của bé. Nếu bạn còn lo ngại, nên ghi lại lịch ăn uống của bé trong một tuần. Bạn có thể nhận ra rằng, bé ăn nhiều hơn bạn nghĩ.


Tuy nhiên nếu bé cực kỳ lười ăn, ví dụ ăn rất ít và kén ăn trong một thời gian dài, bé từ chối hầu như mọi món kể cả những món trước kia bé rất thích hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở sức khỏe, hành vi của bé… thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các cách để cải thiện chuyện ăn uống của bé hoặc nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thuốc.

 

Theo Pháp luật xã hội


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Đi, đứng, ngồi, nằm là 4 tư thế thường xuyên của mẹ bầu và cần được thực hiện chuẩn để tránh làm ảnh hưởng sức khoẻ mẹ và bé.
Tư thế đứng

Phụ nữ mang thai không nên đứng lâu, bởi nó dễ gây ra đau lưng, giãn tĩnh mạch và làm chậm sự lưu thông máu ở chân, gây ra phù nề chân. Vì thế, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên chọn tư thế đứng phù hợp với thể chất đặc biệt của mình trong 9 tháng thai kỳ như sau: thả lỏng vai, đứng thẳng, hai chân song song, khoảng cách hai chân nhỏ hơn độ rộng của vai một chút. Khi đứng như thế này, trọng tâm của cơ thể sẽ rơi vào khoảng giữa hai chân, giúp cơ thể mẹ bầu bớt mệt mỏi.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 1

Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải đứng lâu, mẹ bầu nên để hai chân hơi lệch nhau, một trước một sau và thỉnh thoảng đảo vị trí hai chân. Một số mẹ bầu do tính chất công việc thường xuyên phải đứng lâu thì ngoài việc áp dụng biện pháp trên, cần phải nghỉ ngơi nhiều với tư thế ngồi trên ghế, duỗi hai chân lên chiếc ghế nhỏ ở đối diện.


Tư thế ngồi


Mẹ bầu không nên ngồi ghế quá cao hoặc quá thấp, độ cao của ghế khoảng 40cm là phù hợp. Khi chuẩn bị ngồi xuống, trước hết mẹ bầu vịn nhẹ hai tay vào đùi hoặc tay vịn của ghế rồi mới từ từ ngồi xuống. Lúc mới ngồi xuống ghế, mẹ bầu nên ngồi dịch về phía trước ghế một chút, hai tay đỡ lấy bụng, khuỷu tay hướng vào bên trong ghế, sau đó dịch mông ngồi sát lưng ghế và tựa lưng thoải mái, dừng lại rồi hơi dạng hai chân trong khi vẫn giữ cho hông và đầu gối vuông góc với nhau. Có thể đặt một chiếc gối nhỏ đỡ bụng ở vị trí của thận cũng giúp cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 2

Với những mẹ bầu làm công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều, đặc biệt là dân văn phòng, chú ý cần đứng dậy và di chuyển thường xuyên, tránh ngồi tại chỗ trong suốt buổi làm việc. Làm như vậy sẽ giúp cơ thể lưu thông máu và ngăn ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, do ngồi viết nhiều hoặc làm việc với máy tính, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, thư giãn ít nhất mỗi giờ đồng hồ một lần.


Tư thế nằm


Trước khi thai được 16 tuần, tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu là nằm ngửa, có thể đặt một chiếc gối dưới chân để cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng sau 16 tuần cho đến trước thời điểm sinh con, tư thế nằm ngửa lại làm tăng áp lực động mạch chủ trong tử cung, lượng máu cung cấp cho tử cung giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu thường xuyên nằm ngửa khi thai đã lớn có thể gây giãn tĩnh mạch, bong nhau thai và thậm chí làm suy yếu sức khoẻ mẹ bầu.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 3

Vì vậy, từ 16 tuần trở đi, mẹ bầu nên nằm nghiêng nhiều hơn để giúp thả lỏng cơ bắp, hạn chế tình trạng căng cơ, đồng thời làm giảm cảm giác mệt mỏi và loại bỏ áp lực lên các mạch máu ở bụng. Mẹ bầu nằm nghiêng trái hay phải đều được, miễn là cảm thấy thoải mái, chỉ cần không được cong gập người như con tôm.


Tuy nhiên, một số bác sĩ lại cho rằng nằm nghiêng phải nhiều hơn có thể gây bất lợi cho sự phát triển thai nhi và khi vượt cạn. Bởi thường xuyên nằm nghiêng phải đôi khi ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho bào thai, gây ra tình trạng thiếu oxy mãn tính.


Tư thế đi


Bà mẹ mang thai khi đi bộ cần giữ lưng thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước, khép chặt hai hông. Khi bước đi, cần đặt gót chân xuống trước, mỗi bước đi đều mang lại “cảm giác thực”, luôn giữ cân bằng cơ thể và tốc độ đi đều đặn. Chú ý tuyệt đối không đi lại bằng các đầu ngón chân và hạn chế đi nhanh, thay đổi tốc độ đi đột ngột cũng như cách đi ưỡn bụng về phía trước. Mẹ bầu có thể tận dụng các tay vịn hoặc thành lan can trên đường đi (nếu có) làm điểm tựa, giúp mỗi bước vững chắc và an toàn hơn.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 4

Đi bộ đường dài rất có lợi cho mẹ bầu, giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Nhưng nếu đang đi cảm thấy mệt mỏi, mẹ bầu nên lập tức dừng lại, tìm chỗ có bề mặt phẳng ở gần nhất để ngồi nghỉ trong khoảng 5 – 10 phút. Mẹ bầu nơi chọn nơi thoáng đãng như công viên, vườn hoa để đi dạo hàng ngày là tốt nhất.


Khi leo cầu thang, ngược lại với cách đi trên đường bằng, mẹ bầu nên đặt ngón chân lên bậc thang trước rồi mới đến gót chân, lưng luôn giữ thẳng, trọng tâm cơ thể nghiêng về phía trước, di chuyển về phía trước bằng lực đẩy của chân sau. Chú ý phải đặt toàn bộ bàn chân lên bậc thang mới được di chuyển chân tiếp theo, chỉ sử dụng phần đầu ngón chân hoặc nửa bàn chân để đi cầu thang là rất nguy hiểm.



12 điều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi
” target=”_blank”>Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

7 câu hỏi đi kèm đáp án đúng – sai dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức giữ gìn sức khỏe suốt hành trình mang thai.


1. Tất cả phụ nữ đều bị ra máu khi mang thai?


Sai. Ra máu là dấu hiệu tương đối dễ gặp khi mang bầu nhưng không phải 100% thai phụ đều bị ra máu. Nếu dấu hiệu ra máu nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng đi khám.


2. Bạn chỉ nên luyện tập khoảng 2 lần/tuần (mỗi lần 30 phút) khi mang bầu?


Sai. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên duy trì chế độ luyện tập hợp lý khoảng 30 phút mỗi ngày. Những hoạt động tốt cho thai phụ là đi bộ, yoga, bài thể dục dành cho bà bầu…


3. Bạn có thể phòng ngừa được chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai?


Sai. Giãn tĩnh mạch là một trong những rắc rối khi mang bầu. Bạn không thể phòng tránh hoàn toàn được hiện tượng này. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng khoa học, uống đủ nước, sử dụng kem dưỡng da hợp lý có tác dụng giảm thiểu nguy cơ giãn tĩnh mạch.


4. Bị đau đầu khi mang thai sẽ phải được bác sĩ điều trị khẩn cấp?


Sai. Cũng không phải mọi dấu hiệu đau đầu khi mang thai là tình trạng nguy cấp. Chứng đau đầu cũng là một trong những khó chịu về sức khỏe dành cho bà bầu, nhất là trong quý I (khi lượng hormone thay đổi mạnh). Bạn không nên tự ý dùng thuốc giảm đau. Nếu chứng đau đầu nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.


7 câu mẹ nào cũng muốn hỏi khi mang bầu 1

Khi mang thai, mẹ bầu có rất nhiều thắc mắc nhưng không biết hỏi ai. (Ảnh minh họa)

5. Nếu bạn không xuất hiện những vệt sậm màu ở bụng bầu thì có thể bạn đang gặp nguy hiểm về sức khỏe?


Sai. Những vệt sẫm màu ở bụng bầu là kết quả thay đổi hormone khi mang thai. Không phải bà bầu nào cũng gặp phải hiện tượng này.


6. Sang quý III, chứng chuột rút về đêm có thể cảnh báo nguy cơ chuyển dạ sớm?


Sai. Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng tỏ, dấu hiệu chuột rút về ban đêm có liên quan đến nguy cơ chuyển dạ sớm.


7. Chứng ợ nóng có liên quan đến số tóc trên đầu em bé sau này?


Đúng. Có nghiên cứu chứng minh, chứng ợ nóng ở người mẹ có tỷ lệ thuận với số tóc trên đầu của bé sơ sinh. Nếu mẹ mắc chứng ợ nóng nhiều, bé sẽ có nhiều tóc và ngược lại.

 

Theo Pháp luật xã hội 

 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Từ khi có con, mẹ học được nhiều điều, thành một người phụ nữ quyến rũ khác cô thiếu nữ ngày xưa.


Mẹ vẫn còn nhớ những cảm xúc đầu tiên khi được bác sĩ siêu âm báo tin mình đã có thai. Nếu ai đó sung sướng, rơi nước mắt thậm chí là la lớn vì niềm hạnh phúc vỡ òa thì thú thật cảm xúc mừng vui của mẹ qua đi rất nhanh. Mẹ bắt đầu lo lắng không biết mình phải làm mẹ như thế nào đây? Ngày đó mẹ mới 24 tuổi, mới đi làm được hơn 1 năm.


Mẹ không phải người thích viết nhật ký, nhưng mẹ đã thay đổi


Điều đầu tiên mẹ làm là bắt đầu hành trình viết nhật ký cho con. Mẹ mua một cuốn sổ xinh xắn, dễ thương và nét chữ đầu tiên hiện ra: “Xin chào bạn bé bỏng!” . Cứ đều đặn mỗi lần đi khám thai về, mẹ lại hào hứng nói chuyện cùng con qua những dòng chữ nắn nót. Mẹ thủ thỉ với con về việc cô bác sĩ khen con có nụ cười xinh, khuôn mặt tròn, hay những thay đổi về kích thước của con trong tuần. Thậm chí có những lúc giận bố, mẹ cũng ghi mấy câu hờn trách mong con đứng về phía mẹ, bảo vệ mẹ. Có khi mẹ lại hỏi xem con ở trong bụng mẹ thì cảm giác ra sao. Mẹ con mình đã cùng nhau trò chuyện, chia sẻ với nhau mọi cảm xúc vui buồn trong suốt 9 tháng thai kỳ như hai người bạn thân thiết. Mẹ muốn ghi lại những kỉ niệm này, để sau khi con lớn lên, con biết mình đã được lớn lên trong tình yêu thương, và tự hào vì điều đó.


Mẹ chưa từng biết tiết kiệm, cho đến khi có con


Trước khi có con, mẹ chưa từng biết đến tiết kiệm. Cuộc sống vô lo vô nghĩ của một cô thiếu nữ khiến mẹ có thể thoải mái dùng tiền để mua một cái váy yêu thích hay đi ăn la cà với quán xá với bố. Vậy nhưng khi có con, bất ngờ thay, mẹ lại biết lên kế hoạch tài chính cho gia đình mình. Trong suốt quá trình mang thai, ngoài giờ làm việc ở cơ quan mẹ nhận thêm những công việc nhẹ nhàng để phát huy khả năng của mình như dịch bài cho một số tờ báo, nhập dữ liệu phiếu điều tra. Bố mẹ cũng không la cà hàng quán ăn uống lung tung như trước mà dậy sớm chuẩn bị bữa sáng, bữa trưa để mang đi làm. Điều này giúp chúng mẹ tiết kiệm được một kha khá tiền ăn, lại đảm bảo vệ sinh. Khi sinh con, nhờ có một khoản tiền dự phòng vừa đủ nên bố mẹ cũng không còn cảm thấy “quá tải” về mặt tài chính mà chỉ tập trung vào việc chăm sóc con cho thật khỏe mạnh.



Con gái yêu là động lực giúp mẹ thay đổi bản thân (ảnh minh họa)

Mẹ ốm chẳng biết chăm sóc mình, nhưng mẹ lại biết cách chăm con


Như nhiều đứa trẻ khác, con cũng có đôi lần ốm bệnh hay cảm vặt. Mẹ lập riêng một cuốn sổ tay riêng để theo dõi mỗi lần con bị bệnh, các loại thuốc bác sĩ kê. Tất cả các loại thuốc, tên thuốc mẹ đều yêu cầu bác sĩ nêu rõ ràng về chủng loại, hàm lượng, công dụng, tác dụng phụ. Việc theo dõi này đã giúp mẹ nắm một phần nào các loại thuốc thường dùng cho bệnh nhi để chủ động trong việc lựa chọn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý của con. Không phải cứ dùng thuốc ngoại đắt tiền hoặc bác sĩ muốn kê đơn ra sao thì mình sẽ thụ động làm theo mà phải có sự trao đổi thống nhất trong lúc khám, thăm bệnh cho con.


Mẹ không thích tham gia các forum trên mạng, nhưng rồi lại trở thành “thành viên tích cực”.


Từ khi có con, mẹ bắt đầu biết cởi mở, biết “lập nick’ và trở thành thành viên của những forum, những hội nhóm cho các bà mẹ trên mạng internet. Kỳ lạ thay, khi người ta trở thành mẹ, người ta bao dung hơn, thích quan tâm đến nhau hơn và sẵn sàng chia sẻ hơn. Mẹ muốn được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nuôi dạy, chăm sóc con cái của nhiều gia đình khác. Học hỏi để sau đó bản thân mình có sự lựa chọn, vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh, điều kiện của gia đình mình giúp mẹ nhàn, con khỏe ngoan chứ không phải đua theo, vì mẹ biết rằng, cha mẹ nào cũng muốn dành cho con những thứ tốt nhất. Mẹ cũng có thêm bạn bè từ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc, chúng mẹ đều là những bà mẹ trẻ đang học cách trở thành người mẹ tốt của những đứa con ngoan.


Bé ngoan của mẹ ạ, nghe “ngược đời” nhưng từ khi có con, mẹ học được nhiều điều, thành một người phụ nữ khác cô thiếu nữ ngày xưa. Và mẹ yêu mình của hôm nay, yêu người mẹ hết lòng vì con mà mẹ đang muốn trở thành này.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Vào mùa đông, dù được mặc nhiều quần áo ấm nhưng bàn tay, bàn chân một số trẻ nhỏ vẫn bị lạnh cóng là hiện tượng mẹ cần lưu tâm.Chị Toan (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Mấy hôm nay trời thường rất lạnh vào lúc sáng sớm và xẩm tối cho đến đêm nên mình mặc cho con rất cẩn thận. Nào áo len, áo khoác kín cổ, đội mũ che tai rồi đi tất, đi giầy đầy đủ mà thằng bé vẫn bị lạnh tay chân, dù lưng và bụng thì lại ấm. Không biết con mình có bị bệnh gì không, mình thấy lo quá!”.


“Con bé Mun nhà tớ mỗi khi trời trở lạnh là biết tay nhau ngay, xụt xịt, ho hắng là chuyện bình thường. Cho nên tớ đặc biệt chú ý đến nàng khi phải cho nàng ra phố vào những ngày lạnh, quần áo, khăn, tất, mũ, găng tay… đủ cả. Vẫn chạy nhy, nô đùa như bình thường, thậm chí có lúc kêu nóng nhưng lạ một điều là bàn tay, bàn chân của bé mình sờ vào vẫn thấy lạnh giá” là băn khoăn của chị Ninh (Thanh Trì, Hà Nội).


Bé bị lạnh tay chân, cha mẹ chớ coi thường! 1
Mùa đông, dù được mặc rất ấm nhưng tay chân của nhiều bé vẫn bị lạnh. (Ảnh minh họa)

Chị Vân, đồng nghiệp của chị Ninh cũng cùng cảnh ngộ: “Mình thì gửi con cho bà ngoại trông, sáng đưa đi chiều đón về. Nhiều hôm đi làm về nhà thấy con gái chạy ra đón, nắm tay con thì thấy lạnh lạnh là, mình trách bà chăm cháu không cẩn thận, để cháu mặc không đủ ấm làm bà ngoại tự ái mất mấy hôm. Nhưng hôm chủ nhật vừa rồi ở nhà, bàn tay bàn chân con gái vẫn lạnh như thế dù mình đã mặc rất ấm cho con. Mình cho con mặc thêm quần áo thì con bé la toáng lên không chịu, còn nói “nóng, nóng” và bắt cởi bớt đồ ra. Quả thật là lưng con bé thì ra mồ hôi nhưng tay chân vẫn bị lạnh. Thế là như thế nào nhỉ?”.


Giải thích về hiện tượng này, bác sĩ Vũ Văn Lực (Viện Bảo hộ lao động) cho biết: “Mặc dù bé bị lạnh chân tay không phải là bệnh lý nhưng cha mẹ không nên bỏ qua mà cần chú ý chăm sóc con hơn. Bởi theo một số nghiên cứu trên thế giới, trẻ bị lạnh chân tay vào mùa đông dù đã mặc quần áo ấm thường có sức đề kháng kém và có thể dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi… và các bệnh truyền nhiễm”.


Bác sĩ Lực còn cho biết thêm, đối với trẻ nhỏ, tay chân lạnh thường do sức đề kháng yếu hoặc thiếu máu thường xuyên. Thêm vào đó, ngón chân, đầu gối, vai, ngón tay lại là những bộ phận thường xuyên vận động nhiều nên có ít chất béo, không giữ được nhiệt lâu. Các mạch máu càng ít chất béo hơn nên càng dễ bị lạnh. Ngoài ra, hạ đường huyết và huyết áp thấp cũng rất dễ khiến chân tay bị ngấm lạnh.


Bé bị lạnh tay chân, cha mẹ chớ coi thường! 2
Nguyên nhân của việc lạnh tay chân trong mùa đông có thể là do thiếu máu. (Ảnh minh họa)

Bởi vậy, muốn giữ ấm cơ thể trong mùa đông, bên cạnh việc cho bé mặc đủ quần áo và giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định, các mẹ có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống thường xuyên được bổ sung thực phẩm giàu chất sắt.


Một số loại thực phẩm có hàm lượng sắt tương đối phong phú như: lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt cừu, cá, gan động vật, tiết, đậu nành, rau chân vịt, nấm… Ngoài ra, cũng nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu như: hạt mè, rau chân vịt, hạt lạc, đậu phụ, tỏi, hẹ tây, hạt tiêu… đồng thời ăn trái cây tươi để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin.


Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách, các mẹ có thể cho bé uống nước thường xuyên, tăng cường vận động cơ thể và có thể sử dụng phòng tắm xông hơi để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân tay. Duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày cũng là một phương pháp tốt để tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể bé trong mùa đông.



Mùa đông được coi là mùa cúm, vì thế, việc giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông cũng cần được lưu ý. 9 bí mật sau đây sẽ giúp bé không bị ốm trong mùa đông.
Bé bị lạnh tay chân, cha mẹ chớ coi thường! 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Các bác sĩ của bệnh viện Nhi bang Pennsylvania (Mỹ) sẽ mách các mẹ 2 cách cực đơn giản và an toàn để chấm dứt những cơn ho ở bé.Nếu như bạn đã đưa bé đi gặp bác sĩ và uống thuốc nhưng tình trạng ho của bé vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì không có lý do gì để các mẹ không thử hai cách làm rất an toàn dưới đây.


1. Cho bé uống mật ong trước giờ đi ngủ

Cho bé uống một thìa cafe mật ong trước khi đi ngủ sẽ giúp làm dịu những cơn ho đêm, từ đó giúp bé có giấc ngủ ngon.


Các bác sĩ của bệnh viện Nhi bang Pennsylvania (Mỹ) đã rút ra kết luận kể trên sau khi thử nghiệm trên 105 bé. Kết quả, ở những bé được uống mật ong trước giờ ngủ, các cơn ho đêm giảm đáng kể và bé ngủ ngon, sâu hơn.


Tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý, mật ong chỉ được dùng khi bé đã trên 1 tuổi.


2. Massage gan bàn chân cho bé

Mẹ hãy nhỏ một vài giọt dầu như dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân vào lòng bàn tay, xoa đều rồi massage lòng bàn chân cho bé. Vuốt chầm chậm, nhẹ nhàng và đều tay theo chiều từ gót chân đến ngón chân. Nếu bé không ho, massage với chút dầu ôliu (có thể thay bằng dầu dừa). Khi bé bị ho, nên sử dụng loại dầu tương tự như Vicks VapoRub (hay dầu cù là) có tinh dầu bạc hà sẽ mang lại tác dụng trị ho cảm khá hiệu quả.


Hai cách cực đơn giản và an toàn giúp bé hết ho 1

Mẹ có thể massage lần lượt từng chân cho bé hoặc cả hai chân cùng một lúc.


Các bác sĩ cũng đưa ra một lời khuyên hữu ích cho các mẹ để giữ ấm cho con khi ngủ trong mùa đông: Với bé trên 2 tuổi, nếu sợ bé bị lạnh khi ngủ, do bé hay đạp chăn, mẹ nên dùng dầu Vicks VapoRub thoa trước trên cổ và bả vai của bé. Loại dầu này không làm cho bé bị nóng, mà giúp giữ ấm cho vùng da bé nếu có bị hở lạnh.


Vỗ rung long đờm cho bé


Trong trường hợp bé ho có đờm, mẹ có thể cho con uống siro ho long đờm hoặc bằng cách vỗ rung. Cách vỗ rung rất đơn giản: Mẹ khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sau động tác này, bé có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm nên cần làm lúc bé đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì. Với những bé không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng…


Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị ho đúng cách


Bác sĩ Vũ Hồng Liên (Khoa chăm sóc trẻ sau sinh – Bệnh viện Phụ sản An Thịnh) cho biết: “Có rất nhiều phụ huynh không biết cách chăm sóc con khi bé bị ho khiến cho tình trạng ho của bé thêm nặng. Để chăm con bị ho đúng cách, cha mẹ cần làm những việc sau”:


- Tiếp tục cho bé ăn, bú: khi bị bệnh bé thường lười ăn, lười bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho bé ăn, bú nhiều lần trong ngày. Nếu bé bị nghẹt mũi, cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú.


- Cho bé uống đủ nước: Nếu bé ho nhiều, có thể cho bé uống thuốc ho an toàn như: quất (tắc) chưng đường, mật ong hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.


Hai cách cực đơn giản và an toàn giúp bé hết ho 2

Nếu bé bị nghẹt mũi, làm thông thoáng mũi:


- Bé lớn: hướng dẫn bé xì mũi đúng cách. Xì mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, xì mạnh bên kia và làm ngược lại. Lưu ý: không được bịt hai mũi cùng một lúc.


- Bé nhỏ: phụ huynh dùng giấy mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi bé. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% nhỏ 2-3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.


Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay như: không uống được hoặc bỏ bú, thở mệt, sốt cao.


Những điều không nên làm


- Tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi có chất co mạch vì có thể gây ngộ độc cho bé, rất nguy hiểm.


- Dùng miệng để hút mũi bé vì có thể lây bệnh truyền nhiễm.


- Dùng tăm bông để ngoáy mũi vì có thể làm tổn thương mũi bé.



Bí quyết chăm con ốm của phụ huynh thông minh
Hai cách cực đơn giản và an toàn giúp bé hết ho 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN