Hiển thị các bài đăng có nhãn bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Có rất nhiều bà bầu thắc mắc về phương pháp kích thích sinh, chứng đau nửa đầu hoặc bệnh dạ dày khi mang thai…
1. Một thai phụ băn khoăn: “Tháng trước, một người bạn của tôi phải dùng phương pháp kích thích sinh. Bé sơ sinh của cô ấy có trọng lượng gần 4kg. Có phải khi thai nặng cân thì bác sĩ sẽ dùng phương pháp kích thích sinh?”


Bác sĩ sẽ chọn cách kích thích sinh phụ thuộc vào từng thai phụ. Nguyên nhân có thể là do thai nặng cân, thai quá ngày hoặc do nguyên nhân khác từ người mẹ.


Phương pháp kích thích sinh được bác sĩ sử dụng như sau:


Phương pháp kích thích sinh tự nhiên là: Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách đi bộ, xoa bóp đầu vú để kích thích cơn chuyển dạ tự nhiên.


Mục đích của phương pháp kích thích sinh là để bạn dễ dàng sinh thường. Trường hợp không thể sinh thường, bác sĩ mới chỉ định việc mổ đẻ dành cho thai phụ.


- Bác sĩ sẽ dùng ngón tay, kích thích vào tử cung của thai phụ để nó giãn ra, khiến thai phụ nhanh chuyển dạ. Nếu tiến triển tốt, thai phụ sẽ có dấu hiệu chuyển dạ trong vòng 24-48 giờ đồng hồ sau đó. Tuy nhiên, cách này đôi khi không thành công.


- Bác sĩ có thể chọc vỡ túi nước ối, bằng dụng cụ dài, mỏng như chiếc kim móc. Túi nước ối tràn ra sẽ kích thích cơn co bóp tử cung.


- Bác sĩ có thể đặt thuốc (dạng kem) vào tử cung của thai phụ.


- Bác sĩ có thể tiêm (hoặc truyền dịch thuốc) trực tiếp vào máu của thai phụ. Cách này có thể được dùng kết hợp với cách chọc túi nước ối.


2. “Năm nay, tôi 30 tuổi và mắc chứng đau nửa đầu từ khi tôi còn trẻ. Giờ, tôi đã mang thai được 6 tuần. Tôi phải làm sao?”.


Một số nghiên cứu chứng minh, chứng đau nửa đầu có thể giảm hoặc tăng lên trong giai đoạn mang thai. Những yếu tố kích thích cơn đau nửa đầu bao gồm thực phẩm, chất lượng giấc ngủ, tình trạng stress… Khi xuất hiện cơn đau, bạn nên nằm nghỉ trong phòng tối, yên tĩnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khăn mát hoặc túi chườm mát để làm dịu cơn đau.


Nếu chứng đau nửa đầu trầm trọng tới mức bạn không thể ăn uống được; bạn bị nôn hoặc gây ra những rắc rối sức khỏe khác, bạn mới nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc an toàn trong thai kỳ.


Chuyên gia giải đáp 4 vấn đề về sức khỏe bà bầu 1

3. “Tôi có tiền sử mắc chứng bệnh về dạ dày. Thỉnh thoảng, chứng bệnh này vẫn khiến tôi khó chịu. Tôi cần lưu ý gì để khỏe mạnh hơn khi mang thai?”.


Bạn có thể mắc chứng ợ nóng nhiều hơn, do tác động của những bất ổn trong dạ dày. Do đó, bạn nên lưu ý một số điểm sau:


- Bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày. Một bữa ăn quá no có thể làm căng phồng dạ dày, gây áp lực lên vùng ngực.


- Bạn tuyệt đối nên tránh xa rượu, đồ uống chứa caffein, hạn chế chocolate, kiểm soát thức ăn giàu gia vị… Bởi vì chúng làm tăng tiết dịch axit trong dạ dày, gây nên những cơn co thắt trong dạ dày.


- Bạn nên nghỉ ngơi ngay sau mỗi bữa ăn. Điều này khiến thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày và ruột, tránh được hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản.


- Bạn nên tránh vận động hoặc luyện tập ngay sau khi ăn. Khoảng 2-3 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn mới nên bắt đầu vận động.


- Bạn cũng nên phòng tránh căng thẳng, stress. Nghỉ ngơi, vận động, hít thở sâu hợp lý sẽ giúp bạn tránh được dấu hiệu thừa axit trong dạ dày.


4. “Tôi đang mang bầu tuần thứ 20. Tôi biết là thai phụ không nên uống nhiều trà vì nó chứa caffein. Tuy nhiên, tôi nghĩ dùng một chút trà xanh mỗi ngày thì không gây hại gì. Điều này có đúng không?”.


Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh, thai phụ dùng caffein có liên quan đến yếu tố nhẹ cân ở bé sơ sinh. Ngoài ra, nhóm người mẹ sử dụng caffein cũng khiến bé sơ sinh dễ bị khó ngủ, hay nôn trớ, lo lắng, bồn chồn… Dùng caffein hàng ngày có thể gây ra chứng mất ngủ cho chính bản thân bạn. Nó cũng làm bạn bị gia tăng nhịp tim, rối loạn sự trao đổi chất, gây nên chứng hồi hộp, đau đầu. Đồng thời, caffein có chức năng làm gián đoạn quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể, khiến bạn dễ bị thiếu máu do thiếu sắt.


Nếu bạn dùng ít trà xanh (lượng caffein không vượt quá 200mg/ngày) thì không gây hại cho thai. Tuy nhiên, trà xanh hầu như không chứa chất bổ dưỡng; do đó, bạn nên “cai” thói quen uống trà khi mang thai.



Những lưu ý về sức khỏe cho bà bầu trong mùa lạnh
” target=”_blank”>Chuyên gia giải đáp 4 vấn đề về sức khỏe bà bầu 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

7 câu hỏi đi kèm đáp án đúng – sai dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức giữ gìn sức khỏe suốt hành trình mang thai.


1. Tất cả phụ nữ đều bị ra máu khi mang thai?


Sai. Ra máu là dấu hiệu tương đối dễ gặp khi mang bầu nhưng không phải 100% thai phụ đều bị ra máu. Nếu dấu hiệu ra máu nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng đi khám.


2. Bạn chỉ nên luyện tập khoảng 2 lần/tuần (mỗi lần 30 phút) khi mang bầu?


Sai. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên duy trì chế độ luyện tập hợp lý khoảng 30 phút mỗi ngày. Những hoạt động tốt cho thai phụ là đi bộ, yoga, bài thể dục dành cho bà bầu…


3. Bạn có thể phòng ngừa được chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai?


Sai. Giãn tĩnh mạch là một trong những rắc rối khi mang bầu. Bạn không thể phòng tránh hoàn toàn được hiện tượng này. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng khoa học, uống đủ nước, sử dụng kem dưỡng da hợp lý có tác dụng giảm thiểu nguy cơ giãn tĩnh mạch.


4. Bị đau đầu khi mang thai sẽ phải được bác sĩ điều trị khẩn cấp?


Sai. Cũng không phải mọi dấu hiệu đau đầu khi mang thai là tình trạng nguy cấp. Chứng đau đầu cũng là một trong những khó chịu về sức khỏe dành cho bà bầu, nhất là trong quý I (khi lượng hormone thay đổi mạnh). Bạn không nên tự ý dùng thuốc giảm đau. Nếu chứng đau đầu nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.


7 câu mẹ nào cũng muốn hỏi khi mang bầu 1

Khi mang thai, mẹ bầu có rất nhiều thắc mắc nhưng không biết hỏi ai. (Ảnh minh họa)

5. Nếu bạn không xuất hiện những vệt sậm màu ở bụng bầu thì có thể bạn đang gặp nguy hiểm về sức khỏe?


Sai. Những vệt sẫm màu ở bụng bầu là kết quả thay đổi hormone khi mang thai. Không phải bà bầu nào cũng gặp phải hiện tượng này.


6. Sang quý III, chứng chuột rút về đêm có thể cảnh báo nguy cơ chuyển dạ sớm?


Sai. Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng tỏ, dấu hiệu chuột rút về ban đêm có liên quan đến nguy cơ chuyển dạ sớm.


7. Chứng ợ nóng có liên quan đến số tóc trên đầu em bé sau này?


Đúng. Có nghiên cứu chứng minh, chứng ợ nóng ở người mẹ có tỷ lệ thuận với số tóc trên đầu của bé sơ sinh. Nếu mẹ mắc chứng ợ nóng nhiều, bé sẽ có nhiều tóc và ngược lại.

 

Theo Pháp luật xã hội 

 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Một người mẹ thừa cân thắc mắc, liệu có thể vẫn dùng sữa ít béo trong thai kỳ được không?
1. Một thai phụ băn khoăn: “Tôi đang mang thai nhưng không uống được sữa bà bầu. Liệu tôi uống sữa thường thì có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai không?”


Sữa bà bầu thường được các hãng sản xuất bổ sung nhiều chất cần thiết cho mẹ và bé như canxi, sắt, axit folic, các loại vitamin… Đây cũng là những chất dễ bị thiếu hụt khi bạn mang thai.


Ngoài ra, sữa bà bầu cũng được bổ sung Omega3, Omega6, DHA, ARA… – chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của bộ não thai nhi.


Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, bạn không sử dụng được sữa bà bầu thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Nguồn dưỡng chất có trong sữa bà bầu thì cũng hiện diện trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày như:


- Thực phẩm giàu canxi: tôm, cá; các loại sữa bình thường…


- Thực phẩm giàu sắt: thịt, gan động vật…


- Thực phẩm giàu Omega3, Omega6, DHA: các loại cá biển, cá nước ngọt…


Thắc mắc của thai phụ xung quanh việc uống sữa bầu 1

Do đó, nếu bạn ăn uống đa dạng, cân bằng thì vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.


Nếu muốn bổ sung canxi, axit folic, sắt… bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thật cẩn thận. Bạn không nên tự ý dùng thuốc, kể cả đó là những loại thuốc bổ. Vì nếu quá liều, chúng sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.


2. “Tôi thừa cân nên thường dùng sữa ít béo. Bây giờ, tôi đang mang thai, liệu tôi có nên chuyển sang dùng sữa bà bầu?”


Bạn không nhất thiết phải chuyển sang sữa bà bầu. Tuy nhiên, để tránh bị thiếu hụt canxi khi mang thai, bạn nên uống sữa như bình thường mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại thức ăn giàu canxi là sữa chua, phômai, sữa đậu nành, nước hoa quả…


So với sữa ít béo, sữa bình thường (bao gồm cả sữa bà bầu) thường chứa hàm lượng chất béo cao hơn. Bác sĩ khuyến cáo, bạn không nên tiêu thụ quá 30% chất béo trong tổng số dinh dưỡng mà bạn ăn hàng ngày. Hơn nữa, việc ăn nhiều chất béo cũng không có lợi cho bà bầu.



Hình ảnh chân thực về tư thế ngủ của các gia đình có bà mẹ đang mang thai
Thắc mắc của thai phụ xung quanh việc uống sữa bầu 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Sắp đến ngày vượt cạn và bạn đang hết sức lo lắng về chuyện đau đẻ thì 10 lời khuyên dưới đây sẽ rất hữu ích.


1. Tìm một nơi lý tưởng để dưỡng thai và sinh bé


Ngay khi biết có em bé, bạn cần có kế hoạch tìm một bệnh viện mang lại cho bạn cảm giác an tâm trong suốt quá trình mang bầu và khi sinh. Đó là nơi có không gian để bạn có thể đi bộ, có phòng tắm sạch sẽ cũng như các vật dụng phục vụ và khuyến khích cho việc vận động như máy nghe nhạc, ghế xích đu, bóng sinh, ghế thấp, giường mềm…


2. Lựa chọn một đội ngũ chăm sóc tốt


Những bác sỹ, y tá, nữ hộ sinh hiểu biết và có kĩ năng chăm sóc cùng với người thân, bạn bè sẽ là đội ngũ chăm sóc bà bầu và sau sinh tốt nhất. Khi được chăm sóc tốt, tinh thần thoải mái, bạn sẽ dễ dàng tìm ra cách giải quyết những cơn đau trong phòng sinh.


10 lời khuyên giúp bà bầu không còn sợ đau đẻ 1

3. Tìm hiểu thật nhiều về việc sinh đẻ

Tích cực đọc sách báo, tìm hiểu trên mạng, xem các video, tham gia các lớp học, thăm quan và làm quen với các thủ tục tại bệnh viện, thường xuyên trao đổi với gia đình và bạn bè là điều bạn rất nên làm. Càng trang bị nhiều kiến thức, bạn sẽ càng tự tin khi ở phòng sinh và cơn đau trở nên dễ dàng vượt qua hơn hẳn.


4. Đừng giấu mọi người về sự lo ngại của bạn


Bạn đang lo lắng về những cơn đau khi sinh bé, sợ sệt những ống kim tiêm, mùi thuốc men tại bệnh viện và bạn đang bị mất kiểm soát? Đó là tâm lý rất bình thường. Trong trường hợp này, trò chuyện với một người bạn đáng tin cậy và có kinh nghiệm, hoặc chuyên gia về sinh đẻ, hoặc một bà đỡ mát tay sẽ giúp bạn xóa tan đi những âu lo. Họ sẽ tìm ra cho bạn những giải pháp hỗ trợ thiết thực và phù hợp nhất.


Ngoài ra, bạn cần xây dựng một kế hoạch sinh con rõ ràng và trong đó bày tỏ những mong muốn của mình.


5. Thường xuyên rèn luyện việc thở theo nhịp


Ngay khi xuất hiện những cơn co thắt cho đến cả quá trình sinh bé, bạn cần duy trì việc thở theo nhịp. Lấy hơi nhanh chóng (từ 2-3 giây/lần) bằng mũi và thở sâu ra bằng miệng. Hoạt động này sẽ giúp làm giảm các cơn đau co thắt và khiến việc sinh đẻ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng.


Nếu bà bầu bị “cuống”, mất nhịp thở, lúc này, người thân nên giúp đỡ. Chỉ cần họ nhìn bạn, tay và đầu họ chuyển động theo nhịp hoặc cho bạn những lời động viên là bạn có thể bình tĩnh trở lại.


6. Hãy nhìn, nghe và tưởng tượng về một điều làm bạn thấy vui vẻ


Tập trung nghĩ về một vật khiến bạn hạnh phúc (có thể là khuôn mặt của chồng mình hay một bức tranh mà bạn yêu thích) sẽ làm giảm nhận thức về những cơn đau. Hoặc bạn cũng có thể nghe những bản nhạc hoặc tiếng nói dịu dàng, tiếng sóng biển nhẹ nhàng và tưởng tượng mình đang ở một nơi thư giãn. Điều đó sẽ rất hiệu quả.


7. Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen


Hãy ngồi trên một chiếc ghế và bắt đầu mát xa bụng và lưng với vòi sen được điều chỉnh mức xả nước nhẹ nhàng. Tắm nước ấm sẽ khiến bạn thư giãn và nhanh chóng đẩy lùi những cơn đau.


10 lời khuyên giúp bà bầu không còn sợ đau đẻ 2

8. Chăm chỉ vận động

Những bài tập đơn giản nhưng giúp cho việc sinh đẻ dễ dàng đó là đi bộ, đung đưa người và đứng lên – ngồi xổm liên tục, nhẹ nhàng. Bạn cũng sẽ có thêm sức khỏe để vượt cạn thành công.


9. Sử dụng miếng gạc ấm hoặc mát


Đặt miếng gạc ấm hoặc mát lên phần bụng dưới, háng, phần lưng dưới hoặc trên vai sẽ rất hiệu quả trong việc giảm các cơn đau đẻ.


10. Người chồng hãy tỏ ra là một người chu đáo


Người phụ nữ lúc nào cũng cần được yêu thương và nhất là trong thời kì mang thai, lúc ở phòng sinh cho đến sau khi sinh bé. Người chồng hãy luôn thể hiện sự quan tâm để khiến người vợ bớt lo lắng và thêm tự tin.


Nếu bạn và vợ sắp chào đón một thiên thần nhỏ, hãy tỏ ra là một người chồng chu đáo, đừng quên thường xuyên trò chuyện, nắm tay và vuốt ve mái tóc của cô ấy. Thỉnh thoảng cũng hãy mát xa toàn thân cho cô ấy với các loại tinh dầu an toàn cho bà bầu. Vợ bạn sẽ thấy thoải mái, an lòng và chắc chắn chẳng còn điều gì phía trước làm cô ấy lo lắng nữa.

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN